Các phương pháp nuôi hàu thịt

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Nuôi cọc
Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những nước nghèo do vốn đầu tư thấp. Cọc sử dụng để nuôi có thể là cọc của các loại cây rừng ngập mặn, cọc tre hoặc cọc cement.
Các cọc được cắm riêng rẽ với số lượng khoảng 150.000-180.000 cọc/ha. Trong trường hợp cọc nhỏ thì có thể bó 4-5 cọc lại với nhau và cắm xuống nền đáy. Nên chọn nền đáy tương đối cứng để cọc có thể đứng vững trong suốt thời gian nuôi. Cọc thường được cắm ở những nơi có xuất hiện giống tự nhiên.

Nuôi dây

Phương pháp này nuôi có vốn đầu tư cao hơn phương pháp nuôi cọc. Ưu điểm của phương pháp này là có thể nuôi được ở những nơi có sóng gió tương đối lớn nhằm tận dụng diện tích mặt nước và ít bị địch hại tấn công hơn. Các dây nilon với giá thể (vỏ hàu, cục cement…) có hàu bám được treo vào sợi dây nilon lớn gắn với các phao nổi. 2 đầu của sợi dây nylon lớn này được cố định bằng cách dùng neo hoặc cột vào các cột cố định.

Nuôi bè

Phương pháp nuôi này tương tự như phương pháp nuôi dây. Đây là phương pháp nuôi có chi phí cao nhất nhưng năng suất rất cao. Các dây nilon với hàu giống được treo vào bè. Bè thường được làm bằng gỗ, có phao nổi xung quanh và cũng được cố định bằng neo. Bè có thể được kéo đi nơi khác trong trường hợp khu vực nuôi bị lão hoá hoặc môi trường không còn phù hợp.

Nuôi đáy

Các tảng đá được xếp trên nền đáy thành từng cụm với lối đi ở giữa để có thể chăm sóc và thu hoạch dễ dàng. Hàu giống sẽ bám vào những tảng đá này và được nuôi cho đến khi đạt kích cỡ thương phẩm. Nên chọn nền đáy cứng để giá thể không bị lún trong suốt quá trình nuôi. Phương pháp nuôi này có đầu tư thấp, năng suất thấp, dễ bị địch hại tấn công hoặc bị vùi lấp và khó thu hoạch.

Nuôi treo trên khung gỗ

Phương pháp nuôi này tương tự như phương pháp nuôi bè nhưng ở trường hợp này khung gỗ được đóng cố định xuống nền đáy chứ không thể di chuyển dễ dàng như bè. Khung thường được làm bằng các loại cây rừng ngập mặn. Giá thể có hàu giống bám như gạch ống, tôn fibrocement, vỏ hàu, cục cement… được treo vào khung và nuôi cho đến khi thu hoạch.

Nuôi khay

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp nuôi khay là tạo được các cá thể hàu có hình dáng đẹp nhằm bán cho các nhà hàng để thực khách ăn sống. Vì vậy phương pháp nuôi này thường được áp dụng với những loại hàu có kích thước lớn, thịt ngon và có giá trị kinh tế cao. Hàu giống được đục ra khỏi giá thể và được nuôi trong khay ở dạng rời từng con một. Khay thường được đóng bằng gỗ, đáy khay được lót lưới hoặc làm sàn bằng tre, gỗ để hàu không lọt ra ngoài. Các khay nuôi có thể được bố trí theo dạng một tầng hoặc nhiều tầng. (Theo tài liệu tập huấn của khuyến ngư Nghệ An và Hà Tĩnh)
Văn Cương (Theo <i>Kinh tế Nông thôn</i>)
 


Last edited:


Back
Top