Bệnh chết nhanh hồ tiêu

  • Thread starter 0ookoo0
  • Ngày gửi
1. Triệu chứng

- Ban đầu rễ biến màu và có màu nâu nhạt hay màu nâu sũng nước, sau chuyển sang màu nâu đen.

- Rễ bị thối, không cung cấp đủ nước, dinh dưỡng cho cây làm cây bị héo nhanh, mép lá hơi co lại và có thể trở nên vàng trước khi rụng. Sau khi rụng, quả bắt đầu nhăn nheo và khô.

- Mạch dẫn trong thân cây thường bị đen. Bệnh có thể quan sát thấy trong mùa mưa, từng nhánh cây bị héo xanh và có thể chết từng phần trên “nọc tiêu”. Nhiều khi trong mùa mưa, bệnh cũng gây thối chùm hoa và chùm quả.

chetnhanhcore2.jpg



- Lưu ý: Cây bị nhiễm bệnh ở cổ rễ sẽ chết héo đột ngột, lá chuyển sang màu đen, khô sớm và còn dính lại trên cây. Ngược lại, nếu cây bị nhiễm từ rễ lá bị héo vàng và rụng lá từ từ gần giống chết chậm.

- Biến chứng: Bệnh tấn công vào lá, xâm nhập trực tiếp qua biểu bì hoặc gián tiếp qua khí khổng khi đó biểu hiện là những chấm đen ban đầu đặc trưng ở những lá sát mặt đất.

thoicore.jpg



2. Nguyên nhân gây bệnh

- Do nấm Phytophthora capsici gây hại thuộc lớp nấm trứng (nấm tảo). Giai đoạn cuối của bệnh thường có các nấm khác như Fusarium, Collectotrichum phụ sinh và làm bộ phận bị bệnh thối nhanh.

chetnhahla22.jpg



3. Quy luật phát sinh bệnh

- Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ từ 18-22 0C (<10 0C hoặc >28 0C bệnh không xuất hiện); ẩm độ cần cho sự xâm nhập của nấm là bão hoà, ẩm độ cho sự phát triển không nhỏ hơn 76%.

- Vào thời gian mưa nhiều là giai đoạn thích hợp cho bệnh phát triển. Những vườn tiêu chăm sóc kém, ẩm thấp, bị đọng nước nhiều ngày thường bị bệnh nặng. Mức độ phát sinh phát triển của bệnh còn phụ thuộc vào thời tiết, giống hồ tiêu cũng như đất đai, phân bón.

- Nguồn bệnh lây lan trên đồng ruộng là bọc bào tử, bào tử động và sợi nấm. Bào tử trứng (bào tử vách dày) là nguồn bệnh tồn tại cho vụ sau năm sau.

chetnhanhtrentrai2.jpg



4. Phòng trừa.

a. Phòng bằng biện pháp canh tác

- Bón phân cân đối, dùng phân chuồng hoai mục hoặc hữu cơ vi sinh cho đất tơi xốp, bón vôi để khử chua.- Cắt cành lá sát gốc cho thông thoáng, không được làm cỏ trong lúc trời mưa để hạn chế làm đứt rễ tiêu.

- Không xới xáo mặt đất vùng rễ cây. Phải thiết kế các vườn trồng hồ tiêu sao cho về mùa mưa phải dễ thoát nước, thoát nước nhanh, không có các khu vực đọng nước cục bộ khi mưa lớn cũng như tình trạng úng ngầm. Về mùa khô, không để cây hồ tiêu bị khô hạn.

- Chọn các hom khỏe mạnh trên các khu trồng hồ tiêu chưa bị bệnh để nhân giống. Hom giống trước khi giâm, trồng phải ngâm trong dung dịch nước thuốc trong thời gian 20 – 30 phút để chống nấm xâm nhiễm gây hại.

b. Phòng trừ bằng thuốc hóa học

- Lưu ý phòng và trừ tuyến trùng là môi giới gây bệnh. Khi phát hiện thấy bệnh mới chớm xuất hiện dùng các thuốc đặc hiệu pha theo hướng dẫn tưới 3 – 5 lít nước thuốc/ trụ. Cây bị bệnh nặng phải đổ lần 2 cách lần 1 từ 7 đến 10 ngày hoặc có thể phun định kỳ. Những cây xung quanh cây bị bệnh cũng cần xử lý thuốc để tránh lây lan.

- Một số hoạt chất phòng trừ hiệu quả: Phosphonate, Fosetyl Aluminium, Prapomocard, Metalaxyl, Dimethomorph,....- Những cây hồ tiêu đã bị chết do bệnh cần đào bỏ kịp thời và xử lý đất bằng vôi bột 0,5 – 1,0 kg/hố, phơi ải, sau ít nhất 1 năm mới trồng hồ tiêu trở lại.

hotieuvietnam.vn
 


Tuyến trùng chính là nguyên nhân chính. Là trung gian để nấm xâm nhập gây hại tiêu.
Theo quan điểm cá nhân mình là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Một khi đã bệnh là thua, đào bỏ luôn.

Hiện tôi đang sử dụng phương pháp cho vườn tiêu của nhà như sau
- Qui hoạch ngay từ ban đầu về vị trí và địa hình chỗ trồng tiêu sao cho chất đất không tích nước, thoát nước tốt, quan trọng là nước mưa không tràn từ hố này sang hố khác.
- Không quá lạm dụng phân hóa học và các loại thuốc. Ưu tiên phân bò hoai mục
- Trồng cây lạc dại phủ khắp vườn nhằm tăng mùn và làm tơi đất xốp. Theo tôi đây là loại cây tuyệt vời trong vườn tiêu. Ngoài khả năng làm đất tơi xốp, nó còn kích thích các loại sinh vật có lợi trong đất. Phủ kín đất làm cỏ dại ko mọc dc, rất ít khi phải vét bồn một khi cây đã phủ kín. Điều này sẽ tránh dc khá nhiều công vét bồn và làm cỏ dại đồng thời. Khi làm cỏ dại và vét bồn thì dụng cụ chúng ta làm sẽ gây ảnh hưởng đến rễ tiêu và là nguyên nhân truyền bệnh từ cây này sang cây khác. "Cái cuốc làm cỏ, vét bồn cây bị bệnh rồi làm sang cây khỏe mạnh
--> bệnh nó lây từ đây"
- Ngoài những cách trên tôi còn đang áp dụng thử nghiệm thêm 1 số phương pháp khác.
 
ý kiến của bạn Hoang Thang rat hay
Nhưng cứu được vườn tiêu thì càng tốt
Ai bị chết nhanh hồ tiêu muốn cứu vườn tiêu liên hệ Tel :0903.71.98.41 mình sẽ xuống vườn kiểm tra nguyên cây tiêu ...vì sao bị bệnh rồi đưa ra phương pháp cứu chữa ( làm thử nghiệm trên vài chục gốc tiêu không lấy tiền) có kết quả sẽ tiến hành cứu vườn tiêu sau khi có sự thoả thuận của 2 bên
 
ý kiến của bạn Hoang Thang rat hay
Nhưng cứu được vườn tiêu thì càng tốt
Ai bị chết nhanh hồ tiêu muốn cứu vườn tiêu liên hệ Tel :0903.71.98.41 mình sẽ xuống vườn kiểm tra nguyên cây tiêu ...vì sao bị bệnh rồi đưa ra phương pháp cứu chữa ( làm thử nghiệm trên vài chục gốc tiêu không lấy tiền) có kết quả sẽ tiến hành cứu vườn tiêu sau khi có sự thoả thuận của 2 bên
Đã chết nhanh rồi thì chỉ có NGÂN HÀNG cứu. Cứu khi phát hiện sớm và phòng trừ thôi Như hình chụp đó thì nhổ bỏ sang năm cải tạo trồng mới chữa tốn tiền mà không được mất uy tín.
 
Đã chết nhanh rồi thì chỉ có NGÂN HÀNG cứu. Cứu khi phát hiện sớm và phòng trừ thôi Như hình chụp đó thì nhổ bỏ sang năm cải tạo trồng mới chữa tốn tiền mà không được mất uy tín.
Mình cũng thấy vậy. Cơ mà hầu như phải phòng bệnh ngay từ đầu thôi. Chứ bị rồi lây lan nhanh kinh khủng.
 
Bởi vậy nên bệnh chết nhanh mình nên dùng từ quản lý, tức là chặn dịch và hạn chế. Còn chữa thì xin phép dùng 2 từ: Pó tay!
 
Nhà em có dòng thuốc sinh học, phổ rộng và có thể phòng, trị được hầu hết các loại nấm bệnh. Không biết nhà các bác ở đâu, em gửi mẫu dùng thuốc bên em phòng nấm.
 



Back
Top