Bệnh Lươn

  • Thread starter minhquang
  • Ngày gửi
Hiện nay tôi đang nuôi 2 hồ lươn, mỗi hồ 2.5m² khoảng 1000con/hồ mấy ngày nay lươn ăn ít và xuất hiện một số điểm lạ mong mọi người chỉ giáo cho
Agriviet.Com-26082014514.jpg

Agriviet.Com-26082014515.jpg


Agriviet.Com-26082014516.jpg

Bệnh phát tác chừng 3 ngày là lươn chết , chỗ bị sẩn đỏ và màu xám đen là chỗ lươn bị mất nhớt

Agriviet.Com-26082014519.jpg

Agriviet.Com-26082014520.jpg

Agriviet.Com-26082014521.jpg


Agriviet.Com-26082014517.jpg

Sau khi chết một số con đầu bị sưng đỏ và mắt bị hoại tử thành màu trắng đục
Agriviet.Com-26082014522.jpg

Agriviet.Com-26082014523.jpg


Hiện tại Tôi đang sổ giun sán bằng Fugaca và diệt khuẩn bằng Povidone, tôi có cho ăn thêm Vitamin C ,kháng sinh, và men tiêu hóa. ai biết đây là bệnh gì và cách phòng chữa. nếu đc xin giao lưu cùng mọi người qua SĐT 0948704426 . Tôi xin chân thành cảm ơn .
 


Bác thả giống với thời gian bao lâu rồi xuất hiện hiện tượng này vậy?
 
Tôi quan sát lươn giống của bác thả là giống thuần từ tự nhiên, do trong quá trình đánh bắt/thu gom/vận chuyển/thuần đã dẫn đến xay xác, đa chấn thương. Kết quả là lươn sau khi thả 1 thời gian ngắn rồi chết hàng loạt or từ từ. Trước đây tôi cũng đã từng gặp tình huống như vậy, và giải pháp cho tình huống này là: "chẳng làm gì " ngoài chờ & đợi...vì nếu có can thiệp thứ gì đi nữa thì nuôi nó cũng chẳng lớn lên nổi(bị chai).chia buồn cùng bác !Ngoài ra bác có thể tham khảo một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị:

Bệnh tuyến trùng:
Dấu hiệu bệnh: Do ký sinh trùng đường ruột gây nên, chúng bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu bệnh nặng, hậu môn lươn bị sưng đỏ, chúng sẽ chết dần.

Phòng bệnh: Thức ăn cho lươn ăn cần phải được rửa sạch, nấu chín nguồn lây lan. Định kỳ 3–5 ngày/lần, trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng 5–10 g/kg thức ăn.

Trị bệnh: Dùng các sản phẩm thuốc thú y thủy sản diệt nội ký sinh trùng của để trộn vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng và cách cho ăn như hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh nhiễm trùng huyết:

Dấu hiệu bệnh: Da sẫm màu từng vùng ở bụng. Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể . Hoại tử đuôi, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể. Mắt lồi, mờ đục và phù ra. Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.

Phòng bệnh: Tránh làm xây xát lươn, vệ sinh bể nuôi đúng kỹ thuật, tránh môi trường nước nuôi bị ô nhiễm, nuôi với mật độ vừa phải, cung cấp đầy đủ hàm lượng ôxy... Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm lươn với liều lượng 4–5 g/m3 nước. Định kỳ xử lý 7 ngày/lần.

Trị bệnh: Trộn thuốc Oxytetracyline hoặc Streptomycin vào thức ăn với liều lượng 50–70 mg/kg thể trọng lươn, cho ăn 5–7 ngày.

Bệnh đốm đỏ

Dấu hiệu bệnh: Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng. Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.

Phòng bệnh: Giảm mật độ nuôi, thay nước hoặc định kỳ 5–7 ngày/lần tắm lươn bằng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 3–5 g/m3

Trị bệnh: giống như bệnh nhiễm trùng huyết.

Bệnh rận
Dấu hiệu bệnh: Rận ký sinh bám trên da hút máu đồng thời phá hủy da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công.

Phòng trị: Kiểm tra lươn trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có rận, dùng thuốc tím (KMnO4) 10-25g/m3 tắm trong một giờ. Trị bệnh có thể dùng lá xoan liều lượng 0,3-0,5kg/ m3 nước.
 
Last edited by a moderator:
Tôi quan sát lươn giống của bác thả là giống thuần từ tự nhiên, do trong quá trình đánh bắt/thu gom/vận chuyển/thuần đã dẫn đến xay xác, đa chấn thương. Kết quả là lươn sau khi thả 1 thời gian ngắn rồi chết hàng loạt or từ từ. Trước đây tôi cũng đã từng gặp tình huống như vậy, và giải pháp cho tình huống này là: "chẳng làm gì " ngoài chờ & đợi...vì nếu có can thiệp thứ gì đi nữa thì nuôi nó cũng chẳng lớn lên nổi(bị chai).chia buồn cùng bác !Ngoài ra bác có thể tham khảo một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị:

Bệnh tuyến trùng:
Dấu hiệu bệnh: Do ký sinh trùng đường ruột gây nên, chúng bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu bệnh nặng, hậu môn lươn bị sưng đỏ, chúng sẽ chết dần.

Phòng bệnh: Thức ăn cho lươn ăn cần phải được rửa sạch, nấu chín nguồn lây lan. Định kỳ 3–5 ngày/lần, trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng 5–10 g/kg thức ăn.

Trị bệnh: Dùng các sản phẩm thuốc thú y thủy sản diệt nội ký sinh trùng của để trộn vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng và cách cho ăn như hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh nhiễm trùng huyết:

Dấu hiệu bệnh: Da sẫm màu từng vùng ở bụng. Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể . Hoại tử đuôi, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể. Mắt lồi, mờ đục và phù ra. Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.

Phòng bệnh: Tránh làm xây xát lươn, vệ sinh bể nuôi đúng kỹ thuật, tránh môi trường nước nuôi bị ô nhiễm, nuôi với mật độ vừa phải, cung cấp đầy đủ hàm lượng ôxy... Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm lươn với liều lượng 4–5 g/m3 nước. Định kỳ xử lý 7 ngày/lần.

Trị bệnh: Trộn thuốc Oxytetracyline hoặc Streptomycin vào thức ăn với liều lượng 50–70 mg/kg thể trọng lươn, cho ăn 5–7 ngày.

Bệnh đốm đỏ

Dấu hiệu bệnh: Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng. Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.

Phòng bệnh: Giảm mật độ nuôi, thay nước hoặc định kỳ 5–7 ngày/lần tắm lươn bằng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 3–5 g/m3

Trị bệnh: giống như bệnh nhiễm trùng huyết.

Bệnh rận
Dấu hiệu bệnh: Rận ký sinh bám trên da hút máu đồng thời phá hủy da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công.

Phòng trị: Kiểm tra lươn trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có rận, dùng thuốc tím (KMnO4) 10-25g/m3 tắm trong một giờ. Trị bệnh có thể dùng lá xoan liều lượng 0,3-0,5kg/ m3 nước.
Tôi quan sát lươn giống của bác thả là giống thuần từ tự nhiên, do trong quá trình đánh bắt/thu gom/vận chuyển/thuần đã dẫn đến xay xác, đa chấn thương. Kết quả là lươn sau khi thả 1 thời gian ngắn rồi chết hàng loạt or từ từ. Trước đây tôi cũng đã từng gặp tình huống như vậy, và giải pháp cho tình huống này là: "chẳng làm gì " ngoài chờ & đợi...vì nếu có can thiệp thứ gì đi nữa thì nuôi nó cũng chẳng lớn lên nổi(bị chai).chia buồn cùng bác !Ngoài ra bác có thể tham khảo một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị:

Bệnh tuyến trùng:
Dấu hiệu bệnh: Do ký sinh trùng đường ruột gây nên, chúng bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu bệnh nặng, hậu môn lươn bị sưng đỏ, chúng sẽ chết dần.

Phòng bệnh: Thức ăn cho lươn ăn cần phải được rửa sạch, nấu chín nguồn lây lan. Định kỳ 3–5 ngày/lần, trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng 5–10 g/kg thức ăn.

Trị bệnh: Dùng các sản phẩm thuốc thú y thủy sản diệt nội ký sinh trùng của để trộn vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng và cách cho ăn như hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh nhiễm trùng huyết:

Dấu hiệu bệnh: Da sẫm màu từng vùng ở bụng. Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể . Hoại tử đuôi, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể. Mắt lồi, mờ đục và phù ra. Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.

Phòng bệnh: Tránh làm xây xát lươn, vệ sinh bể nuôi đúng kỹ thuật, tránh môi trường nước nuôi bị ô nhiễm, nuôi với mật độ vừa phải, cung cấp đầy đủ hàm lượng ôxy... Dùng thuốc tím (KMnO4) tắm lươn với liều lượng 4–5 g/m3 nước. Định kỳ xử lý 7 ngày/lần.

Trị bệnh: Trộn thuốc Oxytetracyline hoặc Streptomycin vào thức ăn với liều lượng 50–70 mg/kg thể trọng lươn, cho ăn 5–7 ngày.

Bệnh đốm đỏ

Dấu hiệu bệnh: Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng. Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.

Phòng bệnh: Giảm mật độ nuôi, thay nước hoặc định kỳ 5–7 ngày/lần tắm lươn bằng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 3–5 g/m3

Trị bệnh: giống như bệnh nhiễm trùng huyết.

Bệnh rận
Dấu hiệu bệnh: Rận ký sinh bám trên da hút máu đồng thời phá hủy da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công.

Phòng trị: Kiểm tra lươn trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có rận, dùng thuốc tím (KMnO4) 10-25g/m3 tắm trong một giờ. Trị bệnh có thể dùng lá xoan liều lượng 0,3-0,5kg/ m3 nước.
Mình cảm ơn Vĩnh Bình Dương về những điều mà Bạn đã chia sẻ cho mình biết, theo như bạn nói thì có thể con lươn của mình đang bị bệnh Nhiễm Trùng Huyết rồi. Mình cũng đang dùng Oxytetracyline và muối hột để tắm cho lươn, sau đó có sát trùng thêm bằng Povidone. cách này thấy lươn đang hồi phục từ từ. Mà không biết lúc cho ăn lại lươn có chịu ăn hay ko ? vì mình thấy 1 số con đang có biểu hiện Giun sán bám vào trong bụng. bạn hay dùng trị giun cách nào mong được chỉ giáo .
 
ai có kinh nghiệm giúp em với
đàn lươn của e đang bị bệnh thối đuôi hiện tại số lượng bị đã lên tới 50 con
vì là lính mới nên em chua biết phải sử dụng kháng sinh gì để chữa trị...ACE nào có kháng sinh hay thuốc gì thì chỉ e với...
em cảm ơn nhiều
 
2,5 m vuông mà 1000 con lươn - choáng - mới đọc cứ tưởng bạn làm mắm lươn

Kha kha !!!
2,5 m vuông mà 1000 con lươn - choáng - mới đọc cứ tưởng bạn làm mắm lươn

Kha kha !!!

Thuốc tri : xã + ớt + muối + thính + tỏi - bịt kím hồ nuôi sau 30 ngày
 

ai có kinh nghiệm giúp em với
đàn lươn của e đang bị bệnh thối đuôi hiện tại số lượng bị đã lên tới 50 con
vì là lính mới nên em chua biết phải sử dụng kháng sinh gì để chữa trị...ACE nào có kháng sinh hay thuốc gì thì chỉ e với...
em cảm ơn nhiều
Cho mình hỏi bệnh đó hiện tượng như thế nào. Hiện mình chỉ biết có 5 loại bệnh.
Sốc môi trường. Nấm thủy mị. Lở loét. Nội & ngoại ký sinh bạn chụp hình minh họa đc ko
 


Back
Top