Bón phân cho cây mía

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Mía cần nhiều kali nhất sau đó đến đạm, lân và các trung vi lượng. Nếu thiếu đạm: lá non có màu xanh nhạt đến vàng lợt, nếu thiếu nặng lá già khô dần từ mép lá vào giữa gân chính, hoặc vàng hay khô một bên lá, cây yếu đẻ nhánh ít, thân nhỏ, vươn cao kém, năng suất thấp.


Thiếu lân: lá có màu xanh dương ửng tím, thiếu nặng có những vết tím dọc trên lá, lá nhỏ, ngắn, đẻ nhánh kém, lóng nhỏ và ngắn, năng suất thấp. Thiếu kali: xuất hiện những vệt đỏ trên lá, nếu thiếu nặng lá bị khô từ chóp lá trở xuống, mép lá trở vào, thân cây nhỏ, năng suất và chữ đường thấp. Thiếu canxi: rễ kém phát triển, cây thấp, dễ bị nứt và đổ ngã, năng suất thấp. Thiếu magiê: xuất hiện những vệt sọc trắng trên lá sau lan rộng làm vàng lá gân xanh ở lá già, năng suất thấp. Thiếu sắt: cây còi cọc, năng suất và chất lượng thấp. Thiếu kẽm: lá mọc sít nhau, cây tù ngọn, vươn cao kém. Thiếu bo: cây kém phát triển, hàm lượng kali trong lá tăng và magiê giảm. Thiếu đồng: cây kém phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh kém, năng suất và chữ đường thấp. Thiếu mangan: cây còi cọc, hàm lượng đạm trong lá giảm. Khi xuất hiện triệu chứng trên cây là lúc cây mía đã thiếu nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến năng suất mía cây cũng như chữ đường.


Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây mía, mức độ yêu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Từ trồng mới đến kết thúc đẻ nhánh, mía cần nhiều lân để phát triển bộ rễ, đạm để đâm chồi đẻ nhánh và kali với lượng vừa phải giúp cho cây mía cứng cáp chống chịu sâu bệnh. Từ vươn lóng đến chín, thu hoạch, cây mía cần nhiều kali và đạm hơn so với lân. Hiện nay các giống mía mới đều có nhu cầu dinh dưỡng trung vi lượng và cả silic đều cao do vậy bà con nông dân cần phải chọn lựa được các loại phân bón phù hợp. Để mía có năng suất và chữ đường cao, đồng thời mía lưu gốc tốt cho những vụ sau, bà con nên sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Nasa-Smart và NPK Năm Sao theo qui trình như sau:


Lót trước khi trồng hoặc sau đốn với mía gốc: 15-25 tấn bã bùn và 150-200kg phân hữu cơ vi sinh Nasa-Smart cùng với 200-250 kg NPK 20-20-15+TE Năm Sao hoặc 250-300kg NPK 16-8-14 Năm Sao cho mỗi ha. Lượng phân này cần bón vào đáy rãnh, sau đó lấp một lớp đất mỏng 3-5 cm rồi mới tiến hành đặt hom giống. Đối với mía gốc, lượng phân này cũng rải vào rãnh sau cày lật hoặc xới đất rồi tiến hành lấp đất vùi phân.


Thúc đẻ nhánh: khi mía kết thúc nảy mầm và bắt đầu đẻ nhánh, bón 200-250 kg NPK 16-8-14 Năm Sao cho mỗi ha nhằm giúp mía đâm chồi đẻ nhánh sớm và tập trung. Cách bón, dùng cuốc hoặc trâu bò cày sâu 10-15 cm vun nhẹ vào gốc.


Thúc vươn lóng: khi mía kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu vươn lóng bón 300-350 kg NPK 16-8-14 Năm Sao cho mỗi ha, kết hợp với vun gốc mía giúp chống đỗ ngã, tăng chiều cao và mía sớm đạt chữ đường. Nếu có điều kiện sử dụng thêm 100-200kg Silicon 23 là phân bón silic ở dạng hòa tan sẽ giúp mía tăng trưởng tốt, cây cứng khỏe, năng suất và chữ đường cao.


Ngoài bón phân, cần kết hợp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Xới đất vào khoảng 10-15 ngày sau trồng và làm cỏ lần 1 kết hợp với dặm, khi mía được 4-5 lá. Làm cỏ lần 2 kết hợp với bón thúc đẻ nhánh. Khi mía có lóng và cao trên 1m, cần tỉa ngay chồi mới (mía mầm hoặc chồi nước) vì đây là những chồi vô hiệu sẽ cạnh tranh dinh dưỡng của những thân chính làm giảm chữ đường và là nơi trú ngụ và phát sinh sâu bệnh. Đối với mía gốc, sau khi thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, dọn và đốt lá khô để diệt mầm sâu bệnh. Có thể bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệp, chuột hại và hạn chế ra rễ trên thân. Các loại sâu bệnh như thối đỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, sâu hại gốc, rệp trắng... thường gây hại trên mía nên cần thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời.











Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:


Back
Top