Cách dùng bả diệt ruồi đục trái tiết kiệm,hiệu quả hơn

  • Thread starter nuoide
  • Ngày gửi
Vừa rồi có đọc bài dưới đây trên trang chủ . Tôi thấy có một số điều không hợp lý lắm . Vì tôi đã qua sử dụng nên chia sẻ thêm một số điều
Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis), thuộc họ Trypetidae, bộ Diptera, là một loài côn trùng gây hại khá phổ biến trên nhiều loại trái cây như: táo, ổi, xoài, nhãn, mận (doi), đu đủ… của nước ta.
[[url]http://agriviet.com[/URL]]

Chúng là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước trên thế giới. Loài ruồi này đang là bức rào cản đối với việc xuất khẩu trái cây của nước ta vào một số nước khác, đặc biệt là những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Đài Loan…

Do đặc điểm của chúng là con cái dùng vòi đẻ trứng vào bên trong vỏ trái, nên việc dùng thuốc hoá học để phun xịt thường không mang lại hiệu quả mong muốn. Đã thế loài ruồi này thường xuất hiện và gây hại cho trái từ khi trái già chín trở đi, nên nếu phun xịt thuốc hoá học sẽ rất khó đảm bảo được thời gian cách ly của thuốc. Vì thế để hạn chế tác hại của ruồi đục trái chúng ta phải áp dụng những biện pháp mang tính chất đặc thù riêng như bao trái hoặc dùng bẫy bả dẫn dụ con trưởng thành đến để tiêu diệt.

Để dẫn dụ ruồi bà con nhà vườn có thể sử dụng thuốc VIZUBON-D. Thuốc dẫn dụ ruồi đến rồi tiêu diệt, không phải phun lên cây nên không tốn công phun xịt thuốc, không gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt là không lưu vết và dư lượng thuốc trên trái, vì thế rất an toàn cho người ăn.

VIZUBON-D là một hỗn hợp gồm hai thành phần:

1-Naled (chiếm 25% thành phẩm): là một hoạt chất trừ sâu có tác dụng vị độc, tiếp xúc, xông hơi và thấm sâu dùng để phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá, chích hút và nhện hại cây trồng, có hiệu lực cao đối với các loài ruồi, rệp hại lá và trái… được pha chung với chất dẫn dụ, nhằm mục đích tiêu diệt ruồi.

2-Methyl eugenol (chiếm 75% thành phẩm): là chất dẫn dụ giới tính. Hợp chất hoá học này có hoạt tính sinh học rất cao (giống chất tiết dục của con ruồi cái loài Bactrocera dorsalis). Nên chúng có chức năng làm tín hiệu để con ruồi đực (loài Bactrocera dorsalis) dò tìm đến. Khi bay vào bẫy ruồi đực sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi thuốc Naled được pha sẵn trong bẫy. Do ruồi đực đã bị tiêu diệt, ruồi cái không còn được giao phối nên không đẻ trứng tạo lứa dòi mới gây hại cho trái cây.

Khả năng dẫn dụ của thuốc rất mạnh. Hiệu lực có thể kéo dài tới 15 ngày.

Về cách sử dụng, có thể tận dụng chai lọ nhựa khoét 2 lỗ nhỏ đối diện khoảng 2 x 2,5 cm, đục lỗ nhỏ dưới đáy lọ để thoát nước, dùng dây cột mảnh vải đã tẩm thuốc đặt vào trong lọ và treo lọ lên cành cây (đọc hướng dẫn rất cụ thể có in trên vỏ hộp thuốc), lưu ý không pha trộn hoặc tẩm thêm bất kỳ loại hóa chất nào khác. Để thu được hiệu quả cao bà con nhớ lưu ý một số vấn đề sau:

Phải treo bẫy nơi đầu gió, chỗ râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét. Không treo bẫy ngoài nắng, bẫy sẽ giảm hiệu lực nhanh.

- Nên vận động nhiều chủ vườn cây ăn trái trong khu vực của mình, cùng đặt bẫy đồng loạt trên diện rộng thì hiệu quả hạn chế tác hại của ruồi mới cao.

- Thời gian đặt bẫy tốt nhất là vào những thời điểm trái bước vào giai đoạn già bắt đầu chín trở đi.

ví dụ như câu này: Sai luôn

Thời gian đặt bẫy tốt nhất là vào những thời điểm trái bước vào giai đoạn già bắt đầu chín trở đi

Trái còn non con ruồi nó đã đục cho tanh bành rồi ... không thể chờ đến lúc già . Mà phải chơi phủ đầu từ lúc mới ra hoa,chuẩn bị kết trái non. Và phải dùng thường xuyên,theo suốt chua kỳ ra quả của cây ( một số cây ra quả lai rai cả tháng trời)

Phải treo bẫy nơi đầu gió, chỗ râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét. Không treo bẫy ngoài nắng, bẫy sẽ giảm hiệu lực nhanh.

Theo tôi thì đầu hay cuối gió chả quan trọng lắm ... mà quan trọng là cái bẫy phải gần càng nhiều quả càng tốt,mật độ bẫy sao cho phù hợp . Tài liệu hướng dẫn có ghi 100 mét vuông làm mấy cái bả ... thế này là không ăn thua . Một số loại cây leo ra theo nhánh,quả bò trên giàn theo nhánh leo .... Hệ thống bẫy phải di chuyển theo chỗ ra nhiều hoa nhất . Bởi chỉ kết trái 2 hôm là ong nó đục rồi


Bấy này chỉ được vài tiếng là nó khô ngay ... vì vậy có thể để một cốc nước nhỏ . sau 1 ngày nhúng cục bông vào đó cho ướt ... mùi thơm của thuốc trong cục bông vẫn còn . Nhưng khô quá , còn ruồi đậu vào không hút được nước,giảm tác dụng


Nếu hôm nay đặt bả,hôm sau nhúng,một bả nhúng được cả tuần,và có thể tiêu diệt rất nhiều ong ... Như tôi vẫn làm thì tôi kết họp cả bẫy bả cũ và bẫy bả mới ... cứ 2 ngày thêm một số bả mới toanh, Bẫy mới bổ sung chính là bẫy chủ công ... nó có tác dụng mạnh nhất để lôi kéo và tiêu diệt ong đục . Nhưng mấy cái bấy cũ tẩm thuốc từ hôm qua,hôm kia ... thậm chí cả tuần ... cứ nhúng cho ẩm . Nó vẫn sẽ diệt được lai rai rất nhiều

Theo như sách dạy ... Hôm nay làm bẫy,mai lại nhúng thuốc mới vào chính cái bẫy hôm trước... Như vậy mỗi ngày ta đều mất một lượng thuốc tương đương nhau và sẽ rất phí . Làm như cách của tôi đảm bảo sẽ đỡ phí mà tác dụng lại rất cao
 


Không biết bạn trồng cây gì ?sài thuốc này mấy con ong nó bu lại vườn nhà bạn còn nhiều hơn nữa, các vườn xung quanh ko cần sài vì ong nó chỉ wa vườn nhà bạn thôi:lol:
 
Mình trồng ổi không hột. Trái lớn đường kính 3cm mới bao trái thì ko bị sâu.
 
Mình sài thuốc cho vườn mướp nhà ông chú ở đảo ... mướp lên giàn ra hoa là sài luôn ... rất tốt

Không biết bạn trồng cây gì ?sài thuốc này mấy con ong nó bu lại vườn nhà bạn còn nhiều hơn nữa, các vườn xung quanh ko cần sài vì ong nó chỉ wa vườn nhà bạn thôi

Nói như thế họ chế thuốc này làm gì nhỉ ? Cứ dùng liên tục với lượng thuốc nho nhỏ /cục bông ... sẽ đỡ hơn trước ( vài ngày đi phun thuốc trừ sâu một lần) làm thế bán ra thị trường đúng là : dân ta hại dân ta . Ung thư cứ đổ vạ do ăn đồ Trung Quốc
 
2 ngày đi chấm thuốc 1 lần như pác nuoide thì còn gj pằng, em ngĩ là 4 ngày chấm 1 lần cho đỡ cực, bẩy thì vẫn đặc chả sợ dẫn dụ ruồi lại nhjều
 

Ngày nào cũng phải chấm hết bạn ạ ... Thường thì người ta chỉ làm 1 số bẫy nhất định ... sau đó sáng sớm đi chấm thuốc vào cục bông gòn . Nói vất vả thì cũng ko đến nỗi đâu ... chỉ nghiêng cái chai nhựa,chấm tí thuốc rồi lại treo lên giàn ... Để nắng khô ong đậu vào ko hút nước có chất độc,dù có thơm mà ko cũng kém hiệu quả .Với cây mướp hương . Mùi thơm của mướp từ lúc còn quả non đã kích thích ong phá đám chích vòi rồi.

Một số loại quả ngắn ngày như dưa leo,mướp mà đi bao trái thì chả bõ .... bao vài ngày đã thu hoạch rồi . có như các loại quả dài ngày đâu ... nếu trồng diện tích lớn . có khi lọ mọ đi bao chỗ này thì chỗ kia đang bị đục ... hôm nay bao chỗ này , ngày mai nó mọc quả ngay cạnh chỗ đó ... cứ đi quanh quẩn tìm trái mà bao sẽ bị rối loạn tiền đình cho coi :wacko:

bác mà trồng vài héc ta, đi bao trái chắc bệnh luôn

vài hec . thu nhập khủng . lấy tiền thu thuê nhân công chứ bác
 
Ngày nào củng đi chấm, công nhận pác rảnh thjệt, em thì 3 đến 4 ngày đi chấm 1 lần, em trồng 1000m2 mướp nó xả trái đầy dàng mà em chả xàj bã củng chả bị đục, chỉ khổ qua em mớj ngán c0n ruồi này th0y
 
Rảnh chứ ... Tỉ lệ ruồi đục trái trong thiên nhiên nhiều hay ít nữa mà dùng thuốc . Mỗi trường ngoài đảo rừng rú côn trùng địch hại gấp nhiều lần đồng bằng đó bạn . Ko dùng thuốc sâu hay bả diệt ruồi như bạn mà thu hoạch được mướp thì quá lý tưởng rồi .... Chỗ ông chú tôi mướp hay Bí xanh ... rời ra là chết với nó ngay ... Một quả bí xanh nặng vài kg ... Tính ra cũng vài chục ngàn .

Ngay như nuôi ong ... ong địch hại từ rừng bay về tiêu diệt ong ruồi ko dám ra khỏi chuồng nữa .
 
Ngay như nuôi ong ... ong địch hại từ rừng bay về tiêu diệt ong ruồi ko dám ra khỏi chuồng nữa .
cái vụ ong rừng bay ra quất ong nhà cũng đau đầu mấy bác nuôi ong trên em :lol:
anh Nuoide có bí kíp nào trị trường hợp này hok?
 
chịu thôi bác ... con ong đó chỗ em gọi là Ong Cá .... nó cứ trực ở cửa bắt ong thợ ...chả làm gì được nó . Trừ việc cầm que đập thôi . Mấy ông nuôi ong toàn phải thủ công . thỉnh thoảng đập ( chủ yếu cho bõ tức - chứ em nghĩ ko ăn thua)
 
Mình có mấy cây mận, cao khoảng 4m. Đang dự tính sẽ phủ lưới nguyên cây. Không biết có bạn nào làm như vậy chưa. Các mùa trước, mỗi ngày hốt đi đổ khoảng 5-7 kg. Thấy tiếc quá.
 
chùm màn thì thụ phấn sẽ khó rồi ...cây ăn quả ra hoa từng đợt lai rai theo vị trí hứng nắng nữa chứa
 
Mình có mấy cây mận, cao khoảng 4m. Đang dự tính sẽ phủ lưới nguyên cây. Không biết có bạn nào làm như vậy chưa. Các mùa trước, mỗi ngày hốt đi đổ khoảng 5-7 kg. Thấy tiếc quá.

sao pác khôg bao trái, mua bịch nilông nhỏ bao 1 trái 1 bịch, bao lúc kái hoa mận đã rụng nhuỵ hết. Chịu khó đi pác ơi, bao lưới toàn cây lấy gj thụ phấn.
 
Mình nghĩ mận có thể tự thụ phấn được. Không như ổi, 1 cây ổi chỉ chừng chục kg. cây mận của mình có thể cả tạ trái, nếu bao trái có thể bao được bao nhiêu ăn bấy nhiêu chứ bao hết chắc không xuể. Có chùm vài trái, có chùm nguyên cành vài chục trái, cành xen kẽ, vướng víu khó bao lắm.
 
Pác nói chuyện em nge tức cười wá, mận nhà pác cở nào mà bao không xể, bác khôg mún bao chứ khôg phảj là bao khôg xể. Nhà em cách đây mấy năm có trồng vài chục cây mận An Phước em bao 1trái/1bao, nhà bà dì em trồng 600 đến 700 gốc củng bao trái hoàn toàn lun. Còn pác có chừng vài tạ mận mà đã than rồi thì botay lun
 


Back
Top