Bình Thuận: Cá Chình, cá Bống tượng "lên ngôi"

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Phong trào nuôi cá
trong lồng bè ở ven sông La Ngà (tập trung tại Võ Xu, Vũ Hoà- Đức Linh)
đã có cách đây khoảng 10 năm về trước, do những hộ dân là Việt kiều
Campuchia “du nhập” từ vùng sông nước Cửu Long mang về. Tuy nhiên,
phong trào nuôi cá chình và cá bống tượng chỉ mới phát triển mạnh trong
2-3 năm gần đây.
<body style="visibility: visible;">Chình và Bống tượng “lên ngôi”<o:p />
Từ
lâu, dân địa phương ở ven sông La Ngà đã có nghề nuôi cá lồng bè, do
những Việt kiều Campuchia mang về. Hiện có khoảng 200 bè được nuôi rải
rác ven sông, chủ yếu là các bè nuôi cá Chình và cá Bống tượng. Theo
Ông Hai Cát, đại diện Hiệp hội nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè tại Đức
Linh cho biết: “Gần đây, phong trào nuôi cá Chình và cá Bống tượng ven
sông tăng do giá trị kinh tế của các loại cá này rất lớn. Cá Bống tượng
có giá từ 310 nghìn đồng/kg, cá Chình từ 290 nghìn đồng/kg. Sau khi thu
hoạch, trừ chi phí trung bình mỗi hộ đều còn lời vài chục triệu đồng,
hầu như không có trường hợp nào bị lỗ dù cá có bị dịch bệnh, chỉ là lời
ít hay nhiều mà thôi”. Ông Huỳnh Thanh Tuấn (Võ Xu) vừa mới thu hoạch
cá chình xong cho biết: “Cá Chình thu hoạch không đều, con lớn nhất có
khi đạt từ 8-9 kg, còn nhỏ nhất chỉ khoảng 1kg. Cá Bống tượng tương đối
đều hơn, trung bình mỗi con nặng gần 1 kg. Sau khi thả giống nuôi
khoảng 2 năm là có thể thu hoạch cá Chình, cá Bống tựơng chỉ cần từ 10
tháng - 1 năm là bắt đầu thu hoạch”. Gia đình ông có 3 lồng nuôi cá
Chình và cá Bống tượng, sau khi thu hoạch trừ 12 triệu tiền giống và 12
triệu tiền thức ăn, còn lại ông lời hơn 25 triệu đồng cho mỗi vụ nuôi.
Hiện ở khu vực này cá Tra, cá Basa… rất ít được nuôi, do giá trị kinh
tế của các loại cá này không cao bằng cá Chình và cá Bống tượng. Vừa
qua, Trung tâm Khuyến ngư cũng đã hỗ trợ cho địa phương 2 mô hình trình
diễn, một mô hình cá Bống tượng và một mô hình cá Chình. Trong đó,
trung tâm hỗ trợ 40% giống, 20% thức ăn, thuốc và hóa chất cho mỗi mô
hình, còn lại người dân tự đóng góp. Sau khi mô hình này trình diễn
thành công, trung tâm sẽ có cuộc hội thảo để khuyến khích người dân
nuôi 2 loại cá này rộng rải hơn. <o:p />

 Khó đầu vào, dễ đầu ra <o:p />

 So
với các loại cá nước ngọt khác được nuôi tại Đức Linh, tìm đầu vào cho
cá Chình và cá Bống tượng rất khó, vì giống của loại cá này rất hiếm.
Để tìm mua được cá giống, các hộ nuôi phải trực tiếp ra tận miền Trung,
quanh khu vực Quảng <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>,
Quảng Ngãi để “bắt giống”. Giá của các loại cá giống cũng rất cao, 1 kg
cá Bống tượng khoảng 280 nghìn đồng, cá Chình gần 400 nghìn đồng/kg,
mỗi kg cá giống chỉ khoảng 5-6 con. Không như cá Chình chỉ được nuôi
trong lồng bè, cá Bống tượng có nhiều hình thức nuôi hơn, nuôi trong
lồng bè hoặc cũng có thể đào ao để nuôi. Tuy nhiên, theo các hộ nuôi,
cá Bống tượng rất khó nuôi vì cá thường bị dịch bệnh tấn công, đến giờ
vẫn chưa phát hiện được dịch bệnh để có phương pháp phòng bệnh và điều
trị cho cá. Do vậy năng suất thu hoạch của cá Bống tượng không bằng cá
Chình. Thức ăn cho 2 loại cá này rất đơn giản, chỉ cần cá mồi là cá tạp
và tươi là được (trung bình cứ 100 kg cá chình sẽ ăn hết 10 kg cá mồi/
ngày). Khi thu hoạch, người nuôi cá thông báo là các thương lái vào tận
lồng bè để cân và thu mua cá ngay tại chỗ. Thu mua xong, người ta sẽ
tiến hành bơm oxy vào những thùng chứa cá, đồng thời chích thuốc tê để
cá Chình “ngất đi” (do cá chình khi thu hoạch, trọng lượng rất lớn, có
thể lớn bằng bắp chân người lớn), nên rất dễ bị chết ngạt trên đường
vận chuyển. Sau đó thương lái sẽ xuất khẩu sang các thị trường nước
ngoài, chủ yếu sang Trung Quốc và Mỹ. So với năm ngoái, năm nay các hộ
nuôi thả cá giống rất nhiều. Trung bình mỗi hộ thả vài tạ cá giống/vụ,
tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi hộ vì đầu vào của cá giống rất nặng.
Mỗi bè nuôi trung bình từ 100-150 con giống, nếu nuôi quá dày (300 con)
cá sẽ chậm phát triển và rất dễ bị dịch bệnh. Hầu hết các hộ dân sống
ven sông La Ngà (khu vực Võ Xu và Vũ Hòa) có đời sống kinh tế khá,
chính nhờ vào nguồn thu nhập từ nuôi cá chình và cá bống tượng. Mong
muốn của người nuôi cá Chình và cá Bống tượng hiện nay, là ngành thủy
sản sớm có khảo sát, điều tra dịch bệnh, nhằm hướng dẫn phòng bệnh an
toàn cho cá Bống tượng trong quá trình phát triển. Đồng thời, cần
nghiên cứu xây dựng một đầu mối cung cấp cá giống ngay tại địa phương,
để cung cấp cho các hộ nuôi.
 


Last edited:
Mỹ không nhập cá Chình đâu.

Ngược lại, Mỹ là nước xuất bán cá chình giống
nổi tiếng. Cá chình lớn ở Mỹ thì không ai ăn.
Tôi ở Mỹ 25 năm nay, chưa thấy ai ăn, chưa thấy
chợ nào bán con này.

Bạn thử gõ "eel" coi có thấy nói người Mỹ ăn
hay không?
 
Có ăn chứ anh, người châu Á bên đó vẫn ăn món Unagi mà. Món này các nhà hàng sushi ở Sài Gòn gọi sai bét nhè thành "lươn nhật" (đúng ra phải là "chình nhật" hay "chình việt" cũng được). Anh coi nha:

"Unagi is the fourth most popular sushi dish consumed by the American public, after salmon,
yellowtail, and shrimp (Duchene 2003)"
http://storage.montereybayaquarium....ontent/media/mba_seafoodwatch_unagireport.pdf

"Although about 90% of freshwater eel consumed in the U.S. are farm-raised, they are not bred in captivity"
http://en.wikipedia.org/wiki/Unagi

Nhân tiện, tặng anh cuốn sách nhỏ này: https://dl.dropboxusercontent.com/u/61445379/aqua/Eels_and_Humans.pdf
Ở trang 157 có tựa đề "Eels as a Food in North America".
 
Last edited by a moderator:
Cám ơn bạn. Đi một ngày đường học một sàng khôn.
Không tham gia diễn đàn, làm sao có được người
chỉ cho nguồn kiến thức mới?

Tiếc rằng tôi ở Mỹ. Người Mỹ có tật kiêu ngạo,
không chịu học hỏi người khác. Tài liệu của bạn
nói nhiều về thế giới, ít nói về Mỹ, không mấy
thích hợp với hoàn cảnh của tôi.

Tôi thì tìm hiểu về cách đánh bắt cá chình giống,
nuôi giống, và bán giống cho Nhật, Hàn, và Đài,
và các luật lệ của Mỹ. Tôi có ý đồ nuôi cá chình
giống trong điều kiện nửa tự nhiên, chứ không như
người Mỹ nuôi trong bể như nuôi cá vàng, giá thành
lên cao. Thế mà vẫn không có đủ mà bán cho châu Á.
Bang của tôi cấm bắt cá Chình giống, nên đành phải
đi mua cá chình giống của bang khác rồi nuôi lớn
cỡ trái chuối mới bán loại giống này. TV và báo chí
thổi phồng lên, nói là lời lắm, và nhà nước đang
khuyến khích bằng cách cho tiền để đầu tư thêm vào
nghề nuôi chình giống bán này.

Cứ nói rằng người Mỹ không ngu. Thế sao Mỹ có
nhiều chình hoang, ăn rẻ ngon và sạch lại không ăn,
lại nhập chình nuôi bẩn thỉu độc hại của mấy nước
châu Á về ăn?

Cũng may mà tôi bây giờ mới biết món Unagi, thì
chưa ăn bao giờ. Trước kia tôi cũng ăn cá Hồi,
nhưng bây giờ thì thôi rồi, vì mua cá người ta
câu ngon hơn cá Hồi mà rẻ chỉ bằng nửa giá.
 


Back
Top