Cách khắc phục hiện tượng heo nái sinh sản kém

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Hiện tượng heo nái sinh sản kém như chậm sinh, vô sinh, không có biểu hiện động dục, động dục chậm hay động dục thầm lặng, chu kỳ động dục không đều... phối giống nhiều lần không đậu thai, thời gian chửa kéo dài, chửa giả, tỷ lệ phối giống đậu thai thấp, thai phát triển kém, hay sẩy thai, quái thai, thai chết lưu... số lượng và chất lượng heo con sơ sinh thấp (đẻ ít con, con nhỏ...). Sau đây là những nguyên nhân và biện pháp phòng trị:

Hiện tượng heo nái sinh sản kém như mô tả gọi là "hội chứng rối loạn sinh sản ở heo" thường gặp ở những cơ sở chăn nuôi heo nái trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém.
>
Hội chứng rối loạn sinh sản xuất hiện ở heo có rất nhiều nguyên nhân:

- Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng kém, mất cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, hôi mốc có nhiều độc tố... Việc cho heo ăn nhiều chất bột, chất đường sẽ làm cho heo béo mập, nhiều mỡ. Trong khi đó thiếu đạm và vitamin A, D, E sẽ làm cho buồng trứng chậm phát triển và làm chậm quá trình động dục hoặc không động dục ở heo. Heo nái có chửa thai thường yếu và quái thai... Thức ăn hôi mốc sản sinh ra độc tố như Afla- toxin... cũng là nguyên nhân gây ngộ độc ở heo, gây ra sẩy thai, chậm chu kỳ động dục, đẻ ít con...

- Do nuôi heo trong chuồng trại chật hẹp, không thường xuyên đi lại vận động nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển. Chuồng nuôi quá nhiều heo gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.

- Do hiện tượng lai tạo đồng huyết, cận huyết cũng làm cho giống heo bị thoái hóa, chậm sinh, vô sinh. Heo nái có chửa sẽ khó đẻ, thai yếu và dễ sinh ra các quái thai...

- Do rối loạn nội tiết: Các kích dục tố của heo phát triển không bình thường khiến cho buồng trứng phát triển không ổn định, trứng không rụng hoặc rụng ít và không đều, khả năng thụ thai kém...

- Do virus gây nên hội chứng rối loạn sinh sản, nhất là sẩy thai, thai chết lưu...

Biện pháp phòng trị:

- Kiểm tra lại thức ăn cho heo có đảm bảo chất lượng hay hôi mốc gì không để loại bỏ thức ăn hôi mốc và cân đối lại thành phần và giá trị dinh dưỡng chất bột, đường, đạm, khoáng và sinh tố cho hợp lý. Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố A, D, E có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, khô dầu đậu, đỗ, dầu cá, bÝ đỏ, giá đỗ nảy mầm, rau xanh non ngon...

- Trường hợp do nhiễm độc Aflatoxin: Phải loại bỏ ngay những thức ăn bị hôi mốc...

- Tiêm thuốc kích dục tố cho heo như huyết thanh ngựa chửa vào bắp thịt của heo (liều dùng 10 đơn vị/1kg thể trọng). Sau khoảng 2- 3 ngày thì heo nái sẽ bắt đầu động dục, lúc này nên phối giống cho heo. Nếu lần 1 không đậu thì tiếp tục cho phối lần 2, nếu đã qua 2 lần phối giống mà vẫn không đậu thì nên loại thải. Ngoài ra, có thể tiêm những chất kích thích như: Synthophylin, Progesteron... và tiêm hay cho ăn, uống các loại thuốc bổ trợ như A, D, E, B, C, B.complex theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

KS.Đặng Tịnh
 


Last edited:
Hiện tượng heo nái sinh sản kém như chậm sinh, vô sinh, không có biểu hiện động dục, động dục chậm hay động dục thầm lặng, chu kỳ động dục không đều... phối giống nhiều lần không đậu thai, thời gian chửa kéo dài, chửa giả, tỷ lệ phối giống đậu thai thấp, thai phát triển kém, hay sẩy thai, quái thai, thai chết lưu... số lượng và chất lượng heo con sơ sinh thấp (đẻ ít con, con nhỏ...). Sau đây là những nguyên nhân và biện pháp phòng trị:

Hiện tượng heo nái sinh sản kém như mô tả gọi là "hội chứng rối loạn sinh sản ở heo" thường gặp ở những cơ sở chăn nuôi heo nái trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém.
>
Hội chứng rối loạn sinh sản xuất hiện ở heo có rất nhiều nguyên nhân:

- Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng kém, mất cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, hôi mốc có nhiều độc tố... Việc cho heo ăn nhiều chất bột, chất đường sẽ làm cho heo béo mập, nhiều mỡ. Trong khi đó thiếu đạm và vitamin A, D, E sẽ làm cho buồng trứng chậm phát triển và làm chậm quá trình động dục hoặc không động dục ở heo. Heo nái có chửa thai thường yếu và quái thai... Thức ăn hôi mốc sản sinh ra độc tố như Afla- toxin... cũng là nguyên nhân gây ngộ độc ở heo, gây ra sẩy thai, chậm chu kỳ động dục, đẻ ít con...

- Do nuôi heo trong chuồng trại chật hẹp, không thường xuyên đi lại vận động nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển. Chuồng nuôi quá nhiều heo gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.

- Do hiện tượng lai tạo đồng huyết, cận huyết cũng làm cho giống heo bị thoái hóa, chậm sinh, vô sinh. Heo nái có chửa sẽ khó đẻ, thai yếu và dễ sinh ra các quái thai...

- Do rối loạn nội tiết: Các kích dục tố của heo phát triển không bình thường khiến cho buồng trứng phát triển không ổn định, trứng không rụng hoặc rụng ít và không đều, khả năng thụ thai kém...

- Do virus gây nên hội chứng rối loạn sinh sản, nhất là sẩy thai, thai chết lưu...

Biện pháp phòng trị:

- Kiểm tra lại thức ăn cho heo có đảm bảo chất lượng hay hôi mốc gì không để loại bỏ thức ăn hôi mốc và cân đối lại thành phần và giá trị dinh dưỡng chất bột, đường, đạm, khoáng và sinh tố cho hợp lý. Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố A, D, E có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, khô dầu đậu, đỗ, dầu cá, bÝ đỏ, giá đỗ nảy mầm, rau xanh non ngon...

- Trường hợp do nhiễm độc Aflatoxin: Phải loại bỏ ngay những thức ăn bị hôi mốc...

- Tiêm thuốc kích dục tố cho heo như huyết thanh ngựa chửa vào bắp thịt của heo (liều dùng 10 đơn vị/1kg thể trọng). Sau khoảng 2- 3 ngày thì heo nái sẽ bắt đầu động dục, lúc này nên phối giống cho heo. Nếu lần 1 không đậu thì tiếp tục cho phối lần 2, nếu đã qua 2 lần phối giống mà vẫn không đậu thì nên loại thải. Ngoài ra, có thể tiêm những chất kích thích như: Synthophylin, Progesteron... và tiêm hay cho ăn, uống các loại thuốc bổ trợ như A, D, E, B, C, B.complex theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

KS.Đặng Tịnh
Thank !
 


Back
Top