Bồ câu bị chết-xin ý kiến tư vấn của mọi người

  • Thread starter lsnod
  • Ngày gửi
Sáng nay vừa tới công ty thì em nhận được hung tin ở nhà, mấy con bồ câu của em bị chết. Tình hình chi tiết là:
- 2 con bồ câu con khoảng 15 ngày, chết từ tối qua, mình bị lở, nổi ghẻ (do người nhà miêu tả, 5 ngày nay em không có thời gian ngó tới nó, chủ yếu do ng nhà cho ăn)
-1 con bồ câu mái đang ấp trứng bị chết (bỏ ăn từ hôm qua)
-1 con bồ câu ở chuồn khác cũng chết.
-lúc đt cho em thì 1 con bồ câu khác đang quay vòng vòng trong chuồn, sau 15' sau thì nó cũng chết theo.
Khi mổ bụng ra thì thấy bầu diều và mề bồ câu bị lở (ba em nói là cái miếng da màu vàng ở mề nó bị bung ra, không có thức ăn trong mề)
Em nghĩ lở loét do môi trường nuôi,nhưng trước đây thì em nuôi khoảng 60 cặp, dọn phân hàng ngày.Chưa hề bị như vậy.
Lúc này đi làm nên bán hết chỉ để lại 10 cặp, môi trường thông thoáng,ổ em vẫn thay thường xuyên (khi bồ câu đẻ trứng mới, và khi bỏ bồ câu con xuống)
2 con bồ câu con bị chết thì phân dính ở mình, em mới thay ổ cách đây 5 ngày khi bỏ nó xuống ổ dưới (ổ trên cho bồ câu đẻ lại)
Mổi tuần em cho uống ADE 1 lần, khoáng thì vẫn để đầy đủ, hết châm thêm.
Giờ em không biết nó bị gì, lên mạng tìm thông tin thì không thấy, xin ý kiến mọi ng về bệnh cũng như cách điều trị,em chỉ sợ từ giờ tới tối nó chết hết thì nguy :(
 


Xem mặt mũi và phân của chim ra sao thì sẽ dễ đoán đc bệnh ! Thông thường qua miêu tả của bác đó là chim nổi đầy nốt quah mình thì có thể là Đậu hoặc nấm, nhưng đa phần là đậu, nhưng chim mái chết thì theo mình 100% do bệnh khác. Hiện tượng quay vòng vòng rồi chết thì theo các tiền bối đi trc phán, 90% là Newcatxon. bác k có ở nhà thì thực sự hơi khó, nên theo dõi xem các biểu hiện khác ra sao ! Nguy hiểm đây
 
Cám ơn anh đã cho ý kiến,
Bệnh đậu thì em xác định không phải ạh.
Em quên nói 1 điểm nữa là cũng đã hỏi ba về phân chim thì nói phân vẫn bình thường. Nhưng do dưới đáy chuồn là đất + cát nên có thể không quan sát phân rõ phân được.
Em cũng có tham khảo cái bệnh Newcatxon thì không thấy cái zụ "quay vòng vòng" và nếu nó bị bệnh này thì khi phát bệnh rồi còn trị được không? anh cho em xin tên thuốc,và cách trị bệnh thực tế mà anh hoặc mọi ng đã áp dụng ạh, vì em xem trên lý thuyết thì nhiều khi sẽ khác đôi chút, mà giờ tình hình em căng quá, không có thời gian để thử nghiệm rút kinh nghiệm.
Em đi làm đến khoảng 7h tối mới về, không biết thời gian đó thì còn tiêm thuốc hay pha thuốc cho bồ câu uống có hiệu quả không?
Em xin cảm ơn ý kiến của mọi ng.
 
bồ câu mà cổ quay ra phía sau và vòng vòng có thể là nguyên nhân của việc cho uống kháng sinh quá nhiều đó bạn.
 
@khanhdl mình có đọc thông tin về việc này và cũng lưu ý rồi. Nhưng mình không trộn kháng sinh gì.

-Thức ăn là 50% lúa + 50% cám vina gà lớn
-Khoáng cho chim gà, màu đen (bồ câu rất thích ăn)
-1 tuần uống vitamin ADE 1 lần.

-Dọn phân thì đáy chuồn cách nền 0.5m mà lúc này không nhiều bồ câu nên không dọn phân.Không có mùi.

Ổ thì vẫn thay thường xuyên, nhưng phân ướt của chim non vẫn dính vào mình. (Lúc trước lót ổ bằng giấy carton, giờ đổi lại thành rơm)
 
Cám ơn anh đã cho ý kiến,
Bệnh đậu thì em xác định không phải ạh.
Em quên nói 1 điểm nữa là cũng đã hỏi ba về phân chim thì nói phân vẫn bình thường. Nhưng do dưới đáy chuồn là đất + cát nên có thể không quan sát phân rõ phân được.
Em cũng có tham khảo cái bệnh Newcatxon thì không thấy cái zụ "quay vòng vòng" và nếu nó bị bệnh này thì khi phát bệnh rồi còn trị được không? anh cho em xin tên thuốc,và cách trị bệnh thực tế mà anh hoặc mọi ng đã áp dụng ạh, vì em xem trên lý thuyết thì nhiều khi sẽ khác đôi chút, mà giờ tình hình em căng quá, không có thời gian để thử nghiệm rút kinh nghiệm.
Em đi làm đến khoảng 7h tối mới về, không biết thời gian đó thì còn tiêm thuốc hay pha thuốc cho bồ câu uống có hiệu quả không?
Em xin cảm ơn ý kiến của mọi ng.
Quay vòng tròn hay nói cách khác là nghẹo đầu nghẹo cổ, đó là triệu chứng thần kinh xuất hiện đi kèm của New. New có 3 dạng : thể hô hấp, thể tiêu hóa, thể thần kinh, Chết nhanh nhất là thể hô hấp, nguy hiểm nhất là thể thần kinh vì có chữa thì cũng k thể hồi phục hoàn toàn, không làm giống đc. Ngoài ra còn tùy thuộc vào độc lực của Vi rút, Nếu virut thuộc loại chủng mạnh sẽ gây ra New ở thể quá cấp tính, TH này thì chết cực nhanh. Còn chủng nhẹ nhất thì có khi chim cứ bệnh lai rai hàng tháng mà k chết, cơ thể gầy rộp.
Trở lại TH của bác, theo các tiền bối đi trc thì thời điểm này bác nên mua KTG về tiêm, tiêm vào ức mỗi con 1.5-2ml. Còn nào qua thì sau 2 lần tiêm sẽ ổn, k thì chấp nhận cho nó ra đi.
 
Mình ra tiệm thú y nói thuốc KTG là người ta biết hả anh? Cho em hỏi ngu chút là tiêm ức là tiêm phần thịt dưới bầu diều, bên trái hay bên phải cũng được đúng không ạ?
 

Mình ra tiệm thú y nói thuốc KTG là người ta biết hả anh? Cho em hỏi ngu chút là tiêm ức là tiêm phần thịt dưới bầu diều, bên trái hay bên phải cũng được đúng không ạ?
Nó chính là chỗ ngực đó bác ! chỗ nhiều thịt đó ! đừng chọc sâu quá nhé
 
Mình ra tiệm thú y nói thuốc KTG là người ta biết hả anh? Cho em hỏi ngu chút là tiêm ức là tiêm phần thịt dưới bầu diều, bên trái hay bên phải cũng được đúng không ạ?
Tình hình thế này bạn ạ, bồ câu không phải là giống dễ mắc bệnh, đặc biệt là khi ta đã phòng bệnh từ nhỏ cho chim. Cụ thể với các bệnh như:
1. Bồ câu nở 10 ngày: nhỏ vắc xin Lasota phòng bệnh Newcastle vào 2 mắt và mũi, mỗi hốc cho 2 giọt, vào buổi chiều
2. Bồ câu 20 ngày: nhỏ nhắc lại lần 2
3. Bồ câu 27 ngày: nhỏ vắc xin đậu gà vào mũi, mồm, 2 giọt /1 lỗ
(Bồ câu ra ràng mang bán chợ thì khỏi cần nhỏ)
Trong quá trình bồ câu mẹ nuôi con, cho ăn theo liều lượng chất phụ trợ chống đầy hơi, nhiễm trùng đường tiêu hóa (hàng thú y nào cũng có).
3 tháng tẩy giun cho cả đàn 1 lần. 6 tháng cho phòng vắc xin chống Newcastle.
Vậy thôi! Nhưng đã phòng mà chim vẫn mắc thì tỷ lệ tử vong là rất cao. Nếu phát hiện sớm, có khả năng chữa trị thì bạn nên cách ly, chữa thử vài ngày. Còn không thì nên giết nó đi, vì để lại thì nó cũng không còn đầy đủ sức lực, khả năng để làm nhiệm vụ của 1 con bồ câu đâu.
Với những gì tôi đã chứng kiến từ việc chăn nuôi của mình, thì tôi bị thế này: con mái cực khỏe, vừa cho con tách bầy được 1-2 ngày, 6h chiều tối hôm trước ăn uống bình thường, sáng ra lăn quay ra chết, cổ toàn ngô, với thóc. Vụ này nghi là: 1. Bị chướng diều ( hơi, vì việc này thường chỉ với chim con dưới 1 tháng tuổi ). 2. Tắc thức ăn ( quá khó hiểu ). 3. Trúng gió ( lúc đó tôi nuôi nhốt trên sân thượng, chưa có che kín )
Còn với chim con, chuyện chướng diều mà chết là khá nhiều, kể cả đã chữa bằng thuốc đặc trị cho bệnh này. Một số trường hợp, chim con hôm trước bình thường, hôm sau đã thấy xong phim, diều chẳng chướng mà cũng chẳng để lại lời gì nhắn gửi trước đó cho thế gian cả. Mặc dù ngày nào tôi cũng thăm chuồng nhiều 20 lần, ít 10-15 lần.
Một số chia sẻ khi đang kinh doanh loại mặt hàng này, mong nhận được thêm nhiều kinh nghiệm từ mọi người.
 
Tình hình thế này bạn ạ, bồ câu không phải là giống dễ mắc bệnh, đặc biệt là khi ta đã phòng bệnh từ nhỏ cho chim. Cụ thể với các bệnh như:
1. Bồ câu nở 10 ngày: nhỏ vắc xin Lasota phòng bệnh Newcastle vào 2 mắt và mũi, mỗi hốc cho 2 giọt, vào buổi chiều
2. Bồ câu 20 ngày: nhỏ nhắc lại lần 2
3. Bồ câu 27 ngày: nhỏ vắc xin đậu gà vào mũi, mồm, 2 giọt /1 lỗ
(Bồ câu ra ràng mang bán chợ thì khỏi cần nhỏ)
Trong quá trình bồ câu mẹ nuôi con, cho ăn theo liều lượng chất phụ trợ chống đầy hơi, nhiễm trùng đường tiêu hóa (hàng thú y nào cũng có).
3 tháng tẩy giun cho cả đàn 1 lần. 6 tháng cho phòng vắc xin chống Newcastle.
Vậy thôi! Nhưng đã phòng mà chim vẫn mắc thì tỷ lệ tử vong là rất cao. Nếu phát hiện sớm, có khả năng chữa trị thì bạn nên cách ly, chữa thử vài ngày. Còn không thì nên giết nó đi, vì để lại thì nó cũng không còn đầy đủ sức lực, khả năng để làm nhiệm vụ của 1 con bồ câu đâu.
Với những gì tôi đã chứng kiến từ việc chăn nuôi của mình, thì tôi bị thế này: con mái cực khỏe, vừa cho con tách bầy được 1-2 ngày, 6h chiều tối hôm trước ăn uống bình thường, sáng ra lăn quay ra chết, cổ toàn ngô, với thóc. Vụ này nghi là: 1. Bị chướng diều ( hơi, vì việc này thường chỉ với chim con dưới 1 tháng tuổi ). 2. Tắc thức ăn ( quá khó hiểu ). 3. Trúng gió ( lúc đó tôi nuôi nhốt trên sân thượng, chưa có che kín )
Còn với chim con, chuyện chướng diều mà chết là khá nhiều, kể cả đã chữa bằng thuốc đặc trị cho bệnh này. Một số trường hợp, chim con hôm trước bình thường, hôm sau đã thấy xong phim, diều chẳng chướng mà cũng chẳng để lại lời gì nhắn gửi trước đó cho thế gian cả. Mặc dù ngày nào tôi cũng thăm chuồng nhiều 20 lần, ít 10-15 lần.
Một số chia sẻ khi đang kinh doanh loại mặt hàng này, mong nhận được thêm nhiều kinh nghiệm từ mọi người.
Em cám ơn chia sẻ kinh nghiệm quý báu của mình.
Ở chỗ em thì không có vacxin nhỏ mũi, mà chỉ tiêm vào cánh thôi.Vì ngại yếu tay nay cũng không dám tiêm nhiều, phải có vacxin nhỏ mắt mũi như anh bày thì hay quá.
 
Các bác ơi tình hình là e có 20 đôi chim bc đang đẻ và nuoi con binh thuong. 2 ngày trước có 2 đôi non đang khỏe mạnh bỗng lăn ra chết( được 20 ngày tuổi), kiểm tra chim thì thấy đít nó có phân bám vào, nhầy nhầy và có màu trắng. Sang hôm nay lại 1 đôi non nũa vừa ra đi cung với tình trạng như vậy.
Mong các bác có kinh nghiệm giúp đỡ e với xem chim nó bị bệnh gi và dùng thuốc gì?
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top