Bón phân cho đu đủ

  • Thread starter HOQUANGTRI
  • Ngày gửi
Chào các bạn,

Mình có đọc rất nhìu tài liệu chỉ cách chăm sóc bón phân cho đu đủ và thấy đây là cách bón phân đơn giản nhất !!! Mình cũng đã áp dụng trên đu đủ nhà mình và thấy khá hiệu quả ^^. Cách bón như sau :

- Bón lót: Từ 1-2kg phân cơ sinh học, 200gr vôi.


- Cây từ 1 tháng tuổi sau khi trồng: 50gr Phân NPK 16-12-8-11+TE. Pha trong 10 lít nước, tưới cho cây. 1 tuần tưới 1 lần.


- Cây từ 1 - 3 tháng tuổi sau khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 50-100gr/1 lần. Bón 15-20 ngày 1 lần.


- Cây từ 3 -7 tháng tuổi sau khi trồng bón: Lượng phân bón tính cho 1 cây: 100-150gr NPK 12-12-17-9+TE. Bón 1 tháng 1 lần. Đến tháng thứ 6, có thể bón thêm 1kg phân hữu cơ sinh học HG01 và 100gr vôi cho một cây, kết hợp vun gốc.

Có thể phun thêm phân bón lá. Phun định kỳ 3 -4 tuần/lần theo nồng độ
hướng dẫn.



Câu hỏi chủa mình là nếu cây đủ đủ khoảng 8 tháng bắt đầu thu hoạch trái thì nên ngưng bón phân hóa học trc thời điểm bắt đầu thu hoạch là bao lâu ? Sau khi thu hoạch hết trái đợt 1, chúng ta vẫn giữ nguyên chu trình bón phân như vậy cho cây đúng không các bạn ?

Cám ơn các bạn nhieu nhe ^^
 


bạn đi hỏi hay đi khoe tài vậy ???

nếu đã nghiên cứu và đã áp dụng đêqn tháng thứ 7 rồi mà còn hỏi: "tháng thứ 8 thì bón phân sao ta ?"

vậy, tháng thứ 6 bạn có hỏi ai là: "tháng thứ 7 thì bón phân sao ta ?" không ?
 
bạn đi hỏi hay đi khoe tài vậy ???

nếu đã nghiên cứu và đã áp dụng đêqn tháng thứ 7 rồi mà còn hỏi: "tháng thứ 8 thì bón phân sao ta ?"

vậy, tháng thứ 6 bạn có hỏi ai là: "tháng thứ 7 thì bón phân sao ta ?" không ?

bác trả lời ko đúng cái bạn ấy hỏi rồi "khoảng 8 tháng bắt đầu thu hoạch trái thì nên ngưng bón phân hóa học trc thời điểm bắt đầu thu hoạch là bao lâu"
 
bạn đi hỏi hay đi khoe tài vậy ???

nếu đã nghiên cứu và đã áp dụng đêqn tháng thứ 7 rồi mà còn hỏi: "tháng thứ 8 thì bón phân sao ta ?"

vậy, tháng thứ 6 bạn có hỏi ai là: "tháng thứ 7 thì bón phân sao ta ?" không ?
có cần gay gắt vậy không, cách bón trên là bạn ấy copy trên mạng về nhưng còn lăn tăn nên hỏi thế tôi thấy không có gì sai
 
Mình cũng đã áp dụng trên đu đủ nhà mình và thấy khá hiệu quả !!!?
 
Bón phân cho rau ăn lá, thì trong lá rau có chất
bón liền 1 tháng, rồi mới tiêu đi hết. Nếu bón
phân tan chậm và bón nhiều thì phải tháng rưỡi
hay hai tháng thì trong rau mới không còn chất bón.

Cây ăn trái thì khác. Có thể trái nó giữ một số
chất phân bón, nhưng cũng có thể trái nó không
giữ các chất phân bón. Vì thế ta không thể suy
luận phân bón trong lá bao nhiêu lâu thì chuyển
hóa sang các mô của lá, và theo nhựa đi nuôi các
mô khác, để tính thời gian chất độc hại có trong
trái cây. Cần tìm hiểu cụ thể cho từng cây trái.
 

Mình cũng đã áp dụng trên đu đủ nhà mình và thấy khá hiệu quả !!!?

Vậy bạn có thể chia sẻ cách bón phân và chăm sóc đu đủ cho mọi người biết không ?
Bón phân cho rau ăn lá, thì trong lá rau có chất
bón liền 1 tháng, rồi mới tiêu đi hết. Nếu bón
phân tan chậm và bón nhiều thì phải tháng rưỡi
hay hai tháng thì trong rau mới không còn chất bón.

Cây ăn trái thì khác. Có thể trái nó giữ một số
chất phân bón, nhưng cũng có thể trái nó không
giữ các chất phân bón. Vì thế ta không thể suy
luận phân bón trong lá bao nhiêu lâu thì chuyển
hóa sang các mô của lá, và theo nhựa đi nuôi các
mô khác, để tính thời gian chất độc hại có trong
trái cây. Cần tìm hiểu cụ thể cho từng cây trái.


Chào bạn, thật ra thì mình chỉ bón phân hóa học và phân vi sinh. Mình không sử dụng phân bón lá. Theo bạn, mình nên ngưng bón phân hóa học trước khi thu hoạch trái là bao lâu ? Cam on ban rất nhiều. ^^
 
Tôi không nói phân bón lá. Tôi nói phân bón
rau thì rau sẽ tốt lá, và trong lá có phân
bón, mặc dàu là phân gì.

Trái cây do Lá nuôi. Vì thế, lá có phân bón,
rồi chuyển phân bón ra chất bổ, rồi chất bổ
đi đến nuôi trái. Do đó, không biết trong trái
có nhiều phân bón hay không, nhiều ít là chừng
nào, nhưng chắc chắn là không nhiều như ở trong
lá, và chậm hơn ở lá. Chúng ta phải tìm tài liệu
về các chất có trong đất thì có trong trái cây
như thế nào. Tôi không hề nói tôi biết câu trả
lời.
 
Không bón phân, đu đủ vẫn sống chứ.
Ngày xưa, nông dân ta bón rất ít phân.
Riêng cây ăn trái, không những không
bón, mà lại không tưới nữa. Cây sống
bằng nước mưa. Trong đất và nước mưa,
luôn luôn có một chút chất đạm, nên
lá đu đủ vẫn mọc, chỉ kém to và thân
cũng nhỏ theo, trái cũng nhỏ theo. Đặc
biệt những trái đu đủ không lớn được
này ăn rất ngon. Đừng nhầm với trái đèo
nhé. Trái đèo là những trái bị khuyết
tật, không lớn được. Bạn cứ coi giữa
những trái lớn mà có trái nhỏ, thì những
trái nhỏ này gọi là trái đèo. Trái đèo
có thể có ít hạt, có những chỗ không có
hạt, và có thể cả trái không có hạt. Trái
đèo thì thường nhạt, nhưng trái còi cọc
thì vẫn có hạt, và ngon ngọt hơn thường.
 
Ngoài chế độ trên mình còn có thể bón phân nào khác không các bác các chú?
 
Ngoài chế độ trên mình còn có thể bón phân nào khác không các bác các chú?
BẠN ƠI NẾU BẠN MÚN CÓ CHẾ ĐỘ TỐT CHO CAY DU ĐỦ THÌ BẠN VẪN THEO BÀI TOTRIC TRÊN NHÉ THÁNG THỨ 7 CÓ QUẢ OY THÌ BẠN BÓN THÊM KALI CHO NGỌT VÀ CÓ TRO MÀ BẠN ĐỐT BẰNG RƠM RẠ Ý BỎ VÀO GỐC KHOẲNG 4 ĐẾN 5 VỐC TAY.....HOĂC 1 THÁNG TƯỚI LÂN XANH 1 LẦN
LÊN NHỚ CÓ QUẢ K ĐK TƯỚI ĐẠM TRẮNG...
 
BẠN ƠI NẾU BẠN MÚN CÓ CHẾ ĐỘ TỐT CHO CAY DU ĐỦ THÌ BẠN VẪN THEO BÀI TOTRIC TRÊN NHÉ THÁNG THỨ 7 CÓ QUẢ OY THÌ BẠN BÓN THÊM KALI CHO NGỌT VÀ CÓ TRO MÀ BẠN ĐỐT BẰNG RƠM RẠ Ý BỎ VÀO GỐC KHOẲNG 4 ĐẾN 5 VỐC TAY.....HOĂC 1 THÁNG TƯỚI LÂN XANH 1 LẦN
LÊN NHỚ CÓ QUẢ K ĐK TƯỚI ĐẠM TRẮNG...


Mình có thể sử dụng tro từ cành cây khô được không bạn ? Cam on vi đã bổ sung cho mình về phương pháp bón nhe ^^
 
Last edited by a moderator:
Mình có thể sử dụng tro từ cành cây khô được không bạn ? Cam on vi đã bổ sung cho mình về phương pháp bón nhe ^^
cái này mình chưa sử dụng vì sợ cây đu dủ xót nên chỉ dùng tro rơm thui ngoài ra k dung loai nao cả
 


Back
Top