Các bác giúp em- Tôm em bệnh gì?

  • Thread starter hocnuoitom
  • Ngày gửi
Nhà em nuôi tôm gần chục năm nhưng không có năm nào như năm nay cả.

Cải tạo ao thì nhà em làm rất kỹ,nguồn nước thì lấy nước ngọt khoảng 1/2 ao rồi sau đó lấy nước mặn pha vào cho đạt khoảng 12-13%0 rồi để khoảng 15-20 ngày mới xử lý. Mấy ao nhà em thì xử lý clo, còn của ông anh với mấy trại nuôi giáp ranh thì xử lý bằng thuốc rầy- chạy qautj trộn nước nhiều trong suốt 20-30 ngày sau mới thả giống.

Tôm giống thì trực tiếp đi xe ra Cà ná để bắt, lấy mẫu đem về TP.HCM để xét nghiệm (viện pátuer )- bắt tổng cộng khoảng 3,5 triuệ con. Kết quả xét nghiệm thì không nhiễm bất cứ bệnh gì. Tôm đem về thả thì phát triển rất tốt nhưng đến khoảng 18-22 ngày tuổi thì có hiện tượng chết rải rác 1-2 con rồi vài chục con, phải hủy cả ao tôm. Cả 7 ao tôm bị đều đã được báo cho sở Thủy sản, và họ cũng cử ks xuống ao xem và lấy mẫu về xét nghiệm nhưng kết quả thì không biết bệnh gì? Một số con bắt lên xem thì thấy gan bị sưng to,đường ruật thì vẫn bình thường.

Bác nào từng bị xin vào tư vấn giúp em với, nhà còn mấy ao không biết thể nào đấy.

Em cảm ơn trước ạ!
 


Cãi lộn làm chi ? Đọc cái này quan trọng hơn nè :

Báo Lao Động :
Nuôi tôm ở U Minh Thượng (Kiên Giang):
Hoang mang giữa hai làn "nước... độc"
Thứ Năm, 12.5.2011 | 10:38 (GMT + 7)


Mấy năm gần đây tại các cửa sông tiếp giáp với biển Tây của vùng U Minh Thượng xuất hiện nạn đánh bắt tôm càng xanh bằng “thuốc độc” rất bí hiểm, đến mức dân nuôi tôm sú chuyên nghiệp cũng không thể phân biệt được để phòng ngừa khi bơm nước vào vuông.

Hậu quả là tôm chết, nhiều người nuôi lâm cảnh thua lỗ. Trong lúc các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu để ngăn chận, thì com tôm ở vùng U Minh Thượng lại đối mặt với làn nước độc thứ hai xuất phát từ cái bẫy do chính các chủ nuôi giăng: Dùng thuốc bảo vệ thực vật “làm vệ sinh” vuông trước mùa nuôi rồi xả trực tiếp ra kênh, mương... nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các vuông tôm.
Tái mặt vì... tôm càng xanh
Ông Lê Văn Khanh, Phó phòng NNPTNT huyện An Minh cho biết: Nạn dùng hóa chất đánh bắt tôm càng xanh ở các tuyến kênh ven biển đã xảy ra từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, điều đáng lo là do hành vi này được tổ chức thực hiện rất tinh vi. Thường họ tiến hành vào lúc nửa đêm và khéo léo ngụy trang hai công đoạn đánh độc và thu gom “chiến lợi phẩm” như hai hoạt động độc lập nên rất khó để theo dõi, bắt quả tang.
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td valign="top">
tom2jpg-103448
</td> </tr> <tr> <td class="imageDescription" valign="top">Nhiều vuông tôm sắp đến ngày thu hoạch cũng lăn ra chết vì bơm phải nguồn nước nhiễm bả đánh tôm càng xanh. Ảnh: T.B</td> </tr> </tbody> </table>
Sau khi dùng vỏ lãi rải thuốc dọc theo hai bờ kênh, chờ thuốc tan và phát tán dần làm tôm càng xanh trúng thuốc đâm đầu vào bờ kênh để men theo bờ kênh vớt tôm về bán. “Sở dĩ dân thuốc tôm càng xanh chọn ban đêm là do họ không muốn bà con phát hiện chứ họ có sợ gì ai. Thông thường, mỗi đêm họ kiếm vài triệu bạc trong một vài giờ đồng hồ” - ông Lê Văn Chi, ấp Mười Biển, xã Thuận Hòa bức xúc.
Tuy nhiên, theo ông Khanh dù xác định hóa chất dùng trong đánh bả tôm thuộc loại cực độc, nhưng mãi đến nay vẫn chưa thể giải mã được: “Chính vì thế mà nó không chỉ tấn công vào đối tượng tôm càng xanh trên đường ra biển sinh sản, làm hẹp khả năng nhân đàn của chúng mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến việc lấy nước nuôi tôm sú của dân trong huyện”. Toàn huyện An Minh có 53.115ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có trên 35.000ha tôm sú, hơn 16.000ha nuôi cua biển... Mấy năm qua tỷ lệ tôm sú chết, hao hụt bị đẩy lên cao. Nguyên nhân trong đó có sự góp phần của việc đánh bắt tôm càng xanh gây nên. Bởi thế, mà mới đây phó chủ tịch UBND huyện phải ký công văn kêu gọi các cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn đề cao cảnh giác với hành vi gây hại này.
Lại thêm nguy cơ từ bên trong
Anh Lê Hồng Lữ ở ấp Mười Biển kể, khoảng năm 2007, trong một lần bơm nước vào vuông thì tôm sú đột ngột chết sạch. Lúc đầu, ngắm tới, ngắm lui mãi mà vẫn không nhận ra dấu hiệu bất thường nào nên anh Lữ cứ nghĩ là do mình bị “xui”, thả con giống vào thời điểm thiếu thuận lợi về thời tiết, nhiệt độ nên tôm sú bị sốc môi trường mà chết. Tuy nhiên, sau đó thấy nhiều hộ nuôi tôm sú khác cũng gặp sự cố giống mình nên anh Lữ bắt đầu nghi ngờ, nhưng chính thức là cái gì thì nông dân chân đất như anh chỉ biết “bó tay chấm com”.
Mãi đến khi nghe chính quyền khuyến cáo, anh Lữ và bà con nơi đây mới chính thức biết tôm chết là do nguồn nước bị nhiễm độc từ viêc đánh bả săn bắt tôm càng xanh. Ông Trần Văn Đuông nuôi 15 công tôm sú ở xã Thuận Hòa thắc mắc: Mấy năm trước, vào mùa tôm người dân nhảy xuống kênh mò một lát dính cả ký tôm, nướng ăn thay cá. Nhưng từ ngày bùng phát nạn đánh bả, tôm càng xanh ngoài tự nhiên không còn nhiều... nếu không muốn nói là vắng bóng.
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td valign="top">
tom1jpg-103725
</td> </tr> <tr> <td class="imageDescription" valign="top">Tôm chết vì sốc nguồn nước nhiễm thuốc BVTV.</td> </tr> </tbody> </table>
Tuy nhiên điều khiến người dân nuôi tôm sú miệt ven biển Tây nơi đây lo lắng là vì sao ngay cả những thời điểm cuối mùa đánh bắt, hoặc không trùng vào thời điểm đánh bả tôm càng xanh, nhưng nguồn nước dưới kênh, mương vẫn gây ra cái chết cho tôm trong vuông? Những ngày về Thuận Hòa, đi- gặp và trao đổi với những lão làng gắn bó với nghề nuôi tôm sú nơi đây, tôi đã ngỡ ngàng nhận ra thủ phạm gây ra làn nước độc thứ hai này không ai khác chính là... người nuôi tôm sú.
Theo lời nhiều người nuôi tôm sú, do thời gian gần đây giá dây thuốc cá, một loại cây dùng để làm vệ sinh, diệt động vật có khả năng ăn thịt tôm giống, (nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố thân thiện môi trường), ở mức cao và khá khan hiếm so với một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật bán trôi nổi trên thị trường, nên nhiều người đã thay đổi thói quen: Chuyển dùng sản phẩm sinh học sang sản phẩm hóa học.
Thế nhưng do phần lớn các hộ nuôi tôm ở đây không có ao lắng lọc nên sau khi “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” các loài cá, ếch, nhái trong vuông, nguồn hóa chất này được xả thẳng ra các tuyến kinh, mương... và hộ dưới nguồn lại bơm nguồn nước này vào vuông của mình dẫn đến tôm bị thiệt hại. Cứ thế, các chủ ao cùng lâm nạn do chính mình gây ra.
Để giảm tác hại từ nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng tiêu cực đến việc nuôi tôm sú, UBND huyện An Minh vừa ban hành công văn khuyến cáo bà con, bên cạnh việc quan sát thật kỹ màu sắc mùi vị của nguồn nước trước khi bơm vào vuông tôm và hạn chế đến mức thấp nhất việc xử dụng giải pháp hóa chất để làm vệ sinh vuông đầu mùa. Nếu thấy tôm, cá ngoài tự nhiên chết thì không nên cho nước vào ao tôm. Đồng thời khuyến khích bà con mạnh dạn tố giác những đối tượng đánh bắt tôm bằng thuốc độc, nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi nguy hiểm này.
Thanh Bách
 


Last edited by a moderator:
Chén đéc ơi ! Ba cái này thiếu đống gì. Nơi nào trên cái cục đất VN này chẳng có mà có từ rất lâu rồi. Đọc hoài chán bỏ xừ. Coi cãi lộn vui hơn bạn ơi? Cầu trời cho có ai đó buồn buồn vô thọt lét tám lúa cho ổng chửi cho đã. Chứ hổng chửi thì cũng biết nói cái gì bây giờ? Tám lúa ơi, cứ chửi đi chửi đi đừng ngại ngùng !
 
Sẵn topic này mọi người cho mình hỏi thêm vấn đề này. Người nuôi thủy sản đặc biệt là nuôi tôm chắc không ai là không biết tác dụng của đá vôi .Nó giúp nâng PH , tạo hệ đệm cho môi trường nuôi, sát khuẩn ngoài ra còn có tác dụng cắt tảo. Việc sử dụng đá vôi để nâng PH hay tạo hệ đệm cho ao nuôi thì mình đã hiểu rõ cơ chế tác động của nó như thế nào rồi còn tác dụng cắt tảo của nó thì mình chưa hiểu cơ chế nào mà nó có khả năng đó .và có người nói mình là bón vôi vào khoảng 9-10h đêm thì mang lại hiệu quả tốt hơn điều này có đúng không?Mọi người ai hiểu rõ vấn đề này mong chỉ giáo. chúc cả nhà vuiiiiiiii, thuận hòa!

Mọi người nuôi tôm vào thời điểm này khi mua giống nên kiểm tra thật kĩ tôm giống trước khi mua nhé.Vào thời điểm này tôm giống trên thị trường bị thiếu hụt , giá tôm giống bị đẩy lên cao nên tôm giống dạo này làm để chạy giá và số lượng chứ chất lượng chưa đảm bảo lắm đâu .nên mọi người nên kiểm tra thật kĩ mẻ giống mình định mua .Nhà bạn mình mới gửi mẫu đi kiểm tra , gửi 56 mẫu thì có tới 54 mẫu bị nhiễm bệnh rồi hichic...

Hathu đang thắc mắc về mấy con tôm giống, sẵn mượn ý của duchuy100386 nhờ các ACE giải thích giúp. Nghề nuôi tôm ko phải mới mẻ gì ở nước ta, nhưng Vì sao nước mình lại luôn thiếu tôm giống vậy ạ? Mà nguồn giống cũng ko chất lượng. Một trại nuôi tôm giống và một trại nuôi tôm thịt thì trại nào mang lại lợi nhuận nhanh hơn? (vì Hathu nghĩ đây cũng có thể là lí do ít người nuôi tôm giống hơn nuôi tôm thịt). Hathu có bạn ở Phú Yên đang rủ nuôi tôm, nhưng cả 2 đều thiếu kinh nghiệm (nói thiếu cho sang chứ hình như là không có gì hết), nguồn giống là quan trọng, mà tình hình như thế, thật lo ngại quá. Các ACE giúp Hathu 2 lời, 1 là giải thích giúp Hathu vì sao tình hình con giống lại như thế, 2 là chỉ giúp Hathu chỗ mua tôm giống chất lượng. Xin cám ơn
 
Lưu ý quý vị tập trung vào chuyên môn dùm một chút đi. liemtran308 bác đã bớt nhiều rồi nhưng bệnh vẫn chưa dứt hẳn nên cố gắng tiếp tục bác nhé. laibuon@ bớt nóng vì nếu bạn không thích liemtran308 thì không nên giao du với anh ta làm gì chứ đôi co thì sẽ làm loãng topic. Vậy nhé 2 bạn !

Tôi hình như rất có duyên với các topic của bạn hocnuoitm này. Tôi rất thích những câu hỏi rất sát thực tế của bạn vì nó giúp tôi suy nghĩ, tìm tòi và từ đó học hỏi thêm được nhiều điều hay. Tôi vẫn đang chờ bạn trả lời pm về vụ vi sinh đó nhé. Bây giờ tôi có vài dòng với bạn:
- Tôi không biết chính xác bệnh trên tôm của bạn có phải là vi bào tử hay không nhưng nếu đúng là bệnh đó thì gần như hiện nay không có thuốc chữa bạn à. Tôm hùm mắc bệnh này hiện nay cũng nhiều rồi đó chứ không riêng gì tôm sú.

- Vi bào tử dịch ra tiếng việt có vẻ khó hiểu vì chung chung quá nhưng trong tiếng anh thì nó có tên là bệnh Microsporidiosis gây ra bởi ký sinh trùng có tên gọi là Microsporidia. Loài ký sinh trùng này phát triển trong tế bào vật chủ và thường lây lan qua phân và nước tiểu của những cá thể nhiễm bệnh. Một số động vật bao gồm cả côn trùng, chim và đông vật có vú được xem là những cá thể có nguy cơ chứa loài ký sinh trùng này nhiều nhất.

- Biết được nó tên gì mặt mũi ra sao rồi thì bây giờ tôi với bạn bàn về việc nó lây nhiễm như thế nào nhé? Theo tôi thì có 2 trường hợp bạn phải xem xét:
1/ Nguồn nước bị nhiễm và việc vệ sinh của bạn thật sự chưa đáp ứng tốt. Trường hợp này thì bạn nên rút kinh nghiệm sát trùng nước ngay khi đưa vào như bác liemtran308 và bác maquemau đã nói nhé.
2/ Trường hợp thứ 2 là nguồn nước có thể không bị mà tác nhân gây truyền nhiễm có thể là chim cò hoặc xác động vật thối rữa mà bạn không phát hiện ra. Đây chính là trường hợp mà bạn laibuon@ đã đặt câu hỏi và bị chửi là mù. Thật ra bạn đó không mù đâu. Tôi không biết bạn có cho tôm ăn thức ăn tươi sống như trùn quế hay cái gì tương tự như vậy không? Nếu có thì bạn nên quan tâm nhiều hơn đến nguồn thức ăn tươi này nhé.

- Kiểm soát tốt 2 trường hợp trên cũng chỉ giúp bạn yên tâm 1 phần nào thôi vì cái tụi ký sinh trùng microsporidia này thường ít khi tấn công được vào những vật chủ có hệ miễn dịch tốt. Nó chỉ tấn công những cá thể có hệ miễn dịch bị suy yếu. Tôi muốn nói điều này để nhắc bạn về khâu con giống đó. Chắc chắn con giống của bạn lấy có những cá thể có hệ miễn dịch suy yếu và chính những cá thể đó bị tấn công đầu tiên. Những cá thể sau do ăn thịt những cá thể nhiễm bệnh nên "đi chung 1 đường". Vậy cái gạch đầu dòng thứ 4 này lưu ý bạn phải xem lại nguồn giống và đặc biệt nên bổ sung thêm vitamine cho tôm trong giai đoạn đầu để tăng cường sức đề kháng. Chỉ có cách này mới giúp tôm bạn lướt khỏi bệnh chứ vệ sinh thì cũng chỉ có mức độ. Làm sao ta có thể quét sạch hết khi không thấy gì trong nước?

Vài dòng góp ý với bạn, tôi bận tiếp khách nên sẽ quay lại sau. Bạn có thể vào google gõ từ khóa microsporidiosis thì sẽ có 1 đống tài liệu tiếng anh rất có giá trị cho bạn tham khảo. Nên chủ động học ở Google bạn nhé. Đó là người thầy tốt nhất đó.

Chúc bạn khám phá thêm nhiều điều hay.

Ah quên nữa, mọi người quên hết chuyện cũ đi. Bác liemtran308 làm ơn đừng có chửi người khác để họ nổi nóng đánh nhau với bác nữa. Thôi bỏ hết đi mọi người nhé ! Dĩ hòa vi quý thì Tứ hải sẽ giai huynh đệ !

Bệnh vi bào tử ở tôm, đúng là do con Microsporidiosis gây ra. Từ hôm bạn hocnuoitom đặt câu hỏi, Hathu tìm mãi, giờ mới nhận ra mặt nó. Vì mình chưa có cách chữa trị, Hathu tìm sang Thái-lan thì thấy họ có tài liệu chữa bệnh này phát hành từ năm 2008. Thấy người ta nói dùng Calcium Hypochlorite để hạn chế bệnh này. Hathu chưa dịch xong (7 trang), nhưng xong sẽ gửi cho bạn hocnuoitom, nếu bạn vẫn còn cần tìm hiểu về nó.
 
Hathu đang thắc mắc về mấy con tôm giống, sẵn mượn ý của duchuy100386 nhờ các ACE giải thích giúp. Nghề nuôi tôm ko phải mới mẻ gì ở nước ta, nhưng Vì sao nước mình lại luôn thiếu tôm giống vậy ạ? Mà nguồn giống cũng ko chất lượng. Một trại nuôi tôm giống và một trại nuôi tôm thịt thì trại nào mang lại lợi nhuận nhanh hơn? (vì Hathu nghĩ đây cũng có thể là lí do ít người nuôi tôm giống hơn nuôi tôm thịt). Hathu có bạn ở Phú Yên đang rủ nuôi tôm, nhưng cả 2 đều thiếu kinh nghiệm (nói thiếu cho sang chứ hình như là không có gì hết), nguồn giống là quan trọng, mà tình hình như thế, thật lo ngại quá. Các ACE giúp Hathu 2 lời, 1 là giải thích giúp Hathu vì sao tình hình con giống lại như thế, 2 là chỉ giúp Hathu chỗ mua tôm giống chất lượng. Xin cám ơn
theo hiểu biết của em thì nguyên nhân chính lượng tôm giống luôn thiếu hụt là do nguồn tôm bố mẹ không nhiều và kỹ thuật sản xuất con giống cũng đòi hỏi 1 trình độ kỹ thuật cao hơn là nuôi thương phẩm....trước đây cam ranh quê em là cái nôi của nghề làm post này nhưng nay hầu như tất cả các trại đều bỏ không cả....nhà em ngày xưa cũng có làm post được vài năm,post làm ra được thả nuôi luôn chứ chẳng bán cho ai hết(vì hồi đó chẳng có ai mua cả)....hồi đó làm post chẳng cần tôm bố như bây giờ...cứ mua tôm mẹ mang sẵn trứng được đánh bắt ngoài tự nhiên về mà cho đẻ thôi...đẻ 1 lần là thả tôm mẹ thôi chứ chẳng cấy tinh nhiều lần như bây giờ....
 
benh bo tay

chào bạn!

như ban đã nói thì tôm của bạn đã mắc dịch rùi. dịch này phát triển từ năm ngoái kìa.
vì nha tôi cũng mác bệnh này , gia đình tui cũng đã xã bõ từ tết giờ tới 40 ao rui.
đơn giản là bạn xã bỏ rùi cải tạo cho thật tốt rùi phơi ao một thời gian, chọn vụ chinh nuôi thử lại, về con giống thì hên nay nên chọn giống thông thuận thì tốt nhất vì giống thông thuận nó chịu đưng được thời tiết và đề kháng cao ở môi trường miền trung mình. giống cipi tốt nhưng hiện nay không nên thả thực tế gia đình tôi thả 100% cipi nhưng thất bại, tui thấy xung quanh nuôi tôm thông thuận ít mắc bênh hơn. hiên tại tôi đang thực tập tại trại giống cà ná(cipi) nhưng thấy naup nuôi bị chết nhiều nhưng con còn sống thì dồn lại nuôi và bán cho bà con.
hiện tại tỉ lệ chết của naup chuyễn sang zoa tới 70%.
B)B)B)
tôi cung hi vong a và nhưng người nuôi tôm như gia dinh tôi thành công một vụ mới thắng lợi.
:wub::unsure::unsure::unsure::unsure::lol::lol::lol::lol::lol:
 
chào bạn!

như ban đã nói thì tôm của bạn đã mắc dịch rùi. dịch này phát triển từ năm ngoái kìa.
vì nha tôi cũng mác bệnh này , gia đình tui cũng đã xã bõ từ tết giờ tới 40 ao rui.
đơn giản là bạn xã bỏ rùi cải tạo cho thật tốt rùi phơi ao một thời gian, chọn vụ chinh nuôi thử lại, về con giống thì hên nay nên chọn giống thông thuận thì tốt nhất vì giống thông thuận nó chịu đưng được thời tiết và đề kháng cao ở môi trường miền trung mình. giống cipi tốt nhưng hiện nay không nên thả thực tế gia đình tôi thả 100% cipi nhưng thất bại, tui thấy xung quanh nuôi tôm thông thuận ít mắc bênh hơn. hiên tại tôi đang thực tập tại trại giống cà ná(cipi) nhưng thấy naup nuôi bị chết nhiều nhưng con còn sống thì dồn lại nuôi và bán cho bà con.
hiện tại tỉ lệ chết của naup chuyễn sang zoa tới 70%.
B)B)B)
tôi cung hi vong a và nhưng người nuôi tôm như gia dinh tôi thành công một vụ mới thắng lợi.
:wub::unsure::unsure::unsure::unsure::lol::lol::lol::lol::lol:

Xin lỗi bác bxn37dk, tôi tò mò muốn hỏi bác vài câu:

1) Nhà bác nuôi tôm được mấy năm rồi?

2) Mực nước sâu bao nhiêu cm?

3) Nuôi CN hay BCN?

4) Mật độ?


5) Đánh men vi sinh định kì mấy ngày 1 lần?


6) Có chạy quạt nước không, mấy giờ 1 ngày?


7) Tháng đầu tiên có cho ăn hay không, hay là để cho tôm ăn rong tảo trong ao?
 

Đúng là tôm post ở Cty Thông Thuận, Anh Việt, Hậu Điển... đều là một lò từ Cty Thông Thuận mà ra. Chất lượng post ở đây được khẳng đinh từ lâu rồi. Mình có làm việc tại Cty Thông Thuận được 3 năm, từ thời mà hai anh em Thông và Thuận còn làm chung đến khi A.Thuận tách ra thành lập Cty riêng lấy tên Anh Việt. Nói chung chất lượng tôm post ở đây là tốt nhất đấy. ACE yên tâm khi thả giống, vì giống quyết định đến gần 50% rồi
 
Đúng là tôm post ở Cty Thông Thuận, Anh Việt, Hậu Điển... đều là một lò từ Cty Thông Thuận mà ra. Chất lượng post ở đây được khẳng đinh từ lâu rồi. Mình có làm việc tại Cty Thông Thuận được 3 năm, từ thời mà hai anh em Thông và Thuận còn làm chung đến khi A.Thuận tách ra thành lập Cty riêng lấy tên Anh Việt. Nói chung chất lượng tôm post ở đây là tốt nhất đấy. ACE yên tâm khi thả giống, vì giống quyết định đến gần 50% rồi

Giống quyết định 50%, "QUI TRÌNH NUÔI" quyết định gần như 70-80-100% thì sao?


Tôm từ Thiên Đình đưa xuống, tôm từ Hawai đưa qua, tôm Moana 250đVN con thì sao?


Nuôi tôm, đáy ao như ống cống, phát cỏ thì chém trên đầu cha ngọn cỏ.

Khâu nào cũng quan trọng, không riêng gì con giống.


MÀ HÃY NHÌN LẠI, XÉT LẠI KHÂU NÀO LÀ QUAN TRỌNG NHẤT.


Đừng có "VÁC CUỐN SỔ ĐỎ" chạy quanh, đi đâu cũng mang tò tò theo ...có chuyện gì thì đưa cho Ngân Hàng cho tiện khỏi phải mất công chạy về nhà lấy ... nuôi mà cứ tính đường huề với thua lỗ.


Tám Lúa phán 1 câu sanh tử:


CÂN BẰNG HỆ SINH THÁI QUAN TRỌNG NHẤT.

Người biết chuyện đọc câu trên phải biết làm gì rồi.



Nói 1 cách dơ dáy:


Bạn nuôi con tôm cho nó sống trong môi trường cứt đái của nó, thức ăn dư thừa thành Ammonia ...ăn ở đó, ỉa ở đó, ngữi ở đó, thở ở đó, trong ao. Không đường nào thoát thân ra ngoài được, chịu trận ...nhẹ thì còi thì chai, nặng thì đi chầu Diêm Vương, chỉ Ammonia thôi, chưa nói đến bệnh dịch lây lan.

Còn bạn là người nuôi, bạn ỉa trong nhà, cơm nước dư thừa liệng vãi trong nhà, cửa thì khoá , giống như con tôm ở trong ao nó thoát ra ngoài không được.

Bạn tự hỏi xem bạn có thể sống được giống như môi trường của con tôm sống...thì bạn hãy tự trả lời câu hỏi lấy.

Nuôi con "PHÁ SẢN = CON TÔM" ---->dễ ăn, ngon cơm ...VS...biết và không biết.
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn bac bxn37dk với bác tuongsinh vì thông tin con giống bổ ích.

Bác Tám à, cháu đồng ý với bác là con men vi sinh nó rất có và có thể nói là không thể thiếu trong nuôi tôm nhưng nó không phải là thuốc tiên bác à. Khi con tôm đã nhiễm bệnh từ giống - khi mua giống thì đã xét nghiệm rồi nhưng bệnh này thì có biết đâu mà xét ạ- thì dù môi trường ao có sạch sẽ cở nào đi nữa thì bệnh nó vẫn phát thôi. Có chăng là ở ao dơ thì bệnh phát trước,ao sạch thì nó phát bệnh sau thôi.

Cảm ơn mọi người!!!!!
 
ai cũng bảo vệ cái lý lẻ của riêng mình,người nuôi thủy sản việc nào cũng quan trọng.
con giống không tốt đã mang mầm bệnh thì dù cho xử lý môi trường tốt cở nào,cũng sẻ thất bại có chăng chỉ là sớm hay muộn thôi.
con giống sạch bệnh nhưng khi đưa vào môi trường xấu thì thất bại đó là lẻ đương nhiên.
cho nên người nuôi phải biết kết hợp 2 điều :giống tốt sạch bệnh,môi trường tốt ổn định. trong 2 khâu nầy không thể coi nhẹ khâu nào hết.
 
Rất cám ơn bác Tám!
Cháu đồng ý với bác là MVS là một cách rất hữu hiệu để làm sạch môi trường nước. Nhưng đó là một trong nhiều điều kiện mà quyết định đến sự thành bại của quá trình nuôi, môi trường trong sạch nhưng con giống có mầm bệnh hoặc ốm yếu thì cũng làm hổng và thiệt hại lớn của quá trình nuôi đó. Cũng giống như con người của mình vậy, có người mới sinh ra là bị bệnh tật rồi, đó là do cha mẹ không có sức khoẻ tốt.
Vậy cần phải lựa chọn con giống cho thật tốt kết hợp với môi trường nuôi kiểm soát tốt và yếu tố con người nữa là mình sẽ thành công, chứ chỉ có môi trường tốt mà con giống không tốt thì coi như mình đã thất bại.
Bác Tám nói rất đúng về xử lý môi trường, không chỉ trong nuôi thuỷ sản mà còn các linh vực khác nữa như trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm... cũng phải chú ý đến môi trường nuôi. Nhưng không thể phất lờ đi chất lượng con giống, vì nó mới là sản phẩm ta cần sản xuất ra.
Rất cảm ơn bác Tám về kiến thức và kinh nghiệm xử lý môi trường nước!
 
Hãy đọc kĩ lại đi:

[COLOR=blue[B]]Khâu nào cũng quan trọng, không riêng gì con giống.[/B][/COLOR]


MÀ HÃY NHÌN LẠI, XÉT LẠI KHÂU NÀO LÀ QUAN TRỌNG NHẤT.
Tôi đâu có nói là con giống không quan trọng, hãy so sánh giữa khâu Cân bằng hệ sinh thái và khâu con giống.


****Qui trình dơ, con giống sạch, con giống bệnh --->chết chết chết

****Qui trình sạch, con giống sạch bội thu, con giống bệnh có thể kéo dài thời gian, bán huề vốn hoặc lỗ chút đỉnh.


Các bạn nên nhớ, người có bệnh Sida, người có bệnh Lao họ vần sống mạnh khoẻ như thường vì họ ở sạch ...tụi Mỹ đã thử nghiệm chứng minh về con tôm có mầm bệnh, với qui trình sạch, nuôi đến lúc thu hoạch, bắt đi thử nghiệm vẫn còn mầm bệnh trong con tôm ...nếu ai có theo dõi bóng rổ, đội Laker của MỸ có thằng magic johnson nó bị bệnh Sida tại vì nó khoẻ mạnh bệnh chưa bùng phát.


Nếu bạn là 1 nhà Đậu Tư kinh doanh, bạn có 100tỉ và 100 ao để nuôi tôm, mà bạn bù chất về qui trình nuôi, giờ bạn muốn tuyển nhân viên để quản lí nuôi tôm cho bạn , thì bạn chọn người nào đứng ra nuôi tôm cho bạn?

Thí dụ: Qui trình nuôi có 360 chiêu, các bạn đem ra xài hết, tôi Tám Lúa chỉ xài 150-200 chiêu thôi ...chiêu độc. Mà tôi còn dám vẽ rồng vẽ rắn thêm đuôi, Thuỷ Sản chưa có 1 ai.


Tôi không bác bỏ con giống là không quan trọng, cái nào quan trọng hơn, có hậu hơn.


Các bạn không thích thì thôi, sách cùi bắp mà các bạn còn dám bỏ tiền ra mua mà không dám than van 1 tiếng nào, tình cho không biếu không, không tốn 1 đồng xu còn chê lên chê xuống.
 
Last edited by a moderator:
tình cho không biếu không, không tốn 1 đồng xu còn chê lên chê xuống.

he he ...........................tình già rồi ..............he he , kết tình trẻ thôi ...................he he ( đùa vui )
 
Anh Tám,
Tui nhấn nút cám ơn anh, nhưng vẫn "chê" anh! Đọc từ đầu tới cuối nghe... được quá đó chớ! Nhưng mà đọc tới mấy dòng nầy

Thí dụ: Qui trình nuôi có 360 chiêu, các bạn đem ra xài hết, tôi Tám Lúa chỉ xài 150-200 chiêu thôi ...chiêu độc

thì thấy là anh Tám đang khiêu-khích bà con.
Thôi thì tánh anh Tám như vậy, mình ráng chấp-nhận. Chứ biết sao giờ?!
Thân.
 
Anh Tám,
Tui nhấn nút cám ơn anh, nhưng vẫn "chê" anh! Đọc từ đầu tới cuối nghe... được quá đó chớ! Nhưng mà đọc tới mấy dòng nầy

Thí dụ: Qui trình nuôi có 360 chiêu, các bạn đem ra xài hết, tôi Tám Lúa chỉ xài 150-200 chiêu thôi ...chiêu độc

thì thấy là anh Tám đang khiêu-khích bà con.
Thôi thì tánh anh Tám như vậy, mình ráng chấp-nhận. Chứ biết sao giờ?!
Thân.

nội dung như thế nầy,sáng nay tôi vừa "tâm tình" với anh tám lúa miền trển
 
Trái sầu riêng, có người cho là thúi, có người cho là thơm ...không ai đè đầu đè cổ bắt phải ăn để rồi phải khen thơm hay chê thúi.


Hocnuoitom nói: "lấy nước vào ao 15-20 ngày mới xử li" .....Tám Lúa ơi Tám Lúa!!!


botienthi xếp bao cát ......Tám Lúa ơi Tám Lúa!!!


Tám Lúa ơi Tám Lúa!!!


Tại sao nhà ngươi không là 1 Lúa hay là 2 Lúa!!!!!
 
Last edited by a moderator:
Anh Tám,
Tui chưa từng nuôi tôm, nên theo dõi đề-tài nầy học từng chút một. Tui nghĩ :
Xử-lý ao 1 lần không đủ, bởi mấy cái trứng nở ra sau đó. Chắc ai cũng làm 2, 3 lần. Điều tui chờ để xem, nhưng không thấy ai có ý nghĩ đơn-giản như tui :
- Tôm cá sẽ nổi tấp 1 góc, hay lội lạng-quạng không định-hướng thì như bà con góp ý là đáy ao bị độc, hay hơi độc, nên tôm phải "né". Vậy, nếu tui là chủ ao tôm, tui sẽ hút ngay cho hết cặn-bả dưới đáy ra trước khi làm bất cứ gì khác (trị thuốc chẳng hạn). Vậy xin hỏi, tui làm vậy đúng hay sai?
Thân.
 
Anh Tám,
Tui chưa từng nuôi tôm, nên theo dõi đề-tài nầy học từng chút một. Tui nghĩ :
Xử-lý ao 1 lần không đủ, bởi mấy cái trứng nở ra sau đó. Chắc ai cũng làm 2, 3 lần. Điều tui chờ để xem, nhưng không thấy ai có ý nghĩ đơn-giản như tui :
- Tôm cá sẽ nổi tấp 1 góc, hay lội lạng-quạng không định-hướng thì như bà con góp ý là đáy ao bị độc, hay hơi độc, nên tôm phải "né". Vậy, nếu tui là chủ ao tôm, tui sẽ hút ngay cho hết cặn-bả dưới đáy ra trước khi làm bất cứ gì khác (trị thuốc chẳng hạn). Vậy xin hỏi, tui làm vậy đúng hay sai?
Thân.

hôm rồi tôi có đi tham quan mô hình nuôi cá tra ở xã cù lao Tân lộc huyện Thốt Nốt.thấy bà con nuôi cá tra trong ao diện tích khoảng 3000 m2 mặt nước. bà con cho cá ăn ở đầu nầy thì có một tốp "xi phong" nền đáy góc bên kia,họ mang mặt nạ và bình hơi lặn xuống đáy để rà hút chất cặn bả. ống hút lên rất mạnh đường kính của ống 1 tất 2 và cứ luân phiên như vậy khắp nền đáy ao.chất sình bả được hút lên hôi kinh khủng,tôi có kịp để hỏi bà con có cho biết mổi vụ nuôi trung bình 3 tháng rưởi - 4 tháng phải "xi phong đáy 2 lần.(không hút nhầm cá ).
-cá thì thế còn con tôm thì sao...???vì tập tính cá không ở sát đáy ao còn con tôm đáy ao là nơi ở của chúng.
 


Back
Top