Bí quyết nuôi lợn rừng lớn nhanh như thổi, thịt săn chắc

Hiện nay, có rất nhiều người nuôi lợn rừng vì vật nuôi này có khả năng kháng bệnh tốt, giá bán cao. Nhưng theo thống kê, cứ 100 hộ nuôi thì có đến 95 hộ gặp thất bại do thiếu kiến thức, và mắc nhiều sai lầm về nuôi con đặc sản này.


Theo anh Thắng, một chủ trang trại lợn rừng hữu cơ quy mô lớn ở Việt Nam, sai lầm nghiêm trọng nhất là các chủ trang trại thường chăn thả lợn rừng hoang dã, hoặc nhốt chung quá nhiều cá thể trong một chuồng dẫn đến hiện tượng giao phối cận huyết (hiện tượng lợn bố mẹ giao phối với lợn con, các con trong cùng một đàn giao phối với nhau).

1456374755-lon-1.jpg


Cận cảnh một đàn lợn rừng giống thuần chủng.

Phần lớn hiện nay các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ mua một con đực giống, không phân tách lợn khi nuôi nên khó tránh khỏi hiện tượng này. Lợn rừng khi bị cận huyết sẽ mắc phải các hiện tượng như lợn con sinh ra bị quái thai, dị dạng; giảm khả năng sinh sản; khả năng tăng trưởng, thích nghi với điều kiện sống, chống chọi bệnh tật kém. Bà con chú ý, nếu lợn bị cận huyết thì không nuôi để sinh sản, chuyển toàn bộ làm thịt thương phẩm.

Khi nuôi lợn rừng bà con không nên chăn thả tự nhiên, hoang dã 100% sẽ bị cháy bì, thịt khô dẫn tới chất lượng thịt thương phẩm không ngon. “Theo tôi, bà con chỉ nên nuôi nhốt tập trung với mật độ 1m2 / 1 con ngay từ khi mới sinh tới khi đạt cân nặng khoảng 30-40kg (giai đoạn này cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế lợn vận động để đạt tỷ lệ tăng trưởng cao). Sau khi đạt cân nặng mong muốn, trước khi xuất bán từ 1 – 2 tháng thả ra diện tích đất rộng cho chạy nhảy giúp tiêu hao mỡ, bì dày, thịt săn chắc. Lợn rừng nuôi theo hình thức kết hợp cả hoang dã và nuôi nhốt vừa giúp tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt vẫn đảm bảo thơm ngon, giúp người nuôi dễ bán, đạt hiệu quả kinh tế cao” – anh Thắng tiết lộ.

Hầu hết các hộ nuôi lợn rừng hiện nay chỉ cho ăn rau cùng cám ngô, gạo mà không bổ sung thức ăn tinh đạm dẫn tới tốc độ tăng trưởng chậm. Để khắc phục điều này, bà con cần nuôi giun quế (trùn quế) cho lợn rừng ăn.

1456374755-lon-2.jpg


Đàn lợn rừng thương phẩm không nên nuôi thả hoang dã 100%, mà nên nuôi nhốt trong chuồng đến khi đạt trọng lượng mong muốn, trước khi xuất bán từ 1 – 2 tháng, bà con thả ra diện tích đất rộng cho chạy nhảy giúp tiêu hao mỡ, bì dày, thịt săn chắc.

“Ưu điểm của nuôi giun quế trong chăn nuôi lợn rừng: Lợn rừng ăn khỏe, chóng lớn, đẻ nhiều, ít bệnh tật, thịt thơm ngon hơn hẳn so với lợn rừng nuôi thông thường. Tốc độ tăng trọng của lợn rừng tăng trên 70% so với hình thức nuôi thông thường. Tận dụng được nguồn phân thải ra của lợn rừng làm thức ăn cho giun quế không tốn chi phí chăn nuôi. Ngoài ra bà con còn sử dụng phân giun quế để bón cây, cải tạo đất giúp cây trồng tăng trưởng rất nhanh” – anh Thắng chia sẻ.



Theo bà Nguyễn Thị Chính, chủ trang trại lợn rừng nổi tiếng ở huỵên Thanh Sơn, Phú Thọ, nhiều chủ trang trại nuôi lợn rừng hiện nay gặp thất bại do không kiểm soát được bệnh tiêu chảy ở lợn. Lợn rừng khi nuôi thường mắc bệnh tiêu chảy. Đại đa số các hộ dân hiện nay xử lý bằng cách tiêm kháng sinh, cho uống thuốc Tây.Việc sử dụng thuốc tây thường xuyên không chỉ làm tăng chi phí chăn nuôi mà còn làm giảm khả năng tăng trưởng và tồn dư kháng sinh gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.

1456374755-lon-3.jpg


Khu trồng cây thuốc nam dùng để chữa trị bệnh đi ngoài cho lợn rừng tại trang trại của anh Thắng.

Bà Chính cho biết thêm, để kiểm soát bệnh tiêu chảy ở lợn, bà con cần chú ý khi lợn mẹ đang trong quá trình mang thai, nuôi con không cho tắm. Lợn con sinh ra không được để tiếp đất (cần lót rơm, mùn cưa xuống nền chuồng trong quá trình lợn mẹ sinh sản). “Đặc biệt là giai đoạn lợn còn nhỏ không nên tắm, hạn chế tối đa rửa chuồng, luôn giữ chuồng được khô ráo. Khi phát hiện lợn có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy cần nhanh chóng bổ sung lá khổ sâm, lá ổi, nhọ nồi, phèn đen… vào khẩu phần ăn hàng ngày để chữa trị cho đàn lợn tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra” – bà Chính cho hay.

Cũng theo bà Chính, hiện nay, các chủ trang trại còn mắc phải một sai lầm nữa ngay khi chọn mua lợn rừng thương phẩm về nuôi để sinh sản. Do không hiểu về khoa học kỹ thuật nên bà con thường chọn con to, khỏe dẫn đến hiện tượng chọn sai con giống, lợn đẻ ít con, ít sữa và đặc biệt là hay cắn con…

Theo kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi lợn rừng, bà Chính cho rằng khi chọn mua lợn rừng sinh sản, bà con cần phải chú ý đến các yếu tố như chọn những con khỏe mạnh, không mắc dị tật. Mõm dài và thẳng giống mặt ngựa, đầu thanh, lưng thẳng, hông rộng, chân to, cao, chắc khỏe. Đặc biệt là phải chọn lợn có cơ quan sinh dục phát triển bình thường, xương chậu rộng, vú đồng đều, vú lợn có 5 đôi xếp đồng đều mỗi bên.
Nguồn: Báo Dân Việt
Tác giả: Hải Đăng.
(Bài đăng báo thì ai cũng đọc được; quan trọng là ACE xóm Agri tham gia bình lựng xem đúng sai hay dở thế nào. Tôi cũng đang nuôi heo rừng với heo tộc thử nghiệm, cũng sẽ\ cố gắng chia sẻ với ACE một chút kinh nghiệm về sau-kể cả thành công hay thất bạ...)
 


trc tên lợn rừng 3F hay trại Hoa Viên giờ thì NTC. Nói chung là bán giống là chính. Cũng công nhận là nuôi nhiều và quy mô. Bên này có cả rau rừng đại ngàn vs gà rừng.
 
Nuôi kiểu này.
Lợn rừng ăn dở hơn cả heo tộc thả rông.
Vâng, rất dở.
 
trc tên lợn rừng 3F hay trại Hoa Viên giờ thì NTC. Nói chung là bán giống là chính. Cũng công nhận là nuôi nhiều và quy mô. Bên này có cả rau rừng đại ngàn vs gà rừng.
Bác có nuôi theo mô hình của NTC chưa chia sẻ kinh nghiệm với? Tôi ở gần trang trại của NTC và cũng đang có quỹ đất rộng định khi có vốn sẽ nuôi một ít
 
Cái này đã đặt quan điểm rất rõ rồi,
thứ nhất là tùy vào kiểu chế biến và đối tượng khách.
Lợn hữu cơ vẫn thúc cám, giá cám thúc trên dưới 500k bao ở giai đoạn tách mẹ. Sau đó thúc tiếp bằng cám cao đạm theo tỉ lệ để lớn nhanh hơn.
90phần trăm trại lợn rừng đều nuôi cám, trên Ba Vì k ngoại lệ.
Tại sao t nói do chế biến?
Những con lợn nuôi thực vật có hàm lượng sinh tố cao hơn, chỉ thích hợp luộc hấp hoặc k chế biến nhiệt sâu cho hương vị đặc biệt nhất.
Còn nhóm ăn cám, vẫn tiêu thụ tốt vì thêm hương liệu gia vị vào, nhất là món nướng. Trong chế biến nhiệt này, nếu k có gia vị, món ăn dở tệ. Vì nhiệt cao, lâu tạo ra phân tầng lớp thịt rõ rệt hơn, thớ thịt đều kém dai hơn vì tăcn có gốc động vật.
Chả ai nuôi hữu cơ mà k dùng cám tinh đủ đạm ăn thẳng. Vì nếu ăn tinh thô xanh, bắp hay thực vật, tỉ lệ tăng kg hơi trên kg thức ăn là thấp hơn 1:30. Ai đi cắt 30kg thân ngô nuôi 1kg thịt lợn?
Nói rõ hơn về chất lượng thịt liên quan tới khẩu phần ăn.
Ăn thực vật thô xanh chứa cellusơ, bắp cám gạo chứa amylosơ, amylopectin hay nhóm gluxit. Lợn lớn chậm, thịt dai, cho ăn đêm thì thêm mỡ, nhưng lớp mỡ rất thơm, dai, bì dày. Vì thực vật k cân đối axit amin, nhất là lys, met tạo tơ cơ nền.
Còn ăn gốc động vật thì thịt k dai, mỡ bèo nhèo.
Động tác thả là tăng hoạt động tiêu hao năng lượng cơ sở và vận động. Giúp cả xương chắc vì hấp thu vit D, nên nếu lợn có xương mềm là đặc trưng nuôi nhốt kéo dài.
Đương nhiên mỗi loại, thịt mềm cho người lười nhai, trẻ con vì thực tế dễ hấp thụ hơn thịt dai.
 
Mình ko b ạ. Nuôi bt như nta thôi. Mình cũng gần trên Ba Vì, hnao a giao lưu?
Mình ở gần khu Hoà Lạc, hôm nào kiếm mấy anh em cùng làm trang trại trong khu vực cùng giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
 

mọi người có đia chỉ nào bán giống đảm bảo và giá mềm không
mọi người có đia chỉ nào bán giống đảm bảo và giá mềm không
 
Mình ở gần khu Hoà Lạc, hôm nào kiếm mấy anh em cùng làm trang trại trong khu vực cùng giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau
Bác ở Yên bình à ? không biết có phải hàng xóm không ? tôi cũng gần NTC
 
Nuôi thái làm gì, nuôi lợn ta ấy. Mình cũng 150 nhưng k ăn cám. Ăn ngô, gạo lứt và bã nành. Phát dục lần 2 là phối ngon lành. Vì lợn nào vỗ béo là chậm phát dục, thậm chí tịt. Nhà mình đang có đàn 15 con trên 15 kg. 2 nái sắp đẻ, 2 nái đang chờ đực. Dù sao rừng thái hay ta đều tốt cả, phải đặt chất lượng tă lên hàng đầu.
 
Nuôi thái làm gì, nuôi lợn ta ấy. Mình cũng 150 nhưng k ăn cám. Ăn ngô, gạo lứt và bã nành. Phát dục lần 2 là phối ngon lành. Vì lợn nào vỗ béo là chậm phát dục, thậm chí tịt. Nhà mình đang có đàn 15 con trên 15 kg. 2 nái sắp đẻ, 2 nái đang chờ đực. Dù sao rừng thái hay ta đều tốt cả, phải đặt chất lượng tă lên hàng đầu.
nhưng lợn rừng ta tỉ lệ nạc ít , nhiều mỡ. còn lợn rừng thái thì ngược lại . mình tìm hiểu thấy vậy . còn thực tế thì chưa dk tận mắt thịt . bạn có kinh nghiệm thực tế thì có thể chia sẻ giúp mình về chất lượng thịt của con lợn rừng ta mà bạn đang nuôi dk ko
 
Luyên huyên quá, b cho nó ăn gì, mấy bữa hay như thế nào. Sẽ tạo ra chất lượng thịt theo mong muốn. K ai hiểu rõ gia súc hơn người đầu tắt mặt tối nuôi chúng. Mình nói chuyện với nhiều chủ hàng ăn nổi, bếp trưởng, quản lý hàng thú rừng. Họ k nuôi, nên họ rất huyên thuyên, chả hiểu gì sất ngoài tiền.
Nguyên tắc là k so sánh kiểu đầu voi đuôi chuột như là "lợn nhà mày ăn k ngon, mà đắt tận trăm rưỡi, có thằng nó nháy t lợn ngon 3 lít. Thế là t mua, bao ngon" bla bla.
Nhà m k bán, nuôi thịt vứt tủ đông. Giờ nuôi nhiều gà ăn k hết nên mới còn. Nhưng m k quảng bá, nói để b hiểu là ai nuôi đổ miệng trực tiếp mới thấu hiểu con rừng này.
Như mình đã từng trả lời ở bài này, nếu b muốn mỡ nhiều, hãy cho ăn nhóm tinh bột như ngũ cốc. Muốn mỡ tan nhanh hay k dai mỡ, ăn thêm đạm. Trường hợp vỗ béo bằng cám là tăng trọng nhanh, có YẾM, chậm phát dục.
Để dễ hiểu thì b phải học chút xíu, con vật tăng trọng được nhờ năng lượng dư thừa. Năng lượng lấy từ đạm, chất béo, đường bột. Đa số nuôi nhốt là nuôi vỗ béo, để lợn k vận động. Năng lượng trao đổi cơ sở chiếm khoảng trên 50 phần trăm, chỉ để tồn tại là hoạt động thở, trao đổi chất cơ sở trong tế bào,...
Khi b muốn lợn tăng trọng nhanh hơn , b phải cho nó ăn nhiều năng lượng hơn, hơn nữa. Nhưng mỗi nhóm sinh năng lượng cho ra mỗi kết quả khác nhau.
Nếu b cho ăn toàn thô xanh, lợn tăng trọng chậm nhất vì nó k có áo tơi, k phải loài nhai lại, tuy nhiên lớp da rất dòn dày, lớp mỡ rất ít, dai và thơm miếng thịt.
Bỏ thô xanh, chuyển dần qua gluxit, amylosơ, amylopectin là gạo, ngô hay ngũ cốc. Lợn vẫn mỡ tuy nhiên mỡ vẫn dai trung bình. Vì nhóm gluxit rất ít đạm, dưới 10phần trăm nên lợn tăng trọng chủ yếu là mỡ, xẻ thịt nạc tinh thấp. Anh họ mình nuôi kiểu này.
Nếu b cho ăn tă trên 15 độ đạm. Thì phải biết nó nghiêng về đạm động hay thực vật. Vì đạm động vật dễ tiêu, cân đối axit amin. Còn thực vật thì không, mất cân đối. Song mỗi thứ đều có lợi riêng.
Cụ thể là khi b cho ăn đạm thực vật , điển hình bã nành tươi thì thịt thơm dai, mỡ dai nhất. Nó thơm vì bã nành tươi hay thực vật xanh vẫn còn giữ nhiều vitamin, chất béo, kích tố giống estrogen. Nếu ăn khô đậu, qua quá trình chế biến cho độ đạm cao, dễ tiêu nhưng k thể thơm bằng.
Khi đạm gốc động vật, cũng cần quan tâm là tươi hay qua bảo quản, vì lợi ích dễ tiêu. Tăng trọng nhanh, thịt xẻ cao, quan trọng là thịt k dai. Nhưng lạm dụng tă giàu đạm này làm lợn béo mỡ do phần đạm dư chuyển hóa thành mỡ, lợn dễ mắc bệnh đường ruột nữa.
Còn ăn thẳng tă giàu chất béo thì hầu như ít ai cho ăn vì lợn khó tiêu hóa. Tăng trọng thấp, chậm phát dục.
Tóm tắt, lợn ăn thực vật chỉ luộc, hấp ngon. Vì thịt mỡ dai, giàu sinh tố, nhất là e. Lợn ăn động vật, cám thì thịt mỡ mềm dễ tiêu nhưng k thơm ngon, dùng chế biến cùng gia vị, nhiệt sâu như nướng, chả dồi. Chứ đem lợn ăn tv đi nướng khô không khốc, dai nhách. Ngược lại đem lợn ăn cám đi luộc váng mỡ dày.
Yếm, váng mỡ, hương vị thịt luộc. Một miếng thịt cho rất nhiều cách nuôi. Vỗ béo, ăn no và ăn đêm thì rất mỡ.
Diễn đạt k hề dễ vì b k vứt tủ ăn dần, đi ăn quán "đặc sản" một lần. Nên b cứ hỏi
 
Luyên huyên quá, b cho nó ăn gì, mấy bữa hay như thế nào. Sẽ tạo ra chất lượng thịt theo mong muốn. K ai hiểu rõ gia súc hơn người đầu tắt mặt tối nuôi chúng. Mình nói chuyện với nhiều chủ hàng ăn nổi, bếp trưởng, quản lý hàng thú rừng. Họ k nuôi, nên họ rất huyên thuyên, chả hiểu gì sất ngoài tiền.
Nguyên tắc là k so sánh kiểu đầu voi đuôi chuột như là "lợn nhà mày ăn k ngon, mà đắt tận trăm rưỡi, có thằng nó nháy t lợn ngon 3 lít. Thế là t mua, bao ngon" bla bla.
Nhà m k bán, nuôi thịt vứt tủ đông. Giờ nuôi nhiều gà ăn k hết nên mới còn. Nhưng m k quảng bá, nói để b hiểu là ai nuôi đổ miệng trực tiếp mới thấu hiểu con rừng này.
Như mình đã từng trả lời ở bài này, nếu b muốn mỡ nhiều, hãy cho ăn nhóm tinh bột như ngũ cốc. Muốn mỡ tan nhanh hay k dai mỡ, ăn thêm đạm. Trường hợp vỗ béo bằng cám là tăng trọng nhanh, có YẾM, chậm phát dục.
Để dễ hiểu thì b phải học chút xíu, con vật tăng trọng được nhờ năng lượng dư thừa. Năng lượng lấy từ đạm, chất béo, đường bột. Đa số nuôi nhốt là nuôi vỗ béo, để lợn k vận động. Năng lượng trao đổi cơ sở chiếm khoảng trên 50 phần trăm, chỉ để tồn tại là hoạt động thở, trao đổi chất cơ sở trong tế bào,...
Khi b muốn lợn tăng trọng nhanh hơn , b phải cho nó ăn nhiều năng lượng hơn, hơn nữa. Nhưng mỗi nhóm sinh năng lượng cho ra mỗi kết quả khác nhau.
Nếu b cho ăn toàn thô xanh, lợn tăng trọng chậm nhất vì nó k có áo tơi, k phải loài nhai lại, tuy nhiên lớp da rất dòn dày, lớp mỡ rất ít, dai và thơm miếng thịt.
Bỏ thô xanh, chuyển dần qua gluxit, amylosơ, amylopectin là gạo, ngô hay ngũ cốc. Lợn vẫn mỡ tuy nhiên mỡ vẫn dai trung bình. Vì nhóm gluxit rất ít đạm, dưới 10phần trăm nên lợn tăng trọng chủ yếu là mỡ, xẻ thịt nạc tinh thấp. Anh họ mình nuôi kiểu này.
Nếu b cho ăn tă trên 15 độ đạm. Thì phải biết nó nghiêng về đạm động hay thực vật. Vì đạm động vật dễ tiêu, cân đối axit amin. Còn thực vật thì không, mất cân đối. Song mỗi thứ đều có lợi riêng.
Cụ thể là khi b cho ăn đạm thực vật , điển hình bã nành tươi thì thịt thơm dai, mỡ dai nhất. Nó thơm vì bã nành tươi hay thực vật xanh vẫn còn giữ nhiều vitamin, chất béo, kích tố giống estrogen. Nếu ăn khô đậu, qua quá trình chế biến cho độ đạm cao, dễ tiêu nhưng k thể thơm bằng.
Khi đạm gốc động vật, cũng cần quan tâm là tươi hay qua bảo quản, vì lợi ích dễ tiêu. Tăng trọng nhanh, thịt xẻ cao, quan trọng là thịt k dai. Nhưng lạm dụng tă giàu đạm này làm lợn béo mỡ do phần đạm dư chuyển hóa thành mỡ, lợn dễ mắc bệnh đường ruột nữa.
Còn ăn thẳng tă giàu chất béo thì hầu như ít ai cho ăn vì lợn khó tiêu hóa. Tăng trọng thấp, chậm phát dục.
Tóm tắt, lợn ăn thực vật chỉ luộc, hấp ngon. Vì thịt mỡ dai, giàu sinh tố, nhất là e. Lợn ăn động vật, cám thì thịt mỡ mềm dễ tiêu nhưng k thơm ngon, dùng chế biến cùng gia vị, nhiệt sâu như nướng, chả dồi. Chứ đem lợn ăn tv đi nướng khô không khốc, dai nhách. Ngược lại đem lợn ăn cám đi luộc váng mỡ dày.
Yếm, váng mỡ, hương vị thịt luộc. Một miếng thịt cho rất nhiều cách nuôi. Vỗ béo, ăn no và ăn đêm thì rất mỡ.
Diễn đạt k hề dễ vì b k vứt tủ ăn dần, đi ăn quán "đặc sản" một lần. Nên b cứ hỏi
Quá hay
 
Tôi ở Đồng Trúc, cũng có vườn ở Thạch Hoà. Nghe nói mô hình NTC lâu và cũng thích nuôi con lợn rừng nhưng chưa có điều kiện
Tôi thấy họ bán giống và bắt giống bán thôi bác, lợn con bác thiến rồi họ không bắt :)
 
Em chào Bác. Em thấy Bác rất có kinh nghiệm về con lợn rừng này, em đang chuẩn bị nuôi muôn được học hỏi từ Bác . Bác cho em xin nich FB của bác ạ. Thứ nhất em muốn Bác cho em xin 1 số ý kiến , nếu được em sẽ bắt giống luôn. Cảm ơn Bác!!
 


Back
Top