Bình Định: Mô hình trồng mì xen đậu phụng từ trên vùng đất cát - Tăng thu nhập, giảm

  • Thread starter baotoanchemical
  • Ngày gửi
<table width="100%" align="center" cellpadding="1" cellspacing="0"><tbody><tr><td colspan="2" class="v2" valign="top" height="35">Bình Định: Mô hình trồng mì xen đậu phụng từ trên vùng đất cát - Tăng thu nhập, giảm nguy cơ sa mạc hóa </td> </tr> <tr> <td width="50%">Ngày cập nhật trên website Việt Linh:</td> <td width="50%"> 24/4/2011</td> </tr> <tr> <td width="50%">Nguồn tin: </td> <td width="50%">Báo Bình Định, 21/04/2011 </td> </tr> </tbody></table> Được sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật trồng xen giữa cây mì với đậu phụng trên chân đất cát tại huyện Phù Cát (Bình Định). Thực hiện mô hình cho thấy, hiệu quả kinh tế mang lại cao, vừa góp phần tăng thu nhập cho nông dân, vừa giảm nguy cơ sa mạc hóa.
images132140_4-2.jpg

Mô hình trồng mì xen đậu phụng trên vùng đất cát thực hiện tại xã Cát Hiệp (Phù Cát). Ảnh: Nguyễn Hân
Mô hình được triển khai từ năm 2009 đến nay trên chân đất cát thuộc xã Cát Hiệp và Cát Lâm (huyện Phù Cát) với giống mì cao sản KM94 xen với đậu phụng giống L23, quy mô 1,5 ha, 10 hộ tham gia thực hiện. Để đánh giá kết quả thực hiện mô hình, vừa qua, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ đã tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá kết quả mô hình.
Báo cáo tại Hội nghị của ngành chức năng cho thấy, trồng mì xen với đậu phụng, cả hai loại cây này đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh gây hại nhờ tận dụng được độ ẩm, chất dinh dưỡng và được chăm sóc tốt, ít cỏ dại hơn. Thực tế sản xuất cho thấy, cây đậu phụng thu hoạch với năng suất đạt 24,55 tạ/ha, mì đạt 30 tấn/ha. Với giá mì hiện nay 1.500 đồng/kg, đậu phụng 20.000 đồng/kg, mỗi ha trồng mì xen đậu phụng cho mức lãi ròng 69,92 triệu đồng/ha, cao hơn mức lãi ròng của mô hình trồng mì thuần đối chứng trên cùng chân đất gấp ba lần (trồng mì thuần lãi ròng chỉ đạt 28,32 triệu đồng/ha).
Tại Hội nghị đầu bờ, hầu hết tham luận của các đại biểu và ý kiến đóng góp của nhiều hộ gia đình tham gia mô hình đều cho rằng, trồng mì xen đậu phụng trên vùng đất cát cho năng suất, chất lượng cao, tăng thêm thu nhập đáng kể cho nông dân. Nhờ trồng xen với đậu phụng mà cây mì sinh trưởng, phát triển tốt hơn, do đất được cải tạo, tơi xốp nhờ rễ đậu phụng có các nốt sần làm tăng thêm độ phì, lượng mùn, độ màu mỡ, giảm xói mòn, rửa trôi, độ ẩm đất được giữ vững, các vi sinh vật hữu ích hoạt động, đất sẽ được bảo vệ tốt hơn. Ngoài ra, sau khi thu hoạch đậu phụng, một phần thân và lá đậu phụng sẽ dùng để che phủ gốc mì nhằm duy trì độ ẩm đất và trả lại chất hữu cơ cho đất, một phần được sử dụng để ủ và chế biến thành thức ăn vỗ béo bò tăng thêm thu nhập…
Từ kết quả nghiên cứu trên, năm 2011, nhiều hộ nông dân ở 2 xã Cát Hiệp và Cát Lâm đã nhân rộng mô hình trồng mì xen đậu phụng với diện tích 349 ha. Trong đó, Cát Hiệp có 534 hộ với diện tích 267 ha; Cát Lâm 164 hộ, diện tích 82 ha. Ngoài ra, các xã lân cận khác như Cát Hanh, Cát Trinh, Cát Tài… nông dân cũng đã thực hiện trồng mì xen đậu phụng để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Theo TS. Nguyễn Thanh Phương, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ, kết quả từ mô hình trồng xen giữa mì với đậu phụng thực hiện ở 2 xã Cát Hiệp và Cát Lâm đã mở ra triển vọng tăng hiệu quả kinh tế cho các vùng đất cát trong tỉnh và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Với mô hình trên, khi áp dụng vào sản xuất, không những nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên đất, giúp canh tác bền vững hơn.
Nguyễn Hân
 




Back
Top