Bón phân NPK cho lúa vụ đông xuân ở ĐBSCL

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Bước vào vụ lúa đông xuân bà con nông dân lại quan tâm đến việc làm đất, chọn giống và bón phân. Để đáp ứng yêu cầu của bà con nông dân vùng ĐBSCL về vấn đề này, vừa qua, tại Bạc Liêu, Cần Thơ, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long… Cty CP VTTH và Phân bón Hóa Sinh đã tổ chức hội thảo tại chỗ về “Quy trình bón phân NPK cho lúa vụ đông xuân”.


Hiện nay, do tình hình giá cả phân bón nhất là DAP và một số loại phân chứa đạm đang giảm nên một số bà con nông dân khi bón phân cho lúa cũng như các loại cây khác thường sử dụng phân đơn để bón, việc sử dụng phân đơn nếu tính toán hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao. Nhưng hiện nay do giá cả phân đạm giảm nên xảy ra tình trạng lạm dụng phân đạm nhiều làm giảm năng suất, chất lượng cũng như dễ gây sâu bệnh nhất là vụ đông xuân. Tại cuộc hội thảo này bà con nông dân đã đặt ra những câu hỏi từ thực tế sản xuất và đã được các nhà khoa học trực tiếp trả lời một cách dễ hiểu, dễ áp dụng vào đồng ruộng.


Về chuẩn bị làm đất: Chuẩn bị đất và vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo sạ tốt, diệt các tác nhân gây hại như ốc bươu vàng, chuột…


Giống: Nên chọn giống phù hợp và nắm rõ các đặc tính của giống.


Bón phân:


Bón lót: Nếu ruộng bị phèn thì bón lót các loại phân làm giảm độ chua đất như lân KHC hoặc lân viên hiệu “Con Trâu”, lượng bón 400 kg/ha, nếu phèn nặng bón 600-700 kg/ha.







Bà con nông dân và các đại lý VTNN cần yêu cầu tư vấn hoặc cung cấp sản phẩm phân NPK hiệu “Con trâu” xin liên hệ: Cty CP VTTH và phân bón Hóa Sinh. Đ/c: ấp 5, xã Phạm Văn Cuội, huyện Củ Chi - TP.HCM; ĐT: (08) 3 7946386 – 3 7946492; fax: (08) 3 794 9051; email: mfjsc-cnqp@vnn.vn






Bón phân đợt 1 (7-10 ngày sau sạ): Dùng NPK 20-20-15 + TE, lượng bón 150 kg/ha hoặc HS-997, lượng bón từ 150-200 kg/ha. Bón nặng giai đoạn đầu giúp cây lúa phát triển bộ rễ, đẻ nhiều nhánh, tăng năng suất. Trên đất phèn bón nhiều lân sẽ làm giảm ngộ độc phèn, tăng khả năng chống chịu của cây. Bón tốt giai đoạn đầu là biện pháp quan trọng để đạt năng suất cao.


Bón đợt 2 (từ 20-22 ngày sau sạ, nếu lúa dài ngày thì đợt 2 có thể bón 25 ngày sau sạ): Sử dụng HS-998, lượng bón từ 200-250 kg/ha hoặc bón phân cao cấp 20-20-15 + TE, lượng bón 200 kg/ha. Cây cần nhiều đạm và lân để đẻ nhiều nhánh hữu hiệu, phát triển bộ lá, cần bón tập trung để cây phát triển nhánh tập trung.


Từ 40-45 ngày sau sạ (bón phân đón đòng theo kỹ thuật không ngày không số), sử dụng HS-999, lượng bón 150-200 kg/ha. Thời kỳ tượng đòng nên cần bón nhiều kali. Sử dụng HS-999 giúp lúa tập trung trổ bông, bông to và chắc ít bị lép, tăng năng suất và chất lượng gạo. Hoặc bón phân K30, lượng bón 150 kg/ha.


Với quy trình bón phân NPK hiệu “Con Trâu” cho lúa vụ đông xuân sẽ giúp cho cây lúa đạt năng suất cao, giảm chi phí và giảm sâu bệnh.











Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Last edited:


Back
Top