Bò bị ngã nước....help me

  • Thread starter đặng lý hùng
  • Ngày gửi
chào tất cả anh chị em diễn đàn agriviet, mình mới ra trường và đang có dự định nuôi 5-10 bò cái sinh sản, hướng ban đầu định mua bò cái lai sind về làm nền, mua bò ở 1 trang trại ở Hưng Yên nhưng mình băn khoăn không biết khi di chuyển bò từ Hưng Yên về Tuyên Quang khí hậu 2 miền khác nhau liệu Bò có bị ngã nước không? tranh thủ cho mình hỏi kỹ thêm ngã nước là như thế nào? mình có đọc nhưng mỗi nơi giải thích 1 kiểu, cám ơn anh chị em rất nhiều :)
 


Ngã nước là một bệnh nói chung, nhưng thật ra
bao gồm nhiều bệnh cụ thể trong đó, mà nguyên
nhân gây ra là bị đói nhiều ngày, có thể suy
nhược mà ra. Bệnh này do thời xưa lạc hậu và
nghèo đói, nên con vật nuôi cũng bị theo. Nó
xảy ra khi trâu bò từ miền ngược về miền xuôi.
Chỉ xảy ra với trâu bò đã lớn tuổi, không xảy
ra với bê nghé, và tỷ lệ con đực bị ngã nước
xảy ra cao hơn con cái.

Trâu bò không bao giờ từ miền xuôi nên miền
ngược, nên chuyện trâu bò từ Hưng Yên lên Tuyên
Quang bị ngã nước chưa từng xảy ra. Bạn là
người đầu tiên làm việc này, nên có thể và
không thể xảy ra.

Để tránh ngã nước, chuồng trại cho trâu bò
phải có từ trước, không đợi về đến chuồng mới
làm. Trong khi di chuyển, phải có đầy đủ cỏ
cho ăn và không bị khát nước. Sau khi về chuồng
mới, cũng phải ăn uống đầy đủ. Tuyên Quang giồi
giào cỏ hơn Hưng Yên, nên khả năng ngã nước
xảy ra cũng thấp hơn. Theo ý tôi, thì không
thể xảy ra.

Chuyện tiêm phòng, trước kia không hề có. Vì
vậy, tôi không biết gì mà góp ý với bạn. Bạn
nên hỏi thú y nơi bạn ở, cụ thể là Tuyên Quang,
nơi bạn mang bò bê về nuôi.
 
Hội chứng ngã nước do ký sinh trùng đường máu
Line.png

nga%20nuoc%20o%20trau%20bo1.jpg

1. Nguyên nhân

Do một trong những loại động vật đơn bào sau đây gây ra:

+ Tiên mao trùng: là loại sinh vật giống hình chiếc lông mao, hình mũi khoan, ký sinh ở trong máu (ngoài hồng cầu) gây nên.

+ Biên trùng: là loại sinh vật đơn bào hình cầu, ký sinh ở trong máu (rìa hồng cầu) gây nên.

+ Lê dạng trùng là loại sinh vật đơn bào có hình giống quả lê, ký sinh ở trong máu (trong hồng cầu) gây nên.

Mùa phát bệnh thường là vào mùa nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 tới tháng 9.

2. Triệu chứng

Trâu, bò sốt 40 - 41oC, các cơn sốt thường gián đoạn (không liên tục) không theo quy luật. Khi sốt cao, con vật thường biểu hiện trạng thái thần kinh: mất thăng bằng, quay cuồng, đi vòng tròn hay run rẩy từng cơn.

Trâu bò biểu hiện trạng thái thiếu máu, niêm mạc mắt, mũi, miệng nhợt nhạt. Một số con biểu hiện trạng thái viêm kết mạc mắt và giác mạc mắt (mắt đỏ, niêm mạc sưng đỏ và chảy dử liên tục).

Trâu bò thường đi ỉa chảy kéo dài sau những cơn sốt. Hầu hết trâu bò suy nhược, mất dần sức đề kháng, thường chết do kiệt sức.

3. Điều trị

Dùng một trong các loại thuốc sau:

+ Naganin (Naganol): 1g/100kg thể trọng pha với nước cất hay nước sinh lý tiêm tĩnh mạch tai, tiêm 2 lần cách nhau 1 ngày;

+ Trypadium: liều 1g/kg thể trọng pha với nước cất hay nước sinh lý thành dung dịch 2% tiêm tĩnh mạch tại hoặc tiêm sâu vào bắp thịt, tiêm 1 lần;

+ Azidin: 1lọ 1,18g pha với 20ml nước sinh lý tiêm tĩnh mạch tai hay tiêm sâu vào bắp thịt cho 150kg thể trọng sau khi tiêm 15 ngày nếu bệnh chưa khỏi, tiêm nhắc lại lần thứ 2.

Trong thời gian điều trị phải cho trâu bò nghỉ làm việc, cần lưu ý trước khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch cần tiêm thuốc trợ sức trợ tim cho con vật (long não hoặc Cafein) ngoài ra phải làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
 


Back
Top