Thảo luận Cách nuôi gà ta

  • Thread starter Vodanh93py
  • Ngày gửi
Chào cả nhà, hiện tại mình muốn chuyển qua nuôi gà mà chưa có kinh nghiệm gì hết cả; từ việc làm chuồng cho đến cách thức nuôi, cách phòng bệnh và chữa bệnh khi cần thiết ạ! Mình cũng nói sơ qua luôn ạ, nhà mình có hơn nửa hecta đất ( trước kia trồng sắn, chủ yếu là đát đồi, ít bằng phẳng) hông biết có thể nuôi được bao nhiêu con gà( chưa có kinh nghiệm nên mới đầu mình dự định chỉ nuôi voi số lượng ít khoảng 200 con trở lại) và khi nuôi mình nên nuôi gà ta thả vườn hay ga công nghiep ạ! Chi phí de nuôi thành phẩm cho 1 con? Thời gian nuoi bao lau thì co thể xuất chuồng dc ? Đau ra cho hiện nay có ổn định không? Rất mong dc sự quan tâm giúp đỡ của mọi người ạ! Chân thành cảm ơn!
 


1. Kỹ thuật nuôi gà con từ 0 -6 tuần tuổi.


Nuôi gà con

1.1 Chuẩn bị dụng cụ úm gà

– Quây úm gà:

+Dùng cót ép cao 45 cm quây tròn có đường kính 2-3m (tuỳ thuộc số lượng gà)

+Vệ sinh và khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng



– Độn chuồng: Trước khi đưa gà vào rải một lớp độn chuồng bằng phơi bào, trấu, rơm chặt nhỏ dày 5-10 cm.

– Dụng cụ sưởi ấm:

+Có thể làm chụp sưởi bằng điện có chao, công suất 100W

+ Bếp dầu, bếp than, bếp củi (chú ý thông khí độc)

– Máng ăn, máng uống:

+Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẽ nhau trong quây.

+ Nếu dùng khay ăn có kích thước 60×70 cm hoặc mẹt tre có đường kính 50cm thì bố trí 2 chiếc/100 con.

+ Nếu dùng máng uống 1 lít hoặc chai nhựa tự tạo thì bố trí 2-3 chiếc/100 con.
1.2 Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi úm gà con:


nuôi gà con mới nở

– Mật độ gà trong quây: Thả gà trong quây dưới chụp sưởi với mật độ 25con/1m2, tránh cho gà bị lạnh, nới rộng dần quây theo tuổi gà và điều kiện thời tiết. Mùa hè thu sau 2-3 tuần. mùa đông xuân sau 3-4 tuần bỏ quây.

– Thức ăn: Yêu cầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày, cho ngô nghiền trong ngày đầu để tiêu túi lòng đỏ, cho gà ăn tự do cả ngày và đêm.

Mỗi ngày cho gà ăn 4- 6 lần, mỗi lần bổ sung thức ăn mới, cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn.

– Nước uống: Cho uống nước sạch, nên pha thêm vitamin C, B và đường glucoza.

– Chế độ chiếu sáng: Cung cấp đủ ánh sáng để gà ăn và uống.

– Sưởi ấm: Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường và nhiệt độ của gà, thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây cho thích hợp.
+ Gà chụm lại dưới chụp sưởi là bị lạnh.

+ Gà tán xa chụp là bị nóng.

+ Gà tản đều trong quây là đủ nhiệt.

2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt từ 7 tuần tuổi đến xuất bán


nuôi gà thịt

2.1 Thức ăn và cách cho ăn:

– Thức ăn: Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, tận dụng nguyên liệu thức ăn sẵn có trong gia đình để giảm chi phí.

– Cải thiện nguồn thức ăn trong vườn chăn thả như nuôi giun đất để tạo thêm nguồn thức ăn giàu đạm.

– Các bước tiến hành nuôi giun: Đào hố ở góc vườn có diện tích tối thiểu 1,0m2, độ sâu 0,5m. Rải từng lớp rơm rạ hoặc mùn cưa trộn lẫn phân gia súc đã ủ hoai mục dày 10-15cm. Rải thêm cám gạo và đất có phân giun hoặc một số giống giun quế giữa các lớp. Đậy lớp nilon hoặc gỗ mỏng phía trên cùng. Tưới nước hàng ngày giữ ẩm cho hố nuôi giun. Sau 1,5-2 tháng lấy giun cho gà ăn.

– Chế độ ăn: Cho gà ăn kết hợp với khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí.

– Cách cho ăn: Buổi sáng nếu trời không mưa và ấm áp thì thả gà ra vườn để tự kiếm mồi. Gần trưa cho gà ăn thêm thức ăn. Buổi chiều cho gà ăn no trước khi vào chuồng.

2.2 Quản lý chuồng gà:

– Quan sát, theo dõi đàn gà hàng ngày khi cho ăn.

– Hàng ngày quan sát đàn gà và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy gà ăn uống kém hoặc có hiện tường khác thường.

– Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu và các chi phí đầu vào (giá giống, lượng thức ăn tiêu thụ, thuốc thú y…) hàng ngày.

2.3 Vệ sinh phòng bệnh:

– Để đảm bảo đàn gà khoẻ mạnh, chuồng nuôi , vườn chăn thả phải thường xuyên được vệ sinh sát trùng.

– Phòng bệnh cho đàn gà theo lịch.

Lưu ý trong chăn nuôi gà thịt: Nên lựa chọn thời điểm bắt đầu nuôi để có sản phẩm bán được giá (như trong dịp lễ tết, mùa cưới…)
1.4 Lịch tiêm phòng:

Tuổi Văcxin và thuốc phìng bệnh Cách sử dụng
1-4 ngày đầu Thuốc bổ như vitamin B1, B-complex Cho gà uống
5 ngày tuổi Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro Nhỏ vào mắt, mũi
7 ngày tuổi Văcxin Lasota lần 1


Văcxin đậu gà

Nhỏ vào mắt, mũi


Chủng vào màng cánh

10 ngày tuổi Văcxin Cúm gia cầm lần 1 Tiêm dưới da cổ
15 ngày tuổi Văcxin Gumboro để phòng bệnh Gumboro lần 2 Nhỏ vào mắt, mũi
25 ngày tuổi Văcxin Lasota lần 2


Kết hợp phòng bệnh đường ruột bằng kháng sinh theo liều hướng dẫn

Nhỏ vào mắt mũi


Trộn vào thức ăn tinh

40 ngày tuổi Văcxin Cúm gia cầm lần 2 Tiêm dưới da cổ
2 tháng tuổi Văcxin Niucatson hệ 1 đề phòng bệnh gà rù Tiêm dưới da cổ
1-3 tháng tuổi Thuốc phòng bệnh cầu trùng Cứ mỗi tuần cho uống 2 ngày theo hướng dẫn
2 tháng tuổi Vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng Tiêm dưới da
2 tháng tuổi và 5 tháng tuổi Tẩy giun



Nuôi gà ta thả vườn kiếm tiền tỷ Gà ta là giống gà được chăn nuôi rất phổ biến có hiệu quả kinh tế cao. Để chăn nuôi cho đứng phương pháp và đạt năng xuất cũng như hiệu quả tốt mời bà con tham khảo kĩ thuật chăn nuôi.

– Giống:
- Gà ta ở miền Bắc phổ biến rộng rãi có gà Ri, thịt thơm ngon, sản lượng trứng 80-100 quả/năm; khối lượng trứng 42-43g. Gà trưởng thành trống nặng 1,8-2,5kg, mái nặng 1,3-1,8kg.
- Gà Đông Tảo (Khoái Châu-Hưng Yên) sản lượng trứng 55-60 quả/năm, trứng nặng 55-57g. Gà trưởng thành trồng nặng 3,5-4kg, mái nặng 2,5-3kg.
-Gà Hồ (Bắc Ninh), gà Mía (Hà Tây), gà Phù Lưu Tế (Mỹ Đức-Hà Tây) có năng suất tương tự như gà Đông Tảo. Gà Văn Phú chân chì (Phú Thọ) sản lượng trứng cao hơn gà Đông Tảo nhưng khả năng cho thịt kém hơn.
Đặc điểm chung của gà ta là thịt thơm ngon, lòng đỏ trứng to (34-35% khối lượng trứng) chịu đựng tốt nhưng năng suất thấp.

nu%C3%B4i-g%C3%A0-ta.jpg

– Úm gà: Là giai đoạn nuôi bộ gà con từ 1 ngày tuổi đến 2 tuần tuổi (mùa hè) và 3 tuần tuổi (mùa đông). Chuẩn bị rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng phoóc môn hoặc Crêzin. Dùng cót tre cao 45cm quây tròn có đường kính 2-4m tuỳ theo số lượng gà định úm. Chất độn trong cót bằng trấu, hoặc rơm khô cắt ngắn 5cm. Tốt nhất là dùng phoi bào rải dày 10-15cm. Nguồn sưởi cho gà có thể dùng bóng đèn 75-100w treo giữa quây cót, cách mặt nền khoảng 50cm. Trên bóng có chụp đèn bằng tôn hình nón 80cm để giữ nhiệt. Nguồn nhiệt sưởi có thể dùng bếp than, bếp trấu, nhưng phải có hệ thống để dẫn khí CO2 ra ngoài phòng. Nếu còn lạnh có thể phủ thêm bao tải trên cót.
Mật độ nuôi: Mùa thu đông: 1-10 ngày tuổi nhốt 40-50 con/m2; 11-30 ngày tuổi nhốt 20-25 con/m2; 31-45 ngày tuổi nhốt 15-20 con/m2; 46-60 ngày tuổi nhốt 12-15 con/m2; Gà dò 10-15 con/m2; Gà sinh sản 4-5 con/m2. Mùa hè nóng nực có thể giảm 10% số lượng gà.
– Nhiệt độ sưởi: 1-3 tuần nhiệt độ sưởi là 30-320C; 3-6 tuần nhiệt độ sưởi là 25-280C; 6-8 tuần nhiệt độ sưởi 20-220C. Sau 8 tuần nhiệt độ thích hợp là 18-200C. Thường xuyên quan sát đàn gà. Nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiêm chiếp không ăn là thiếu nhiệt; Gà tản ra xa nguồn nhiệt, nằm bẹp, há miệng thở là thừa nhiệt, nóng quá. Gà chụm lại một góc thì phải quan sát xem có gió lùa vào phòng hay không. Gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường là nhiệt thích hợp. Điều chỉnh nhiệt bằng cách giảm cường độ bóng điện hoặc nâng, hạ bóng điện lên xuống.
– Độ ẩm:
Độ ẩm thích hợp là 60-65%. Nếu chất độn chuồng bị ướt phải thay ngay.
– Ánh sáng: Dùng bóng điện treo cao cách nền chuồng 2,5m với cường độ ánh sáng tuỳ theo tuổi gà: Tuổi 1-20 ngày cường độ điện 5w/m2; 21-40 ngày cường độ điện 3w/m2; 41-66 ngày cường độ điện 1,4w/m2. Thời gian chiếu sáng: 1-2 tuần đầu chiếu 24/24 giờ, sau đó cứ mỗi tuần giảm 20-30 phút. Nước ta thuộc miền nhiệt đới, về mùa hè gà có thể tận dụng ánh sáng thiên nhiên. Mùa đông âm u, đêm dài ngày ngắn nên bổ sung thêm ánh sáng trong chuồng để gà đẻ sớm và đẻ rộ.
Thức ăn: Lượng thức ăn một ngày đêm: 1-10 ngày tuổi cho ăn 6-10g/1 con; 11-30 ngày tuổi cho ăn 15-20g; 31-60 ngày tuổi cho ăn 30-40g. Gà dò 61-150 ngày cho ăn 45-80g/con. Gà sinh sản: gà mái 100g/con, gà trống 110g. Số bữa ăn đối với gà con là 6 bữa/ngày đêm, gà dò và gà mái sinh sản 2-3 bữa/ngày đêm.

Gà ta thường nuôi thả hoặc bán chăn thả. Nếu vườn thả rộng, dồi dào thức ăn (rau, cỏ, giun, dế, cào cào,…) thì nên bớt lượng thức ăn tinh. Quan sát diều gà buổi chiều trước lúc vào chuồng để biết gà no hay đói, cần cho ăn thêm nhiều hay ít và chú ý phòng bệnh cho gà.
K%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-ch%C4%83n-nu%C3%B4i-g%C3%A0-th%E1%BA%A3-v%C6%B0%E1%BB%9Dn.jpg

Nuôi gà thu 1,2 tỷ đồng/năm
rang trại nuôi gà rộng 3ha của gia đình anh Dương Văn Hiệp, thôn Ba Gò, xã Trung Mỹ (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) nằm khuất sâu bên trong khu đất đồi bỏ hoang của xã.
Anh Hiệp kể: “Tôi vốn là người ở thôn Tích Trung lấy vợ ở thôn Ba Gò (cùng thuộc xã Trung Mỹ). Tôi đi làm thuê khắp nơi nhưng thu nhập chẳng đáng là bao”…
Thấy gia đình bên vợ có diện tích đất đồi rộng nhưng lại để hoang, anh Hiệp nảy ra ý định chăn nuôi. Qua tìm hiểu địa hình, anh thấy nuôi gà là thích hợp nhất. Vậy là anh bàn bạc với vợ, hỏi ý kiến bố vợ và nhận được sự đồng ý.
Đầu năm 2012, anh Hiệp cùng với vợ ra cải tạo khu đất đồi, quây tường bao rồi xuống tận trại giống ở Thụy Phương (Từ Liêm, Hà Nội) mua 500 con gà ta lai về nuôi. “Thắng lợi đâu chưa thấy, tôi đã gặp ngay “quả đắng” khi chưa có kinh nghiệm chăn nuôi, thiếu kỹ thuật nên đàn gà gặp dịch bệnh, thiệt hại 5-6 tạ thịt”- anh Hiệp nhớ lại.
Tưởng chừng sau cú vấp ngã ban đầu, anh Hiệp sẽ từ bỏ ý định làm giàu từ con gà, nhưng được vợ và nhất là bố vợ ủng hộ một phần vốn, anh quyết tâm nuôi lại từ đầu. Lần này, anh đầu tư mạnh tay hơn trước, nuôi 1.000 con. Để không gặp thất bại như trước, anh Hiệp tìm đọc thêm tài liệu hướng dẫn về cách nuôi gà. Và thành công đã đến với anh.

Tiền lãi thu được, anh tiếp tục mua thêm gà giống về nuôi, đồng thời xây dựng hoàn thiện hệ thống chuồng trại. Hiện nay đàn gà của gia đình anh Hiệp đã lên tới 3.000 con.

“Nuôi gà quan trọng nhất là khâu tiêm phòng dịch. Ngoài ra phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho ăn đúng yêu cầu kỹ thuật thì đàn gà mới sinh trưởng và phát triển tốt được” – anh Hiệp chia sẻ kinh nghiệm.

Trung bình mỗi năm anh nuôi 4 lứa gà, xuất 5-6 tấn/lứa. Với giá bán trung bình 55.000 đồng/kg, anh Hiệp cho biết, mỗi năm doanh thu của trang trại đạt gần 1,2 tỷ đồng.

Bà con ND muốn tìm hiểu kinh nghiệm nuôi gà, liên hệ với anh Hiệp qua số điện thoại: 0968.002.585.
dongho sưu tầm
 
Last edited by a moderator:
bạn có nuôi gà sao không mình sưu tầm được nè
KỸ THUẬT NUÔI GÀ SAO
Khi ở nhiều nơi nuôi gà khó “đầu ra” thì các trang trại nuôi gà sao vẫn bán đều đều. Họ cho biết: Khách ăn một lần gà sao là lần sau vẫn thích ăn gà sao. Thịt gà sao ăn ngon và ngọt thịt hơn. Nguồn gốc nó từ gà rừng.
Vì vậy, giá gà sao luôn luôn cao hơn các loại gà khác. Nuôi nó không khó.Gà sao có sức đề kháng cao, thích nghi rộng và là loài dễ nuôi, có thể nuôi nhốt hoặc nuôi thả vườn. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng nuôi được gà sao vì nó có những đặc tính khác các loại gà nuôi khác.

Triển vọng từ nuôi gà Sao
Bên cạnh nguồn thu nhập chính từ trồng trọt, nhiều nông dân còn chăn nuôi gia cầm để tăng thêm nguồn thu cho gia đình. Trong đó, gà là loại gia cầm được nhiều người ưu tiên lựa chọn, bởi vì nó mang lại giá trị kinh tế khá cao.
Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã gắn bó với mô hình nuôi gà để phát triển kinh tế, nhờ áp dụng có hiệu quả mô hình này mà nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo. Mô hình chăn nuôi gà sao, dù cho lợi nhuận cao, nhưng so với các mô hình chăn nuôi gà khác thì chưa được phát triển rộng rãi. Chính vì vậy, nhằm giúp người dân tiếp cận đối tượng nuôi gà sao, nên đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chăn nuôi gà sao ở Hậu Giang”, do PGS.TS Nguyễn Thị Kim Đông, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm, được triển khai thực hiện. Gà sao là một trong những loại gà có chất lượng thịt thơm ngon, mau lớn, ít nhiễm bệnh, có giá trị kinh tế cao, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi. Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập

Điều đầu tiên phải lưu ý bà con là đặc tính thích kêu của gà sao. Bọn này rất ồn ào. Nó không ngủ ban ngày như các loài gà khác. Nó vận động liên tục và luôn luôn kêu. Vì vậy, ta không nên bố trí nuôi gà sao trong hoặc gần nơi dân cư. Phải tìm một chỗ xa xa, trên gò đồi hoặc ở ngoài làng mới nên xây trại nuôi gà sao.

Điều thứ hai cần lưu ý là lũ gà này bay rất giỏi. Nó có thể bay cao lên tới 10m. Vì vậy, khu nuôi chúng phải có lưới chắn bên trên hoặc cắt bớt cánh của chúng đi. Gà sao rất khó phân biệt trống mái. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, nó giống hệt nhau về ngoại hình. Nhìn đàn gà sao, ta không thể biết được đâu là con trống, đâu là con mái. Nó chỉ khác nhau ở tiếng kêu: Con trống kêu 1 tiếng, con mái kêu 2 tiếng. Gà sao rất nhút nhát và dễ hoảng loạn. Hễ có tiếng động mạnh hoặc người lạ xuất hiện là chúng bỏ chạy hỗn loạn, vừa chạy vừa kêu rầm trời. Ban đêm chúng càng cảnh giác. Nếu không có đèn là nhiều khi có một tín hiệu lạ là chúng hét lên và chạy chồng đống lên nhau. Tính bầy đàn của nó rất cao.
Theo nhiều người nuôi đánh giá, gà sao được nuôi khá đơn giản. Chuồng trại không cần kiên cố, chỉ cần có chỗ cho gà trú mưa nắng, diện tích còn lại chủ yếu để gà chạy nhảy, đi lại. Giống gà này có thể nuôi theo hình thức thả vườn, nuôi bán chăn thả hoặc nuôi nhốt đều được. Về thức ăn, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, lúa hoặc các loại rau xanh. Vì vậy, người nuôi có thể tận dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gà sao. Bên cạnh đó, khi nuôi gà sao, tỷ lệ hao hụt thấp, nên bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư về con giống.

Đánh giá về hiệu quả mô hình nuôi gà sao ở địa phương, anh Phan Thanh Sang, cán bộ nông nghiệp xã Thuận Hưng, cho biết: “Gà sao là giống gà đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình nuôi người dân ít gặp rủi ro cũng như tỷ lệ hao hụt thấp, giá bán ổn định nên thu được lợi nhuận cao. Vì vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này nhằm giúp người dân tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương”.

Gà Sao bắt nguồn từ gà rừng, theo cách phân loại gà sao thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họPhasiani, giống Numidiae, loài Helmeted.
ky-thuat-nuoi-ga-sao-496.jpg

Đặc điểm sinh học của gà sao1. Đặc điểm ngoại hình
Cả 3 dòng gà Sao đều có ngoại hình đồng nhất. Ở 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy.
Giai đoạn trưởng thành gà Sao có bộ lông màu xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những nốt chấm trắng tròn nhỏ. Thân hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5-2cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại: một loại hình lá dẹt áp sát vào cổ, còn một loại hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Chân khô, đặc biệt con trống không có cựa.


2. Phân biệt trống mái
Việc phân biệt trống mái đối với gà Sao rất khó khăn. Ở 1 ngày tuổi phân biệt trống mái qua lỗ huyệt không chính xác như các giống gà bình thường. Đến giai đoạn trưởng thành con trống và con mái cũng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, người ta cũng phân biệt được giới tính của gà Sao căn cứ vào sự khác nhau trong tiếng kêu của từng cá thể. Con mái kêu 2 tiếng còn con trống kêu 1 tiếng, nhưng khi hoảng loạn hay vì một lý do nào đó thì cả con trống và con mái đều kêu 1 tiếng nhưng không bao giờ con trống kêu được 2 tiếng như con mái. Ta có thể nghe thấy tiếng kêu của gà khi được 6 tuần tuổi. Ngoài ra sự phân biệt trống mái còn căn cứ mũ sừng, mào tích, nhưng để chính xác khi chọn giống người ta phân biệt qua lỗ huyệt khi gà đến giai đoạn trưởng thành.

3. Tập tính của gà Sao
Trong hoang dã gà Sao tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng và những mẩu thực vật. Thông thường chúng di chuyển theo đàn khoảng 20 con. Về mùa đông, chúng sống từng đôi trống mái trong tổ trước khi nhập đàn vào những tháng ấm năm sau. Gà Sao mái có thể đẻ 20-30 trứng và làm ổ đẻ trên mặt đất, sau đó tự ấp trứng. Gà Sao mái nuôi con không giỏi và thường bỏ lạc đàn con khi dẫn con đi vào những đám cỏ cao. Vì vậy trong tự nhiên, gà Sao mẹ thường đánh mất 75% đàn ocn của nó.
Trong chăn nuôi tập trung, gà Sao vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã. Chúng nhút nhát, dễ sợ hãi, hay cảnh giác và bay giỏi như chim, khi bay luôn phát ra tiếng kêu khác biệt. Chúng sống ồn ào và hiếm khi ngừng tiếng kêu.

ky-thuat-nuoi-ga-sao-4961.jpg

Gà Sao có tính bầy đàn cao và rất nhạy cảm với những tiếng động như: mưa, gió, sấm, chớp, tiếng cành cây gãy, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Đặc biệtgà Sao khi còn nhỏ rất sợ bóng tối, những lúc mất điện chúng thường chồng đống lên nhau đến khi có điện gà mới trở lại hoạt động bình thường. Vì vậy cần hết sức chú ý khi nuôi gà Sao để tránh stress có thể xảy ra.
Gà Sao thuộc loài ưa hoạt động, ban ngày hầu như chúng không ngủ, trừ giai đoạn gà con. Ban đêm, chúng ngủ thành từng bầy.

4. Hiện tượng mổ cắn
Do quá linh hoạt mà gà Sao rất ít mổ cắn nhau. Tuy nhiên chúng lại rất thích mổ những vật lạ. Những sợi dây tải, hay những chiếc que nhỏ trong chuồng, thậm chí cả nền chuồng, tường chuồng. Do vậy thường làm tổn thương đến niêm mạc miệng của chúng, vì vậy trong chuồng ta không nên để bất cứ vật gì ngoài máng ăn, máng uống, nền, tường chuồng phải làm chắc chắn.

5. Tập tính tắm, bay và kêu
Gà Sao bay giỏi như chim. Chúng biết bay từ sáng sớm, 2 tuần tuổi gà Saođã có thể bay. Chúng có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-12m. Chúng bay rất khoẻ nhất là khi hoảng loạn.

Gà Sao cũng có nhu cầu tắm nắng, gà thường tập trung tắm nắng vào lúc 9-11h sáng và 3-4 giờ chiều. Khi tắm nắng gà thường bới một hố cát thật sâu rồi rúc mình xuống hố, cọ lông vào cát và nằm phơi dưới nắng.

6. Tập tính sinh dục
Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái của con trống, đó chính là sự khoe mẽ. Ngoài ra, chúng còn thể hiện sức mạnh thông qua tiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ.

Kỷ thuật nuôi gà Sao mô hình hiệu quả

1. Đưa đàn gà mới nở về nuôi:
Nuôi đàn gà Sao bố mẹ từ 1 ngày tuổi đến khi 5% tổng đàn đẻ là giai đoạn quan trọng nhất để nâng cao khả năng sản xuất trứng sau này. Phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi gà giống để đảm bảo cho đàn gà khoẻ mạnh và sinh trưởng đồng đều. Cần phải nuôi gà trống trong chuồng riêng biệt với chuồng gà mái.
Cần xác định trước số lượng gà sẽ úm để chuẩn bị đủ diện tích chuồng, đủ máng ăn, máng uống. Trong trường hợp sưởi nhân tạo thì phải làm vòng quây gà con có đường kính 3 – 4 m, cao 0,5 m. Nếu dùng chụp sưởi bằng tia bức xạ thì đường kính vòng quây phải rộng 5 – 6 m. Phải điều chỉnh thiết bị sưởi sao cho nhiệt độ ổ gà đạt 29 – 300C. Mùa đông có thể sưởi ấm chuồng 48 giờ, mùa hè 24 giờ trước khi đàn gà đến.Cần kiểm tra hệ thống van nước uống trong chuồng, có sử lý bằng clo. Trước khi đàn gà đến cần đổ nước uống có nhiệt độ 250C vào máng uống.Khi đặt gà vào chuồng cho gà uống nước và sau 1 – 2 giờ mới bắt đầu cho ăn, không được làm đàn gà xáo trộn, đè bẹp lẫn nhau, phải làm cho chúng quen với môi trường mới và phát hiện thấy máng ăn, uống. Trong 10 ngày đầu, cần đảm bảo mỗi khay máng ăn nhựa cho 100 con gà con. Trong vòng 1 – 2 giờ sau khi chuyển gà vào chuồng. Khi đàn gà được 8 – 10 tuần tuổi, cần lắp đặt cầu cho gà đậu ở trong chuồng. Mỗi cái cầu dài 1 m dành cho 15 con đậu.

Những quy định về sưởi ấm và thông hơi:
Ngày đầu sau khi đưa gà đến, cần đảm bảo nhiệt độ trong vòng quây gà úm là 380C, trong chuồng là 280C. Nhu cầu nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi của gà. Số lượng gà con đặt dưới chụp sưởi truyền thống tối đa là 500 con, nếu dùng chụp sưởi tia bức xạ thì nhốt được 1.000 con. Cứ 4 ngày một lần giảm nhiệt độ thấp xuống 20C. Giai đoạn 14 – 21 ngày tuổi, gà con bắt đầu phân tán khắp chuồng, cho nên việc quan tâm điều chỉnh đều nhiệt độ điều chỉnh trong chuồng là rất cần thiết, có thể bỏ dần số chụp sưởi đi. Trong những ngày đầu, nếu không đủ nhiệt, gà con bị ỉa chảy, yếu, chậm lớn và dễ bị chết vì lạnh. Nếu đủ nhiệt, gà con nằm tản đều dưới vùng sưởi ấm. Nếu quá nóng, gà nằm xoài úp bụng trên nền chuồng, cố nghển cổ, thò đầu ra hoặc chúng cố tìm chỗ mát hơn như dọc tường để nằm. Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc, chết nhiều.

2. Cho gà uống nước và kỹ thuật xử lý nước uống:

* Chất lượng nước uống:
Phải đảm bảo thường xuyên có nước uống có chất lượng tốt cho gà Sao. Đặc biệt, trong nước uống phải an toàn về vi khuẩn Salmonella.

* Cho gà uống nước:

Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng ta phải đảm bảo đầy đủ cho chúng vì nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Nước uống hạn chế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của chúng. Nếu trời nóng, không đủ nước uống gà có thể bị chết. Cần khử trùng nước uống bằng clo hoặc iốt. Cần sử dụng đồng hồ đo nước uống hàng ngày của đàn gà để xác định khả năng tiêu thụ nước của chúng. Việc điều chỉnh độ cao của van nước uống là cực kỳ quan trọng. Trong 2 ngày đầu, máng nước để cao ngay tầm mắt của gà, đến ngày thứ 3 nâng van nước lên để gà ngẩng lên uống nước với góc 450. Đến ngày thứ 4 gà phải nghển cổ lên mới uống được. Đến ngày thứ 7 cần sử dụng van nước tự động và đặt ở tầm cao ngang lưng. Sau đó điều chỉnh van nước cao lên, đảm bảo gà hạn chế không làm bắn nước ra ngoài. Máng nước hở phải có mực nước cao tối đa 2 cm hàng ngày cần tháo nước rửa sạch.

NUÔI GÀ SAO nuôi gà sao thả vườn kỹ thuật nuôi gà sao mô hình nuôi gà sao chăn nuôi gà sao nuôi gà ta nuôi gà đá nuôi gà ác
3. Giảm streess trong nuôi dưỡng gà:
Nguyên tắc cơ bản của việc nuôi dưỡng gà mái Sao là chương trình chờ hạn chế, nhằm mục đích để đàn gà mái phát triển đều. Để kiểm tra chỉ tiêu này, cứ 2 tuần một lần phân ngẫu nhiên khoảng 100 con để cân mẫu. Tuỳ thuộc vào thể trọng của đàn gà để điều chỉnh khẩu phần ăn hàng tuần cho phù hợp.

4. Chương trình chiếu sáng:
Trong vòng 3 ngày đầu úm gà, việc bổ sung ánh sáng tự nhiên là cực kỳ quan trọng nhằm để cho gà con tìm thấy khay thức ăn, máng nước uống. Vì vậy phải bảo đảm ánh sáng có cường độ tối thiểu là 30 lux và chiếu sáng 24 giờ trong ngày. Từ ngày thứ 4 đến ngày 7 cần chiếu sáng 20 giờ/ngày và đến cuối tuần chỉ cần chiếu sáng 16 giờ/ngày. Đến cuối tuần thứ 2 thì chương trình chiếu sáng cho gà trống, mái bắt đầu khác nhau.

5. Chuẩn bị đàn gà giống sinh sản:
Đàn gà Sao được 25 tuần tuổi thì được chuyển sang các lồng chuồng đẻ trứng. Nếu áp dụng biện pháp nuôi dưỡng và chương trình chiếu sáng phù hợp thì gà sẽ đẻ trứng từ tuần tuổi thứ 28 và 50% tổng đàn sẽ đẻ vào lúc 31 – 32 tuần tuổi. Đàn gà đẻ ở mức tột đỉnh thường vào tuần tuổi thứ 35. Số gà đẻ nhốt trong một lồng chuồng phụ thuộc vào kích thước của lồng. Cần đảm bảo vị trí nuôi nhốt cho một con gà Sao ở ngăn lồng có mặt trước tối thiểu là 12,5 cm. Nhiệt độ trong chuồng phù hợp cho gà mái đẻ trứng và gà trống sản xuất tinh trùng là 200C.Trong giai đoạn sinh sản, nếu nhiệt độ trong chuồng là 120C, cần cho gà ăn thức ăn chứa 2.700 – 2.750 kcal và 17% prôtêin thô. Điều cực kỳ quan trọng là: Trước khi đẻ trứng không được cho gà mái ăn quá nhiều. Trước khi đẻ trứng, nếu gà béo quá, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất trứng và sức sống của chúng. Sau khi gà đẻ trứng ở mức cao điểm, cần giảm khẩu phần ăn kiểm tra mức tăng trọng hàng tuần của gà, trong cùng một ngày và cùng một thời điểm, chọn ngẫu nhiên khoảng 100 con gà để cân cá thể và điều chỉnh khẩu phần ăn khi cần thiết. Khẩu phần ăn cần thiết phụ thuộc vào thể trọng, nhiệt độ chuồng nuôi

Các vấn đề kỹ thuật nuôi gà sao
1. Cho gà uống nước và kỹ thuật sử lý nước uốngChất lượng nước uống:




Phải đảm bảo thường xuyên có nước uống có chất lượng tốt cho gà Sao. Chỉ tiêu chất lượng nước uống được thể hiện trong bảng sau. Nếu bất kỳ chỉ tiêu nào vượt cao hơn mức cho phép đề có thể gây nên sự rối loạn tiêu hoá hoặc thay đổi khác. Đặc biệt, trong nước uống phải an toàn về vi khuẩn Salmonella.
Kết quả kiểm tra chất lượng nước phụ thuộc vào thời gian, vị trí và phương pháp lấy mẫu nước. Cần lấy mẫu kiểm tra lặp lại để tin tưởng thêm.

Một số chỉ tiêu chất lượng nước uống

Đơn vị Nước kém Nước tốt Nước nghi ngờ Nước nhiễm bẩn
Tổng số vi khuẩn con/lit 0-10 10-100 1.000 -10.000 100.000
Vi khuẩn E. coli con/lit 0 0 10-50 100
Chất hữu cơ mg/lit 0 1 3 4,6
Nitrát mg/lit 0 0-15 15-30 30
Ammonia mg/lit 0 0 2 10
Độ đục mg/lit 5 U 25 U
Sắt mg/lit 0,3 1,0
Mangan mg/lit 0,1 0,5
Đồng mg/lit 1,0 1,5
Kẽm mg/lit 5 15
Kalcium mg/lit 75 200
Ma-giê mg/lit 50 150
Sun-phát mg/lit 200 400
Klorid mg/lit 200 600
PH mg/lit 7,0-8,5 6,5-9,2
Cho gà uống nước
Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng ta phải đảm bảo đầy đủ cho chúng vì nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Nước uống hạn chế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của chúng. Nếu trời nóng, không đủ nước uống gà con có thể bị chết. Cần khử trùng nước uống bằng clor hoặc iod. Cần sử dụng đồng hồ đo nước uống hàng ngày của đàn gà để xác định khả năng tiêu thụ nước của chúng. Việc điều chỉnh độ cao của van nước uống là cực kỳ quan trọng. Trong 2 ngày đầu, máng nước để cao ngay tầm mắt của gà, đến ngày thứ 3 nâng van nước lên để gà ngẩng lên uống nước với góc 450. Đến ngày thứ 4, gà phải nghển cổ lên mới uống được. Đến ngày thứ 7 cần sử dụng van nước tự động và đặt ở tầm cao ngang lưng. Sau đó điều chỉnh van nước cao hơn lên, đảm bảo gà hạn chế không làm bắn toé nước ra ngoài. Máng nước hở phải có mực nước cao tối đa 2 cm, hàng ngày cần tháo nước rửa sạch.

2. Giảm stress trong nuôi dưỡng gà
Gà Sao dễ bị hoảng sợ, cho nên cần chăm sóc chúng rất cẩn thận để tránh tất cả các stress có thể gây nên tử vong trong đàn gà. Thông thường nên dùng lưới ngăn chặn các góc tường chuồng, để khi gà hoảng sợ không có chỗ để xô đẩy dồn vào góc đó.

3. Những quy định về sưởi ấm và thông hơi:
Ngày đầu sau khi đưa gà đến, cần đảm bảo nhiệt độ trong vòng quây gà úm là 380C, trong chuồng là 280C. Nhu cầu nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi của gà (Bảng sau).
Số lượng gà con đặt dưới chụp sưởi truyền thống tối đa là 500 con, nếu dùng chụp sưởi tia bức xạ thì nhốt được 1.000 con. Cứ 4 ngày một lần giảm nhiệt độ thấp xuống 20C. Giai đoạn 14-21 ngày tuổi, gà con bắt đầu phân tán khắp chuồng, cho nên việc quan tâm điều chỉnh đều nhiệt độ trong chuồng là rất cần thiết, có thể bỏ vợi dần số chụp sưởi đi. Trong những ngày đầu, nếu không đủ nhiệt, gà con bị ỉa chảy, yếu, chậm lớn và dễ bị chết vì lạnh. Nếu đủ nhiệt, gà con nằm tản đều dưới vùng sưởi ấm; nhưng nếu thiếu nhiệt, gà sẽ dồn vào một chỗ, chui vào dưới góc tường hoặc máng ăn cho ấm. Trong trường hợp bị lạnh kéo dái, đường ruột chứa đầy nước và khí, phân ướt và quanh hậu môn dính phân nhão. Nếu quá nóng, gà nằm xoài úp bụng trên nền chuồng, cố nghển cổ, thò đầu hoặc chúng cố tìm chỗ mát hơn như dọc tường để nằm. Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc, chết nhiều.

Nhu cầu nhiệt độ thay đổi theo lứa tuổi gà rất quan trọng

Lứa tuổi (Ngày) Chụp sưởi nhân tạo Hệ thống sưởi chung
Trong vòng quây (°C) Trong chuồng (°C) Trong chuồng (°C)
0-3 38 > 28 31-33
3-7 35 28 31-32
7-14 32 28 29-31
14-21 29 28 28-29
21-28 22-28 22-28
28-35 20-23 21-22
35-42 18-23 18-21
42-49 17-21
Độ ẩm trong chuồng ảnh hưởng rất lớn đến sự điều chỉnh nhiệt của gà con. Độ ẩm tương đối là50-60% là phù hợp với gà con. Không bao giờ cho phép ẩm độ trên 80%. Để đảm bảo giảm ẩm độ trong chuồng, cần sử dụng hệ thống thông hơi là rất cần thiết, nhưng không được để tạo thành luồng gió lùa mạnh trong chuồng gà.

Các chỉ tiêu kỹ thuật: Trọng lượng bình quân xuất bán 1,605kg/con, tiêu tốn thức ăn 2,85kg/kg tăng trọng. Việc nuôi gà Sao thương phẩm đã khẳng định, nuôi gà lấy thịt cho giá trị kinh tế cao hơn hẳn các giống gà Lương Phượng, lai ri, gà công nghiệp…, chất lượng thịt gà chắc nạc thơm ngon, khả năng miễn dịch tốt.


 

Lần đầu nghe nói về gà sao! Cách nuôi thấy cũng đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm chắc cung gap muon vàng jhos khăn ak. Minh có thể vừa nuôi lấy thịt vừa nuôi sinh sản dc ko ? Nuôi như vậy có ảnh hưởng gì đến đàn gà ko vậy?( dể xảy ra dịch bệnh ) mong mấy bác giúp với! Cảm on a dongho nhieu ạ
 


Back
Top