C/c Saponin, Zeolite, Vitamin C, Yucca, C-tat, Alkaline, CaCO3, CaO, Dolomite...

  • Thread starter HAIBINHCO
  • Ngày gửi
Kính gửi Qúi Khách Hàng,

Cty Hải Bình, thành lập từ năm 2001, chuyên Nhập Khẩu, Phân Phối nguyên liệu & sản phẩm dùng trong NTTS.

Chúng tôi cung cấp các mặt hàng chất lượng cho các nhà máy, công ty, đại lý... như: Saponin, Zeolite, Yucca, Vitamin C, Bột đá (CaCO3), Vôi nung (CaO), Dolomite, C-Tat, Alkaline...

Quí khách hàng có nhu cầu, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi để có thông tin chi tiết.

Trân trọng!
Phạm Thanh Bình
HAI BINH CO., LTD.
Tel: 08.22400609
Fax: 08.38299188
Cell: 0913913002
Email: haibinhco@vnn.vn
 


Vai trò của vitamin C với sức khỏe con người

Khi cơ thể thiếu vitamin C, bạn sẽ dễ bị viêm lợi, chảy máu chân răng, tụ máu dưới màng xương, tăng sừng hóa ở nang lông... Nếu không được bổ sung kịp thời, có thể dẫn đến tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim.
Hiện nay, những rối loạn dinh dưỡng thường gặp trong cơ thể tăng cao, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh cấp, mãn tính, giảm tuổi thọ, chất lượng sống... Nguyên nhân chủ yếu của các hiện tượng trên là do cơ thể thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết. Trong đó, thiếu vitamin có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu dinh dưỡng, khẩu phần ăn không đầy đủ hoặc không hợp lý, đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu nhiều loại vitamin. Tuy nhiên, có những trường hợp ăn uống đầy đủ nhưng do bệnh ở đường tiêu hóa hoặc dùng thuốc mà mắc phải tình trạng này.

Vitamin C với chứng loãng xương, thoái hóa khớp
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Toản, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, người cao tuổi cần nhận đủ lượng vitamin, canxi hàng ngày để phòng tránh loãng xương. Mặc dù canxi có trong nhiều thực phẩm khác nhau như cá nhỏ ăn luôn xương, tôm tép ăn cả vỏ, rau xanh, đậu… nhưng người cao tuổi thường ăn ít hơn lúc trẻ nên lượng canxi đưa vào cơ thể từ chế độ ăn hàng ngày sẽ không đủ, trong khi đó nguy cơ loãng xương của họ cao.
Ngoài vitamin D được hấp thụ từ ánh nắng mặt trời hỗ trợ trong quá trình phát triển xương trẻ sơ sinh đến khi trưởng thành, vitamin C làm tăng tổng hợp collagen type I, cần thiết cho thể hiện osteocalcin, hoạt tính của men phosphatase kiềm và khoáng hóa xương. Một số nghiên cứu cho thấy, vitamin C làm tăng mật độ xương cột sống và cổ xương đùi nên với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
Tác dụng có lợi của vitamin C trên tiến trình của thoái hóa khớp dựa trên tính chất chống ôxy hóa và khả năng điều hòa gen mã hóa tổng hợp các collagen type I, II và aggrecan. Đây là hai thành phần chủ yếu tạo nên chất nền ngoài tế bào của sụn khớp. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy, các con vật được cung cấp đầy đủ vitamin C được cải thiện rõ rệt tình trạng sụn khớp so với các động vật khác.
Một nghiên cứu điều tra chế độ ăn uống cho biết, mặc dù không giảm tỷ lệ thoái hóa khớp theo lượng vitamin C sử dụng, nhưng nếu dùng liều cao sẽ làm giảm các triệu chứng lâm sàng và tổn thương X quang của thoái hóa khớp gối.
Vai trò của vitamin C trong cơ thể
Thông thường, vitamin C thực hiện quá trình thúc đẩy các phản ứng sinh hoá trong cơ thể, tồn tại hai dạng trong tự nhiên có tác dụng xúc tác men và chống ôxy hoá. Thiếu vitamin C làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sợi collagen, đặc biệt trong các mao mạch, mô liên kết, mô xương. Dạng quay phải ức chế nhanh các gốc tự do, được sản sinh trong quá trình dị hoá của tế bào. Vitamin C can thiệp vào quá trình chuyển hoá carnitin, tham gia gắn kết acid béo chuỗi dài vào thể hạt sợi mitochindrie nên thiếu vitamin C sẽ làm cơ thể mệt mỏi. Ngoài ra, còn tham gia vào chuyển hoá sắt và acid folic, làm tăng hấp thu sắt.
Thiếu vitamin C, người lớn bị viêm lợi, chảy máu chân răng, tụ máu dưới màng xương, đốm xuất huyết, tăng sừng hóa ở nang lông. Nếu không được bổ sung kịp thời có thể tử vong do chảy máu ồ ạt hoặc do thiếu máu cục bộ cơ tim. Trẻ còn bú thường do chế độ ăn nhân tạo, bị chảy máu dưới màng xương, nhất là chi dưới, dễ chảy máu dưới da, vết thương lâu lành. Thêm vào đó, do dễ bị nhiễm trùng và trầm cảm, các vết thâm tím rộng trên da (mảng xuất huyết dưới da) cũng là những triệu chứng thiếu do thiếu vitamin C.
Điều trị tình trạng thiếu vitamin C
Cũng như tất cả các vitamin khác, cơ thể không tự tổng hợp được vitamin (ngoại trừ vitamin D). Vitamin C có nhiều trong hoa quả có màu vàng như cam, xoài, đu đủ, cà rốt, cà chua và các loại rau có màu đậm như rau dền, rau muống, cải bẹ xanh. Tuy nhiên, vitamin C dễ bị phá huỷ nhanh chóng và bị mất khoảng 50 đến 80% trong quá trình nấu nướng. Chất được hấp thu chủ yếu tại ruột non, lượng vitamin từ 60 đến 180mg một ngày và thời gian bán huỷ khoảng từ 8 đến 40 ngày, chủ yếu được thải qua nước tiểu.
Nhu cầu vitamin C tăng cao ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai, người hút thuốc lá, tình trạng nhiễm khuẩn, cấp cứu. Theo các chuyên gia, với liều 10mg mỗi ngày có thể tránh được bệnh scorbut và 60mg một ngày có thể tránh được tình trạng thiếu vitamin C. Một nghiên cứu khoa học tại Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ nên dùng hằng ngày từ 60 đến 75mg, nam giới khoảng 90mg và cần bổ sung thêm 35mg ở những người hút thuốc lá.
Những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin C là những người nghiện rượu mạn tính, suy dinh dưỡng, bị ung thư, có chế độ ăn mất cân bằng, suy thận phải lọc máu chu kỳ nhưng hầu như không có triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là những người cao tuổi.
Để điều trị tình trạng thiếu vitamin C, cơ thể cần được cũng cấp từ 1 đến 2gr vitamin C mỗi ngày, trong 15 ngày liên tục. Các triệu chứng toàn thân giảm dần trong một ngày đầu và các triệu chứng khác sẽ mất đi trong vòng từ một đến 4 tuần. Cơ thể được cung cấp vitamin hợp lý có thể giảm các triệu chứng và tỷ lệ mắc chứng đau loạn dưỡng do phản xạ (hội chứng Sudeck) với biến chứng gãy xương cổ tay. Tuy nhiên, mọi người không nên dùng quá liều 2gr vitamin C mỗi ngày vì có thể có biến chứng tiêu chảy và đau bụng. Những người thiếu hụt G6-PD nên cẩn thận khi dùng vitamin C vì có nguy cơ tan máu, còn người bị sỏi thận dễ làm tăng oxalat niệu. Đối với những bệnh nhân chạy thận nhân tạo cần dùng thường xuyên 500mg vitamin C mỗi ngày.
 


Back
Top