Bón phân thế nào cho hiệu quả?

  • Thread starter hv5686
  • Ngày gửi
Các bác ơi!
Sách báo người t nói rằng bón phân hóa học cho cây thì cây chỉ hấp thụ được 40 - 60% còn lại tích tụ trong đất và lâu ngày sẽ làm cho đất bị thoái hóa.
Quả thật em bón N-P-K cho rau nhung sau khi thu hoạch nhổ gốc lên thì N - P - K vẫn còn đen đen ở rễ. Mà em chi bón ít thôi chứ có nhiều nhặn j đây cơ chứ!
Mà nghe nói ăn rau có thừa mấy cái chất này dễ bị ung thư dạ dày lắm phải không?
Hu...em hư dạ dày thì làm sao mà uống được rượu đây cơ chứ?
Vậy phải bón phân thế nào để cây ăn hết phân bón đây?
:mellow:
 


Last edited by a moderator:
Chào bạn Thainguyen6891!
Mình vừa mua sản phẩm "HVP - BD Chất bám dính" về dùng, bạn mua về dùng thử xem sao. Mình thấy sản phẩm này nhiều công dụng cũng hay lắm.
Có thể pha chung với phân bón lá giúp cho thuốc bám chắt vào lá, cành, và trái, tránh bị rửa trôi do nước mưa đó bạn.
Có thể pha chung với thuốc trừ cỏ, trừ bệnh, trừ sâu,...
Mình thấy trên sản phẩm có hướng dẫn sử dụng kỹ lắm đó bạn.
 


Xin cho tôi hỏi:phân dap có dùng cho cây mai được không? và dùng trong thời điểm nào? cảm ơn nhiều.
 
phân hòa tan trong nước

ACE nào có biết loại phân nào có thể hòa tan trong nước tốt nhất, để mình bón qua đường ống tưới nhỏ giọt không bị tắt ống? ACE nào biết chỉ giúp.
Chân thành cảm ơn!
 
Phân tan được, ấy là phân Đạm, ký hiệu là Nitơ N, và phân Kali, ký hiệu K.
Phân không tan được là phân Phốt phát, ký hiệu là P.
Nhà máy làm ra phân đạm nguyên chất gồm có đạm 1 lá (Nitrat không có Amôn)
và đạm 2 lá (Nitrat và Amôn) dưới dạng tinh thể trong suốt, tan rất mạnh .
Nếu bón phân này xuống ruộng, nó sẽ hút ẩm và tan trong nháy mắt, thấm xuống
đất hay tan vào nước ruộng, vào lá, thân, rễ cây, sẽ cháy tế bào, chết cây .
Vì lẽ đó, chỉ người rành mới xài được phân này, và giá nó thấp, chưa tinh chế .
*
Để đỡ gây nguy hiểm, nhà máy cho chất độn vào, làm tỷ lệ phân thấp xuống,
khó tan hơn, khó cháy cây hơn, tăng giá bán lên, vì phải thêm công chế biến .
Trong những chất độn đó, có thêm Kali và Phốt pho, và Phốt phát rất khó tan .
*
Vì vậy, hoà tan phân NPK là đi trái ngược lại nguyên tắc và mục đích của nhà
máy làm phân . Hoà tan phân làm phân phân huỷ nhanh, mất đạm nhanh chóng, và
cặn còn lại là Phốt phát thì phải xửa trí ra sao, các bạn chưa nghĩ ra, phải
không? Phân đạm hoà tan trong nước chỉ vài giờ là tiêu huỷ hết . Trong lúc
tiêu huỷ đó, nó đốt cháy cây nếu nồng độ cao, và sau khi tiêu huỷ hết, thì
cây lại đói phân đạm . Vì thế phân NPK đã chế ra để rắc, thì phải rắc, không
được hoà tan.
*
Về việc cây không ăn hết phân, thì là chuyện thường, có gì phải lo ngại đâu .
Ví như ta ăn một bát cơm, một miếng thịt, thì đâu có tiêu hết, mà phải ỉa ra
chứ. Người ta đã làm ra phân bón, thì phải bón đúng chỉ dẫn của nhà máy, còn
liều lượng và thời gian bón thì phải đúng theo chỉ dẫn nông nghiệp của từng
loại cây. Phân không tiêu hết thì ở trong đất, làm tốt đất cho vụ trồng cấy
sau, không xấu như đất bạc màu, phải bón thật nhiều, thật lâu dài.
*
Chuyện chai đất lại là việc khác, không phải thừa phân chưa tiêu hết, mà là
thiếu phân chưa bón vào. Đó là phân hữu cơ, làm thay đổi cấu tượng của đất,
làm đất tơi xốp, và tạo hạt, thoáng khí, thải chất độc, vân vân.
*
Đó là những kiến thức vỡ lòng về phân bón, đã dạy cho trẻ con ở các lớp thấp,
và nông dân chỉ cần 1-2 năm kinh nghiệm là đã nắm vững rồi, không phải đại
học hay kỹ sư mới biết . Nếu sống ở nông thôn, thì khỏi phải bàn chuyện này.
*
Phân đạm 1 lá: Nitrat Kali (KNO3), phân đạm 2 lá: Nitrat Amôn NH4(NO3)
là 2 loại hoà tan hoàn toàn, không còn cặn, có thể nhỏ giọt không tắc.
*
 
Vì vậy, hoà tan phân NPK là đi trái ngược lại nguyên tắc và mục đích của nhà
máy làm phân . Hoà tan phân làm phân phân huỷ nhanh, mất đạm nhanh chóng, và
cặn còn lại là Phốt phát thì phải xửa trí ra sao, các bạn chưa nghĩ ra, phải
không? Phân đạm hoà tan trong nước chỉ vài giờ là tiêu huỷ hết . Trong lúc
tiêu huỷ đó, nó đốt cháy cây nếu nồng độ cao, và sau khi tiêu huỷ hết, thì
cây lại đói phân đạm . Vì thế phân NPK đã chế ra để rắc, thì phải rắc, không
được hoà tan.

KHông biết có đúng ko nữa . Nhưng mà nuoide đọc rất nhiều bài trên diễn đàn và nhiều bài kỹ thuật trồng rau màu . Người ta vẫn hòa phần NPK với nồng độ loãng để tưới cho rau màu ,cây cảnh . Thậm chí có bài còn nói ngâm phân nửa ngày đến một ngày với nồng độ loãng để tưới nữa

Thôi thì up lên trên để các bác rảnh về phân chỉ giáo thêm .
 
Hoà tan rất loãng thì không trái với điều bạn trích dẫn ở trên.
Có điều, sao không hoà phân đạm mà phải hoà phân NPK?
Người hoà tan phân NPK có hiểu cách làm của họ lợi và hại ở đâu không?
Lý do gì mà phải hoà phân NPK mà không hoà phân đạm?
Hay là chỉ thấy người ta hoà phân NPK khi không xoay được phân đạm,
rồi bắt chước mà không hiểu lý do?
Nhà máy làm phân NPK để làm gì?
Phân N, phân P và phân K bán dưới dạng nào, cách xài ra sao?
*
 
hoạt chất agroten làm giảm thất thoát phân đạm hoặc dùng NEB-26 nâng cao hấp thu phân bón
 

Về cái vụ phân bón này thì tui mù tịt, nhưng theo cá nhân xin có một vài ý sau: Dùng NPK dạng hạt giúp cây trồng xơi thức ăn từ từ, kéo dài chu kỳ bón phân. Đối với dạng thông thường cả tháng sau mới phải bón lại. Hiện nay có một số NPK dạng viên nén, 60 hoặc 90 ngày sau mới phải bón lại (trong khoảng thời gian đó tha hồ lai rai...). Nhưng đối với những cây rau trồng trên luống hoặc cây nhỏ trong vườn ươm túi bầu có chút xíu mà ngồi moi lỗ bỏ mấy hạt phân vô thì hơi bị cực... nên người ta chọn cách pha loãng tưới ào ào cho xong. Mỗi cái tội là khoảng 10 ngày phải tưới lại 1 lần. Vì vậy người ta lấy NPK hạt ngâm khoảng một đêm (12 tiếng) sáng ra quậy lên cho tan lược qua rây bỏ cặn rồi tưới (sử dụng bình phun thuốc trừ sâu vẫn được). Còn sao người ta không dùng phân đơn hòa tan ngay theo tui vì nó không tiện lắm. Giả sử có 200 mét vuông cần tưới phân với tỷ lệ N=3, P=1, K=1 pha với nồng độ 0,5% để tưới thì cần 1 kg phân. Vậy chỉ cần ra mua 1 kg NPK 30-10-10 về ngâm sáng mai tưới. Còn nếu dùng phân đơn phải mua mỗi thứ mấy lạng làm tới mấy túi. Nếu tưới phân xong mà chưa tưới xả kịp gặp nắng lên thì tưới NPK ít bị cháy lá hơn tưới urê. Hơn nữa khi tưới phân như vầy có thể kết hợp hòa thêm thuốc nấm,... cho tiện (tất nhiên là với loại thuốc được phép kết hợp).
 
Cửa hàng bán vật liệu và dụng cụ gần nhà tôi bán NPK 30-10-10
là để bón cho cỏ trồng quanh nhà . Còn loại 5-10-10 nữa, cũng
bón cho cỏ . Các loại NPK này thường bán cho người thường,
không có hiểu biết gì về nông nghiệp, và giá khá cao. Các loại
phân bón cho nhà nông thì không bày bán ở đây. Nhà nông họ đặt
mua phân bón riêng với giá 1/10 hay ít nhất một nửa giá này,
và họ mua số lượng lớn, và có nhiều loại chỉ có N, chỉ có P,
hay chỉ có K, chứ không trộn lẫn.
*
Tôi phải mua NPK ở ngoài chợ vẫn để bán cho cỏ, chứ nếu mua
loại bán cho rau thì đắt hơn, và đóng bao nhỏ hơn . Trong các
phân NPK, có loại trộn thêm diệt weeds (tức là cây lá không dài)
mình mua về bón thì rau chết hết . Có loại trộn thêm chát diệt
pet (tức là sâu bọ, giun, mối, kiến và sên) mình rắc vào rau
thì mình ăn cũng chết luôn. Vì thế, phải mua NPK chẳng diệt gì
cả, và an toàn cho pets (chó, mèo) và trẻ em mới được. Đó là
những bao phân bón cho những trường học, nhà trẻ, và nhà dân
thường có con nhỏ và có nuôi chó mèo. Đó là lý do tôi ghét
phân NPK: đắt tiền, mà chỉ có 30+10+10 thôi, còn một nửa là
chất độn mình không cần. Chất độn đó làm phân nhả ra chậm, không
làm cháy lá. Tuy vậy, khi rắc phân, tôi vẫn phải cẩn thận không
lỡ tay rắc vào lá rau. Người Mỹ rắc vào cỏ thì đỡ bị dính trên
lá cỏ, và lỡ có dính, chết cái lá đó cũng chẳng ai thấy.
*
Trong các loại phân, phân N phải bón luôn luôn, vì nó chóng bay,
chóng phân huỷ mất, và người ta khống chế nó bằng cách không bón
nữa, ví dụ sau khi lúa đẻ nhánh. Phân P và phân K phân huỷ chậm,
và không làm bốc lá, nên hầu như bón lúc nào cũng được, không cần
phải bón chung với nhau . Vì thế, nhà nông tự biết phải bón từng
loại bao nhiêu và lúc nào, chứ không bị ép phải bón NPK theo tỷ
lệ 3-1-1 hay 1-1-1 như NPK bán cho người không làm nghề nông.
*
Khi pha NPK vào nước, chỉ có N và một ít K tan ra, còn hầu hết
K và toàn bộ P bị đọng lại trong cặn, không bón được cho cây.
*
 
Đúng là phân NPK khó hòa tan hết, khi ngâm khoảng 1 ngày thì nó vẫn còn cặn. Vì mình bón phân qua đường ống nhỏ giọt, lỗ của nó rất nhỏ nên thời gian tưới rất lâu, mà phân NPK để lâu sẽ bị lắng xuống đóng cặn và lỗ bị bít lại.
Nên mình không biết có loại phân tổng hợp nào hòa tan mà không bị cặn không. ACE nào biết chỉ giúp mình với.
 
Đúng là phân NPK khó hòa tan hết, khi ngâm khoảng 1 ngày thì nó vẫn còn cặn. Vì mình bón phân qua đường ống nhỏ giọt, lỗ của nó rất nhỏ nên thời gian tưới rất lâu, mà phân NPK để lâu sẽ bị lắng xuống đóng cặn và lỗ bị bít lại.
Nên mình không biết có loại phân tổng hợp nào hòa tan mà không bị cặn không. ACE nào biết chỉ giúp mình với.

Thưa bạn,
Tui thì không biết nhiều, nhưng chú ý đên bài của bạn do bởi trước đây tui có thời-gian dài trồng theo phương-pháp nhỏ giọt. Vậy xin mạo-muội góp ý :
- Tưới nhỏ giọt, bạn nhớ kiểm-soát để thông các vòi, chúng bị nghẹt luôn.
- Nếu được bạn cho biết, bạn tưới thế nào, tui sẽ góp ý cách tưới của tui để tiện rút ra ưu, khuyết-điểm.
- Tui đã từng dùng NPK ngâm nước tưới, nhưng kết-quả không như mong đợi. Xin bạn cho biết kết-quả của bạn ra sao.
* Phân NPK không phải là loại có thể ngâm để dùng cho Thủy-canh.
Thân ái.
 
Thưa bạn,
Tui thì không biết nhiều, nhưng chú ý đên bài của bạn do bởi trước đây tui có thời-gian dài trồng theo phương-pháp nhỏ giọt. Vậy xin mạo-muội góp ý :
- Tưới nhỏ giọt, bạn nhớ kiểm-soát để thông các vòi, chúng bị nghẹt luôn.
- Nếu được bạn cho biết, bạn tưới thế nào, tui sẽ góp ý cách tưới của tui để tiện rút ra ưu, khuyết-điểm.
- Tui đã từng dùng NPK ngâm nước tưới, nhưng kết-quả không như mong đợi. Xin bạn cho biết kết-quả của bạn ra sao.
* Phân NPK không phải là loại có thể ngâm để dùng cho Thủy-canh.
Thân ái.

Hiện tại em đang dùng dây tưới nhỏ giọt được nhập từ nước ngoài, lỗ nhỏ giọt này nó được bù áp - tức là từ đầu đoạn dây đến cuối đoạn dây trong khoảng thời gian nó đều cho ra một lượng nước như nhau. Vì vậy mỗi lỗ có thể nói là một hệ thống dít dắt li ti rất nhỏ, nên nó rất dễ bị nghẹt. Nếu bác có cách hay thì cho em tham khỏa và học hỏi với. Em rất cám ơn!
 
Cách làm cho bằng được, không bị nghẹt, mặc kệ kết quả ra sao,
thì có ngay thôi:
*
1- Phải nghiền, giã, hay xay phân NPK thành bột mịn trước.
2- Pha nước thật đủ theo ý muốn và ngoáy thật kỹ.
3- Lọc qua một bộ lọc cho ra nước trong hoàn toàn.
*
Cách làm này sẽ giúp bạn không bị tắc, nhưng vấn đề lọc sẽ gây
cho bạn nhiều việc làm: đầu tư mua thiết bị, và phải rửa bộ lọc luôn luôn.
*
Sau khi giã, nghiền, xay phân ra bột mịn, và pha nhiều nước có khuấy kỹ
thì phân N sẽ nhanh chóng tan ra hơn để nguyên mà ngâm nước, nhưng tuỳ
theo từng dạng của N mà phân huỷ tan ra chứ không hẳn tan hết ngay. Lượng
phân N chưa phân huỷ tan hết mà vẫn còn lẫn trong bã không thể tránh khỏi.
Sau đó, ta vét bã trong bộ lọc mà rắc vào vườn cho cây có P và K.
*
 
Cách làm cho bằng được, không bị nghẹt, mặc kệ kết quả ra sao,
thì có ngay thôi:
*
1- Phải nghiền, giã, hay xay phân NPK thành bột mịn trước.
2- Pha nước thật đủ theo ý muốn và ngoáy thật kỹ.
3- Lọc qua một bộ lọc cho ra nước trong hoàn toàn.
*
Cách làm này sẽ giúp bạn không bị tắc, nhưng vấn đề lọc sẽ gây
cho bạn nhiều việc làm: đầu tư mua thiết bị, và phải rửa bộ lọc luôn luôn.
*
Sau khi giã, nghiền, xay phân ra bột mịn, và pha nhiều nước có khuấy kỹ
thì phân N sẽ nhanh chóng tan ra hơn để nguyên mà ngâm nước, nhưng tuỳ
theo từng dạng của N mà phân huỷ tan ra chứ không hẳn tan hết ngay. Lượng
phân N chưa phân huỷ tan hết mà vẫn còn lẫn trong bã không thể tránh khỏi.
Sau đó, ta vét bã trong bộ lọc mà rắc vào vườn cho cây có P và K.
*

Trời đất ơi!
Bạn nào đang trồng thủy-canh thì... khoan áp-dụng ý trên của bác anhmytran nha!
Xin lỗi bác anhmytran, tui không định nói ngược lại ý bác, nhưng không đành lòng cho người trồng thủy-canh. Vậy trước khi bàn thêm với bác, xin hỏi bác :
- Phân Kali có màu gì?
Xin bác dành cho 1 phút gõ trả lời.
Cám ơn bác anhmytran.
 
ACE nào có biết loại phân nào có thể hòa tan trong nước tốt nhất, để mình bón qua đường ống tưới nhỏ giọt không bị tắt ống? ACE nào biết chỉ giúp.
Chân thành cảm ơn!
Bạn có thể sử dụng sản phẩm: dung dịch dinh dưỡng NPK
 
Hiện tại em đang dùng dây tưới nhỏ giọt được nhập từ nước ngoài, lỗ nhỏ giọt này nó được bù áp - tức là từ đầu đoạn dây đến cuối đoạn dây trong khoảng thời gian nó đều cho ra một lượng nước như nhau. Vì vậy mỗi lỗ có thể nói là một hệ thống dít dắt li ti rất nhỏ, nên nó rất dễ bị nghẹt. Nếu bác có cách hay thì cho em tham khỏa và học hỏi với. Em rất cám ơn!
Có phải tuongsinh dùng ống có lổ tưới cách khoảng, lổ làm sẵn trên ống luôn phải không?
 
Có phải tuongsinh dùng ống có lổ tưới cách khoảng, lổ làm sẵn trên ống luôn phải không?

Đúng vậy, lỗ được làm sẵn trên ống và được gắn hệ thống nhỏ giọt (có thể gọi là vi mạch dẫn nước).
 
Ban tuongsinh,
Vậy là chỉ dùng để tưới nước trong (không phân) thôi! Tui tưới nước trong bằng ống nầy mà thỉnh-thoảng vẫn bị nghẹt. Bạn mỗ ra thử, ngay tại chỗ có lổ, có 1 lược nhỏ xíu trong đó. Bạn nên đổi ngay cách khác nếu muốn tưới có phân.
Cách đó có thể là 1 ông dẫn, trên ống dẫn đó bạn khoan 1 lổ ngay mỗi gốc và gắn vào 1 ống nhỏ như chiếc đủa, thẳng gốc với ống dẫn đến gốc cây trồng.
Bạn đang trồng gì vậy?
Thân ái.
 
Last edited:


Back
Top