Cá leo thác nước

[h=1]Phát hiện loài cá bống “bơi” ngược thác nước[/h] THIÊN NHIÊN | 06/01/2013 20:00 (GMT + 7)
TTO - Nghiên cứu trên vừa được đăng ngày 4-1 trên tạp chí khoa học trực tuyến PLOS ONE.

  • ImageView.aspx
    Loài cá bống “bơi” ngược thác nước - Ảnh: news.sciencemag.org



[h=2]Chia sẻ[/h] Lưu lại In bài Gửi cho bạn bè Facebook Yahoo Twiter Google Zing Me
[h=2]Từ khóa[/h] Cá bống

[h=2]Tin bài khác[/h]


Nghiên cứu mới của các nhà khoa học vừa công bố loài cá bống Sicyopterus stimpsoni có khả năng “bơi” ngược những thác nước ở quần đảo Hawaii, Mỹ để lên phía thượng nguồn - nơi chúng thực hiện giao phối và duy trì nòi giống.

Nghiên cứu trên vừa được đăng ngày 4-1 trên tạp chí khoa học trực tuyến PLOS ONE. Cá bống Sicyopterus stimpsoni có kích thước cơ thể tương đương một ngón tay. “Họ hàng” của nó được tìm thấy ở các hòn đảo vùng Caribê.
Nhà sinh vật học Richard Blob làm việc tại ĐH Clemson (Mỹ) cho biết cá có thể bơi ngược những thác nước dựng đứng khoảng 100m nhờ sự phát triển đặc biệt của 2 giác hút trên cơ thể.
Giác hút thứ nhất là miệng được sử dụng để ăn các loại tảo bám trên đá. Còn giác hút thứ hai được phát triển từ vây hậu môn - có chức năng dùng để bám chặt vào vách đá. Cơ thể nó chuyển động nhịp nhàng và nhích lên phía trước như một con sâu bướm. Quá trình nó “bơi” ngược lên đến phía trên thác nước diễn ra trong khoảng 2 ngày.
“Đây là một trường hợp tiến hóa khác thường được nhìn thấy ở loài cá bống Sicyopterus stimpsoni”, ông Richard Blob nói với tạp chí Live Science (Mỹ).
 


Hình trên giống như cá Thòi Lòi..
Cá Thòi Lòi biển VN có thể leo lên cây đó bác à..để leo các bờ đá dốc nó đi bằng 2 vây trước..cộng thêm đuôi uốn cong rồi đẩy tới


1326118406_2.jpg
Cá thòi lòi (Periophthalmus schlosseri) có thể khiến nhiều người lầm tưởng là một loài lưỡng cư vì chúng có đôi mắt lồi như loài ếch và có thể di chuyển trên cạn dễ dàng bằng 2 chi trước.


<object width="500" height="50"><embed src="http://vnsharing.net/font/Boulevard-b.swf?w=500&h=50&txt=Cá thòi lòi&textcolor=#000000" type="application/x-shockwave-flash" width="500" height="50" allowfullscreen="true" wmode="transparent"></object>

Tên khoa học của loài cá này là "Boleophthalmus boddarti" (tiếng Anh là "Mudskipper"). Chúng lọt vào danh sách các loài động vật kỳ lạ bởi các đặc điểm có "một không hai" của mình. Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi đã tỏ ra “dị hợm” so với các loài cá thông thường bởi đôi mắt lồi như mắt ếch, nhô hẳn trên đỉnh đầu. Cái tên gọi “thòi lòi” bắt nguồn từ chính đôi mắt này.


111114kpdongvat6.jpg


Cá thòi lòi chẳng giống bất cứ loài cá nào ở chỗ chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi ngay trên cạn một cách điêu luyện. Điều làm nên sự “phi thường” này nằm ở cấu tạo cơ thể đặc biệt, giúp chúng có thể trữ nước trong mang, tạo điều kiện hô hấp ngay cả khi lên cạn. Bên cạnh đó, chúng còn có thể trao đổi khí qua da như ếch. Cũng nhờ cấu tạo cơ thể đặc biệt này mà cá thòi lòi còn có một khả năng hi hữu khác là… leo cây. Khả năng này đã “đem đến” cho chúng một tên gọi khác là “cá leo cây”.







111114kpdongvat4.jpg


Cá thòi lòi thường chọn nơi có địa hình khá “hiểm” để đào hang trú ẩn như các lùm cây hay rễ cây chằng chịt.
 
Last edited by a moderator:
Bác Mục có biết bà con chú bác ruột với con cá Thòi-Lòi trên là một giống Thòi-Lòi khác, lớn hơn cổ tay, như con cá lóc vậy. Tui theo dấu bắt hoài, mê lắm!
Còn một con nữa: Cá Bóng Sao. Cá nầy, bạn nào có xem 1 phim cách người Nhật bắt, thì phải ngạc-nhiên, sững-sờ lận chứ không phải chơi! Tiếc là tui không biết tìm trên mạng.
Thân.
 
.......! Tiếc là tui không biết tìm trên mạng.
Thân.

Ma đầu dùng trình duyệt ( web browser ) gì ? để đọc website ?

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM
(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 30/09/2012

5801.JPG
p.gif

<tbody>
</tbody>
p.gif
p.gif

<tbody>
</tbody>
p.gif

<tbody>
</tbody>
Tên Việt Nam:CÁ BỐNG SAO
Tên Latin:
Boleophthalmus boddarti.
Họ: Cá kèo Apocrypteidae
Bộ: Cá vược Perciformes
Lớp (nhóm):

<tbody>
</tbody>
5801_1.jpg
5801_2.jpg
5801_3.jpg
img_blank.gif

<tbody>
</tbody>
Hình: Phùng mỹ Trung
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------​
CÁ BỐNG SAO
Boleophthalmus boddarti (Pallas)
Họ: Cá bống kèo Apocrypteidae
Bộ: Cá vược Perciformes

Địa điểm thu mẫu: Bến Tre, Đại Ngãi.
Mô tả: 21 mẫu
L (chiều dài tổng cộng) = 110 - 156 mm. Lo (chiều dài chuẩn) = 93 - 130 mm. D (số tia vây lưng) = V;1/23 - 24. A (số tia vây hậu môn) = 1/23. P (số tia vây ngược) = 17 - 18. V (số tia vây bụng) = 1/5. LL (vảy đường bên/vảy dọc thân) = 70 - 79. Tr (vảy ngang thân) = 28. Pred = (số vảy trước vây lưng) = 30 - 29. H/Lo (chiều cao lớn nhất của thân/chiều dài chuẩn) = 19,2. T/Lo (chiều dài đầu/chiều dài chuẩn) = 25,3. O/T (đường kính ổ mắt/chiều dài đầu) = 16,1. OO/T (khoảng cách 2 ổ mắt/chiều dài đầu) = 14,9.
Thân hình trụ tròn dẹp nagng dần về phía đuôi. Đầu hình trụ, trá dốc xuống, mõm nhọn, ngắn, nếp gấp của mõm có hai lá bên dài như hai râu nhỏ. Mắt gần như không có cuống, dính sát vài nhau và nằm trên đỉnh đầu. Có mi mỡ dưới tự do. Miệng ở mặt dưới hơi xiên, rạch miệng kéo dài gần đến bờ sau của ổ mắt. Trên mỗi hàm có một hàng răng. Hàm trên có dạng răng chó thưa, hàm dưới gần như dẹp ngang và có một cặp răng chó sau điểm tiếp hợp. Lưỡi cụt và gần như dính sát với sàn miệng.
Các gai đầu tiên của vây lưng tứ nhất kéo dài, nhất là ở con đực. Khởi điểm vây lưng thứ hai hơi trước khởi điểm vây hậu môn. Cơ gốc vây phát triển. Vây đuôi nhọn, vây bụng có dạng chén.
Lưng có màu đen, bụng nhạt hơn. Nắp mang có màu xanh lá cây. Gồm 5 - 6 đốm xanh bạc dọc hai bên lưng. Bên hông gồm 4 - 5 đốm đen to. Trên thân và đầu điểm các chấm tròn xanh lá cây. Mỗi vảy trên đầu và lưng có thể có điểm sắc tố đen xếp thành hàng dọc trên thân. Các vây màu đen hoặc xám nhạt. Vây đuôi có các hấm hồng dạng gợn sóng.
Cá có kích thước nhỏ, thường sống ở vùng nước lợ, rừng ngập mặn.

Tài liệu dẫn: Định loại các loài cá nước ngọt Nam bộ - Mai Đình Yên và các đồng sự - trang 322.

<tbody>
</tbody>

<tbody>
</tbody>

<tbody>
</tbody>
 
Last edited by a moderator:
Như Lão biết, tui mới biết mò mẫm In-tẹc-léc, rồi lên mạng tìm Rau Sạch, thì thấy một Diễn-đàn, tìm Agriculture thì thấy Agriviet. Từ đó đến nay, tui lấy "2 người vợ nầy", sống tới bây giờ... Với mạng, mỗi khi cần gì, tui hỏi ông Gú-gồ, được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu. Vậy mà tui cũng đã lấy làm sung-sướng lắm! Mãn-nguyện.
Nhân đây, tui nói thêm chơì về cách bắt con "Thòi-Lòi khủng" và cách bắt con cá Bống Sao của người Nhật. Lão có thấy trên mạng thì đưa lên dùm, để tui Cọp lại.

Sau khi ở tù về, tui ở một mình ngoài một bìa rừng ở cửa biển Hàm-Luông. Ở đây, nhờ khả-năng lặn-lội, tui ăn cá hầu như thế cơm. Riêng con cá Thòi-Lòi bự chảng mà tui nói trên, có khá nhiều. Mới đầu, khi tui vừa lội xuống bãi, mà có 1 con ở gần, là nó phóng nhanh xuống nước, "chạy" trên mặt nước... giật mình, nhưng rồi xem nó lướt trên mặt nước, thì đã con mắt lắm.
Kéo lưới, quăng chài, không khi nào bắt được. Chỉ còn cách là rượt nó trên bãi, tuy mình chạy không bằng nó, nhưng nó chui xuống hang, là kể như nó đã ở trong giỏ của mình rồi. Hoặc theo dấu chân. Dấu chân nó trên bãi như dấu chân rít, nhưng không nhọn, kéo dài trên bãi, rộng bằng bàn tay xòe. Theo tới hang, thọc tay xuống tìm, chừng 4-5 tấc sâu, là đụng chú chàng nằm trong ổ. Ổ, là một hốc tròn do cá khoét, như 1 cái nồi đất, đường kính chừng 2-3 tấc. Nắm cổ lôi lên.

Cá Bống Sao. Tại Nhật. Theo như trong phim tài-liệu của đài BBC, thì những bãi sình mênh-mông ở Nhật, có nhiều cá Bống Sao. Người phóng-viên đi đến khu đó, thấy người Nhật bày lò than, kẹp gắp cá Bống Sao nướng bán cho khách. Nhiều người bán lắm! Ông nầy xin đi theo quay phim cách bắt.
Người bắt đem đồ nghề gồm giỏ đựng, một sợi nhợ dài chừng 20m có lưỡi câu ở đầu. Họ trượt sình trên 1 tấm ván, như dân chỗ tui bắt nghêu vậy. Ra đến chỗ nhiều cá (vẫn còn trên bãi), mấy tay thợ câu nầy đứng đều, cách khoảng nhau, và bắt đầu hành-nghề.
Lão ơi! Tui mong Lão kiếm được đoạn phim nầy cho bà con xem coi một cách bắt cá "quỷ khốc, thần sầu". Họ bắt như sau:
- Vung tay 1 cái, lưỡi câu bay tới con cá đang nằm trên bãi, rớt xuống "cạnh bên kia" con cá. Người câu giật nhẹ thu lưỡi câu về, có con cá dính ở lưỡi. Cá thu về, 1 tay lừa lưỡi câu cho cá rớt vô giỏ, tay kia vung tiếp, lưỡi câu bay ra... Trăm lần như một, không sót con nào. Mấy tay câu kia cũng vậy.
Trời đất ơi! Làm sao mà học được tuyệt-kỷ nầy, về bắt cóc bắt nhái và cá... Bống Sao ở quê mình, bác nhỉ?
Thân.
 
.......
Lão ơi! Tui mong Lão kiếm được đoạn phim nầy cho bà con xem coi một cách bắt cá "quỷ khốc, thần sầu". Họ bắt như sau:
- Vung tay 1 cái, lưỡi câu bay tới con cá đang nằm trên bãi, rớt xuống "cạnh bên kia" con cá. Người câu giật nhẹ thu lưỡi câu về, có con cá dính ở lưỡi. Cá thu về, 1 tay lừa lưỡi câu cho cá rớt vô giỏ, tay kia vung tiếp, lưỡi câu bay ra... Trăm lần như một, không sót con nào. Mấy tay câu kia cũng vậy.
Trời đất ơi! Làm sao mà học được tuyệt-kỷ nầy, về bắt cóc bắt nhái và cá... Bống Sao ở quê mình, bác nhỉ?
Thân.

À.....tưởng môn võ công gì...ghê gớm lắm....ai đè là cách câu cá thòi lòi không cần mồi...lão mỗ đã luyện được tuyệt chiêu này ngay từ hồi còn là...con nít

Bí kíp là lưỡi câu..đó là 3 lưỡi câu, đâu lưng dính lại bằng cách hàn chì
...hoặc cột... sẽ có hình dạng gần giống như cái “neo” tàu : 3 bên đều là móc câu bén

Con cá thòi lòi có 1 cá tính rất “oách” là không chạy mà chỉ dương mắt dương bờm khi có vật lạ mà nhỏ lại gần...nó “kình” và gồng mình lên...chiến đấu...
lưỡi câu quăng xa hơn con cá 1 chút rồi “rê” lại gần sát con cá.nó không chạy đâu..nó dương bờm để chuẩn bị chiến đấu
Người câu Bất thình lình giựt 1 cái con cá sẽ dính vào 1 trong 3 lưỡi câu ( đã cột đâu lưng) và văng về phía người câu

Để bắt cá thòi lòi ..Lão tà tôi khi xưa đã luyện tới : “đạn chỉ thần công” :

Lấy đất thịt vo lại thành viên tròn bằng đầu ngón tay cái...rồi phơi nắng cho cứng lại... đó là viên đạn

Chặt cây đước hay cây ổi lấy cái “ngã 3” dùng dây thun cột lại thành cái...cần ná

Đến bãi cá thòi lòi...chúng rất đông...trên bãi sình...chọn con nào to nhất rồi dương cần ná lên
Chúng dương bờm trố mắt lên rồi gồng mình...kình
1 phát là lật liền...để con trúng đạn yên đó ...nhắm con khác bắn tiếp.. khoảng 10 con là đủ 1 kg...lúc đó lội xuống lượm về

Khi người lội lại gần các con còn sống sẽ chạy hết xuống hang

Cá thòi lòi kho nước màu, nước mắm ngon và củ riềng sắt sợi + thịt ba rọi sắt nhỏ
híc thèm quá
 
Last edited by a moderator:
Hay quá 2 Bác ơi,lúc nào có dịp sẽ sử dụng vài chiêu của 2 Bác liền
 

Không được! Lão Tà không được chơi ăn gian!
Lưỡi câu người ta quăng ra xa lắm Lão ơi, vậy mà rớt sát bên con cá. Quăng, giựt, gỡ... rồi quăng, giựt, gỡ... luôn tay Lão ơi! Lưỡi chùm cột 3 hay cột 4, tui học được của mấy bạn miền Trung, câu cá Dià, cá Dò. Nấu cơm hơi nhão, nhồi như cơm nắm bà con mình thường ăn với tôm kho tàu. Lối câu nầy lạ lắm! Cục cơm nắm bó dây câu, cách lưỡi cả tấc. Ngồi trên cầu tàu buông câu xuống, hay đứng ở bãi quăng vừa lưỡi vừa cơm ra xa, rồi chăm-chú nhìn cục cơm. Hễ khi nào cục cơm bị "cái gì đó" che lại, thì mình giựt lên liền. "Cái gì đó" mạnh lắm, có khi bự bằng cái dĩa bàn, không dính lưỡi nầy, thì dính lưỡi kia. Nấu cháo hết sẩy!
Còn cái vụ bắn đạn. Không dễ gì trúng, mà có trúng, thì còn gì... đời hoa?
Gởi Lão coi con Thòi-Lòi loại bự, mà tui thường bắt.
http://www.naturia.per.sg/buloh/verts/mudskipper.htm
 
..... Lưỡi chùm cột 3 hay cột 4, tui học được của mấy bạn miền Trung, câu cá Dià, cá Dò. Nấu cơm hơi nhão, nhồi như cơm nắm bà con mình thường ăn với tôm kho tàu. Lối câu nầy lạ lắm! Cục cơm nắm bó dây câu, cách lưỡi cả tấc. Ngồi trên cầu tàu buông câu xuống, hay đứng ở bãi quăng vừa lưỡi vừa cơm ra xa, rồi chăm-chú nhìn cục cơm. Hễ khi nào cục cơm bị "cái gì đó" che lại, thì mình giựt lên liền. "Cái gì đó" mạnh lắm, có khi bự bằng cái dĩa bàn, không dính lưỡi nầy, thì dính lưỡi kia. Nấu cháo hết sẩy!

......

Vậy tạm hiểu là kiểu câu chùm....cục mồi phía trên là nhử bầy cá đến...
Khì mồi chìm là bầy cá đã đến đang ăn mồi..bên dưới là chùm lưỡi câu không..giựt lên nhất định các lưỡi câu sẽ móc dính vài con

Cá thòi lòi lớn chỉ có ở bờ biển đất sét nước mặn..thịt ăn ngon...chúng sống theo bầy đàn..dù mỗi con ở 1 hang...trong đàn có con lớn và con nhỏ hơn..

Cá thòi lời vùng nước lợ...nhỏ và thịt có mùi tanh

..... Còn cái vụ bắn đạn. Không dễ gì trúng, mà có trúng, thì còn gì... đời hoa?

Bắn bằng cần ná không khó..luyện tập quen tay bắn 10 phát trúng 8..nhưng những con cá trúng đạn..thịt bị nát ra...
do đó cao thủ là phải bắn trúng đầu...về nhà làm thịt bỏ đầu..con cá con nguyên
khi xưa lúc còn bé nhà có nuôi vịt...cần ăn thịt con nào là dương cần ná lên...nhắm vào đầu...1 cú là con vịt...lật ngang chết ngay tại chỗ
 
...............

Bắn bằng cần ná không khó..luyện tập quen tay bắn 10 phát trúng 8..nhưng những con cá trúng đạn..thịt bị nát ra...
do đó cao thủ là phải bắn trúng đầu...về nhà làm thịt bỏ đầu..con cá con nguyên
khi xưa lúc còn bé nhà có nuôi vịt...cần ăn thịt con nào là dương cần ná lên...nhắm vào đầu...1 cú là con vịt...lật ngang chết ngay tại chỗ
"đạn chỉ thần công" của Lão Tà đạt tới cảnh giới cao nhỉ....ngày xưa cháu cũng nổi tiếng là cao thủ bắn ná nhưng 10 thì chỉ trúng đích tầm 6-7 thôi...hồi đó đi đâu cũng mang cần ná theo,ngay cả khi đi học cũng mang ra nghịch được,vì ở chổ cháu hồi đó đá sỏi khá nhiều,khom lưng là có đạn để nghịch ngay....

--------

Không được! Lão Tà không được chơi ăn gian!
Lưỡi câu người ta quăng ra xa lắm Lão ơi, vậy mà rớt sát bên con cá. Quăng, giựt, gỡ... rồi quăng, giựt, gỡ... luôn tay Lão ơi! Lưỡi chùm cột 3 hay cột 4, tui học được của mấy bạn miền Trung, câu cá Dià, cá Dò. Nấu cơm hơi nhão, nhồi như cơm nắm bà con mình thường ăn với tôm kho tàu. Lối câu nầy lạ lắm! Cục cơm nắm bó dây câu, cách lưỡi cả tấc. Ngồi trên cầu tàu buông câu xuống, hay đứng ở bãi quăng vừa lưỡi vừa cơm ra xa, rồi chăm-chú nhìn cục cơm. Hễ khi nào cục cơm bị "cái gì đó" che lại, thì mình giựt lên liền. "Cái gì đó" mạnh lắm, có khi bự bằng cái dĩa bàn, không dính lưỡi nầy, thì dính lưỡi kia. Nấu cháo hết sẩy!
Còn cái vụ bắn đạn. Không dễ gì trúng, mà có trúng, thì còn gì... đời hoa?
Gởi Lão coi con Thòi-Lòi loại bự, mà tui thường bắt.
http://www.naturia.per.sg/buloh/verts/mudskipper.htm
câu kiểu dưới nước như bác nói thì cháu đã từng dùng khá nhiều và đa số dân biển miền Trung đều biết kiểu câu này....nhưng cái loại quăng-giựt trên cạn này mà bách phát bách trúng thì quả là cao thủ đấy....
 
Last edited by a moderator:
Câu nầy là câu rường. Cá Dò hơi nhỏ con, nhưng cá Dià lớn, mình tròn, dẹp. Hai loại cá nầy thấy cơm thì bu vào rỉa. Dưới nước xa mờ mờ, người câu thấy cục cơm trắng bị che lại, giựt lên, thì chùm lưỡi câu dưới cục cơm sẽ tuôn lên, móc vào bụng cá.

--------

http://www.bbcmotiongallery.com/gallery/clip/750T0073000_010.do
Bà con mở ra xem đở, để tui kiếm thêm. Nhưng ở trong cái Link, đài BBC có nói là không cho coi chùa.
Để kiếm thêm coi sao.
Thân.

--------

Bác Mục xem 2 con Thòi-Lòi giống nhỏ con (không ai ăn) và con cá Bống Sao, ăn rất ngon.
http://www.youtube.com/watch?v=iyqEacGGC00
 
Last edited:
http://www.bbcmotiongallery.com/gallery/clip/750T0073000_010.do
Bà con mở ra xem đở, để tui kiếm thêm. Nhưng ở trong cái Link, đài BBC có nói là không cho coi chùa.
Để kiếm thêm coi sao.
Thân.

--------

Xem xong rồi nhưng không có chi tiết vậy suy ra :
... 1 là cách câu 1 lưỡi câu có mồi
2 là cách câu 3 lưỡi không mồi
Nhưng cái cách tháo con cá ra khỏi dây câu bằng 1 tay...mới đúng là tuyệt chiêu


Con cá đào hang bằng cách cạp cục đất ngậm vào miệng..sau đó bò ra khỏi của hang rồi nhả cục đất ra
Thấy tội nhỉ...vất vả quá

Vì vậy..phá tổ của muông thú, Phá nhà của người sẽ bị chúng oán ghê lắm
Nguyễn Trãi khi xưa cho đệ tử dọn vườn phá 1 tổ rắn...nên bị báo thù..tru di cửu tộc

Bây giờ có kẻ dùng cường lực phá nhà người...nên bị ra tòa

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phap-luat/571345/khoi-to-ong-le-van-hien-nguyen-chu-tich-tien-lang-
 
Last edited by a moderator:


Back
Top