Biện pháp đơn giản để theo dõi sức khõe thủy sản nuôi

[h=3]BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN ĐỂ THEO DÕI SỨC KHỎE THỦY SẢN NUÔI[/h]
c%C3%A1%20%C4%91i%C3%AAu%20h%E1%BB%93ng.jpg


<tbody>
</tbody>
Để hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao, người nuôi phải thường xuyên chăm sóc, theo dõi sức khoẻ động vật thủy sản để có những biện pháp phòng trị kịp thời. Tuy nhiên, để đánh giá đúng sức khỏe động vật thủy sản, từ đó có những biện pháp xử lý phù hợp chúng ta phải dựa vào một số cơ sở nhất định.
Thủy sản nuôi khoẻ mạnh thì khả năng chống chịu lại điều kiện khắc nghiệt của môi trường cao. Do đó, chất lượng cá giống thường được người nuôi đánh giá dựa vào sức khoẻ cá sau khi luyện cá bằng cách nuôi lưu với mật độ cao hoặc cho cá sống trong môi trường nước có độ trong thấp (bằng cách quậy cho nước lên bùn). Còn đối với giống tôm biển, có thể đánh giá chất lượng giống bằng cách gây sốc Formol hay gây sốc bằng nước ngọt (trong thời gian 10-15 phút) nếu tôm giống khoẻ mạnh tỷ lệ tôm sống sẽ cao và ngược lại.
Mỗi chủng loài, mỗi giai đoạn phát triển của thuỷ sản nuôi đều có các tập tính sống khác nhau. Người nuôi nếu nắm được các tập tính này sẽ kiểm tra được sức khỏe động vật thủy sản nuôi. Ở tôm nuôi, giai đoạn ấu trùng, tôm có tập tính hướng quang. Khi ấu trùng khỏe thì tính hướng quang mạnh và ngược lại, do vậy có thể thử tính hướng quang để đánh giá tình trạng sức khỏe của ấu trùng; Trong ao nuôi thương phẩm, nếu tôm sú kéo đàn chạy lòng vòng quanh ao mà không chịu xuống đáy để bắt mồi, ngay cả khi ruột nó không còn thức ăn, điều đó chứng tỏ tôm nuôi đã có vấn đề về sức khỏe hay do nền đáy ao nuôi bị ô nhiễm, hàm lượng ôxy thấp, khí độc cao… Trong các ao nuôi cá, nếu thấy hàng đàn cá nổi lên tầng mặt, nếu thấy bóng người mà chúng không lặn xuống đáy, chứng tỏ cá nuôi đã bị bệnh hoặc hàm lượng ôxy hòa tan trong nước thấp.
Mỗi loài thủy sản nuôi đều có màu sắc đặc trưng khác nhau, do đó, trong quá trình nuôi nếu thấy màu sắc đặc trưng của vật nuôi biến mất, thay vào đó là những màu bất bình thường như hồng đỏ, nhợt nhạt, đen hơn, xanh lơ… là các dấu hiệu cho thấy sức khỏe tôm, cá nuôi không bình thường, có khả năng bị tác nhân sinh vật hay một số yếu tố môi trường bất lợi đã gây ảnh hưởng xấu cho vật nuôi. Một số biểu hiện thường gặp như: khi mang và thân của tôm sú đột ngột chuyển sang màu hồng đỏ, có thể hàm lượng NH3 hoặc pH trong nước vượt mức cho phép, cũng có thể tôm bị các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus xâm nhập. Khi cơ thể tôm sú chuyển sang màu xanh đen kèm theo hiện tượng còi cọc thì biểu hiện này có liên quan đến sự cảm nhiễm virus MBV cao trong mô gan, tụy của tôm. Khi cá nuôi xuất hiện các vệt trắng nhợt trên thân, tại đó vảy bị bong ra, mô dưới vảy hơi sưng, kèm theo các vây cá bị ăn mòn, xơ xác cho thấy cá bị nhiễm vi khuẩn sợi Flexibacter spp…
Khi mang của các loài giáp xác nuôi (tôm, cua) chuyển sang các màu bất thường như vàng, nâu, hồng hay đen, đều chứng tỏ sức khoẻ của các đối tượng này không tốt hay đang bị bệnh. Mỗi màu sắc của mang cũng biểu thị những bệnh lý do những nguyên nhân khác nhau gây ra như: mang có màu hồng thường liên quan tới ôxy hòa tan thấp, NH3 cao; Khi có màu đen có thể do nấm ký sinh, thiếu vitamin C, do lượng chất hữu cơ ở đáy ao cao; Khi mang màu vàng có thể do chất hữu cơ lơ lửng cao (tảo tàn đồng loạt, nước mất màu) hay do ao nuôi có hiện tượng xì phèn…
Sức khoẻ của động vật thủy sản cũng có thể kiểm tra qua những biểu hiện bất thường về hình dạng và sự không đầy đủ của các bộ phận cơ thể. Đối với giáp xác nuôi thường có những biểu hiện như: vỏ bị mềm, bị mòn cụt các phần phụ như chân, râu… Đối với cá bị thường bị mòn cụt hay xơ các vây, dị hình cột sống gây ưỡn lưng, cong thân, mắt cá bị lồi, bụng cá phình to hay tóp lại…
Cuối cùng có thể đánh giá sức khỏe của vật nuôi thông qua lượng thức ăn được sử dụng hàng ngày, thời gian sử dụng hết khẩu phần thức ăn và lượng thức ăn có trong ruột vật nuôi sau bữa ăn. Đa phần các trường hợp bất thường về sức khỏe của động vật thủy sản đều thể hiện bằng biểu hiện kém ăn hoặc bỏ ăn. Tuy nhiên, đối với tôm nuôi, theo kinh nghiệm của nông dân, khi tôm ăn nhiều đột ngột thì đây là lại dấu hiệu cho thấy tôm đã bị nhiễm bệnh (bệnh đốm trắng, đầu vàng, …). Tuy nhiên đối với cá nuôi, nếu lượng thức ăn sử dụng đột ngột giảm thì đó lại là dấu hiệu của bệnh lý hay điều kiện môi trường không tốt./.
Trí Quang - Website thông tin kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang

<tbody>
</tbody>
 




Back
Top