Bốn mùa gió thổi

khucthuydu

ĐT/zalo/fb: 0948.101010
Lâu lắm rồi không thấy bạn gọi, mình gọi cho bạn không được. Rồi mấy tháng trước bạn nói cả nhà có mỗi cái di động cùi bắp, ở chòi rẫy cũng hông giao du với ai. Thôi bớt được chút nào hay chút đó, để con gái nó xài. Vợ bán rau ngoài chợ cũng có một cái cùi bắp, bạn ở nhà tưới rẫy, nuôi dông, chăn bò mướn cần gì alo cho hao tiền.

agOT3Sa.jpg



Hạn hán, rẫy không trồng được gì, khoan cái giếng thì nước lợ nên chỉ dùng tưới cỏ. Cái rẫy cỏ giữa động cát tứ bề gió nắng, chỉ có cây xoài cổ thụ còn màu xanh. Lần nào về quê mình cũng ghé, thăm bạn và tụi nhỏ. Lần nào, bạn cũng chọn mấy con dông, bỏ hết công việc, hai đứa dọn một mâm nhậu dưới tán xoài. Bạn nói lâu nay bạn không uống rượu, mình về bạn mới uống. Bớt chút nào hay chút đó.

Bạn tiết kiệm. Cả nhà nín thở nhịn ăn cho con gái đầu vào Đại học. Mong con bé bước qua khỏi đụn cát làng mà đổi đời. Sau nó còn hai đứa em gái. Trước ngày nộp hồ sơ xét tuyển, nó nói con muốn làm cô giáo, vì thích nghề giáo, gần đây nó mới nói là nộp hồ sơ thi vào sư phạm tiếng Anh của ĐH Sài Gòn vì được miễn học phí. Nó nghĩ cũng đúng, tiền ăn học mỗi năm bằng tiền nuôi bò mướn của ba nó 4 năm, sau nó còn hai đứa em cũng sắp vào năm cuối cấp.

Bữa trước, nửa đêm bạn gọi Hiển ơi Hiển ơi, theo điểm chuẩn công bố thì chưa tính điểm ưu tiên, con bé thừa điểm đậu. Ôi mừng cho bạn. Nhớ lại chặng đường con bé đạp xe đi học mỗi ngày, băng qua những đụn cát, ngược gió giữa đường cát lún mà nghe nao nao.

Rồi hôm kia nửa đêm bạn gọi Hiển ơi Hiển ơi…
Con bé làm hồ sơ sai mã trường, giờ danh sách đậu không có tên nó. Mẹ nó đưa nó vào, nhưng nhà quê chẳng biết hỏi ai, tôi đang vào đây. Nói bạn cứ vào đây, tới bên xe lúc mờ sáng đường vắng, hỏi xe buýt số 95 tới khu công nghiệp Tân Bình rồi tôi ra đón. Bến xe về nhà tôi, xe ôm mất gần cả trăm ngàn. Xe buýt giờ đó nhanh, rẻ mà an toàn.

Bạn vào, mang theo một túi dông làm quà. Hai thằng pha cà phê ngồi với nhau. Về nguyên tắc sai mã trường thì xem như không dự thi. Con bé thi xong về rẫy, nó không phát hiện ra danh sách dự tuyển không có tên mình để kịp thời bổ sung khi trường thông báo trên web. Tới giờ thì trễ quá.

Mình gọi điện lục tung các mối quan hệ, may quá ai cũng nhận lời giúp. Mắt bạn bừng lên hy vọng. Nhưng rồi hy vọng cứ tắt dần theo những cuộc gọi hồi báo. Một nhà báo chuyên mảng giáo dục nói bó tay rồi; một bạn làm tuyển sinh của trường ĐH Bách Khoa nói hy vọng trường có thể châm chước nhưng nếu vậy trường phải giải trình với Bộ. ..

Nhưng rồi lại khấp khởi, một người bạn sốt sắng gọi luôn cho bạn của anh ấy bên phòng Đào tạo, họ nói hỏi con bé có giữ cái giấy phát chuyển nhanh hồ sơ không, có thể châm chước. May quá, nó còn giữ.

Nhưng lục hồ sơ ra thì nó ghi thế nào sai cả mã trường, cả mã ngành, cả tổ hợp nguyện vọng gì đó… Đã quá muộn và không hợp lệ, không có cơ sở nào để xét.
Tiếc đứt ruột, và buồn cho bạn. Nhìn con bé thất thểu lên Bình Dương xin làm công nhân chờ năm sau thi lại, rồi bạn thất thểu chào ra về, muốn ứa nước mắt.

Bạn rút trong túi ra một xấp tiền: Mấy năm trước bạn cho mình mượn, nay mình bán đôi bò định đóng tiền lo cho con bé vào trường và ăn học năm đầu. Mình cám ơn, mình gửi lại bạn. Năm nay mình chưa cần tới nó!

Viết những dòng này, lại nhớ cảnh bạn trần thân tưới cỏ, chăn bò và cái chòi nhoi lên giữa động cát bốn mùa gió thổi.

ST
 


Hình như nhân vật trong câu chuyện quê ở Ninh Thuận thì phải?Thật tội nghiệp cho cô bé quá.
 
Bao năm rồi mà vẫn thế vẫn kiểu đánh đố tụi nhỏ kiểu mã trường mã ngành, nhớ hồi đó mình cũng vậy cứ tự mò mẫm tự ghi, Tiền thì chỉ đủ mua một bộ hồ sơ nên bút sa gà chết.. Đến giờ mà công tác hướng nghiệp, chỉ thi vẫn như xưa thì thật buồn..
 
Bao năm rồi mà vẫn thế vẫn kiểu đánh đố tụi nhỏ kiểu mã trường mã ngành, nhớ hồi đó mình cũng vậy cứ tự mò mẫm tự ghi, Tiền thì chỉ đủ mua một bộ hồ sơ nên bút sa gà chết.. Đến giờ mà công tác hướng nghiệp, chỉ thi vẫn như xưa thì thật buồn..
hồi đk thi đại học, đến ngày thi mình còn chẳng biết cái ngôi trường ấy nó nằm ở đâu cơ đấy! thật ko thể tin nổi!
 
Thi đại học đủ thứ lằng bà nhằng, ngày trước mình thi chỉ để xem mỗi cái mã 1 trường mình thi thôi mà phải mua cả quyển sách mã trường, tiếc tiền nhưng đành chịu
 

Tình bạn thật đẹp, trong cuộc đời mỗi con người đó cũng là 1 điều may mắn.
 
Lâu lắm rồi không thấy bạn gọi, mình gọi cho bạn không được. Rồi mấy tháng trước bạn nói cả nhà có mỗi cái di động cùi bắp, ở chòi rẫy cũng hông giao du với ai. Thôi bớt được chút nào hay chút đó, để con gái nó xài. Vợ bán rau ngoài chợ cũng có một cái cùi bắp, bạn ở nhà tưới rẫy, nuôi dông, chăn bò mướn cần gì alo cho hao tiền.

agOT3Sa.jpg



Hạn hán, rẫy không trồng được gì, khoan cái giếng thì nước lợ nên chỉ dùng tưới cỏ. Cái rẫy cỏ giữa động cát tứ bề gió nắng, chỉ có cây xoài cổ thụ còn màu xanh. Lần nào về quê mình cũng ghé, thăm bạn và tụi nhỏ. Lần nào, bạn cũng chọn mấy con dông, bỏ hết công việc, hai đứa dọn một mâm nhậu dưới tán xoài. Bạn nói lâu nay bạn không uống rượu, mình về bạn mới uống. Bớt chút nào hay chút đó.

Bạn tiết kiệm. Cả nhà nín thở nhịn ăn cho con gái đầu vào Đại học. Mong con bé bước qua khỏi đụn cát làng mà đổi đời. Sau nó còn hai đứa em gái. Trước ngày nộp hồ sơ xét tuyển, nó nói con muốn làm cô giáo, vì thích nghề giáo, gần đây nó mới nói là nộp hồ sơ thi vào sư phạm tiếng Anh của ĐH Sài Gòn vì được miễn học phí. Nó nghĩ cũng đúng, tiền ăn học mỗi năm bằng tiền nuôi bò mướn của ba nó 4 năm, sau nó còn hai đứa em cũng sắp vào năm cuối cấp.

Bữa trước, nửa đêm bạn gọi Hiển ơi Hiển ơi, theo điểm chuẩn công bố thì chưa tính điểm ưu tiên, con bé thừa điểm đậu. Ôi mừng cho bạn. Nhớ lại chặng đường con bé đạp xe đi học mỗi ngày, băng qua những đụn cát, ngược gió giữa đường cát lún mà nghe nao nao.

Rồi hôm kia nửa đêm bạn gọi Hiển ơi Hiển ơi…
Con bé làm hồ sơ sai mã trường, giờ danh sách đậu không có tên nó. Mẹ nó đưa nó vào, nhưng nhà quê chẳng biết hỏi ai, tôi đang vào đây. Nói bạn cứ vào đây, tới bên xe lúc mờ sáng đường vắng, hỏi xe buýt số 95 tới khu công nghiệp Tân Bình rồi tôi ra đón. Bến xe về nhà tôi, xe ôm mất gần cả trăm ngàn. Xe buýt giờ đó nhanh, rẻ mà an toàn.

Bạn vào, mang theo một túi dông làm quà. Hai thằng pha cà phê ngồi với nhau. Về nguyên tắc sai mã trường thì xem như không dự thi. Con bé thi xong về rẫy, nó không phát hiện ra danh sách dự tuyển không có tên mình để kịp thời bổ sung khi trường thông báo trên web. Tới giờ thì trễ quá.

Mình gọi điện lục tung các mối quan hệ, may quá ai cũng nhận lời giúp. Mắt bạn bừng lên hy vọng. Nhưng rồi hy vọng cứ tắt dần theo những cuộc gọi hồi báo. Một nhà báo chuyên mảng giáo dục nói bó tay rồi; một bạn làm tuyển sinh của trường ĐH Bách Khoa nói hy vọng trường có thể châm chước nhưng nếu vậy trường phải giải trình với Bộ. ..

Nhưng rồi lại khấp khởi, một người bạn sốt sắng gọi luôn cho bạn của anh ấy bên phòng Đào tạo, họ nói hỏi con bé có giữ cái giấy phát chuyển nhanh hồ sơ không, có thể châm chước. May quá, nó còn giữ.

Nhưng lục hồ sơ ra thì nó ghi thế nào sai cả mã trường, cả mã ngành, cả tổ hợp nguyện vọng gì đó… Đã quá muộn và không hợp lệ, không có cơ sở nào để xét.
Tiếc đứt ruột, và buồn cho bạn. Nhìn con bé thất thểu lên Bình Dương xin làm công nhân chờ năm sau thi lại, rồi bạn thất thểu chào ra về, muốn ứa nước mắt.

Bạn rút trong túi ra một xấp tiền: Mấy năm trước bạn cho mình mượn, nay mình bán đôi bò định đóng tiền lo cho con bé vào trường và ăn học năm đầu. Mình cám ơn, mình gửi lại bạn. Năm nay mình chưa cần tới nó!

Viết những dòng này, lại nhớ cảnh bạn trần thân tưới cỏ, chăn bò và cái chòi nhoi lên giữa động cát bốn mùa gió thổi.

ST
xúc động nhưng như vậy vẩn còn hay hơn trong hoàn cảnh như vậy vẩn cố cho con vào đại học . niềm tin và hy vọng ở đâu ? ở cái bằng đại học mong manh quá đi thôi . sẻ bao nhiêu là tiền là mồ hôi nước mắt đổ ra . rồi cai đắng mà ôm lấy cái bằng thôi . công ăn việc làm không tiền không gốc thì 10 cái bằng đại học củng chả nói lên cái gì cả . hàng ngàn hàng triệu người việt đang vở mộng ... mong rằng cháu bé trong câu chuyện sẻ tìm thấy hướng đi khác cho cuộc đời mình qua sự va chạm thực tế ở xả hội ở môi trường làm thuê làm mướn . tôi có một thằng bạn nó vai mượn cầm cố đất hơn cả tỷ để con nó có cái bằng đại học và bây giờ ông tú tài ấy đang lái xe thuê một tháng trên dưới sáu triệu đồng . bố vẩn hàng ngày làm thuê trả nợ cho cái bằng đại học ....
 


Back
Top