Bệnh thương hàn và bạch lỵ do Salmonella

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
NGUYÊN NHÂN:

Trên thực tế 2 bệnh này được coi như một bệnh. Do 2 loại vi trùng Salmonella pullorum và S.gallinarum gây nên. Bệnh bạch lỵ ở gà con thường xảy ra thể cấp tính. Bệnh thương hàn ở gà trưởng thành thường ở thể cấp tính và mãn tính. TRIỆU CHỨNG:
a. Ở gà con: nhỏ hơn 3 tuần tuổi, thường ở thể cấp tính, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.
- Phôi không đập bể vỏ trứng được nên bị chết phôi.
- Gà con nở ra nhưng rất yếu và chết ngay sau đó.
- Gà bệnh thường ốm yếu, nhỏ hơn những gà khỏe mạnh khác.
- Bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, mắt nhắm, xù lông, xả cánh, kêu xao xác, tụ lại thành đám, phân trắng bết hậu môn.
b. Ở gà trưởng thành:
- Thể cấp tính:
+ Bất thình lình giảm lượng thức ăn tiêu thụ với biểu hiện mệt mỏi, gục xuống, xù lông, mào tái nhợt, giảm sản lượng trứng và khả năng sinh sản, giảm khả năng ấp nở.
+ Tiêu chảy, mất nước, suy yếu.
+ Thân nhiệt tăng 2-30C trong 2-3 ngày sau khi bệnh.
+ Chết thường xảy ra sau 5-10 ngày.
-Thể mãn tính:
+ Mặt, mào và yếm tái nhợt do thiếu máu, mào và yếm teo lại.
+ Đẻ ít, đẻ không đều hay ngừng đẻ.
+ Trứng có vỏ xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lòng đỏ.
+ Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc chứa nhiều dịch chất.
+ Phân lúc bón, lúc tiêu chảy.

BỆNH TíCH:
a. Gà con:
- Lòng đỏ không tiêu, thối, mềm nhão, có màu xám xanh.
- Lách sưng to gấp 2-3 lần so với bình thường, hoại tử.
- Gan sậm màu, sung huyết, xuất huyết.
- Màng ngoài tim dầy, đục, có chứa dịch rỉ viêm vàng. Có nhiều hạt nhỏ trong tim
- Ruột viêm xuất huyết, có nhiều nốt dạng cúc áo trong ruột, manh tràng chứa đầy phân trắng.
- Một số gà bị viêm khớp thường là khớp đầu gối.
b. Gà trưởng thành:
- Buồng trứng: viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, trứng méo mó, có nhiều màu sắc khác nhau, trứng có thể bị vỡ làm viêm phúc mạc.
- Gan sưng bở, có những đốm hoại tử.
- Lách, thận sưng lớn.
- Gà trống: dịch hoàn có nốt hoại tử, đôi khi có điểm casein ở phổi và túi khí.

BIỆN PHáP PHòNG Và TRỊ BỆNH:
* Phòng bệnh:
- Ap dụng nguyên tắc cùng vào cùng ra.
- Định kỳ vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, nước uống bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB
- Định kỳ kiểm tra phản ứng huyết thanh học để loại bỏ những con dương tính.
-Sử dụng 1 trong 2 sản phẩm sau có chứa kháng sinh để phòng bệnh: +SG.NEO-FLUME: pha 1,5g/1lít nước uống.
+GENTA-SEPTRYL: pha 1g/1 lít nước uống.
- Thường xuyên bổ sung ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống, giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi.
* Điều trị:
- Sử dụng 1 trong 2 chế phẩm chứa kháng sinh sau để điều trị:
+ SG.NEO-FLUME: pha 3g/1lít nước uống.
+ GENTA-SEPTRYL: pha 2g/1 lít nước uống.
- Kết hợp dùng ELECTROLYTE: 1g/2 lít nước uống, để tăng sức kháng bệnh, mau phục hồi sức khỏe.
-Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB

(theo SAIGONVET)
 


Last edited:


Back
Top