các bác cho em hỏi khi em gia công gỗ táu

  • Thread starter hungecoteak
  • Ngày gửi
bên em chế biến gỗ từ gỗ tầu thuyền cũ chủ yếu là gỗ táu nhưng khi em xẻ độ dầy 10mm và rộng 80mm gỗ để qua ngày thường bị cong vênh dù em đã sấy rồi các bác cho hỏi làm cách nào để không bị cong vênh và gỗ có còn mối mọt không ạ
 


Thứ nhất, gỗ của bạn là gỗ dỏm, không phải gỗ Táu, cũng không phải gỗ đã đóng Tàu thuyền.
Vì sao nói vậy? Vì gỗ Táu không cong vênh, và gỗ đã đóng thuyền thì không bao giờ rộng 80cm.
*
Nếu là gỗ dỏm, ví dụ như Xoan Đào, và non, tức là gỗ không được 60cm trở lên, thì nó tự cong vênh, không có cách nào ngăn chặn được. Để tránh cong vênh, người ta thường xẻ nhỏ gỗ ra. Ví dụ, gỗ đóng thuyền thường nhỏ hơn một gang tay, tức là 15cm. Một số gỗ đóng thuyền chỉ rộng bản 7cm thôi.
*
Gỗ cong vênh ở chỗ nào? Ở 2 bên mép gỗ. Đó là miền sinh trưởng của cây gỗ. Thớ gỗ ở đây thường xoắn, có nhiều lớp khác thớ với nhau, và là gỗ non. Khi xẻ ra, thì các thớ gỗ co khác chiều nhau, làm tấm ván bị cong vênh như bánh đa nướng. Những gỗ bị cong vênh, bị liệt vào gỗ dỏm, giá rẻ. Táu là gỗ tốt, làm gì có chuyện cong vênh? Chẳng thế, nó được liệt vào gỗ tứ thiết, đứng đầu bảng gỗ, chỉ sau các gỗ đẹp như Lát, và ngang hàng với Vàng Tâm.
 
bên em chế biến gỗ từ gỗ tầu thuyền cũ chủ yếu là gỗ táu nhưng khi em xẻ độ dầy 10mm và rộng 80mm gỗ để qua ngày thường bị cong vênh dù em đã sấy rồi các bác cho hỏi làm cách nào để không bị cong vênh và gỗ có còn mối mọt không ạ
vì bạn sấy nên bị cong vênh vì gỗ bề mặt bị khô đột ngột, bên trong lại chưa khô nên thế. khi xẻ xong, ván mỏng 1cm* 8cm bạn nên xếp trên một mặt phẳng, có một khoảng cách nhỏ trong bóng mát cho gỗ tự khô dần thì sẽ không sao cả. Tuyệt đối tránh xa táu muối bạn nhé. Táu muối vẫn mọt như thường !
 
Thứ nhất, gỗ của bạn là gỗ dỏm, không phải gỗ Táu, cũng không phải gỗ đã đóng Tàu thuyền.
Vì sao nói vậy? Vì gỗ Táu không cong vênh, và gỗ đã đóng thuyền thì không bao giờ rộng 80cm.
*
Nếu là gỗ dỏm, ví dụ như Xoan Đào, và non, tức là gỗ không được 60cm trở lên, thì nó tự cong vênh, không có cách nào ngăn chặn được. Để tránh cong vênh, người ta thường xẻ nhỏ gỗ ra. Ví dụ, gỗ đóng thuyền thường nhỏ hơn một gang tay, tức là 15cm. Một số gỗ đóng thuyền chỉ rộng bản 7cm thôi.
*
Gỗ cong vênh ở chỗ nào? Ở 2 bên mép gỗ. Đó là miền sinh trưởng của cây gỗ. Thớ gỗ ở đây thường xoắn, có nhiều lớp khác thớ với nhau, và là gỗ non. Khi xẻ ra, thì các thớ gỗ co khác chiều nhau, làm tấm ván bị cong vênh như bánh đa nướng. Những gỗ bị cong vênh, bị liệt vào gỗ dỏm, giá rẻ. Táu là gỗ tốt, làm gì có chuyện cong vênh? Chẳng thế, nó được liệt vào gỗ tứ thiết, đứng đầu bảng gỗ, chỉ sau các gỗ đẹp như Lát, và ngang hàng với Vàng Tâm.
cám ơn bác gỗ em chắc chắn gỗ táu và chuẩn là gỗ tàu thuyền vì em dỡ từ đó ra em nói bản rộng là 80 mm chứ không phải 80 cm ạ
vì bạn sấy nên bị cong vênh vì gỗ bề mặt bị khô đột ngột, bên trong lại chưa khô nên thế. khi xẻ xong, ván mỏng 1cm* 8cm bạn nên xếp trên một mặt phẳng, có một khoảng cách nhỏ trong bóng mát cho gỗ tự khô dần thì sẽ không sao cả. Tuyệt đối tránh xa táu muối bạn nhé. Táu muối vẫn mọt như thường !
tại trước khi xẻ em đã sấy nên khi xẻ thành phẩm em không phơi nữa chỉ để lên giá để làm nhưng khi làm hay có hiện tượng cong vênh và gỗ khi sấy rồi có sợ bị mối mọt ko ạ
 
cám ơn bác gỗ em chắc chắn gỗ táu và chuẩn là gỗ tàu thuyền vì em dỡ từ đó ra em nói bản rộng là 80 mm chứ không phải 80 cm ạ

tại trước khi xẻ em đã sấy nên khi xẻ thành phẩm em không phơi nữa chỉ để lên giá để làm nhưng khi làm hay có hiện tượng cong vênh và gỗ khi sấy rồi có sợ bị mối mọt ko ạ
bạn cứ yên tâm. Chỉ có táu muối là có thể mọt thôi, còn táu mật không thể mọt đc ko phải sấy gì cả .
 
Gỗ đã đóng thuyền rồi, thì đã khô, không cần sấy.
Nếu cố tình sấy, thì sau khi sấy xong, nó lại ẩm trở lại.

Vì sao nói thế? Vì độ ẩm có ở trong không khí. Gỗ sấy tốt, tức là sấy chậm, nhiệt độ thấp, thì sẽ co ngót lại và khô đi. Gỗ sấy dở, tức là sấy nhanh, nhiệt độ cao, thì chỉ khô bên ngoài, còn bên trong vẫn ẩm. Gỗ đóng thuyền, vừa bị thời gian, vừa bị ngâm nước, nên nó khô chậm, và có thể không khô kiệt. Chỉ cần để tự nhiên, nó sẽ khô kiệt rất nhanh chóng, nhanh hơn gỗ mới chặt trên rừng về. Gỗ tươi mới chặt, bên trong có khá nhiều đường, làm cho gỗ lâu khô. Gỗ đã đóng thuyền, thì đường bị tan hết vào trong nước, nên gỗ mau khô hơn. Điều đó cũng giúp cho gỗ khó bị mọt hơn, vì mọt sẽ chết đói nếu ăn gỗ không có đường. Sau khi khô đến độ ẩm ngang với độ ẩm khí trời, thì nó không thể khô hơn được nữa. Vì thế, không cần phải sấy.
 
Gỗ đã đóng thuyền rồi, thì đã khô, không cần sấy.
Nếu cố tình sấy, thì sau khi sấy xong, nó lại ẩm trở lại.

Vì sao nói thế? Vì độ ẩm có ở trong không khí. Gỗ sấy tốt, tức là sấy chậm, nhiệt độ thấp, thì sẽ co ngót lại và khô đi. Gỗ sấy dở, tức là sấy nhanh, nhiệt độ cao, thì chỉ khô bên ngoài, còn bên trong vẫn ẩm. Gỗ đóng thuyền, vừa bị thời gian, vừa bị ngâm nước, nên nó khô chậm, và có thể không khô kiệt. Chỉ cần để tự nhiên, nó sẽ khô kiệt rất nhanh chóng, nhanh hơn gỗ mới chặt trên rừng về. Gỗ tươi mới chặt, bên trong có khá nhiều đường, làm cho gỗ lâu khô. Gỗ đã đóng thuyền, thì đường bị tan hết vào trong nước, nên gỗ mau khô hơn. Điều đó cũng giúp cho gỗ khó bị mọt hơn, vì mọt sẽ chết đói nếu ăn gỗ không có đường. Sau khi khô đến độ ẩm ngang với độ ẩm khí trời, thì nó không thể khô hơn được nữa. Vì thế, không cần phải sấy.
vâng cám ơn bác nhưng sao em xẻ mỏng ra ko sấy để ngày mai nó cong là hiện tượng gì vậy bác chỉ giáo cho em với
 



Back
Top