Bệnh nấm hồng hại tiêu

  • Thread starter 0ookoo0
  • Ngày gửi
Bệnh gây hại chủ yếu trên các vườn tiêu kinh doanh.

1. Triệu chứng

Ban đầu xuất hiện các chấm trắng trên dây chính và các nhánh tiêu, sau chuyển sang hồng nhạt. Các vết bệnh này liên kết với nhau thành mảng bao bọc quanh vỏ thân và nhánh.

Sợi nấm đi sâu vào lớp vỏ cây để lấy chất dinh dưỡng và làm suy kiệt dây tiêu, làm héo lá và chết cả nhánh tiêu, quả bị rụng non.Cây bị khô cành lá phần ngọn.




namhong1.jpg


(Bệnh nấm hồng gây hại làm khô ngọn tiêu)

Bệnh nấm hồng và chết nhanh hồ tiêu có biểu hiện và thời gian gây hại rất giống nhau nên hay bị nhầm lẫn. Đối với bệnh nấm hồng lưu ý thường bị phần đỉnh trụ (tuột đỉnh) khi bị nặng mới gây chết cả cây.

2. Nguyên nhân

Do nấm Corticium salmonicolor gây ra.

namhong2.jpg


(Nấm hồng trên thân, cành hồ tiêu)

3. Quy luật phát sinh bệnh

Bệnh phát sinh từ đầu mùa mưa và phát triển kéo dài đến các tháng cuối năm.

Bào tử nấm được sinh sản rất nhanh với khối lượng lớn, phát tán lây lan bệnh. Vào mùa khô, bệnh ngừng phát triển nhưng nguồn bệnh vẫn tồn tại trong bụi tiêu.

4. Phòng trừ

Đầu mùa mưa làm mương thoát nước tốt. Làm sạch cỏ dại, cắt tỉa các dây lươn, các nhánh tiêu vô hiệu... cho gốc tiêu được thông thoáng.

Tiêu hủy các dây tiêu có bệnh để trừ nguồn bệnh. (Nếu bị nhẹ có thể cắt bỏ phần nhiễm bệnh, chú ý tránh làm rơi vãi cành lá ra vườn sau đó xử lý thuốc)

Phun ngừa hoặc khi bệnh chớm xuất hiện bằng các loại thuốc có hoạt chất: Zineb, Carbendazim, Hexaconazole,....

Lưu ý: Đối với bệnh nấm hồng trên hồ tiêu không khuyến cáo dùng validamycin như trên cà phê và cao su. Nhiều trường hợp thực tế phun các loại thuốc có hoạt chất này dẫn đến hiện tượng rụng đốt hàng loạt rất đáng tiếc.



hotieuvietnam.vn
 


Nếu tiêu bị bệnh rồi thì sao bác. Với lại trồng gần cao su có sao không?
 
Em trồng tiêu gần kề cafe, cũng có vài chục gốc xen kẽ cafe những chỗ thưa. Không biết ảnh hưởng thuốc không nhưng thấy vẫn ra trái nhiều và cây khỏe mạnh bình thường ạ.
 


Back
Top