Các câu hỏi thường gặp trong chăn nuôi gia cầm

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Sau đây là Tổng hợp một số câu hỏi thường gặp mà bà con chăn nuôi cần biết, được tổng hợp từ kênh VTC 16, do các GSTS viện chăn nuôi giải đáp. <!--[if !mso]>
<style>
v:* {behavior:url(#default#VML);}
o:* {behavior:url(#default#VML);}
w:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}
</style>
<![endif]-->

<!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:punctuationKerning/>
<w:ValidateAgainstSchemas/>
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables/>
<w:SnapToGridInCell/>
<w:WrapTextWithPunct/>
<w:UseAsianBreakRules/>
<w:DontGrowAutofit/>
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if !mso]><object
classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object>
<style>
st1:*{behavior:url(#ieooui) }
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]-->

PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y sẽ giải đáp các câu hỏi thuộc lĩnh vực chăn nuôi - thú y của bà con như: Nguyên nhân chim bồ câu sinh sản bị đi ngoài phân xanh nhớt và chết. Mổ ra thấy trong ruột có nhiều giun sán?; Vịt đang đẻ đi phân trắng nước, đẻ kém, vẫn ăn bình thường; Gà 6-7 tháng đang đẻ bị khò khè, chảy nước mũi, ăn ít, xù lông, xã cánh, khô chân; ...

Câu hỏi:

Anh Thân Chí Tới, Bắc Giang, SĐT: 0165 600 0950 hỏi: Chim bồ câu sinh sản bị đi ngoài phân xanh nhớt và chết. Mổ ra thấy trong ruột có nhiều giun sán. Xin hỏi nguyên nhân và cách điều trị?



Thưa anh Tới, với biểu hiện của chim bồ câu như anh mô tả, theo PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y thì chim bồ câu đã mắc bệnh Newcastle và giun sán ký sinh. Để khắc phục hiện tượng trên anh làm như sau:

+ Tẩy giun sán bằng 1 trong các thuốc sau cho uống: PIPERAZIN, MEBENDAZOL, FEBENDAZOL. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Dùng kháng thể GUMBORO + NEWCASTLE tiêm bắp liều cao 2 lần/ ngày/ 3 ngày liền.

+ Dùng thuốc FLUMEQUIN hoặc KANAMYCIN + COLISTIN hoặc AMPIANTICOLI cho uống 1 lần/ ngày/ 3 - 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C, 3 ngày liền

+ Bổ sung VITAMIN ADE và thuốc HIGHIMMUNE hoặc POVIMIC vào thức ăn hàng ngày.

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch VIRKON hoặc BENKOCID để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

+ Sau khi chim bồ câu khỏi bệnh 3 tuần dùng vacxin LASOTA hoặc vacxin NEWCASTLE hệ 1 phòng bệnh cho chim đảm bảo chắc chắn.

Câu hỏi:

Anh Hoàng Thanh Bình, Bình Thuận, SĐT: 0989 692 140 hỏi: Có 10 cặp bồ câu Pháp cho ăn ngô, lúa xay và cám công nghiệp của bồ câu đẻ thì sinh sản và phát triển tốt. Muốn tăng thêm số lượng bồ câu cho ăn như vậy có được hay không?

Trả lời:

Anh Bình thân mến, PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y cho biết:

- Khẩu phần ăn như vậy đảm bảo dinh dưỡng cho chim bồ câu sinh sản

- Nên bổ sung VITAMIN ADE và POVIMIC vào thức ăn hàng ngày bồ câu sẽ đẻ đều và chất lượng sinh sản tốt hơn.

- Tăng số lượng đàn và cho ăn khẩu phần ăn trên là hợp lý.

Câu hỏi:

Tiếp theo cũng là một câu hỏi liên quan đến bệnh trên bồ câu. Anh Huỳnh Hoàng Sơn, Tây Ninh, SĐT: 0972 878 055 hỏi: 20 đôi chim bồ câu Pháp đang sinh sản, đi ngoài phân vàng loãng, có con đi ra nước, gầy, đẻ kém. Xin hỏi nguyên nhân và cách điều trị?

Trả lời:

Anh Sơn thân mến, câu hỏi của anh đã được PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y tư vấn như sau: Với biểu hiện của chim bồ câu như anh mô tả thì chim bồ câu của gia đình anh đã mắc bệnh cầu trùng và nhiễm khuẩn kế phát.

Và đây cũng là kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn chim bồ câu của gia đình anh Nguyễn Văn Đồng, Bắc Ninh, SĐT: 0241 276 528 với nội dung câu hỏi: Chim bồ câu Pháp đang đẻ, bị đi phân vàng đen, liệt chân, bỏ ăn. Xin hỏi cách khắc phục?

Để trị bệnh cho chim bồ câu, anh Sơn, anh Đồng cần thực hiện tốt những công việc sau:

+ Điều trị Cầu trùng: Dùng một trong các thuốc sau: ESB3, COSTOP, COCCISTOP, BAYCOX cho uống 3 ngày liền. Liều lượng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Dùng thuốc FUGACOMIX hoặc KANAMYCIN + COLISTIN cho uống 1 lần/ ngày/ 3 - 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C, 3 ngày liền

+ Bổ sung Siêu men SACCHARO và VITAMIN ADE, VITAMIN BCOMPLEX, vào thức ăn hàng ngày.

+ Dùng VITAMIN K cho uống 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền để chống chảy máu.

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch VIRKON hoặc HANIODIN 10%, hoặc BENKOCID để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Gọi điện về chuyên mục, anh Đồng cũng có hỏi thêm: Dùng tỏi ngâm rượu cho chim uống có sao không?

PGS TS Trương Văn Dung cho biết: Nước tỏi ngâm rượu cho chim bồ câu uống có tác dụng phòng bệnh tốt.

Câu hỏi:

Anh Hoàng Văn Công, Bắc Giang, SĐT: 0972 694 182 hỏi: Vịt đang đẻ đi phân trắng nước, đẻ kém, vẫn ăn bình thường. Xin hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Trả lời:

PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y đã có câu trả lời cho câu hỏi của anh Công như sau: Với biểu hiện của vịt như anh mô tả thì vịt của gia đình anh đã bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Để khắc phục thì anh cần làm như sau:

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C,3 ngày liền

+ Cho uống nước tỏi 2 lần/ ngày/ 5 ngày liền.

+ Dùng thuốc FLUMEQUIN hoặc FUGACOMIX hoặc AMPIANTICOLI cho uống 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Bổ sung VITAMIN ADE , VITAMIN BCOMPLEX và POVIMIC vào thức ăn hàng ngày vịt sẽ đẻ đều và chất lượng sinh sản tốt hơn.

Câu hỏi:

Anh Nguyễn Văn Minh, Hà Nam, SĐT: 01664 984 915 hỏi: Gà 6-7 tháng đang đẻ bị khò khè, chảy nước mũi, ăn ít, xù lông, xã cánh, khô chân. Xin hỏi nguyên nhân và cách điều trị?

Trả lời:

Anh Minh thân mến, chúng tôi đã chuyển câu hỏi của anh đến PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y và nhận được lời tư vấn cho anh như sau: Với biểu hiện của gà như anh mô tả thì gà của gia đình anh đã mắc bệnh CRD.

Và đây cũng là kết quả chẩn đoán bệnh trên đàn gà của gia đình khán giả Nguyễn Văn Hùng, Thái Bình, SĐT: 0366 500 640 và khán giả Nguyễn Thị Oanh, Ninh Bình, SĐT: 01659 640 849

Để trị bệnh CRD cho gà anh Minh, anh Hùng và chị Oanh cần thực hiện tốt những công việc sau:

+ Dùng thuốc ENROFLOXACIN hoặc TILMICOSIN cho uống 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền.

+ Dùng thuốc bổ gan BOGA-4 và thuốc BROMHEXIN cho uống 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền.

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C, 3 ngày liền

+ Bổ sung SIêU MEN SACCHARO và VITAMIN ADE vào thức ăn hàng ngày.

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch VIRKON hoặc HANIODIN 10%, hoặc BENKOCID để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Liều lượng các loại thuốc trên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Câu hỏi:

Chị Nguyễn Thị Tiêu, Hà Tĩnh, SĐT: 01629 113 830. Chị Tiêu có hỏi: Gà 2 tháng tuổi, ủ rũ, đi phân trắng. Tôi đã cho gà uống vacxin Newcastle rồi nhưng không đỡ. Xin hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Trả lời:

Thưa chị Tiêu, PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y cho biết: Gà của gia đình chị đã mắc bệnh Newcastle và nhiễm khuẩn kế phát. Cách khắc phục như sau:

+ Dùng kháng thể GUMBORO + NEWCASTLE tiêm bắp liều cao 2 lần/ ngày/ 3 ngày liền.

+ Dùng thuốc FLUMEQUIN hoặc KANAMYCIN + COLISTIN hoặc AMPIANTICOLI cho uống 1 lần/ ngày/ 3 - 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C, 3 ngày liền

+ Bổ sung VITAMIN ADE và thuốc HIGHIMMUNE hoặc POVIMIC vào thức ăn hàng ngày.

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch VIRKON hoặc BENKOCID để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

+ Sau khi gà khỏi bệnh 3 tuần dùng vacxin NEWCASTLE hệ 1 tiêm dưới da phòng bệnh cho gà đảm bảo chắc chắn.

Câu hỏi:

Chị Ngô Thị Kiều Hạnh, Bình Phước, SĐT: 0166 375 1003. Nội dung câu hỏi như sau: Lợn nái đẻ được 3 ngày nhưng không có sữa cho con bú, liệt chân, không dậy ăn được. Mong chuyên gia tư vấn cách khắc phục?

Trả lời:

Chị Hạnh thân mến, theo như sự tư vấn của PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y thì lợn của gia đình chị không có sữa và thiếu Canxi. Cách khắc phục trong trường hợp này như sau:

+ Dùng thuốc CATOSAL 10% tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền

+ Dùng thuốc VITAMIN ADE.B-COMPLEX, tiêm bắp 6ml/nái/lần, 2 ngày sau tiêm mũi thứ hai, 3 ngày sau tiêm mũi thứ ba.

+ Dùng OXYTOCIN 20-30UI hòa vào 10ml Mg-CALCIUM FORT, tiêm cho nái và tiêm liên tục 3 ngày liền

+ Nếu lợn bị sốt phải dùng thuốc FLOFENICOL hoặc ENROFLOXACIN tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Chú ý phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt và cho uống nước đầy đủ

Câu hỏi:

Chị Đào Thị Vinh, Hà Nam, SĐT: 0974 737 053 hỏi: Lợn 40 kg/con đi phân màu đen sệt, mùi tanh, lợn vẫn ăn uống bình thường. Xin hỏi nguyên nhân và cách điều trị?

Trả lời:

Chị Vinh thân mến, PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y cho biết: Lợn của gia đình chị bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Để khắc phục thì chị làm như sau:



+ Dùng thuốc FLUMEQUIN hoặc KANAMYCIN + COLISTIN hoặc AMPIANTICOLI cho uống 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C 3 ngày liền

+ Bổ sung VITAMIN ADE , thuốc HIGHIMMUNE và POVIMIC vào thức ăn hàng ngày.

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch VIRKON hoặc BENKOCID để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Câu hỏi:

Từ Quảng Ngãi, chị Nguyễn Kim Huệ, SĐT: 01697 667 544 hỏi: Lợn 35-40kg, chưa phối giống, bỏ ăn, phình bụng, đi ngoài phân loãng hơi xanh. Xin hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Trả lời:

Chi Huệ thân mến, với triệu chứng của lợn như chị mô tả thì theo PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y, lợn của gia đình chị đã bị nhiễm khuẩn và thức ăn lên men sinh hơi. Biện pháp khắc phục như sau:

+ Tạm cho lợn con nhịn đói 1 ngày

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C 30 - 40 ml/ con/ lần/ ngày/ 3 ngày liền

+ Cho uống nước tỏi 2 lần/ ngày/ 3 - 5 ngày liền.

+ Dùng thuốc FLUMEQUIN hoặc FUGACOMIX hoặc AMPIANTICOLI cho uống 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Dùng PILOCARPIN 3% tiêm dưới da, liều 2 ml, 1 lần/ngày, trong 2 ngày liên tục.

+ Cho uống 10g muối BICARBONAT Na hoặc MAGIê SUNPHAT, pha với 1 lít nước.

+ Dùng thuốc VITAMIN ADE và Siêu men SACCHARO cho uống 1 lần/ ngày/ 10 ngày liền.

Câu hỏi:

Anh Nguyễn Văn Diệp, Hòa Bình, SĐT: 01674 364 520 hỏi: Lợn nái đẻ 1 lứa, đến nay đã 3 tháng mà chưa thấy đi giống trở lại. Xin hỏi nguyên nhân và cách điều trị?

Trả lời:

Thưa anh Diệp, theo như sự tư vấn của PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y thì nguyên nhân của hiện tượng nêu trên là do lợn của gia đình anh đã bị thiểu năng hoóc môn sinh dục cái. Để khắc phục hiện tượng trên, anh dùng thuốc kích dục OESTRADIOLtiêm dưới dahoặctiêm bắp thịt với liều 3 - 5ml/con tùy theo trọng lượng lợn nái. Bổ sung vào thức ăn VITAMIN ADE và VITAMIN BCOMPLEX hàng ngày.

Câu hỏi:

Anh Lê Văn Trọng, Đắk Lắk, SĐT: 0935 559 042. Anh Trọng hỏi: Lợn bị ho nhiều, khò khè, bỏ ăn. Xin hỏi nguyên nhân và cách điều trị?

Trả lời:

Thưa anh Trọng, PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y chẩn đoán lợn của gia đình anh đã bị viêm phổi.

Trị bệnh

+ Dùng thuốc CEFTIOFUR hoặc FLORFENICOL tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền.

+ Dùng thuốc CAFEIN và VITAMIN B1, K tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền.

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C, 3 ngày liền

+ Bổ sung Siêu men SACCHARO và VITAMIN ADE, VITAMIN BCOMPLEX vào thức ăn hàng ngày.

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch VIRKON hoặc HANIODIN 10%, hoặc BENKOCID để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Liều lượng các loại thuốc trên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Gọi điện về chuyên mục anh Trọng có hỏi thêm: Lợn đang có biểu hiện động đực, bị ho, cho uống thuốc ho có được không?

Vâng, thưa anh Trọng, PGS TS Trương Văn Dung cho biết: Anh có thể điều trị cho lợn theo phác đồ trên. Khi khỏi bệnh chăm sóc nuôi dưỡng tốt lợn sẽ động dục trở lại bình thường.

Câu hỏi:

Anh Lê Văn Thủy, Hải Dương, SĐT: 0168 647 1120 hỏi: Lợn 35 kg/con bị sốt nóng, bỏ ăn, mắt đỏ, thở mạnh, đi lại khó khăn, phân loãng màu nâu và chết. Xin hỏi nguyên nhân và cách điều trị?

Trả lời:

Anh Thủy thân mến, PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y đã có câu trả lời cho câu hỏi của anh như sau: Với biểu hiện của lợn như anh mô tả thì lợn của gia đình anh đã mắc bệnh Tụ huyết trùng và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Biện pháp khắc phục như sau:

+ Dùng thuốc CEFTIOFUR hoặc FLORFENICOL tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền.

+ Dùng thuốc CAFEIN và VITAMIN B1, K tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền.

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C, 3 ngày liền

+ Bổ sung Siêu men SACCHARO và VITAMIN ADE, VITAMIN BCOMPLEX vào thức ăn hàng ngày.

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch VIRKON hoặc HANIODIN 10%, hoặc BENKOCID để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Liều lượng các loại thuốc trên theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Câu hỏi:

Anh Nguyễn Văn Tuấn, Quảng Ninh, SĐT: 0982 603 365 hỏi: Chó béc giê đi ngoài có nhầy và máu. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Thưa anh Tuấn, câu hỏi của anh đã được PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y tư vấn như sau: Với biểu hiện của chó như anh mô tả thì chó của gia đình anh đã bị viêm dạ dầy và ruột truyền nhiễm.

* Điều trị nguyên nhân: Phối hợp 2 loại thuốc sau:

+ Dùng thuốc OXYTETRACYCLIN (OTC) 20%, tiêm bắp 50mg/ 1 kg P chó, 3 - 4 ngày liền.

+ KANAMYCIN, tiêm bắp 30mg/ kg P chó, 3 - 4 ngày liền.

* Điều trị triệu chứng và hồi sức, trợ tim mạch:

+ VITAMIN K, tiêm 1 ống 1ml cho 10 - 15 kg P chó trong ngày, dùng 2 ngày liền để chống chảy máu đường tiêu hóa.

+ ATROPIN, tiêm 1 ống 1ml cho 10kg P chó trong ngày, tiêm 2 ngày liền hoặc cho uống với liều gấp đôi để giảm co thắt dạ dầy ruột, giảm tiêu chảy, chống nôn.

+ VITAMIN C, B1 và CAFEIN tiêm bắp để trợ sức, trợ tim.

+ Huyết thanh mặn ngọt đẳng trương: truyền tĩnh mạch cho chó 150ml/10 kg thể trọng/ngày/ 2 - 3 ngày liền hoặc cho uống với liều gấp đôi.

+ Cho ăn cháo, kiêng mỡ và cá cho đến khi khỏi bệnh

Câu hỏi:

Anh Nguyễn Văn Hà, Thanh Hóa, SĐT: 01274 516 586 hỏi: Dê 2 tháng tuổi, bỏ ăn, thở nhiều, chảy dãi. Xin hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Trả lời:

Anh Hà thân mến, PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y chẩn đoán dê của gia đình anh đã bị viêm đường hô hấp. Để trị bệnh cho dê, anh cần làm như sau:

+ Dùng thuốc BAYTRIL hoặc CEFTIOFUR hoặc FLORFENICOL tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 5 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Dùng thuốc CAFEIN + VITAMIN B1, C, tiêm bắp 1 lần/ ngày/ 3 ngày liền. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Cho uống chất điện giải GLUCO-C, 3 ngày liền

+ Bổ sung Siêu men SACCHARO và VITAMIN ADE, VITAMIN BCOMPLEX, POVIMIC vào thức ăn hàng ngày.

+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch VIRKON hoặc HANIODIN 10%, hoặc BENKOCID để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

Câu hỏi:

Anh Trần Văn Cương, Hà Nam, SĐT: 01664 464 329 hỏi: Thỏ mẹ thời gian đầu đẻ rất tốt sau vài tháng thì thỏ không đẻ nữa. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Anh Cương thân mến, PGS TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên Viện trưởng Viện Thú y cho biết: Nguyên nhân của hiện tượng nêu trên là do khẩu phần ăn của thỏ thiếu dinh dưỡng, khoáng chất và Vitamin. Để khắc phục anh làm như sau:

+ Bổ sung thức ăn giầu đạm và khoáng chất cho ăn hàng ngày

+ Bổ sung men SACCHARO, VITAMIN ADE, VITAMIN BCOMPLEX và POVIMIC vào thức ăn hàng ngày

+ Thức ăn thô xanh phải đảm bảo và sạch

+ Cho thỏ uống nước đầy đủ





Gà 3 tháng tuổi, ăn uống bình thường nhưng 2 tuần nay bị rụt cổ, xù lông, đi phân xanh và trắng, thân gầy, đã dùng Tê-cô-xít và thuốc bổ nhưng không thấy đỡ?; gà được 2 tháng tuổi hay cắn mổ nhau, đi ngoài phân trắng, khi chết thì thân đỏ?; Ngan được 15 &ndash; 30 ngày tuổi ăn kém, cù rù, liệt không đi được, đi ngoài phân xanh trắng; ...và 1 số câu hỏi khác của bà con gửi về sẽ được các chuyên gia của chuyên mục giải đáp r&otilde; ràng.



Câu hỏi:

Anh Dương Văn Thưởng, Bắc Giang. SĐT: 01295. 755. 089 có hỏi: Gia đình tôi nuôi gà 3 tháng tuổi, ăn uống bình thường nhưng 2 tuần nay bị rụt cổ, xù lông, đi phân xanh và trắng, thân gầy. Tôi đã dùng Tê-cô-xít và thuốc bổ nhưng không thấy đỡ. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.

Trả lời:

Anh Thưởng thân mến! Với biểu hiện của gà như anh mô tả thì PGS. TS Phạm Ngọc Thạch &ndash; Giảng viên trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội chẩn đoán: Đàn gà đã mắc bệnh ký sinh trùng đường máu ghép Newcastle. Biện pháp khắc phục như sau:

- Vệ sinh chuồng trại bằng các thuốc sát trùng, phun thuốc diệt muỗi vào trong chuồng nuôi.

- Dùng kháng thể Gumboro, tiêm cho gà với liều lượng: 1 - 2ml cho gà có trong lượng khoảng 0,5 - 1kg. Có thể tiêm lặp lại sau khi gà khỏi bệnh 5 ngày.

- Dùng vacxin LASOTA nhỏ mắt, mũi cho gà với liều lượng có thể gấp 1,5- 2 lần so với liều phòng bệnh.

- Cho cảđànuống hoặc ăn 1 trong các loại kháng sinh sau:CRD-PHARM;D.T.C VIT;ERY-PHARMvới liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn của nhà sản xuấtđể diệt ký sinh trùng.
- Cho gà uống hoặc ăn thuốc PARA-C MIX theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để hạ sốt.
- Đồng thời cần cho gà uống hoặc ăn thuốc PHAR-BOGA T để giải độc gan, rửa thận với liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Câu hỏi:
Anh Lương Văn Thao, Lục Ngạn &ndash; Bắc Giang, SĐT: 0120 556 5550 có hỏi: Gia đình có nuôi 360 con gà được hơn 2 tháng tuổi đã nhỏ lasota, gum, Newcastle lần 1, 2 ngày nay gà bỏ ăn, chướng diều, gục đầu, đi ngoài phân xanh trắng, sau đó chết. Tôi đã tiêm lại Newcastle cho toàn đàn 1 lần nữa, gà lại bị chết tiếp 15 con, một số con vẫn mắc bệnh, tôi tiếp tục cho uống kháng sinh Anovatu, Lozen, Anticoc, men tiêu hóa,...mà vẫn không khỏi, trước khi gà mắc bệnh có phun sát trùng chuồng trại, thay chất độn chuồng rồi. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.


Trả lời:

Anh Thao thân mến! Theo sự tư vấn của TS. Vũ Ngọc Sơn &ndash; Viện Chăn nuôi Quốc gia thì rất có thể đàn gà của gia đình anh đã mắc bệnh Newcastle. Việc trước đó anh đã dùng vacxin nhưng gà vẫn bị bệnh là do anh mới chỉ dùng vacxin 1 lần nên chưa tạo được miễn dịch cao và khi có điều kiện thuận lợi thì gà mắc bệnh. Theo quy trình tiêm vacxin thì với đàn gà của gia đình anh Thao cần được dùng 2-3 lần vacxin ND-IB hoặc vacxin Lasota. Hiện giờ để điều trị bệnh cho gà thì anh cần làm như sau:

- Dùng nhắc lại ngay vacxin Lasota, sau 10 ngày tiêm vacxin Newcastle hệ 1.

- Đồng thời cần cho gà uống 1 số thuốc sau: DOXYVIT THáI, liều lượng: 20g, BCOMPLEX, liều lượng: 20g và ANTIGUM: 20g. Cả 3 lại này pha vào 15 lítnước cho 100kg thể trọng gà uống 1 ngày và dùng trong 5 ngày liên tục.

Câu hỏi:

Anh Đặng Văn Chung, Hà Nội, SĐT: 0963 880 942 có hỏi: Gia đình có nuôi 150 con gà được 2 tháng tuổi hay cắn mổ nhau, đi ngoài phân trắng, khi chết thì thân đỏ.Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.

Trả lời:

Thưa anh Chung! TS. Vũ Ngọc Sơn &ndash; Viện Chăn nuôi Quốc gia cho biết: Hiện tượng cắn mổ nhau ở gia cầm là do 3 nguyên chính: thứ nhất là do thức ăn thiếu dinh dưỡng, hoặc do mật độ nuôi quá trật, chuồng nuôi nặng mùi khí độc (khai thối) hoặc vì nguyên nhân nào đó gây chảy máu trên thân đã hấp dẫn con khác mổ cắn.

Để khắc phục hiện tượng này thì anh cần cho gà ăn đủ dinh dưỡng. Nếu anh tự trộn thức ăn cho gà thì cần lưu ý phải đảm bảo tỷ lệ cám đậm đặc trộn trong khẩu phần thức ăn từ 20 &ndash; 25%. Đồng thời cần giảm mật độ nuôi và thay chất độn lót chuồng. Những con bị mổ cắn thì dùng XANHMETYLEN bôi vào vết thương. Nếu đàn gà mổ cắn quá nhiều thì cần tiến hành cắt mỏ.

Gọi điện về chuyên mục, anh Chung có hỏi thêm: Gà mắc bênh Gumboro thì cho uống thuốc gì?

Với thắc mắc này của anh Chung thì TS. Vũ Ngọc Sơn cho biết: Khi đã xác định chính xác gà bị bệnh Gumboro thì anh không được dùng kháng sinh, trước hết cần tiêm cho mỗi con gà 2ml kháng thể Gum. Sau đó cho cả đàn uống nước đầy đủ, trong nước pha như sau. ĐƯỜNG GLUCO: 1kg, BCOMPLEX: 30g, ĐIỆN GIẢI: 30g, T.COLIVIT: 30g, pha trong 10 lít nước, cho gà uống liên tục suốt ngày đêm. Anh Chung cần lưu ý phải phòng bệnh bằng cách dùng vacxin Gum lúc gà được 5, 14 và 23 ngày tuổi.

Câu hỏi:

Anh Vũ Hữu Cẩm, Bắc Ninh, SĐT: 01695 805 669 có hỏi: Ngan được 15 &ndash; 30 ngày tuổi ăn kém, cù rù, liệt không đi được, đi ngoài phân xanh trắng. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.

Thưa anh Cẩm! TS. Vũ Ngọc Sơn &ndash; Viện Chăn nuôi Quốc gia cho biết: Nếu anh kiểm tra đàn ngan, thấy ngan bị chảy nước mắt, nước mũi và bị chết thì rất có thể nguyên nhân là do ngan đã mắc bệnh dịch tả. Trong trường hợp này thì anh cần khắc phục như sau:

-Tiêm ngay vacxin dịch tả vịt cho ngan theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Đồng thời cho cả đàn ngan uống thuốc T. FLOX C: 20g, T. CúM GIA SúC: 20g, BỔ GAN LáCH THẬN: 40g, tất cả só thuốc này anh dùng cho 100kg thể trọng ngan.Thuốc dùng trộn đều với cám có rau xanh băm nhỏ cho ngan ăn trong 5 ngày liên tục.

- Để phòng bệnh cần dùng Vacxin dịch tả vịt tiêm khi ngan được 12 ngày tuổi và nhắc lại sau 30 ngày.

Câu hỏi:

Anh Đặng Văn Thơ, Lào Cai, SĐT: 0977 524 654 có hỏi: Chim bồ câu đang nuôi con, cả đàn chim mẹ và chim non đều bị sưng bờ mi mắt và bị che kín mắt không ăn được, mào cũng bị sưng. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Anh Thơ thân mến! Với những biểu hiện ở chim bồ câu như anh mô tả, PGS. TS Trương Văn Dung &ndash; Nguyên viện trưởng viện thú y chẩn đoán, đàn chim bị đậu và nhiễm khuẩn kế phát. Anh cần khắc phục bằng cách thực hiện các công việc sau đây:

- Dùng Cồn IODIN 10% bôi vào mụn đậu mỗi ngày 1 lần, liên tục trong 3 ngày. Khi mụn đậu bong vẩy, bôi tiếp một lần nữa. Chú ý không để Cồn IODIN 10% nhỏ vào mắt.
 


Last edited:
Chim bồ câu bi ủ rũ đi ngoài phân xanh và nước. Mui rất tanh đã bi chết mot so chim xin hỏi chim bồ câu đã bi bệnh gi va phác đồ điều trị như thế nào ạ.
 


Back
Top