Bón phân thế nào cho hiệu quả?

  • Thread starter hv5686
  • Ngày gửi
Các bác ơi!
Sách báo người t nói rằng bón phân hóa học cho cây thì cây chỉ hấp thụ được 40 - 60% còn lại tích tụ trong đất và lâu ngày sẽ làm cho đất bị thoái hóa.
Quả thật em bón N-P-K cho rau nhung sau khi thu hoạch nhổ gốc lên thì N - P - K vẫn còn đen đen ở rễ. Mà em chi bón ít thôi chứ có nhiều nhặn j đây cơ chứ!
Mà nghe nói ăn rau có thừa mấy cái chất này dễ bị ung thư dạ dày lắm phải không?
Hu...em hư dạ dày thì làm sao mà uống được rượu đây cơ chứ?
Vậy phải bón phân thế nào để cây ăn hết phân bón đây?
:mellow:
 


Last edited by a moderator:
Vâng, xin lỗi bác anhmytran, tui mau mắn nhắc nhở bà con không nên theo cách bác chỉ là bởi tui biết rõ, nếu theo cách bác thì nhẹ nhất là không có kết-quả như mong muốn, còn nặng hơn thì cả vụ mùa sẽ bị thất-bại. Mong bác thông-cảm và đừng buồn tui. Vậy xin thưa :

Phân NPK = Đạm + Lân + Bồ-tạt. Thường gọi phân 3 màu. Trong đó Lân màu xanh và Bồ-tạt màu muối ớt.
Tui hỏi bác phân Kali (bồ-tạt) màu gì là để nhắc bác :
- Các công-ty sản-xuất phân cố lọc cặn-bả tối-đa ra khỏi phân, nhưng đến 1 lúc nào đó, họ không cố thêm nữa, bởi làm vậy giá thành sẽ trở nên quá mắc, nhất là phân Kali (bồ-tạt). Màu muối ớt của Kali là tạp-chất, không hòa-tan được. Phân lân, màu xanh, dù dưới dạng Phosphat hay SuperPhosphat đều khó hòa-tan.
Phân NPK bác đề cập là loại rẻ tiền gồm các phân đơn trộn lẫn nhau nhu DAP, APATIT, KCl + Đất kết dính thành viên. Phân kali màu muối ớt đó là KCl màu thật của nó cũng trắng nhưng vì loại phân khai thác từ mỏ nên có màu muối ớt, riêng KNO3 màu trắng, không nhất thiết phân kali phải là màu đỏ muối ớt. Phân lân màu xám hay màu xi măng là phân Apatit, một loại khoáng có lân tan chậm, các loại phân lân khác là dạng muối đều có màu trắng như muối ăn.
Để tránh làm nghẹt nên dùng phân trộn là các muối khoáng không có chất kết thành viên, mua phân đơn rời về tự pha lấy là tốt nhất.
---------------
Những câu hỏi này rất sát với chuyện chúng ta đang bàn.
Lý luận suông thì bàn luận mãi cũng không đi đến đâu.
*
Tôi biết chắc chất cặn sau khi nghiền phân NPK, pha, và ngâm
là những chất độn, và chủ yếu là phân phốt phát, rất khó tan,
chỉ có rễ cây tiết ra chất mới ăn được. Ở Lào Cai có mỏ Apatit
rất lớn, cứ lấy đất ở đó mà đóng bao thôi, màu xám xanh. Cái
thời Hợp Tác Xã, phân này mua về để đống ven đường mặc cho
mưa gió, ít thấy tác dụng rõ ràng. Tuy vậy, tôi vẫn tin theo
sách và theo cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Ở Mỹ, thì phân K và
P trộn lẫn có bán theo dạng thỏi, đúc như cái nêm to bằng cổ
tay. Mua về thì lấy búa ra đóng như đóng cọc xung quanh cây
có thân gỗ vòng theo tán lá. Đóng xong, dù mưa nhiều, nó cũng
lâu tan lắm, nhưng mấy tháng sau là mất tiêu. Vì thế, cặn NPK
sau khi chắt nước tưới cho rau diếp, rau muống, và ngò mùi,
thì tôi rắc cho cà chua, cùng với NPK rắc thẳng cho cà chua
cà pháo.
*
Chuyện nước trong đã pha NPK có đọng lại không, thật là một
chuyện phải thực sự thí nghiệm và coi sóc sát sao mới biết,
mà tôi thì không tưới theo lối nhỏ giọt nên không thể nào
biết được. Theo lý luận, thì có đá vôi (Các bô nát Can xi
Ca (CO3)2 có thể hoà tan thành Các bô nát Can xi Axít CaHCO3
rồi sau đó có thể mất Axít đi mà lại trở lại Các bô nát
như cũ . Đó là hiện tượng Vú đá và Măng đá trong các hang
động đá vôi Phong Nha và Hương Tích. Nếu chất độn trong NPK
có đá vôi, thì chuyện đọng tắc vòi tưới có thể xảy ra sau
rất nhiều ngày tháng.
*
Trong chuyện pha phân NPK này, chúng ta có thể thấy, lý luận
thì xa xôi, lan man không bờ bến, cái gì cũng có thể xảy ra
được . Ai đã có kinh nghiệm rồi, thì cứ phổ biến. Chuyện ở
Mỹ có thể không xảy ra ở ViệtNam, chẳng có gì lạ, không cần
khẳng định là phải xảy ra như kinh nghiệm của bác A, bác B.
*
Sau đây, bà con có thể tham khảo tiệm bán đồ Kim khí, Hoá
chất ở thành phố tôi ở - tiệm Home Depot, có ở trên Internet.
Muốn mua phân Kali của nó thì tìm "potassium fertilizer" như
sau:
http://www.homedepot.com/webapp/wcs...lizer&langId=-1&storeId=10051&catalogId=10053
Kết quả có 2 loại phân, trong đó có một bọc giá gần 4 đô,
hình như sau:
*
d6ba4e2c-398d-40b2-a1fc-decb9a7c5512_300.jpg

*
Trên bao có công thức NPK 9-9-6 và giòng chữ đại ý "chuyên
bón cho các loại hoa tuy líp Hoà Lan."
*
Còn đây là phân đóng cọc cho Táo và Cam, tìm theo từ khoá
"Fruit & Citrus Fertilizer"
*
ac475249-03e8-41a3-ad0b-0227582baef4_300.jpg

*
Tuy thế, tiệm này chỉ bán đồ, còn mình xài đồ của nó ra sao,
nó không hề giảng giải . Muốn tìm hiểu, phải mua sách của nó .
Để khỏi mua sách của nó, cũng từ khóa như trên "Fruit & Citrus Fertilizer"
thì có website khác:
http://www.gardeningknowhow.com/tre...ees-best-practices-for-citrus-fertilizing.htm
Trong đó, nó nói bón phân cho Cam Táo thì cần phân NPK theo tỷ
lệ thích hợp, và thêm Ma nhê, Măng gan, Sắt, Đồng, Kẽm, và
Boron, nhưng Boron là cái gì thì tôi bó tay luôn.
*
Bác pro. quá rồi!
 


Last edited:
để bón phân có hiệu quả mà cây có thể hấp thụ tốt bạn nên tìm hiểu xem cây trồng của bạn cần những gì. và trong đất mà bạn trồng có chất gì và thiếu chất gì. bạn hãy bón phân 1 cách khoa học ( nghĩa là cân đối giữa các loại phân NPK và các vi lượng), bạn cũng phải để ý bón phân chuồng nhiều vào để cải tạo đất. bạn chỉ bón phân hóa học mà ko chú ý bón phân chuồng thì bạn bón phân hóa học vào cây sẽ ko hấp thụ được giống như bạn nói đó. mặc dù bạn bón ít nhưng mà phân vẫn con nguyên. hiiiiiiiii nhớ là bón phân cũng phải đọc kỹ hưỡng dẫn trước khi sữ dụng đó. chúc bạn bón phân đúng cách để ăn ko bị đau dạ dày ha

Thưa bạn,
Là nông-dân với nhau, tui hết sức tâm-đắc với góp ý của bạn. Đất tại VN nhiều khi phân thì dư mà cây không xử-dụng được, lại phải bón gia-bội cây mới có thể dùng được, như là kẻ nghiện phải tăng liều, đất càng ngày càng chua, pH giảm, lại phải quăng vôi vào....
Điều mà bạn nhắc nhở không biết có ai để ý không? Vấn-đề cần ý-thức không phải là bón phân thêm vào đất, mà là cải-tạo đất để số phân hiện có cây có thể dùng được. Hiểu được phần nầy thì biết tại sao trồng thủy-canh, cũng như thỗ-canh cũng cùng nguyên-tắc là làm sao cho phân ở dạng cây có thể xử-dụng được. Tuy hai cách trồng rõ-ràng khác nhau, nhưng vẫn là cung-cấp được thứ cây ăn được, như đồ ăn nấu chín rồi, chứ không phải thức ăn chưa nấu.

Tuy tui với bạn chưa từng trao đổi, nhưng cùng là thành-viên của Gia-đình Agriviet. Vậy xin chân-thành chúc Tết bạn cùng quý quyến.
Thân.
 
Các bác ơi!
Sách báo người t nói rằng bón phân hóa học cho cây thì cây chỉ hấp thụ được 40 - 60% còn lại tích tụ trong đất và lâu ngày sẽ làm cho đất bị thoái hóa.
Quả thật em bón N-P-K cho rau nhung sau khi thu hoạch nhổ gốc lên thì N - P - K vẫn còn đen đen ở rễ. Mà em chi bón ít thôi chứ có nhiều nhặn j đây cơ chứ!
Mà nghe nói ăn rau có thừa mấy cái chất này dễ bị ung thư dạ dày lắm phải không?
Hu...em hư dạ dày thì làm sao mà uống được rượu đây cơ chứ?
Vậy phải bón phân thế nào để cây ăn hết phân bón đây?
:mellow:

Đây là tài liệu mình sưu tầm được mọi người đọc tham khảo nha
1. Thế nào là bón phân hợp lý
Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối:
a. Đúng loại phân:
Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại. Mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu.
Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

b) Bón đúng lúc:
Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.
Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây.
c. Bón đúng đối tượng:
Trong cách hiểu thông thường bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, đối tượng của việc bón phân là cây trồng.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, một lượng khá lớn chất dinh dưỡng của cây, nhất là các nguyên tố vi lượng, cây được tập đoàn vi sinh vật đất cung cấp thông qua việc phân huỷ các chất hữu cơ hoặc cố định từ không khí. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón phân để kích thích và tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất cho phép cung cấp cho cây một lượng chất dinh dưỡng dồi dào về số lượng và tương đối cân đối về các chất. Trong trường hợp này thay vì bón phân nhằm vào đối tượng là cây trồng, có thể bón phân nhằm vào đối tượng là tập đoàn vi sinh vật đất.
Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây lại sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh.
Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu bệnh gây hại. Đặc biệt các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ. Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Có những trường hợp phải tác động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên.
Ở phần trên đã trình bày là trong các hệ sinh thái, tồn tại và hoạt động 3 nhóm các mối liên hệ: thông tin, năng lượng và vật chất.
Trong các mối liên hệ này, liên hệ vật chất có liên quan đến việc vận động, chuyển hoá một khối lượng vật chất lớn. Các mối liên hệ thông tin và năng lượng trong nhiều trường hợp chỉ cần những tác động nhẹ với những lượng vật chất không lớn có thể tạo ra những phản ứng và hiệu quả lớn. Bón phân là đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu tố mới và có tác động lên các mối liên hệ. Cho đến nay, trong việc bón phân người ta chỉ mới chú ý đến các mối liên hệ vật chất, đến trao đổi chất. Trong thực tế, phân bón có thể có những tác động sâu sắc trong các mối liên hệ thông tin và năng lượng. Phát hiện được tác dụng của phân bón lên các mối liên hệ thông tin và năng lượng, có thể với lượng phân bón không nhiều, tạo ra những hiệu quả to lớn và tích cực trong việc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi sinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón.
d. Đúng thời tiết, mùa vụ
Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả.
Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3 - 4 vụ, thậm chí 8 - 9 vụ sản xuất. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau.
Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón. Việc sử dụng đúng các loại phân phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết mùa vụ đã được trình bày một phần ở phần II của sách này.
e. Bón đúng cách
Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v...
Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.
Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt, v.v...
Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất, v.v... có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.
Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của người nông dân.
g. Bón phân cân đối
Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi.
Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau.
Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác.
Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường.
Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là:
- Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn.
- Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.
- Tăng phẩm chất nông sản.
- Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.
 
Thưa bạn duchuy,
Cám ơn bạn nhiều lắm! Từ lúc gia-nhập Diễn-đàn, đây là bài hay nhất mà tui được đọc, bởi :
- Nó vừa trình-độ "nông-dân thực-hành" của tui.
- Không có những con số, quy-trình sáò rỗng.
- Không có ẩn-ý để bán hàng.
Lần nữa, cám ơn bạn.
Thân
 
Hì hì, bộ bạn tưởng tui biết nhiều lắm sao? Đi xuống hố cả lủ có ngày!Tưới như bạn thì tui cũng tưới vậy thôi! Bạn "rủ" tui góp ý, thì anh em mình góp đại. Có khi bạn nhìn thấy cái sai của tui thì cũng là tốt cho kinh-nghiệm nhà nông.
- Nếu là nước thành-phố như tui từng dùng thì không cần ao lắng. Tui đặt bồn chứa cao 3mm, dung-tích 9 ngàn lít. Sau khi pha phân, đo pH, đo EC là tui mở valve cho xuống hàng vòi tưới vào các liếp thủy-canh. Các vòi tưới nhỏ giọt cứ bị nghẹt luôn, do khoáng-chất ngay khi ra khỏi vòi, đọng lại mỗi ngày 1 chút. Sau nầy tui thay bằng vòi lớn hơn, 13mm, có valve chỉnh, thỉnh-thoảng mở vòi cho xịt mạnh 1 cái cho thông rồi chỉnh lại.

- Nếu là nước giếng lộ-thiên, phải bơm qua ao lắng, trước khi cho vào hệ-thống. Giếng của tui 30mx20m sâu 7m bây giờ tui trồng thủy-canh nên không còn dùng được, bởi nước mưa chảy xuống mang nhiều thứ phân, do trồng thổ-canh, khiền dung-dịch thủy-canh mất cân-bằng. Nên tui chỉ dùng nước thành-phố.

- Nếu là giếng khoan ống. Tui chưa dùng. Nhưng nếu có dùng, tui sẽ gởi mẫu đi phân chất trước khi dùng. Ngại nhất là nếu nó có nhiều Sodium, thì khi pha phân tui phải tránh các hợp-chất có Chlor.
Lại nữa, nếu nước tốt, dùng được, bạn cũng nên bơm lên ao lắng trước, cho sục-khí trước khi dùng, bởi nước ngầm chứa nhiều hơi ga, mà không có dưỡng-khí, đó là thứ mà rễ cây rất cần.

Thưa bạn, bạn đọc cho vui, nếu cần, bạn phải hỏi lại các nhà chuyên-môn, xong cho tui biêt để áp-dụng với! Những suy-nghĩ trên của tui không có gì bảo-đảm hết, trừ phần tưới thủy-canh thì chỉ được có chút kinh-nghiệm thôi.
Thân ái.



Cho em hỏi chỉ số EC khi pha phân bón cho phong lan thì như thế nào là phụ hợp?
 
Cho em hỏi chỉ số EC khi pha phân bón cho phong lan thì như thế nào là phụ hợp?


Khi bạn mua máy..thì đã có 1 bảng tính sẵn độ EC phù hợp cho từng loại cây..
nếu bảng tính sẵn không có thì bạn phải tự...mò ra vậy
Khi bạn mua phân đặc chủng cho Lan trên bao bì cũng ghi sẵn liều lượng pha phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây rồi mà..

Máy đo EC kết hợp PH và DO ( oxy hòa tan) chỉ nên dùng cho trại chủ để kiểm soát nồng độ phân trong bồn tưới sau khi công nhân đã pha xong..
Nhưng tôi thấy các trại lan lớn, các ông chủ không dùng máy đo EC mà chỉ dùng máy đo PH thôi…

Khi pha phân bón vào bồn…đích thân ông chủ pha chế..sau đó ông chủ khóa bồn lại bằng ống khóa…các công nhân chỉ có việc…đóng máy bơm để lấy ra mà tưới thôi
cách đó là chắc cú nhất đấy...tin vào máy móc...có ngày cả vườn cây...chết sạch vì ngộ độc phân đấy
 
Đúng là phân NPK khó hòa tan hết, khi ngâm khoảng 1 ngày thì nó vẫn còn cặn. Vì mình bón phân qua đường ống nhỏ giọt, lỗ của nó rất nhỏ nên thời gian tưới rất lâu, mà phân NPK để lâu sẽ bị lắng xuống đóng cặn và lỗ bị bít lại.
Nên mình không biết có loại phân tổng hợp nào hòa tan mà không bị cặn không. ACE nào biết chỉ giúp mình với.
Đầy luôn nha bạn. Phân bón chuyên tưới nhỏ giọt haifa chẳn hạn
Thưa bạn,
Tui thì không biết nhiều, nhưng chú ý đên bài của bạn do bởi trước đây tui có thời-gian dài trồng theo phương-pháp nhỏ giọt. Vậy xin mạo-muội góp ý :
- Tưới nhỏ giọt, bạn nhớ kiểm-soát để thông các vòi, chúng bị nghẹt luôn.
- Nếu được bạn cho biết, bạn tưới thế nào, tui sẽ góp ý cách tưới của tui để tiện rút ra ưu, khuyết-điểm.
- Tui đã từng dùng NPK ngâm nước tưới, nhưng kết-quả không như mong đợi. Xin bạn cho biết kết-quả của bạn ra sao.
* Phân NPK không phải là loại có thể ngâm để dùng cho Thủy-canh.
Thân ái.[/QUOT
Bạn phải phân biệt được định nghĩa của từ npk chứ. Npk là thuật ngữ chỉ phân bón tổng hợp. Nếu bạn muốn dùng cho tưới nhỏ giọt thì dùng npk haifa hoặc nkp hakaphos nhé. Tan 100%
Hiện tại em đang dùng dây tưới nhỏ giọt được nhập từ nước ngoài, lỗ nhỏ giọt này nó được bù áp - tức là từ đầu đoạn dây đến cuối đoạn dây trong khoảng thời gian nó đều cho ra một lượng nước như nhau. Vì vậy mỗi lỗ có thể nói là một hệ thống dít dắt li ti rất nhỏ, nên nó rất dễ bị nghẹt. Nếu bác có cách hay thì cho em tham khỏa và học hỏi với. Em rất cám ơn!
Bạn không dùng lọc à. Dùng phân tinh chuyên tưới nhỏ giọt ấy. Rất nhiều loại để sử dụng
 

Last edited by a moderator:


Back
Top