Cách hạn chế hiện tượng rụng trái non ở cây có múi

  • Thread starter phanbonviettranhde.com
  • Ngày gửi
Thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi bất thường, sâu bệnh… là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rụng trái non trên cây có múi.

Hiện tượng rụng trái non trên cây có múi như: bưởi, cam, quýt, chanh… là hiện tượng tự nhiên, nhưng nếu rụng nhiều quá thì ảnh hưởng đến năng suất và cần có biện pháp bảo vệ.
1/ Về nguyên nhân thiếu dinh dưỡng. Khi thiếu dinh dưỡng cây sẽ không đủ sức nuôi số trái nên phải rụng bớt đi để dồn sức nuôi một số trái còn lại. Khắc phục nguyên nhân này tương đối dễ dàng bằng cách bón phân. Ngay sau khi thu hoạch vụ trước phải bón phân đầy đủ để cây lấy lại sức phát triển thân lá, đủ khả năng nuôi được nhiều trái về sau. Vào thời gian này nên bón thêm phân hữu cơ NATURE’ CHOICE 4-3-3-65 từ 0,5 -1 kg/gốc . Giai đoạn sau khi trái đã hình thành thì cần nhiều đạm và kali. Có thể bón N và K theo tỉ lệ 1:1 hoặc các phân NPK có hàm lượng kali cao như Phân bón CON CỌP NPK 15-5-20(S)+2MgO+T.E từ 1-1,5 kg/gốc, kết hợp với phân bón chứa Canxi và Bo vì Canxi và Bo góp phần làm cho cuốn của cây có múi chắc hơn nên hạn chế hiện tượng rụng trái, có thể bón CANXI NITRATE BO (BORONICA) của Công Ty Phân bón Việt Tranh Đề từ 0,2-0,5kg/gốc.

2/ Nguyên nhân do thời tiết thường là bị khô hạn, giá lạnh hoặc mưa gió lớn. Về nguyên nhân này nói chung biện pháp hạn chế khó khăn, thường áp dụng theo kinh nghiệm thực tế ở từng địa phương.

3/ Về sâu bệnh hại trên các cây có múi thì có nhiều. Tuy vậy ở giai đoạn từ khi có trái non đến thu hoạch cần chú ý là bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh thán thư, bệnh loét và bệnh xì mủ thân.

Bọ trĩ, nhện đỏ và các bệnh thán thư, bệnh loét làm lá và trái non bị vàng và rụng. Bệnh xì mủ thân làm cả cây bị suy yếu, gây rụng lá và rụng trái non hàng loạt, bị nặng có thể làm chết cả cây, cần phát hiện và phòng trừ sớm.
Những cây đã nhiễm bệnh vàng lá gân xanh (greening) tỉ lệ trái non bị rụng cũng rất cao.

Nguyên tắc chung phòng trừ sâu bệnh cho các cây có múi cũng là phải áp dụng tổng hợp các biện pháp IPM, trong đó lấy biện pháp giống tốt và chăm sóc cho cây sinh trưởng khỏe mạnh làm nền tảng, kết hợp phát hiện và phòng trừ kịp thời khi sâu bệnh phát sinh với các biện pháp và loại thuốc thích hợp.
 




Back
Top