Các mô hình nhà lưới trồng rau hiện nay

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Một trong những biện pháp canh tác rau an toàn được triển khai là trồng rau trong nhà lưới. Các mô hình nhà lưới trồng rau ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh được bắt đầu thực hiện từ năm 2001. Cho đến nay hàng trăm mô hình nhà lưới đã được triển khai, một phần là các mô hình trình diễn khuyến nông do Trung Tâm Khuyến Nông, một số quận huyện đầu tư hỗ trợ, phần còn lại là do người trồng rau tự đầu tư.
Đối với vùng khí hậu quanh năm nóng ẩm, chỉ có hai mùa mưa và nắng, mô hình trồng rau trong nhà lưới ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh cũng đã góp phần giúp cho một số hộ trồng rau ăn lá làm ăn có hiệu quả, tăng được vòng quay của thời vụ trồng rau.

Các kiểu nhà lưới trồng rau hiện nay ở ngoại thành:

Loại nhà lưới kín: Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập ( chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được). Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2,0 - 3,9 m. Quy mô diện tích: từ 500 - 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác. Vật liệu lưới che: loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng vật liệu trong nước bằng kỹ thuật dệt lưới đơn giản. lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 - 8 tháng là rách, hư hỏng.



Loại nhà lưới này có ưu điểm là do nhà lưới kín ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn. Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo. Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng. Tuy nhiên về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 1- 2oC làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau. Do việc thâm canh tăng vụ liên tục trên một diện tích nhỏ hẹp nên phát sinh một số loại bệnh trên rau nhiều: héo rũ, thối cổ rễ… Hoặc một số loại côn trùng sống trong đất: bọ nhảy … có thể phát sinh mật độ cao. Lưới che chất lượng không đảm bảo, mau hư rách dẫn đến côn trùng dễ dàng thâm nhập vào nhà lưới nếu không bảo dưỡng thường xuyên.


Loại nhà lưới hở: là loại “ nhà lưới ” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.


Mục đích sử dụng: chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số nhà lưới do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới. Quy mô diện tích từ 500 m2 - 1,0 ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 - 2,5 m.

Loại nhà lưới này có ưu điểm là do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá. Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn 50% chi phí. Quy mô diện tích có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau, thuận tiện cho việc canh tác và phân công lao động. Tuy nhiên

Nhìn chung việc đưa mô hình nhà lưới trồng rau vào vùng rau ngoại thành là một bước đột phá mới trong việc đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Với việc trồng rau trên một diện tích nhỏ, muốn đạt hiệu quả người trồng rau phải đầu tư thâm canh, áp dụng kỹ thuật mới trong việc bón phân, chăm sóc, sử dụng giống mới và tăng vụ. Như vậy, người trồng rau có được thêm kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới. Qua thực tế sản xuất tại ấp Đình - Tân phú Trung ( Củ Chi ) cho thấy, với quy mô khoảng 1.000 m2 nhà lưới, nếu đầu tư chăm sóc đầy đủ, một hộ gia đình với 2 lao động có thể đảm bảo thu nhập bình quân từ 2,0 - 2,5 triệu đồng/tháng. Như vậy là trồng rau trong nhà lưới có hiệu quả, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên qua hơn 3 năm triển khai mô hình nhà lưới đã bộc lộ một số tồn tại sau đây:


+ Thiết kế nhà lưới chưa được nghiên cứu kỹ nên chưa phù hợp với điều kiện thực tế về thời tiết khí hậu của Thành phố. Như vấn đề kiểu nhà lưới, độ cao khung nhà lưới, màu sắc và đặc tính kỹ thuật của lưới che….

+ Quy trình kỹ thuật canh tác rau trong nhà lưới chưa được nghiên cứu, chủ yếu là áp dụng từ quy trình canh tác rau ngoài đồng. Vì vậy, vấn đề sâu bệnh phát sinh trong nhà lưới do quá trình canh tác liên tục chưa được giải quyết hiệu quả.

+ Quy mô diện tích nhà lưới chưa được xác định bao nhiêu là tối ưu cho phù hợp với hộ trồng rau, số lượng lao động, khả năng cơ giới hoá, hiệu quả kinh tế của việc canh tác rau trong nhà lưới. Chưa giải quyết được bài toán về ảnh hưởng của gió, nhiệt độ cao đối với nhà lưới và rau trồng trong nhà lưới.

+ Chưa có một đơn vị, doanh nghiệp nào đứng ra cung ứng các mẫu mã, khung nhà lưới cũng như vật liệu lưới che. Chính vì vậy cũng hạn chế khả năng mở rộng diện tích nhà lưới.

Qua thực tế kinh nghiệm hơn 3 năm triển khai mô hình nhà lưới cho thấy việc phát triển mô hình nhà lưới là rất cần thiết phải tiếp tục. Đối với kiểu mẫu nhà lưới ở vùng trồng rau ngoại thành nên phát triển đồng thời cả hai loại: nhà lưới kín và nhà lưới hở. Tuy nhiên một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để việc trồng rau trong nhà lưới được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Đó là thiết kế lại mẫu mã nhà lưới cho phù hợp. Tiến hành nghiên cứu hệ sinh thái và sâu bệnh trong nhà lưới kín. Nghiên cứu sử dụng loại lưới nào cho phù hợp, đặc biệt là các đặc tính kỹ thuật, trong đó có màu sắc lưới đối với từng nhóm rau. Nghiên cứu sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh có phối trộn một số chế phẩm có khả năng hạn chế bệnh trên rau: thối nhũn, thối cổ rễ…. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác cả nhóm rau ăn quả, ăn củ trong nhà lưới kín, nhà lưới hở.

Nguồn: TS. Dương Hoa Xô
 


Last edited:
Thân gửi anh em - đôi lời nới về nhà lưới, nhà kính:
Em vốn mê nhà lưới, dựng nhà tưới từ nước ngoài israel sang VN.

nay có đúc kết một số nhà lưới, nhà kính như sau:

Cấu trúc nhà lưới hiện nay có một số cấu trúc sau:
0. Nhà lưới Khung sắt, che lưới đen
1. Nhà lưới khung tre: - Use nilon
2. Nhà lưới khung sắt đà lạt- Use nilon
3. Nhà lưới cấu trúc hiện đại- Use nilon
4. Nhà kính công nghệ cao - dùng kính kiểu hà lan.

Dự kiến update các ảnh nhưng thấy up lâu quá!

Về hiệu quả, thì chắc chắn hiệu quả - khi dùng nhà lưới - quan trọng là cho người từng canh tác hoặc cho tập huấn dùng nhà lưới là biết dùng hiệu quả liền

các cấu trúc nhà màng nilon hôm trước m đề nghị với trường ĐH nghiên cứu nhưng họ kêu kinh phí lớn quá! không đầu tư, buồn!
 
mình cũng đang muốn sử dụng nhà lưới trong canh tác, mô hình mình muốn áp dụng là nhà lưới dạng hầm ( mái vòm giống hầm ở Điện Biên Phủ ý) phủ nilon hoặc bán nilon. rộng 4-5 m, cao 2,5-3m dài tùy khổ đất. Tuy nhiên vấn đề mình quan tâm là nhà lưới dạng này rất nóng và hướng giải quyết nhiệt độ trong vòm. Nếu trồng rau thì mùa hè rau có thể chịu được nhiệt độ nóng trong vòm không?
 
Nông dân ta thấy nhà lưới làm rau chóng lớn, lá to
năng suất cao, nhưng không mấy nhận ra điều đó, và
nhất là không biết rằng rau trồng trong nhà lưới thì
không ngon ngọt và thơm như trồng ngoài nắng.

Nguyên lý của chuyện này là: cây bị cớm thì mọc vóng
lên, cao to hơn bình thường, cuộng nhỏ hơn, lá và
cuộng mỏng hơn, màu xanh nhạt hơn, nhưng cân lên thì
nhiều hơn, nặng hơn, gọi là năng suất cao hơn. Vì bị
mất một số ánh sáng lưới chặn lại, nên tổng hợp quang
hợp của rau kém đi, ít dinh dưỡng hơn, kém thơm ngon
hơn rau trồng không có che lưới.

Lưới mà chỉ xài chưa tới một năm thì tiền mua lưới
khung, và công lắp khung, chăng gỡ lưới chưa chắc đã
bù được cho cái năng suất cao đâu.

Lưới có nhiều loại. Loại chắn được ong bướm thì mắt
lưới phải nhỏ chưa tới một milimet, chắc chắn bên trong
sẽ nóng hơn vài độ chứ không chỉ 2 độ đâu. Loại này
mà trồng cà chua thì không có trái, vì không có ong
thụ phấn. Tôi ở Mỹ hơn hai chục năm, chưa được thấy
loại lưới này.

Loại mắt to, chăng cao bên trên, không kín cổng cao
tường thì ong bướm lọt vào được, mát mẻ, rau ngon hơn,
và năng suất cũng chỉ nhỉnh hơn không lưới một chút thôi,
vì nắng chiếu qua lưới khá nhiều, bóng râm không dày.
Người Mỹ chăng lưới trên giàn khung chắc chắn, và có
thể thu lưới dễ dàng. Ngày nào nắng gắt, họ mới giăng
lưới. Ngày năng nhẹ, họ thu lưới lại. Có những thửa
ruộng sơ sài, không thể giăng lưới ra thu lưới lại được,
nên cứ giăng suốt.
 
Gửi mọi người hình tham khảo về nhà kính.

Agriviet.Com-DSC_06.jpg

Agriviet.Com-DSC_07.jpg

Agriviet.Com-DSC_08.jpg


Hình ảnh tại Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
 
Bắt đầu bằng nhà tre cho rẻ, nghe hay quá :D
Vấn đề nhiệt độ thỳ sao không tưới phun làm mát, tưới hẳn trên lưới làm mát từ lưới luôn
Vấn đề cướm nắng, vậy thì lưới mái thưa thôi nếu không có công nghệ thu lưới bằng máy móc
Vấn đề sâu bọ, hay là làm cao hẳn lưới xung quanh vượt tầm sâu bọ bay (nói vậy thôi chứ cũng không biết khả thy không)
 

Quê mình hà tĩnh. Ruộng đồng bây h làm khó ăn quá. Bà con đang bỏ hoang cả cánh đồng. Khổ nổi 1 năm cũng sơ sơ 3 cơn bảo cấp 10 11, 10 cơn bảo cấp 6 7. Nếu chịu được bảo cấp 11 thì mình sẻ tìm hiểu thêm để về hướng dẩn bà con làm nhà nilon lưới trồng rau. Thấy cây côi còn bay không biết nhà này thế nào. Mình đang làm nấm linh chi thấy công ty lắp đặt bảo cấp 8 là an toàn. Lớn hơn công ty chịu.
 
Quê mình hà tĩnh. Ruộng đồng bây h làm khó ăn quá. Bà con đang bỏ hoang cả cánh đồng. Khổ nổi 1 năm cũng sơ sơ 3 cơn bảo cấp 10 11, 10 cơn bảo cấp 6 7. Nếu chịu được bảo cấp 11 thì mình sẻ tìm hiểu thêm để về hướng dẩn bà con làm nhà nilon lưới trồng rau. Thấy cây côi còn bay không biết nhà này thế nào. Mình đang làm nấm linh chi thấy công ty lắp đặt bảo cấp 8 là an toàn. Lớn hơn công ty chịu.
Bạn yên tâm, bên mình cung cấp nhà để nuôi tôm. Loại nhà này thường gần biển và chịu được vận tốc gió lớn.
 
thanks bạn nhiều. Chắc mình phải đi xem các mô hình thực tế một thời gian nữa đã. Nếu có nhu cầu mình sẻ gọi bên bạn nha. thank lần nữa.
 
thanks bạn nhiều. Chắc mình phải đi xem các mô hình thực tế một thời gian nữa đã. Nếu có nhu cầu mình sẻ gọi bên bạn nha. thank lần nữa.
Bạn cứ tìm hiểu cụ thể và rõ ràng trước khi đầu tư. Nếu có vấn đề gìbạn cứ liên hệ mình
Bên mình luôn sẵn lòng giải đáp các thắc mắc của bạn (^_^)
 
em dc gia đình đầu tư 300 triệu và khoảng 3 sào đất đang muốn học tập và đưa mô hình ra sạch về chô em
mà thấy khó quá nhỉ
với 300tr thì có làm dc 1 vườn rau sạch ko các anh chị ??
 
em dc gia đình đầu tư 300 triệu và khoảng 3 sào đất đang muốn học tập và đưa mô hình ra sạch về chô em
mà thấy khó quá nhỉ
với 300tr thì có làm dc 1 vườn rau sạch ko các anh chị ??

Có 300 tr em dư khả năng làm được 1 vườn rau sạch. Em cần trang bị kỹ các kiến thức chuyên môn thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn.
 
Lưới chắn côn trùng có nhiều loại, phải chọn loại thích hợp mới được
Mọi người liên hệ: 090.900.8578 sẽ được tư vấn cụ thể nhé
 
mình cũng đang muốn sử dụng nhà lưới trong canh tác, mô hình mình muốn áp dụng là nhà lưới dạng hầm ( mái vòm giống hầm ở Điện Biên Phủ ý) phủ nilon hoặc bán nilon. rộng 4-5 m, cao 2,5-3m dài tùy khổ đất. Tuy nhiên vấn đề mình quan tâm là nhà lưới dạng này rất nóng và hướng giải quyết nhiệt độ trong vòm. Nếu trồng rau thì mùa hè rau có thể chịu được nhiệt độ nóng trong vòm không?
Tui có thể ứng-phó chuyện nhiệt-độ trong nhà Lưới và nhà Kính, mà không tốn kém như các nhà Lưới nhà Kính với những thiết-bị mắc tiền. Nhưng tốt hơn hết, mô-hình nầy tui chỉ muốn bàn với các công-ty làm nhà kính ở VN và những nông-dân thật sự sẽ thực-hiện mà thôi.
Thân.
Một trong những biện pháp canh tác rau an toàn được triển khai là trồng rau trong nhà lưới. Các mô hình nhà lưới trồng rau ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh được bắt đầu thực hiện từ năm 2001. Cho đến nay hàng trăm mô hình nhà lưới đã được triển khai, một phần là các mô hình trình diễn khuyến nông do Trung Tâm Khuyến Nông, một số quận huyện đầu tư hỗ trợ, phần còn lại là do người trồng rau tự đầu tư.
Đối với vùng khí hậu quanh năm nóng ẩm, chỉ có hai mùa mưa và nắng, mô hình trồng rau trong nhà lưới ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh cũng đã góp phần giúp cho một số hộ trồng rau ăn lá làm ăn có hiệu quả, tăng được vòng quay của thời vụ trồng rau.

Các kiểu nhà lưới trồng rau hiện nay ở ngoại thành:

Loại nhà lưới kín: Là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng thâm nhập ( chủ yếu là các loại bướm, bọ cánh cứng, nhóm côn trùng bay được). Về thiết kế với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Khung nhà được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Độ cao chỉ từ 2,0 - 3,9 m. Quy mô diện tích: từ 500 - 1.000 m2 theo từng hộ gia đình sử dụng canh tác. Vật liệu lưới che: loại lưới mùng màu trắng hoặc xanh lá cây sản xuất bằng vật liệu trong nước bằng kỹ thuật dệt lưới đơn giản. lưới hoàn toàn không được xử lý để tăng khả năng chống chịu tia tử ngoại, nắng, gió… nên độ bền không cao, chỉ sử dụng tốt từ 6 - 8 tháng là rách, hư hỏng.



Loại nhà lưới này có ưu điểm là do nhà lưới kín ngăn ngừa được côn trùng phá hoại nên giảm được tối đa lượng thuốc trừ sâu sử dụng, sản phẩm rau an toàn hơn. Tăng được số vòng quay thời vụ cho rau ăn lá do trồng được cả mùa mưa mà chất lượng mẫu mã rau vẫn đảm bảo. Do diện tích ít, người trồng rau tập trung đầu tư thâm canh nên năng suất vẫn đảm bảo, thậm chí năng suất rau mùa mưa còn cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng. Tuy nhiên về mùa nắng do không được thông gió, nhiệt độ trong nhà lưới cao hơn ở ngoài 1- 2oC làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rau. Do việc thâm canh tăng vụ liên tục trên một diện tích nhỏ hẹp nên phát sinh một số loại bệnh trên rau nhiều: héo rũ, thối cổ rễ… Hoặc một số loại côn trùng sống trong đất: bọ nhảy … có thể phát sinh mật độ cao. Lưới che chất lượng không đảm bảo, mau hư rách dẫn đến côn trùng dễ dàng thâm nhập vào nhà lưới nếu không bảo dưỡng thường xuyên.


Loại nhà lưới hở: là loại “ nhà lưới ” chỉ được che chủ yếu trên mái hoặc một phần bao xung quanh.


Mục đích sử dụng: chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa và gió giúp cho cây rau trồng được cả vào mùa mưa. Không có tác dụng ngăn ngừa côn trùng. Thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng và mái nghiêng hai bên. Về khung nhà: được làm bằng cột bê tông hoặc bằng khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít. Một số nhà lưới do dân tự làm chỉ làm khung bằng cây gỗ chống và căng dây kẽm, dây cáp để giữ lưới. Quy mô diện tích từ 500 m2 - 1,0 ha theo từng hộ hoặc nhóm hộ liên kết cùng nhau sử dụng cho việc trồng rau. Độ cao từ 2,0 - 2,5 m.

Loại nhà lưới này có ưu điểm là do chỉ làm mái che phần trên nên thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm cả về mùa mưa, vòng quay các vụ rau cao đối với rau ăn lá. Thiết kế đơn giản, chỉ có cột chống, căng dây kẽm và kéo lưới nên chi phí giá thành nhà lưới thấp hơn nhiều so với nhà lưới kín, giảm hơn 50% chi phí. Quy mô diện tích có thể mở rộng, nhiều hộ liên kết lại với nhau, thuận tiện cho việc canh tác và phân công lao động. Tuy nhiên

Nhìn chung việc đưa mô hình nhà lưới trồng rau vào vùng rau ngoại thành là một bước đột phá mới trong việc đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Với việc trồng rau trên một diện tích nhỏ, muốn đạt hiệu quả người trồng rau phải đầu tư thâm canh, áp dụng kỹ thuật mới trong việc bón phân, chăm sóc, sử dụng giống mới và tăng vụ. Như vậy, người trồng rau có được thêm kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng rau trong nhà lưới. Qua thực tế sản xuất tại ấp Đình - Tân phú Trung ( Củ Chi ) cho thấy, với quy mô khoảng 1.000 m2 nhà lưới, nếu đầu tư chăm sóc đầy đủ, một hộ gia đình với 2 lao động có thể đảm bảo thu nhập bình quân từ 2,0 - 2,5 triệu đồng/tháng. Như vậy là trồng rau trong nhà lưới có hiệu quả, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên qua hơn 3 năm triển khai mô hình nhà lưới đã bộc lộ một số tồn tại sau đây:


+ Thiết kế nhà lưới chưa được nghiên cứu kỹ nên chưa phù hợp với điều kiện thực tế về thời tiết khí hậu của Thành phố. Như vấn đề kiểu nhà lưới, độ cao khung nhà lưới, màu sắc và đặc tính kỹ thuật của lưới che….

+ Quy trình kỹ thuật canh tác rau trong nhà lưới chưa được nghiên cứu, chủ yếu là áp dụng từ quy trình canh tác rau ngoài đồng. Vì vậy, vấn đề sâu bệnh phát sinh trong nhà lưới do quá trình canh tác liên tục chưa được giải quyết hiệu quả.

+ Quy mô diện tích nhà lưới chưa được xác định bao nhiêu là tối ưu cho phù hợp với hộ trồng rau, số lượng lao động, khả năng cơ giới hoá, hiệu quả kinh tế của việc canh tác rau trong nhà lưới. Chưa giải quyết được bài toán về ảnh hưởng của gió, nhiệt độ cao đối với nhà lưới và rau trồng trong nhà lưới.

+ Chưa có một đơn vị, doanh nghiệp nào đứng ra cung ứng các mẫu mã, khung nhà lưới cũng như vật liệu lưới che. Chính vì vậy cũng hạn chế khả năng mở rộng diện tích nhà lưới.

Qua thực tế kinh nghiệm hơn 3 năm triển khai mô hình nhà lưới cho thấy việc phát triển mô hình nhà lưới là rất cần thiết phải tiếp tục. Đối với kiểu mẫu nhà lưới ở vùng trồng rau ngoại thành nên phát triển đồng thời cả hai loại: nhà lưới kín và nhà lưới hở. Tuy nhiên một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để việc trồng rau trong nhà lưới được hoàn thiện và hiệu quả hơn. Đó là thiết kế lại mẫu mã nhà lưới cho phù hợp. Tiến hành nghiên cứu hệ sinh thái và sâu bệnh trong nhà lưới kín. Nghiên cứu sử dụng loại lưới nào cho phù hợp, đặc biệt là các đặc tính kỹ thuật, trong đó có màu sắc lưới đối với từng nhóm rau. Nghiên cứu sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh có phối trộn một số chế phẩm có khả năng hạn chế bệnh trên rau: thối nhũn, thối cổ rễ…. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác cả nhóm rau ăn quả, ăn củ trong nhà lưới kín, nhà lưới hở.

Nguồn: TS. Dương Hoa Xô

Thưa, tui mạo-muội tham-gia tiến-trình cải-tiến các mẫu-mã nhà Lưới và nhà Kính và tui đã đạt được ít nhiều.
Thân.
Các công-ty làm nhà Kính, nhà Lưới phải, bắt buộc thay đổi các mẫu-mã đang có của họ. Bởi hiệu-quả rất ít, không được như mong đợi!
Thân.
 


Back
Top