benh o lon rung

  • Thread starter kanku
  • Ngày gửi
em co con lon rung lai f3, may hom nay no bo an,lu du cham chap han so voi ngay thuong, da duoi bung do ung len, da tiem khang sinh tri viem phoi nhung ko do,nho cac bac trong dien dan xem cho em no bi benh gi vay .;)
 


Da bị đỏ ửng anh xem có giống triệu chứng trong link này không http://agriviet.com/home/ext.php?ref=http://agriviet.com/nd/2761-benh-dong-dau-son-tren-heo/
DSCF3709.JPG


Da đỏ ửng đâu có thể xác định heo bị viêm phổi nhỉ? Bác đã tiêm kháng sinh gì? Tylo, Cefa, Septo ?
 
đang mùa dịch tai xanh. triệu chứng Bác nói thì có hết của 1 con heo đã bị nhiễm bệnh này.
 
lon ruong cung nhieu benh vay ak cac bac. em tuong no de khang cao lam chu
tôi chỉ đoán bừa theo triệu chứng Bác ấy mô tả thôi mừ.... có chuyện lợn rừng có sức đề kháng cao là chính xác, nhưng không có nghĩa là miễn nhiễm.......
 
theo nhu em doan thi em no co kha nang bi viem phoi nhung o dang nang cac bac a, sang em tiem thi trua an nhung den toi lai ko an nua, em dang tiem loai thuoc nay HANSLORLA. da no ko do nhu tren kia dau, nhung den hom nay da het roi, em no bo an den ngay hom nay la 4 ngay roi, ko biet co cuu duoc ko. cac bac xem em dang dinh tiem tang lieu len cho em no lieu co duoc ko.( may em dang loi WIn.. len ko co dau mong cac bac thong cam ).
---------------
co hom em no sot goi bac si thu y chan doan viem phoi vao tiem duoc 3 ngay thi do, nghi ko tiem den ngay thu 5 em no bo an em mua thuoc nhu tren ve tiem, thi say ra tinh trang nhu tren,cac bac xem ho em no bi nhu the nao vay. em no bi den ngay hom nay la 6 ngay va tiem duoc 5 ngay roi cac bac a.may ngay dau con an mot it den dot tiem sau nay hau nhu ko an gi, chi an sau khi tiem va den bua sau lai ko an.
 
Last edited by a moderator:
Heo của Bác có bị sốt không? nếu có thì hãy hạ sốt cho nó kẻo chưa chít vì phổi thì đã đứt vì sốt..... kháng sinh thì dùng loại nào cũng được. miễn là nó là kháng sinh trị viêm phổi. Nếu chích đuoc sáng_chiều thì càng mau khỏi. Nhưng nếu chia làm 2 mũi thì thườnhgg em làm thế này: vd con heo đó chích 1 mũi/ ngày là 10cc, thì sáng em chích 7cc và chiều chích tiếp 7cc nữa.... Bác có 1 con thì bác nên mua cefa của người mà chích thì tốt hơn. vì chỉ có 1 con nên không đặt nặng vấn đề "lúa"... chúc cho em nó chóng lành bệnh. Bác nên tăng cường sức đề kháng cho em nó nhiều hơn, tránh nước tuyệt đối.
 

sot thi ko,mai em thu tang lieu len cho em no xem sao, em moi tap tanh chan nuoi thu ti xem sao, con phai hoc hoi kinh nghiem cac bac con chan, nhung em thay hoi xuong, vi kinh nghiem minh con it qua len de di mat mot em roi.
 
Chăn nuôi thì ai cũng phải bị chết vật nuôi, thất thoát cả. Bác hãy cố gắng và lạc quan lên nhé!

em dang tiem loai thuoc nay HANSLORLA
Tên thuốc đúng là HANFLOR LA - Theo tôi biết, LA có nghĩa là phổ rộng, những kháng sinh có chữ LA đằng sau thường có tác dụng kéo dài 48 giờ (Amox LA) hoặc 72 giờ (Shotapen của Virbac). Chữ HAN là sản phẩm của hảng HANVET. Chữ FLOR, tôi nghĩ thành phần là kháng sinh Florfenicol.

Tác dụng của kháng sinh Flor thì các bác tham khảo bài này:
[FONT=times new roman, times, serif]Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi trong phòng và điều trị bệnh cho gia súc-gia cầm luôn dẫn đến hệ lụy tất yếu là tạo ra các dòng vi khuẩn đề kháng với thuốc, từ đó làm cho công tác điều trị bệnh không đạt kết quả cao.[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Trong những năm trước đây, hầu hết người chăn nuôi đều biết đến hiệu quả điều trị “thần kỳ” của Chloramphenicol, một kháng sinh của nhóm Phenicol. Nhưng, bên cạnh công năng điều trị hiệu quả nhiều bệnh do vi khuẩn thì Chloramphenicol lại có không ít nhược điểm, trong đó đáng chú ý nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng thịt còn tồn dư một lượng lớn thuốc. Chính vì thế mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã ra Quyết định 29/2002/QĐ-BNN ngày 24/04/2002 về việc cấm sử dụng Chloramphenicol trong phòng, điều trị bệnh trên gia súc-gia cầm.[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Kể từ khi Chloramphenicol bị cấm sử dụng thì một số bệnh trên gia súc không điều trị hiệu quả, người chăn nuôi muốn sử dụng Chloramphenicol nhưng không có nơi nào bán mà có thì cũng không dám sử dụng vì vi phạm quy định của pháp luật. Chính vì thế mà Florfenicol (kháng sinh nhóm Phenicol) đã ra đời, không những có những tính năng “thần kỳ” như Chloramphenicol mà còn khắc phục được các nhược điểm gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Florfenicol là kháng sinh thế hệ mới nhất của nhóm Phenicol, có hiệu quả trong điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram âm, Gram dương. Khi Florfenicol ra đời, một số bệnh như viêm phổi, thương hàn đã được điều trị một cách nhanh chóng và rất hiệu quả nhưng đa số các công ty đều sản xuất dạng dung dịch tiêm với thời gian kéo dài trong 3 đến 5 ngày, gây tốn kém chi phí, nhân công và đặc biệt là làm cho heo bị stress. Nhu cầu cần có một sản phẩm dung dịch tiêm chứa Florfenicol nhưng chỉ cần tiêm 1 đến 2 liều là chặn đứng ngay bệnh và chỉ sử dụng một lượng nhỏ khi tiêm giúp hạn chế stress trên heo.[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Nắm bắt được nhu cầu trên, Công ty CP Sài Gòn V.E.T đã đưa ra thị trường sản phẩm FLORFENICOL LA-sản phẩm dung dịch tiêm (1-2 liều) tác động kéo dài chứa kháng sinh Florfenicol, có hiệu quả cao trong điều trị bệnh thương hàn, viêm phổi trên heo và các loài gia súc khác. Trước khi đưa ra thị trường (tháng 07/2008), công ty đã thử nghiệm hiệu quả điều trị bệnh viêm phổi trên heo với kết quả cao tại các trại heo ở huyện Củ Chi, TP.HCM.[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Tại trại heo của Anh Nguyễn Văn Sơn, Phú Hòa Đông, Củ Chi sử dụng FLORFENICOL LA kết hợp với ANALGINE+C trên heo có biểu hiện ho, bỏ ăn, mặt lừ đừ, có con nằm thở gấp. Sau khi sử dụng thuốc, anh cho biết: “Sau 6 giờ tiêm thuốc, heo ăn uống trở lại, giảm hẳn ho. Sau 1 ngày thì những con heo này trở nên khỏe mạnh. Một số con vẫn còn bệnh, tôi tiếp tục tiêm mũi thứ 2 thì chúng khỏi bệnh hoàn toàn”. [/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Chị Lê Huỳnh Mai, Phú Hòa Đông, Củ Chi thì tâm sự: “Tôi cũng đã sử dụng thuốc FLORFENICOL LA kết hợp với ANALGINE+C trên bầy heo của tôi có biểu hiện: bỏ ăn, ho nhiều, thở gấp. Sau 7 giờ sử dụng thuốc, heo giảm hẳn ho và sau 2 ngày điều trị thì heo hết bệnh với tỉ lệ khoảng 97%”. Và còn nhiều kết quả điều trị ở các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh Long, cũng cho kết quả điều trị bệnh của thuốc rất hiệu quả.[/FONT]

[FONT=times new roman, times, serif]Công ty CP Sài Gòn V.E.T là DN chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thuốc thú y và thuốc thủy sản phục vụ cho bà con chăn nuôi khắp cả nước. Với kinh nghiệm 16 năm hoạt động trong lĩnh vực này với tôn chỉ “chất lượng-chìa khóa thành công”, công ty không ngừng tạo ra các sản phẩm mới dùng trong phòng, điều trị bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản. Các sản phẩm thuốc thú y TYLO-DC, ANALGINE+C, SG.BLUE-SP, SG.B.COMPLEX, B.COMPLEX-C đã được bà con chăn nuôi khắp các tỉnh thành trong cả nước sử dụng và tín nhiệm; tiếp đến là các sản phẩm mới: FLOXY, FLORTYL F.T.P, MABOCIN, TYLO-DC GOLD và đặc biệt sản phẩm trong thời gian gần đây đã được một số trại heo sử dụng cho kết quả cao FLORFENICOL LA: chuyên dùng trong điều trị bệnh viêm phổi và thương hàn trên gia súc. Bên cạnh các sản phẩm dành cho gia súc-gia cầm thì các sản phẩm thủy sản cũng đã gây được ấn tượng tốt cho người nuôi cá, tôm: BUTAMIN, VITA 405 FOR FISH, ZECA, BIOZE, PREMIX SF, PREMIX CÁ, FIGHTING, AQUA TOXIN... Các sản phẩm của Công ty CP Sài Gòn V.E.T luôn nhận được sự ủng hộ cao từ bà con nông dân.[/FONT]
Website Hội Nông dân Việt Nam (2008-09-22)

em co con lon rung lai f3, may hom nay no bo an,lu du cham chap han so voi ngay thuong, da duoi bung do ung len, da tiem khang sinh tri viem phoi nhung ko do,nho cac bac trong dien dan xem cho em no bi benh gi vay

theo nhu em doan thi em no co kha nang bi viem phoi nhung o dang nang cac bac a, sang em tiem thi trua an nhung den toi lai ko an nua, em dang tiem loai thuoc nay HANSLORLA. da no ko do nhu tren kia dau, nhung den hom nay da het roi, em no bo an den ngay hom nay la 4 ngay roi, ko biet co cuu duoc ko. cac bac xem em dang dinh tiem tang lieu len cho em no lieu co duoc ko..

cac bac xem ho em no bi nhu the nao vay. em no bi den ngay hom nay la 6 ngay va tiem duoc 5 ngay roi cac bac a.may ngay dau con an mot it den dot tiem sau nay hau nhu ko an gi, chi an sau khi tiem va den bua sau lai ko an.

co hom em no sot goi bac si thu y chan doan viem phoi vao tiem duoc 3 ngay thi do, nghi ko tiem den ngay thu 5 em no bo an em mua thuoc nhu tren ve tiem, thi say ra tinh trang nhu tren

Tôi tạm hiểu phác đồ mà bác điều trị như vầy:
Heo sốt, bs thú y chẩn đoán viêm phổi, chích 3 ngày= 3 mũi--> đỡ bệnh; ngày 4 nghỉ; ngày 5 bỏ ăn nên buổi sáng bác tiêm HANFLOR LA, trưa heo ăn đc, chiều bỏ ăn. Ngày 6 tiêm, không có kết quả.

Theo sự nhận thức của tôi, nếu con heo sau 2 ngày tiêm thuốc, không hết thì là không đúng thuốc rồi. Đúng thuốc, đúng bệnh thì mũi thứ 2 đã có sự thuyên giảm rồi!

Bác dùng kháng sinh LA, tức là tối thiểu 2 ngày mới cần tiêm 1 mũi. Mỗi ngày mỗi tiêm thành ra quá liều. Thêm 1 vấn đề nữa là con heo bao nhiêu kg, bác tiêm 1 lần bao nhiêu cc ? Có theo hướng dẫn sản phẩm không hay là tăng liều hơn xí, thậm chí gấp 1,5 đến 2 lần? Thường là ng bán thuốc, người chăn nuôi có khuynh hướng gia tăng hơn liều lượng hướng dẫn trên bao bì- Đây không phải là quyết định đúng hoàn toàn- Bác xem lại hướng dẫn trên bao bì đi nhé!

Tóm lại, heo bệnh không giảm có thể là:
- Không đúng thuốc
- Dùng thuốc qua liều dẫn đến stress.
- Dị ứng với kháng sinh (qua biểu hiện da ửng đỏ)

Hiện giờ bác nên truyền nước biển + vitamin tổng hợp + vitamin C. Heo bác không ăn được, thể trạng suy yếu, cần 1 ít dinh dưỡng để sinh tồn. Chất điện giải trong nước biển cũng giảm stress đc cho heo. Nước biển có 2 loại "chai muối"_ thành phần là sodium và "chai đường"_thành phần Dextros. Vô chai nào cũng được, xài luôn 2 loại càng tốt. Heo rừng chắc tầm 30-50kg, bác vào 1 lít/ lần là được rồi. Thấy cần thiết thì ngày mai, hay buổi chiều vào tiếp.

Về chứng viêm phổi, biểu hiện bên ngoài là heo khó thở, thở nặng. Lý do 1 phần phổi bị tổn thương, áp lực dồn lên các phần còn lại, sinh ra thở nặng.

Viết ra, để cho bác có thêm kinh nghiệm để chăn con sau... Chứ dùng Flor mà nó không hết, còn nặng hơn, có nguy cơ sốc thuốc thì nó hiu rồi.

Các vấn đề chung về bệnh hô hấp trên heo, các bác tham khảo thêm trong 2 bài này:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU PHÒNG, CHỐNG HỘI CHỨNG
RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP Ở LỢN (PRRS) - BỆNH TAI XANH
Th.S Nguyễn Văn Tịnh
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm đối với lợn, bệnh lây lan rất nhanh gây viêm đường hô hấp và rối loạn sinh sản do vi-rút Lelystad gây ra.

Tháng 3/2007, Hải Dương là tỉnh đầu tiên xuất hiện loại bệnh này trên đàn lợn ở 8/12 huyện, thành phố. Đến tháng 10/2007, bệnh tái phát trở lại ở 2 xã Thanh Bính, Liên Mạc (huyện Thanh Hà). Cả hai đợt dịch số lợn mắc bệnh gần 2 vạn con, mầm bệnh tồn lưu ở lợn sống và môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm số đầu lợn trong tỉnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập kinh tế của người chăn nuôi. Đặc biệt, từ ngày 15/7/2008 đến nay, trên địa bàn Hải Dương đã xuất hiện dịch bệnh PRRS ở đàn lợn thuộc 2 xã Quyết Thắng, Tân Việt (huyện Thanh Hà), diễn biến bệnh rất phức tạp, gây ốm chết nhiều lợn ở độ tuổi khác nhau. UBND tỉnh đã ra quyết định công bố dịch bệnh PRRS tại 2 địa phương trên.
Để giúp các địa phương và hộ chăn nuôi lợn có giải pháp phòng, chống dịch bệnh PRRS, căn cứ vào Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN ngày 15/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng tôi giới thiệu cách nhận biết, triệu trứng của bệnh và một số biện pháp phòng, chống chủ yếu như sau:
1. Bệnh thường phát triển qua 3 giai đoạn:
1.1. Lợn ăn ít, yếu sức, sốt. Vi-rút lây lan rất nhanh trong đàn, giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 3 tuần. Lợn có thể tím tai, âm hộ, đuôi, bụng, mũi sau vài giờ mới tan hết (khoảng 5% lợn có triệu trứng trên). Lợn nái bị sảy thai đồng loạt (thường trước 107 ngày), sảy thai không thường xuyên trên từng đàn nái sắp đẻ (trên 3% nái mang thai bị sảy thai và chết). Lợn choai có triệu chứng thần kinh như run rẩy, đứng không vững.
1.2. Đỉnh cao của bệnh: Gây ra hàng loạt trên lợn nái sảy thai (đẻ non) lợn con, thai chết, lợn con đẻ ra yếu ớt, tình trạng này xảy ra rất nhanh (kéo dài 8 đến 10 tuần). Đồng thời ghép nhiều bệnh như tụ huyết trùng, phó thương hàn, viêm phổi và màng phổi, dịch tả lợn, giả dại.
1.3. Một số lợn nái trở lại sinh sản gần như trước, trong đó có một số nái mang trùng kéo dài gây bệnh mãn tính, dẫn đến bệnh có thể bộc phát trở lại khi có điều kiện thích hợp.
2. Về triệu trứng lâm sàng:
- Lợn cái hậu bị và lợn nái sinh sản bỏ ăn, sốt kéo dài, tím da tai, bụng, chân, âm hộ. Sảy thai ở kỳ giữa và kỳ cuối. Không động dục trở lại hoặc phối giống tỷ lệ thụ thai thấp; biểu hiện thần kinh mất điều hoà vận động, đi vòng tròn hoặc ngã nằm về một phía; viêm da dị ứng đóng vẩy. Lợn đực giống sốt trong thời gian ngắn, bỏ ăn, tím bìu cà, nằm nhiều và viêm đường hô hấp, giảm tính hăng, tinh dịch loãng, tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình.
- Lợn sơ sinh: Chết yểu vài giờ sau khi sinh, tỷ lệ rất cao; số còn lại tiếp tục chết trong vòng vài tuần đầu tiên, một số có thể sống sót đến lúc cai sữa.
- Lợn con theo mẹ ủ rũ, gầy còm do bị đói, nhịp thở nhanh, sưng mí mắt và kết mạc, tiêu chảy đi run rẩy nghiêng ngả.
- Lợn cai sữa và lợn choai sốt, viêm phổi, bỏ ăn, thở nhanh và khó thở, xuất huyết dưới da, tỷ lệ chết 12 - 20%.
3. Biện pháp phòng, chống bệnh:
3.1. Khi chưa có dịch bệnh:
Thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh, phung thuốc sát trùng (Iodine, ChloraminB, Ben cocid, Bio cocid... Làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho lợn, bổ sung các thuốc trợ lực Hanmix-VK9, Hanminvit-Super, B-complex, Vitamin ADE... vào thức ăn thường xuyên, có thể dùng một số loại kháng sinh bột định kỳ trộn vào thức ăn 2 lần/tháng, mỗi lần ăn liên tục 3-5 ngày: Dolosin-200, Tylosin 98%, Tiamulin 10%, Tylovit-C, Neo-Te-Sol. Tiêm vắc-xin phòng hội chứng sinh sản và hô hấp cho tất cả các loại lợn, đồng thời tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn để hạn chế bệnh kế phát. Không nhập lợn bị bệnh, không rõ nguồn gốc.
3.2. Khi xảy ra dịch bệnh:
UBND tỉnh ra quyết định công bố dịch tại địa phương xảy ra bệnh PRRS. Địa phương lập chốt kiểm dịch động vật, không cho vận chuyển gia súc ra khỏi ổ dịch. Tổ chức vệ sinh tiêu độc chuồng trại, môi trường xung quanh, rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng tiêu độc bằng các loại thuốc đã nêu ở trên mỗi tuần 1-2 lần. Xử lý lợn ốm chết theo hướng dẫn của cơ quan thú y tại văn bản số 561/TY-KH ngày 16/4/2008 của Cục Thú y. Cách ly lợn ốm, tích cực điều trị PRRS.
Nguyên tắc điều trị: trợ sức, trợ lực, điều trị triệu chứng chống nhiễm trùng kế phát và kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng theo các bước sau đây:
Bước 1: Trợ sức, trợ lực, dùng một số thuốc như: Multivit-forte, Bcomplex, Vitamin C 10%, thuốc điện giải hoặc (Glucoza và Vitamin C) hoà nước cho uống liên tục trong thời gian điều trị.
Bước 2: Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm như Diclofenac hoặc Hannalgin-C.
Bước 3: Dùng thuốc kháng sinh - Nếu ghép với bệnh đường hô hấp sử dụng các thuốc đặc trị bệnh đường hô hấp Hanflor-LA, Hancefl, Hanoxylin-LA, Hamogen, Linspec 5/10, Lico-gen, Tylosin-200, Tiamulin 10%, kết hợp thuốc trợ hô hấp Bromhexine. Nếu ghép với tiêu chảy sử dụng thuốc Hanflor, Hancefl, Hamcoli-S, Genorfcoli.
Lợn sảy thai, viêm tử cung: Dùng thuốc Hanflor-LA, Hancefl... kết hợp với thuốc điều tiết sinh sản: Oxytoxin, Gona-estrol...
Tăng cường nuôi dưỡng, chăm sóc nâng cao sức đề kháng, quản lý lợn khỏi bệnh theo triệu chứng; khi dịch đã dừng và ổn định tổ chức tiêm vắc-xin phòng bệnh PRRS cho đàn lợn.

Rối loạn sinh sản hô hấp (PRRS)
NGUYÊN NHÂN:
Do virus có tên là Lelystad, thuộc họ Togaviridae gây ra, loại virus này rất thích hợp với đại thực bào, chúng có thể giết tới 40% đại thực bào. Đó là nguyên nhân chính gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở lợn, lợn chết do nhiễm các bệnh kế phát nguy hiểm như: Dịch tả, tụ huyết trùng, Phó thường hàn, suyễn,...

TRIỆU CHỨNG:
Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Lợn biếng ăn, sốt cao 40-42 C. Sẩy thai ở các giai đoạn của thai kỳ, tai chuyển màu xanh, đẻ non 10-15%, động dục giả (3-5 tuần sau khi thụ tinh), chậm động dục trở lại sau khi đẻ, ho, viêm phổi.
Lợn nái giai đoạn đẻ con: Kém ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú ( triệu chứng điển hình) đẻ sớm 2-3 ngày, thai gỗ (10-15% thai chết trong 3 tuần cuối của thai kỳ), lợn con chết ngay sau khi sinh(30%), lợn con yếu tai tím dần chuyển màu xanh, tỷ lệ chết ở đàn con có thể lên đến 70% ở 3-4 tuần sau khi hết triệu chứng.
Lợn con theo mẹ: Gầy yếu, da phồng rộp, tiêu chảy nhiều, mắc các bệnh đường hô hấp, chân đi run rẩy.
Lợn con cai sữa và lợn choai: Lợn ho, lông xơ xác xù xì, gầy yếu mát phù thũng, rối loạn hô hấp, phân tiêu chảy có màu nâu xám, tỷ lệ chết cao do nhiễm các bệnh kế phát: Dịch tả lợn, E.coli, liên cầu khuẩn.
PHÒNG BỆNH:
- Tiêu độc chuồng trại bằng phun dung dịch Han-Iodine 10%, Hankon, Iodcid,...
- Diệt ruồi, muỗi vật chủ trung gian bằng Hantox-200
- Định kỳ trộn Hanflor 4% vào cám cho lợn ăn phòng các bệnh nhiễm khuẩn kế phát
- Cho lợn ăn Han-Goodway trong suốt quá trình nuôi, 2 ngày/ tuần. Để nâng cao sức đề kháng.
- Kiểm tra loại nọc và nái có kháng thể dương tính (heo nọc bệnh lây nhiễm cho nái qua tinh dịch)

ĐIỀU TRỊ:
Bệnh do vius gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên phải áp dụng các biện pháp điều trị tổng hợp.
* Hạ sốt giảm viêm bằng Hanalgin-C, Diclofenac, hoặc Dexa tiêm, Hetdau
* Trợ hô hấp: Bromhexine 0,3%, Cafein Na-Bezoat 20%
* Bệnh ghép với đường hô hấp sử dụng một trong các loại kháng sinh đặc trị sau: Hansone, Hanflor L.A, Enrotis L.A, Hanoxylin L.A, Hanmoline L.A,...
Có thể dùng kháng sinh trộn cám: Hanflor 4%, Hamcoliforte, Hampisepton,..
* Bệnh ghép với tiêu chảy: Dùng Hanceft, Hamcoli-S, Nofacoli,...
* Bệnh ghép với E.coli: Cho uống hoặc tiêm phúc xoang HANVET K.T.E HI.
* Lợn nái xảy thai đẻ non: Tiêm một trong các laoij kháng sinh sau: Hanfor L.A, Hansone, Enrotis L.A, kết hợp với một trong các thuốc điều tiết sinh sản sau: Han-prost, oxytocin, coa tác dụng tăng co bóp tử cung đẩy sản dịch ra ngoài,
* Nâng cao sức đề kháng: Multivit, B.compvit, truyền Glucose 5%, vào phúc xoang, pha điện giải hoặc Han-Goodway cho uống thay nước, tăng cường chức năng gan bằng Actiso
Truyền Glucose là biện pháp rất quan trọng duy trì sự sống cho lợn. Liều trình điều trị từ 7-10 ngày.


Nguồn: HANVET
 
can on bac.lam cai gi thi cung phai co rui ro chu bac nhi, em ko chun tay dau.sang nay em tiem loai nay day bac Giang xem ho em co on ko KEFOTAX( thuoc dung dieu tri cho nguoi ) thuoc kia em cung chi tiem 2 mui ko thay do la em thoi ngay,lon cua em duoc khoang 22kg.con nuoc con tat len em cu tang bua thuoc vao, em no khoi la cai tot ko thi day la mot bai hoc cho minh ve sau nay.
---------------
em no om the nhung cung di lai duoc lon rung cac bac biet roi day co den gan no duoc dau,truyen nuoc em so ko duoc vay tiem bo sung co duoc ko bac.
 
Last edited by a moderator:
Nếu như bác không chích quá liều, phạm thuốc thì vẫn có cơ hội cứu em nó. Hy vọng cái bản chất rừng rú của nó sẽ giữ nó ở lại chuồng.

KEFOTAX theo tôi tìm hiểu thì thành phần là Cefotoxim. Biếu bác cái link nói về biệt dược này: http://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc/thuoc-goc600.aspx
Thuốc này cùng họ với Cefa mà dân chăn nuôi thường dùng, ở chứng viêm phổi, viêm hô hấp, kháng khuẩn gram +/- thì dân chăn nuôi lựa chọn nó.

Chúc bác đánh đúng bệnh, cho đúng thuốc, heo mau khỏe. Em heo nhà bác thuyên giảm gì thì thông báo cho anh em mừng.
 
cam on bac Giang nhe, van de thuoc dieu tri thi da song, con lai van de the trang cua em no nua thoi la ok.hi vong rang em no se on,co gi em thong bao cho cac bac sau.
 
Bac Giang a em lon cua em kho giu lam chac di thoi, chu yeu qua roi, co khi em ko tiem gi nua dau chi tiem C cho no va thuoc bo thoi. hien tai em con 2 em cai moi cho nhay bac xem cho em no co can phai tiem vacxin can thiet gi giup em voi, xem 2 em nay sinh san the nao da roi moi dau tu tiep bac a, vacxin co can thiet phai tiem dinh ky ko bac em nghe noi nam phai tiem 2 lan phai ko bac, vi moi lieu chi duoc 3 - 6 thang la het mien dich phai ko bac.
 
Sao bác không truyền nước biển cho nó? Không uống được thì cũng đủ chết rồi, ngoài thuốc bổ + vita C cũng cần 2 chất cơ bản là muối đường. Chuyện cũng đã rồi, để bác có thêm kinh nghiệm. Chuyện chăm sóc vật nuôi nói thì dễ, chứ làm thì khó.

vacxin co can thiet phai tiem dinh ky ko bac em nghe noi nam phai tiem 2 lan phai ko bac, vi moi lieu chi duoc 3 - 6 thang la het mien dich phai ko bac.
Đúng!

Những vaccin bác cần phải tiêm cho heo nái: vaccin 3 trong 1 (Dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn), Parvo (Ngừa khô thai), , E.Coli.
[AD (Giả dại- Không biết cái này heo rừng có cần không? Heo nhà thì cũng ít người tiêm)]

Quy trình tiêm lần lượt vào những thời gian nào thì cũng nhiều cách. Heo rừng tôi ko biết sinh lý thực sự trong nuôi nhốt như thế nào? Bác thử hỏi thăm bác sĩ thú y điều trị cho heo nhà bác hay là tiệm thuốc bác mua. Bác nắm sơ qua, có thắc mắc gì thì gửi câu hỏi, mọi ng góp ý.

Trong diễn đàn có khá nhiều ng có nhiều kinh nghiệm nuôi heo như bác Linh Tài, APC... bs thú y có phulocvet, co muc. Bác kynongdan có nuôi heo rừng thực tế đấy!

* À, bác tập gõ dấu tiếng Việt đi nhé! Một loạt bài viết của bác toàn viết ko dấu ko thôi. Ng ta sao thì mình vậy bác à!
 
Last edited by a moderator:
May cua em moi sua lai Main, gio chac no lai loi win.. len ko go duoc co dau mong cac bac thong cam, qua may vu cac em lon nha em bi nhu the, em cung rut ra duoc mot so kinh nghiem cho minh, hi vong rang sau nay se tot hon, van de vacsin em se hoi tiem thuoc thu y xem sao, phai tiem cho may em no thoi. co van de gi em se hoi cac bac sau, mong moi nguoi giup do.
 
Bài viết có nội dung tương tự
  • Heo nai sinh bi luu thai
    • Thread starter n.thanhtruyen
    • Ngày gửi
  • ga con bi benh
    • Thread starter Quangnguyen2012
    • Ngày gửi
  • Anh em nha nong gop y dum
    • Thread starter alovoiz16
    • Ngày gửi
  • tri benh cho lon rung
    • Thread starter kanku
    • Ngày gửi
  • Nuoi ga ta tha vuon-van de ve sinh chuong trai
    • Thread starter Mauxanhaolinh
    • Ngày gửi
  • Sao den
    • Thread starter nhoxkon_9x
    • Ngày gửi


  • Back
    Top