Bí quyết trồng ớt sai trĩu quả và làm cây cảnh trong nhà

Cách trồng ớt tại nhà cho những cây ớt sai trĩu quả, ăn cay xé lưỡi.
Ớt không chỉ là một loại gia vị, nó còn là một loại rau và thuốc rất được yêu thích. Ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam, ớt trở thành một thứ không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực. Việc ăn ớt cay cho phép cơ thể bạn trải nghiệm những cảm giác mạo hiểm, phiêu lưu mà lại không hề tổn hại đến sức khỏe nếu sử dụng đúng mức.


Ớt không thể thiếu được trong hầu hết các nền ẩm thực trên thế giới.

Nếu bạn có ý định trồng loại cây gia vị nào đó tại nhà, hãy dành sự ưu tiên nhất cho cây ớt. Đơn giản bởi ngoài việc nó được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn thì bản thân cây ớt cũng tương đối dễ trồng hơn các loại cây gia vị khác. Tuy nhiên để việc trồng ớt thật sự mang đến kết quả tốt: cây ra nhiều trái, trái lớn, có vị cay như mong muốn thì phải học hỏi nhiều về cách trồng. Đẹp Online sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết cần thiết nhất để tự tạo ra biểu tượng của vị cay ngay tại nhà mình.
Chọn giống - chỉ thiên hay chỉ địa?
Ớt có 2 nhóm chính là nhóm ớt chỉ thiên (trái hướng lên trời) và nhóm ớt chỉ địa (trái hướng xuống đất). Nhóm ớt chỉ thiên hay được dùng trong bữa ăn gia đình, có trái nhỏ, trồng nhiều trong mùa mưa và ít bị sâu bệnh. Ớt chỉ thiên thường có vị cay thơm, tuy trái nhỏ nhưng độ cay từ trung bình cho đến cao, có loại cay "xé lưỡi". Còn nhóm ớt chỉ địa trái thường to, hay dùng trong các quán ăn, nhà hàng. Ớt chỉ địa có độ cay từ thấp đến trung bình nên thích hợp để xắt lát ăn tươi, bằm nhỏ hay xay ra để làm tương ớt. Nhóm ớt này dễ bị sâu hại tấn công và cũng dễ bị thối trái hơn khi thời tiết vào mùa mưa.


Ớt chỉ thiên (trái) và ớt chỉ địa (phải).

Vì mỗi nhóm ớt có rất nhiều loại khác nhau nên tùy theo nhu cầu của mình hãy chọn một loại phù hợp nhất. Ai đó là người kỹ tính hoặc thích trồng giống ớt lạ thì có thể mua hạt giống tại các cửa hàng hoặc các cơ sở bán giống cây trồng, quan trọng là phải chọn loại tốt, không có mầm bệnh.. Còn đơn giản nhất là bạn ra chợ hoặc siêu thị mua ớt rồi tự lấy hạt từ nó và bắt tay vào công cuộc ươm mầm. Hãy kiểm tra lại, hạt nào bị vỡ - gãy hay biến dạng thì hãy loại bỏ. Hạt mầm nếu có đốm đen thì có 50% khả năng là đang mang mầm bệnh.
Gieo mầm
Sau khi đã chọn được mầm cây thích hợp, chúng ta có thể bắt đầu việc gieo mầm. Cây nảy mầm tốt hay không phụ thuộc vào 4 yếu tố chính: đất trồng, nhiệt độ, độ ẩm và dưỡng khí.
- Trước khi gieo nên xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (nhiệt độ khoảng tren 50°C) trong vòng 30 phút, sau đó phơi khô dưới ánh mặt trời.


Những thứ cần chuẩn bị để gieo mầm giống ớt.

- Dù bạn gieo mầm trong bất cứ thứ gì cũng phải đảm bảo rằng phải được thoát nước tốt. Đất trước khi trồng ớt phải cày xới cho tơi. Gieo hạt trên bề mặt đất và phủ lên bên trên nó một lớp chất khoáng hoặc phân bón mỏng khoảng chừng từ 2 - 4 mm. Gieo mầm quá sâu sẽ khiến chúng không hấp thu được năng lượng từ ánh sáng mặt trời và khó nảy mầm.
- Giai đoạn này cần tưới một chút nước lên bề mặt đất để tạo độ ẩm, chú ý không tưới quá nhiều sẽ gây úng.
Khoảng từ 5 ngày đến khoảng 2 tuần cây sẽ nảy mầm, tùy vào giống cây của bạn. Lúc này mầm cây rất nhạy cảm nên đừng tác động tới chúng là hơn. Đây cũng là thời điểm cây cần tới ánh sáng đầy đủ, hãy đảm bảo chúng được "hẹn hò" với ánh nắng mặt trời thường xuyên hơn nhé.

Trồng cây nhỏ

Khi hạt mọc lên đôi lá đầu tiên, đó chính là đôi lá mầm, hãy kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi chúng ra tới đôi lá thứ 2, đây mới là đôi lá thật. Giờ thì chúng đã sẵn sàng để được chuyển tới trồng trong một chậu cây "tử tế" để có thể phát triển một cách tốt nhất. Chậu càng lớn thì cây càng có tiềm năng phát triển hơn, nhưng nhớ ở dưới đáy chắc chắn phải có lỗ để thoát nước. Nên trồng vào lúc chiều mát, tạm thời chưa đưa cây ra chỗ có nắng quá gắt.


Dựng cột giúp cây trụ vững trong lúc còn non.



Tỉa phần ngọn để cây phát triển nhánh mới.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, cây cũng cứ lặng lẽ lớn lên, cho đến khi cây "nhi đồng" cao đến khoảng 20cm thì chính là lúc chúng cần "dựa dẫm". Hãy buộc cây vào một que dài đặt trong chậu để hỗ trợ chúng có thể đứng thẳng. Thời điểm cây cao khoảng 30cm hãy bắt đầu "công cuộc" tỉa nhánh, ngắt phần ngọn cây. Việc này góp phần giúp cho cây phát triển thêm nhiều nhánh mới.
Chăm sóc cho cây

Nếu như con người có thể bồi bổ bằng các thực phẩm dinh dưỡng thì hầu như cây nào cũng thích được bồi bổ bằng phân bón. Muốn cây phát triển thật tốt, thật hoàn hảo thì chắc chắn bạn không thể không để tâm tới chuyện này.
Sau khi trồng 10 ngày có thể tiến hành bón thúc cho cây "nhi đồng". Tùy vào quá trình phát triển và lượng phân bón mà chế độ bón khác nhau. Thường những nông dân trồng cây ớt chuyên nghiệp và với số lượng lớn thì hay dùng kết hợp phân urê, kali, phân NPK, Calcium nitra... Trong điều kiện trồng ở nhà không thể như vậy nên có thể chỉ cần dùng phân có hỗn hợp NPK gồm đạm, lân, kali có bán sẵn ở các cửa hàng. Phải lưu ý rằng nếu cây có quá nhiều đạm thì sẽ ra toàn lá - ít quả, hoặc thậm chí là còn không có quả. Còn nếu không đủ đạm thì cây có thể bị tàn úa. Chính vì vậy nên nếu bạn trồng ớt mà thấy thu hoạch bội thu... lá mà không thấy quả đâu thì có nhiều khả năng do bị "bội thực" chất đạm. Thời điểm bông hoa đầu tiên xuất hiện, hãy bón bổ sung cho cây một ít phân kali.


Chăm bón cho cây thật chu đáo để không... hụt hẫng khi kết quả nhận được không như mong muốn.

Ra hoa - kết trái
Ngày cây ra hoa cũng giống như lúc một cô gái bước sang tuổi xuân thì vậy, biết khoe hương và khoe sắc. Hoa ớt thường hầu hết là có màu trắng, tùy theo chủng loại cây. Xét về "nhan sắc" thì hoa ớt không có gì đặc biệt, rất mộc mạc và nhỏ xinh, nếu có khen thì chắc nên dùng hai chữ "dễ thương" là hợp.
Thời điểm cây ra hoa rất quan trọng, là lúc quyết định đến việc cây sẽ mọc quả thế nào. Hãy giúp cây có được sự thụ phấn tốt bằng cách dùng ngón tay trực tiếp quệt nhẹ lấy phấn và đưa vào nhị hoa. Hoặc đơn giản hơn có thể rung nhẹ cây trong khoảng 10 giây để phấn hoa tự rơi vào nơi cần đến.


Cây ớt ra hoa.



Hoa rụng để quả có cơ hội phát triển.

Sau khi được thụ phấn, nếu không gặp bất cứ tai nạn nào (cháy nắng, ngập úng, sâu bệnh...) thì một thời gian sau chắc chắn cây ớt sẽ ra quả. Lúc này các cánh hoa sẽ dần rơi rụng, và phần giữa sẽ phình lên. Tùy thuộc vào giống cây ớt bạn trồng mà quả sẽ mọc nhanh hay chậm, và tốc độ chuyển từ xanh đến chín sẽ khác nhau. Hầu hết các loại ớt đến khi quả đỏ rực chính là lúc thích hợp nhất để thu hoạch.
Các bệnh thường gặp
Giống như bất cứ loại cây nào, cây ớt cũng có nhiều nguy cơ mắc phải sâu bệnh:
- Bệnh héo cây con thường gặp khi cây trồng khoảng 1 tháng tuổi, có thể dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B... để giúp cây "qua cơn nguy biến".
- Bệnh do vi khuẩn hoặc nấm có thể gây loét quả, đốm lá, thối mềm, bạc lá, mốc trắng... sử dụng thuốc diệt nấm thích hợp để trị.
- Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil.



Cây ớt phát triển khỏe mạnh sẽ đem đến thành quả là những trái ớt ngon và cay xè lưỡi.

- Nếu cây ớt gặp phải sâu, rầy... hãy dùng các thuốc trị phổ biến như Actara, Ba Đăng, Rholam, Karate, Masal, Confidor. Với bọ trĩ, bọ phấn trắng, có thể tiêu diệt bằng Confidor, Admire.
- Sâu ăn tạp gây hại trên lá và cây con, trực tiếp ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non. Nếu thấy chưa hết hoặc khó bắt quá có thể dùng Sumicidin, Cymbus, Decis...

Dù dùng bất cứ loại thuốc nào cũng phải chú ý tới việc đọc hướng dẫn sử dụng.
Chúc các bạn thành công.
 


Trích dẫn bài tôi đăng trên Face Book:

Status này bàn về Cây Ớt.

Đây là ớt gieo để ươm. Hộc này là ớt cay nhất thế giới, mùi ớt thơm ngon rất mạnh. Gieo muộn quá, cây còn nhỏ xíu. Trái nó gần bằng ngón chân cái, đầu nhọn hoắt, thân trái nổi rõ múi quăn queo chứng tỏ rỗng ruột, cùi không dày, chín màu da cam hay màu vàng sẫm. Ớt này bị bệnh héo rụng lá của virus trong đất vườn này, nhưng không nặng lắm, vẫn kịp chín trái trước khi virus ăn dần từ gốc lên.

Hộc đằng xa là ớt cùi dày, giòn ngọt, cay vừa, được người Việt ở Hartford ưa chuộng nhất. Bằng chứng là các tiệm phở đều có ớt này. Trái nó bằng cỡ ngón tay cái, và to nhất thì bằng ngón chân cái, đầu tù, thân tròn căng, ăn xanh sẫm. Ớt này chưa thử nghiệm với Virus rụng lá.

11401001_922960114438329_3078688850395395166_n.jpg


Đây là khay ớt Ý (Italian pepper). Cỡ trái bằng ngón tay, dài gần 1 gang tay, đầu hơi nhọn, thân hơi thấy 3 múi quăn nhẹ, độ cay vừa phải, mùi vị khá, ăn khi nửa đỏ nửa xanh. Không bị Virus rụng lá. Sau khi ươm trong hộc, thì đưa ra trồng trong khay. Mỗi bầu một cây riêng. Khi cây cao 1 ngón tay, lâu nhất là 1 gang tay thì phải trồng xuống đất, vì rễ đã chật cứng trong bầu, cần đất để phát triển bình thường, đỡ công chăm sóc.


11425228_922960194438321_8244321732968187893_n.jpg


Hình cuối cùng là ớt cùi dày. Hình này cho thấy cách mọc cành và ra trái của ớt. Ớt khỏi cần bấm ngọn tỉa cành. Nó tự chẽ nhánh rất sớm. Chẽ cành làm đôi, hình chữ Y, như cách trổ cành của cây Cà, nhưng chẽ nhánh rất mau. Ở mỗi đốt, thì trổ bông, và mỗi chùm bông chỉ có 1 trái thôi. Ớt chỉ thiên thì mỗi chùm bông có giống có chục trái.
Coi hình thì biết chủ vườn không chăm sóc kỹ. Trong vườn đủ các loại cây trồng và cây dại, không ra hàng lối gì. Hai cây ớt cùng giống cùng lứa thì cây cao cây thấp, cây xanh cây vàng, cây sai cây chưa có trái. Ắt hẳn trái nhỏ bé còi cọc rồi. Thật ra, mấy cây này trồng sát mép bờ bê tông, giữa nhà thành phố, thời gian nắng từ 1 giờ chiều đến 5 giờ. Mùa hè ở đây mặt trời mọc từ trước 6 giờ sáng và lặn sau 6 giờ tối. Vì thế, mấy cây này bị thiếu nắng làm cây chậm lớn, và gày yếu. Nếu có nắng đủ thì cao to hơn, lá xanh sẫm hơn, thân và cành bụ và cứng hơn. Cây cũng bị kém độ ẩm, vì ảnh hưởng của diện tích bê tông khá lớn ở sát ngay bên, khiến nhiệt độ quá cao, mất nước trong đất nhiều. Lúc nắng, nhiệt độ ở mặt bê tông có thể trên 40 độ. Đoán mò thế thôi, vì chân đất không thể giẫm lên được. Điều đó khiến cho chủ nó không dám bón nhiều phân hóa học, dễ làm cháy rễ. Ớt có thể bón phân hóa học khi trái còn nhỏ. Khi trái lớn mà bón phân hóa học, thì chủ ăn phải chất hóa học chưa phân hủy hết đã dẫn lên trái. Vì vậy, chủ nó đành bó tay, chỉ tưới nước thôi, được trái nào thì ăn trái đó.

10255948_922960221104985_6671847220108261974_n.jpg

Bài này có vài chỗ sai:

Làm chỗ dựa cho cây: Ớt là cây rất cứng, rất khỏe,
không cần chỗ dựa. Cây ớt mà yếu, là vì thiếu nắng,
hoặc là bón quá nhiều phân đạm và tưới nhiều.

growing_chillies_fertilizer.jpg


Phải bấm ngọn tỉa cành cho ớt: Ớt tự phân cành đẻ
nhánh rất mau mắt nếu trái nhỏ, và thưa mắt nếu là
giống trái lớn. Ớt trong hình này là giống trái lớn
cỡ ngón chân cái, dáng trái ngắn mập chứ không dài,
và trái móp méo chứ không trơn tròn, mỗi nách có một
trái, và chẽ nhánh khá dày. Có thể nhìn lá ớt mà biết
trái:

bhut.jolokia.seedlings.jpg


Ớt dại mọc trên rừng Việt Bắc có thể cao 2 gang tay
mới chẽ nhánh. Nếu trồng nó ở chỗ nắng, chỉ 1 gang tay
thôi là chẽ nhánh rồi. Có giống ớt chẽ nhánh rất sớm
Ớt Mỹ thường chẽ nhánh và ra trái sớm, đến nỗi trái
đầu tiên mọc ra chạm đất, và cao hơn chẽ nhánh của nó.
Coi cây ớt thứ hai trong hình của tôi sẽ thấy.

10255948_922960221104985_6671847220108261974_n.jpg


Coi cành lá biết trái:

chilli_halfpepper.jpg


Đây là giống trái khá lớn, cỡ ngón tay, dài 1 gang,
cùi hơi dày, không cay lắm, tương đương với giống
ớt Ý (Italian pepper) người Hà Nội gọi là Ớt Sừng Bò.
Ớt này khá ngon về mọi mặt, được nhiều người ăn. Một
số người chê là không đủ cay. Đối với tôi thì vừa cay.
 
Trích dẫn bài tôi đăng trên Face Book:

Status này bàn về Cây Ớt.

Đây là ớt gieo để ươm. Hộc này là ớt cay nhất thế giới, mùi ớt thơm ngon rất mạnh. Gieo muộn quá, cây còn nhỏ xíu. Trái nó gần bằng ngón chân cái, đầu nhọn hoắt, thân trái nổi rõ múi quăn queo chứng tỏ rỗng ruột, cùi không dày, chín màu da cam hay màu vàng sẫm. Ớt này bị bệnh héo rụng lá của virus trong đất vườn này, nhưng không nặng lắm, vẫn kịp chín trái trước khi virus ăn dần từ gốc lên.

Hộc đằng xa là ớt cùi dày, giòn ngọt, cay vừa, được người Việt ở Hartford ưa chuộng nhất. Bằng chứng là các tiệm phở đều có ớt này. Trái nó bằng cỡ ngón tay cái, và to nhất thì bằng ngón chân cái, đầu tù, thân tròn căng, ăn xanh sẫm. Ớt này chưa thử nghiệm với Virus rụng lá.

11401001_922960114438329_3078688850395395166_n.jpg


Đây là khay ớt Ý (Italian pepper). Cỡ trái bằng ngón tay, dài gần 1 gang tay, đầu hơi nhọn, thân hơi thấy 3 múi quăn nhẹ, độ cay vừa phải, mùi vị khá, ăn khi nửa đỏ nửa xanh. Không bị Virus rụng lá. Sau khi ươm trong hộc, thì đưa ra trồng trong khay. Mỗi bầu một cây riêng. Khi cây cao 1 ngón tay, lâu nhất là 1 gang tay thì phải trồng xuống đất, vì rễ đã chật cứng trong bầu, cần đất để phát triển bình thường, đỡ công chăm sóc.


11425228_922960194438321_8244321732968187893_n.jpg


Hình cuối cùng là ớt cùi dày. Hình này cho thấy cách mọc cành và ra trái của ớt. Ớt khỏi cần bấm ngọn tỉa cành. Nó tự chẽ nhánh rất sớm. Chẽ cành làm đôi, hình chữ Y, như cách trổ cành của cây Cà, nhưng chẽ nhánh rất mau. Ở mỗi đốt, thì trổ bông, và mỗi chùm bông chỉ có 1 trái thôi. Ớt chỉ thiên thì mỗi chùm bông có giống có chục trái.
Coi hình thì biết chủ vườn không chăm sóc kỹ. Trong vườn đủ các loại cây trồng và cây dại, không ra hàng lối gì. Hai cây ớt cùng giống cùng lứa thì cây cao cây thấp, cây xanh cây vàng, cây sai cây chưa có trái. Ắt hẳn trái nhỏ bé còi cọc rồi. Thật ra, mấy cây này trồng sát mép bờ bê tông, giữa nhà thành phố, thời gian nắng từ 1 giờ chiều đến 5 giờ. Mùa hè ở đây mặt trời mọc từ trước 6 giờ sáng và lặn sau 6 giờ tối. Vì thế, mấy cây này bị thiếu nắng làm cây chậm lớn, và gày yếu. Nếu có nắng đủ thì cao to hơn, lá xanh sẫm hơn, thân và cành bụ và cứng hơn. Cây cũng bị kém độ ẩm, vì ảnh hưởng của diện tích bê tông khá lớn ở sát ngay bên, khiến nhiệt độ quá cao, mất nước trong đất nhiều. Lúc nắng, nhiệt độ ở mặt bê tông có thể trên 40 độ. Đoán mò thế thôi, vì chân đất không thể giẫm lên được. Điều đó khiến cho chủ nó không dám bón nhiều phân hóa học, dễ làm cháy rễ. Ớt có thể bón phân hóa học khi trái còn nhỏ. Khi trái lớn mà bón phân hóa học, thì chủ ăn phải chất hóa học chưa phân hủy hết đã dẫn lên trái. Vì vậy, chủ nó đành bó tay, chỉ tưới nước thôi, được trái nào thì ăn trái đó.

10255948_922960221104985_6671847220108261974_n.jpg

Bài này có vài chỗ sai:

Làm chỗ dựa cho cây: Ớt là cây rất cứng, rất khỏe,
không cần chỗ dựa. Cây ớt mà yếu, là vì thiếu nắng,
hoặc là bón quá nhiều phân đạm và tưới nhiều.

growing_chillies_fertilizer.jpg


Phải bấm ngọn tỉa cành cho ớt: Ớt tự phân cành đẻ
nhánh rất mau mắt nếu trái nhỏ, và thưa mắt nếu là
giống trái lớn. Ớt trong hình này là giống trái lớn
cỡ ngón chân cái, dáng trái ngắn mập chứ không dài,
và trái móp méo chứ không trơn tròn, mỗi nách có một
trái, và chẽ nhánh khá dày. Có thể nhìn lá ớt mà biết
trái:

bhut.jolokia.seedlings.jpg


Ớt dại mọc trên rừng Việt Bắc có thể cao 2 gang tay
mới chẽ nhánh. Nếu trồng nó ở chỗ nắng, chỉ 1 gang tay
thôi là chẽ nhánh rồi. Có giống ớt chẽ nhánh rất sớm
Ớt Mỹ thường chẽ nhánh và ra trái sớm, đến nỗi trái
đầu tiên mọc ra chạm đất, và cao hơn chẽ nhánh của nó.
Coi cây ớt thứ hai trong hình của tôi sẽ thấy.

10255948_922960221104985_6671847220108261974_n.jpg


Coi cành lá biết trái:

chilli_halfpepper.jpg


Đây là giống trái khá lớn, cỡ ngón tay, dài 1 gang,
cùi hơi dày, không cay lắm, tương đương với giống
ớt Ý (Italian pepper) người Hà Nội gọi là Ớt Sừng Bò.
Ớt này khá ngon về mọi mặt, được nhiều người ăn. Một
số người chê là không đủ cay. Đối với tôi thì vừa cay.
facebook của bác anhmytran là nhi
Trích dẫn bài tôi đăng trên Face Book:

Status này bàn về Cây Ớt.

Đây là ớt gieo để ươm. Hộc này là ớt cay nhất thế giới, mùi ớt thơm ngon rất mạnh. Gieo muộn quá, cây còn nhỏ xíu. Trái nó gần bằng ngón chân cái, đầu nhọn hoắt, thân trái nổi rõ múi quăn queo chứng tỏ rỗng ruột, cùi không dày, chín màu da cam hay màu vàng sẫm. Ớt này bị bệnh héo rụng lá của virus trong đất vườn này, nhưng không nặng lắm, vẫn kịp chín trái trước khi virus ăn dần từ gốc lên.

Hộc đằng xa là ớt cùi dày, giòn ngọt, cay vừa, được người Việt ở Hartford ưa chuộng nhất. Bằng chứng là các tiệm phở đều có ớt này. Trái nó bằng cỡ ngón tay cái, và to nhất thì bằng ngón chân cái, đầu tù, thân tròn căng, ăn xanh sẫm. Ớt này chưa thử nghiệm với Virus rụng lá.

11401001_922960114438329_3078688850395395166_n.jpg


Đây là khay ớt Ý (Italian pepper). Cỡ trái bằng ngón tay, dài gần 1 gang tay, đầu hơi nhọn, thân hơi thấy 3 múi quăn nhẹ, độ cay vừa phải, mùi vị khá, ăn khi nửa đỏ nửa xanh. Không bị Virus rụng lá. Sau khi ươm trong hộc, thì đưa ra trồng trong khay. Mỗi bầu một cây riêng. Khi cây cao 1 ngón tay, lâu nhất là 1 gang tay thì phải trồng xuống đất, vì rễ đã chật cứng trong bầu, cần đất để phát triển bình thường, đỡ công chăm sóc.


11425228_922960194438321_8244321732968187893_n.jpg


Hình cuối cùng là ớt cùi dày. Hình này cho thấy cách mọc cành và ra trái của ớt. Ớt khỏi cần bấm ngọn tỉa cành. Nó tự chẽ nhánh rất sớm. Chẽ cành làm đôi, hình chữ Y, như cách trổ cành của cây Cà, nhưng chẽ nhánh rất mau. Ở mỗi đốt, thì trổ bông, và mỗi chùm bông chỉ có 1 trái thôi. Ớt chỉ thiên thì mỗi chùm bông có giống có chục trái.
Coi hình thì biết chủ vườn không chăm sóc kỹ. Trong vườn đủ các loại cây trồng và cây dại, không ra hàng lối gì. Hai cây ớt cùng giống cùng lứa thì cây cao cây thấp, cây xanh cây vàng, cây sai cây chưa có trái. Ắt hẳn trái nhỏ bé còi cọc rồi. Thật ra, mấy cây này trồng sát mép bờ bê tông, giữa nhà thành phố, thời gian nắng từ 1 giờ chiều đến 5 giờ. Mùa hè ở đây mặt trời mọc từ trước 6 giờ sáng và lặn sau 6 giờ tối. Vì thế, mấy cây này bị thiếu nắng làm cây chậm lớn, và gày yếu. Nếu có nắng đủ thì cao to hơn, lá xanh sẫm hơn, thân và cành bụ và cứng hơn. Cây cũng bị kém độ ẩm, vì ảnh hưởng của diện tích bê tông khá lớn ở sát ngay bên, khiến nhiệt độ quá cao, mất nước trong đất nhiều. Lúc nắng, nhiệt độ ở mặt bê tông có thể trên 40 độ. Đoán mò thế thôi, vì chân đất không thể giẫm lên được. Điều đó khiến cho chủ nó không dám bón nhiều phân hóa học, dễ làm cháy rễ. Ớt có thể bón phân hóa học khi trái còn nhỏ. Khi trái lớn mà bón phân hóa học, thì chủ ăn phải chất hóa học chưa phân hủy hết đã dẫn lên trái. Vì vậy, chủ nó đành bó tay, chỉ tưới nước thôi, được trái nào thì ăn trái đó.

10255948_922960221104985_6671847220108261974_n.jpg

Bài này có vài chỗ sai:

Làm chỗ dựa cho cây: Ớt là cây rất cứng, rất khỏe,
không cần chỗ dựa. Cây ớt mà yếu, là vì thiếu nắng,
hoặc là bón quá nhiều phân đạm và tưới nhiều.

growing_chillies_fertilizer.jpg


Phải bấm ngọn tỉa cành cho ớt: Ớt tự phân cành đẻ
nhánh rất mau mắt nếu trái nhỏ, và thưa mắt nếu là
giống trái lớn. Ớt trong hình này là giống trái lớn
cỡ ngón chân cái, dáng trái ngắn mập chứ không dài,
và trái móp méo chứ không trơn tròn, mỗi nách có một
trái, và chẽ nhánh khá dày. Có thể nhìn lá ớt mà biết
trái:

bhut.jolokia.seedlings.jpg


Ớt dại mọc trên rừng Việt Bắc có thể cao 2 gang tay
mới chẽ nhánh. Nếu trồng nó ở chỗ nắng, chỉ 1 gang tay
thôi là chẽ nhánh rồi. Có giống ớt chẽ nhánh rất sớm
Ớt Mỹ thường chẽ nhánh và ra trái sớm, đến nỗi trái
đầu tiên mọc ra chạm đất, và cao hơn chẽ nhánh của nó.
Coi cây ớt thứ hai trong hình của tôi sẽ thấy.

10255948_922960221104985_6671847220108261974_n.jpg


Coi cành lá biết trái:

chilli_halfpepper.jpg


Đây là giống trái khá lớn, cỡ ngón tay, dài 1 gang,
cùi hơi dày, không cay lắm, tương đương với giống
ớt Ý (Italian pepper) người Hà Nội gọi là Ớt Sừng Bò.
Ớt này khá ngon về mọi mặt, được nhiều người ăn. Một
số người chê là không đủ cay. Đối với tôi thì vừa cay.
facebook của bác anhmytran là gì ạ, cháu có thể kết bạn qua facebook với bác được chứ ạ
 
Tôi ở miền Bắc nước Mỹ, khá rét.
Mỗi năm chỉ trồng được 6 tháng thôi.
6 tháng kia là băng tuyết, không có
cây nào mọc được. Vì thế, nông nghiệp
ở đây chỉ có một mùa cho tất cả các
cây, và không có thủy canh.

Cả đời tôi chưa trông thấy ai trồng
gì dưới nước ở Mỹ cả. Ở Việt Nam thì
trồng Rau Muống, Bèo, Ấu, Sen, Súng
là thường, và nhất là Lúa.
 


Back
Top