BỆNH GỈ SẮT

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Tên khoa học: Nấm Phakopsora sojae

Bộ :Uredinales
Lớp :Basidiomycetes



Phân bố và tác hại:

Phổ biến từ miền Bắc vào Nam.

Hại trên lá mất diện tích quang hợp, làm hạt lép.

Triệu chứng:
>
Ở trên lá có 1 chấm nhỏ màu vàng trong f vết bệnh = 0,3 - 1,2 mm. Về sau vết bệnh có màu vàng trong sẽ nổi lên trên mặt lá và chuyển qua màu vàng nâu. Biểu bì là chỗ vết bệnh sẽ nứt ra, bên trong có lớp bột màu vàng, màu gạch bào tử hạ. Trên 1 diện tích lá có nhiều ổ bào tử hạ mọc chi chích gần nhau, liên kết với nhau tạo thành 1 vết lớn hình góc cạnh không đều giai đoạn cuối cùng lá vàng -> vàng nâu và khô rụng hàng loạt.

Nhìn tổng quát lá bệnh có màu vàng -> giảm hàm lượng diệp lục (dễ lầm với bệnh sương mai nhưng nó có 1 lớp mịn ở mặt dưới lá.

Quy luật biến động:


Bào tử hạ có màu vàng hình tròn hoặc hình trứng, có gai nhỏ, kích thước 20,3 x 27m Nẫy mầm ở T0 = 20 - 250C, T0 > 300C &amp; T0 < 150C ức chế bào tử nẩy mầm. Thời gian tiềm dục 13 ngày, T0 = 20 - 300C, thời gian tiềm dục 6 - 8 ngày, T0 > 300C, thời gian tiềm dục không ổn định, vết bệnh hình thành không rõ.

Bào tử hạ tồn tại trên cây trồng rất lâu, ở trong đất và trên hạt giống. Ở miền Nam không gặp bào tử đông.

Bệnh gỉ sắt xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa. Xuất hiện phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây khi có 2 lá kép đến chín (khi mới mọc đến bắt đầu ra hoa bệnh nhẹ hơn từ khi ra hoa đến trái chín).


Biện pháp phòng trị:


- Luân canh với lúa nước.

- Hạt giống không bệnh. Xử lý hạt bằng HgCl2 Serazan.

- Phun thuốc khi cây mới chớm bệnh: Bordeaux, Benlate, Kitazin, Validacin, Dithane.

- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư.


- Phun với chu kỳ 1-2 lần trước khi ra hoa, cây ra hoa không được phun.
 


Last edited:


Back
Top