Cách nuôi ốc hương trong bể xi-măng ở Đài Loan .

  • Thread starter Kentaiwan
  • Ngày gửi
Dùng các bể nuôi thủy sản có sẵn để nuôi ốc hương , dùng lưới đen ni-long để che bớt nắng .

3qMWnX1DDdiHtuB5PeNiTQ.jpg


Bể xi-măng phần đáy phải đặt ống thoát nước để tiện cho việc vệ sinh cũng như cứu độ mặn khi mưa lũ kéo đến .

Mr9BTr8zzWHEIXtBZ12cRg.jpg


Giống được lựa chọn thật kĩ lưỡng trước khi thả vào nuôi , giống tốt sẽ đem lại tỉ lệ sống cao .

L2NhSBos0PzX.msC8jo4Ew.jpg


Mật độ thả giống tùy thuộc cách quản lý , số lượng tham khảo 400 ~ 500 con/mét vuông .

lPb7sVYj8k4ljhOS7WDIGg.jpg


Cho ăn thủy sản tươi sống , cá đông lạnh , tôm đông lạnh ... tỉ lệ 3~10 % tùy vào cách quản lý , nhiệt độ , độ lớn của ốc giống .

Ru2nP921hhuf_DshuSb0Pw.jpg


Khi có thức ăn ốc thường bu quanh con mồi , nếu phát hiện ốc biến ăn thì nên cải tạo môi trường sống của ốc ngay .

huuLjtf0z_LnAwJwBLD7Kw.jpg


Ốc nuôi có môi trường sống trong sạch vỏ ốc bóng , ốc phát triển tốt to khỏe .

HQilOKSIT.PKXD0uFooriw.jpg


Ốc thành phẩm chuẩn bị đem giao cho khách hàng , nếu nuôi tốt thì tỉ lệ sống có thể đạt 85% .

QolHAp5w6Br1ZgDURD6gxA.jpg


Vài hình ảnh khi ốc còn dạng ấu trùng và khi biến thái .

dYovhk7usUZVJpws2_UeMw.jpg


h8zllLpU0ZbpgkdImThgqQ.jpg


2H_P18uAdxgZijEFgeycJA.jpg



Reference : http://tw.myblog.yahoo.com/yeanch168/photo?pid=184


Chia sẻ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ ^_^
 


Last edited by a moderator:
2/ Trong quá trình nuôi phần đáy không thể kiểm soát được , chỉ nhờ vào sự thay nước do thuỷ chiều lên xuống không giải quyết được vấn đề , cho dù bà con có thay 100/100 nước mỗi ngày thì cũng như . Vì đáy là cát và bùn , nên chì nhờ vào thay nước là không đủ . Khi ốc còn nhỏ bài tiết và thức ăn dư thừa trong đáy cát là ít so với diện tích của ao , nhưng chỉ độ tầm tháng thứ 2 trở lên đáy sẽ chuyển dần sang màu đen và ngày càng đen , khi đó tỉ lệ ốc sống sẽ giảm dần nếu ô nhiễm nặng thì cả ao ốc sẽ chết chỉ trong một vài ngày.
đúng là thay nước không hoàn toàn giải quyết được vấn đề...nhưng khi có con men vi sinh bên cạnh thì khó khăn trong việc kiểm soát phần đáy cũng như giải quyết lượng mùn bã hữu cơ thì coi như tạm ổn...nếu ta quản lí lượng thức ăn tốt kèm theo đánh vi sinh định kỳ thì cũng coi như là kiểm soát được phần nào....

3/ Nuôi trong ao không thể ngăn chặn các dịch bệnh bên ngoài lọt vào bên trong ao , cụ thể là cua mang virus bò vô ao nuôi , chim trời ị vô ao , chuột chết trong ao , phân chó mèo , con người lội vô ao vớt thức ăn .... là những cái tối kị . Ốc hương sống ở ngoài thiên nhiên ở độ sau vài chục mét đau có mấy thứ ô nhiễm này .
Xác suất thất bại vì mấy cái vụ này là vô cùng bé....

4/ Nguồn nước lấy vào trong ao thì lấy nước gần bờ , lấy nước trên bề mặt nước biển là không thể tránh khỏi sự ô nhiễm nặng . Vì bà con thử nghĩ xem nếu ao bên cạnh lỡ có dịch bệnh bùn phát , nước trong ao đó thải ra ngoài , thì khi thuỷ triều lên sẽ có bao nhiêu các ao khác sẽ lấy nước ô nhiễm vào ao của mình rồi cả một vùng sẽ chung số phận .
Nếu có ao lắng thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.... hiện tại bà con ta đúng là chưa quan tâm đến việc dùng ao lắng....

Kết luận : việc nuôi ốc hương trong ao nên [CẤM]
Tại sao phải cấm khi mà mô hình này đã và đang giúp cho nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế...???...
Tại sao không nghiên cứu để cải tiến mô hình để đạt hiệu quả cao hơn...??..
 


http://www.vietlinh.com.vn/lobby/aquaculture_news_show.asp?ID=15723

Long Sơn (TP. Vũng Tàu): Cá lồng bè lại chết hàng loạt
Nguồn tin: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, 10/09/2012
Ngày cập nhật: 11/9/2012


1.gif

Cá bớp chết trắng trong lồng của anh Đoàn Minh Tâm. Ảnh: P.V

Trưa 9-9, hàng chục lồng nuôi cá bớp trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu của bà con ngư dân đã chết hàng loạt.

Theo thống kê ban đầu, có 5 hộ nuôi cá bị thiệt hại gần như toàn bộ, với mỗi hộ từ 5 đến 7 lồng.

Anh Đoàn Văn Tâm có 5 lồng nuôi khoảng 2.500 con cá bớp và 3.000 con cá chim. Anh cho biết lứa cá bớp này đã nuôi được 5 tháng, giáp tết sẽ xuất bán nhưng hôm nay đã tiêu tan hết, thiệt hại khoảng 700 - 800 triệu đồng.

Cùng chung số phận với bè cá của anh Tâm là 7 lồng cá của ông Lê Văn Cường, 6 lồng cá của chị Nguyễn Thị Thanh Thúy và anh Đoàn Công Minh, Nguyễn Trọng Nghĩa mỗi người có 5 lồng.

Các hộ nuôi cá khẳng định, nguyên nhân cá chết là do nguồn nước sông Chà Và bị ô nhiễm nặng bởi việc xả thải của các nhà máy. Anh Tâm cho hay, vào buổi sáng, bất ngờ có con nước mang mùi hôi nặng trôi xuống. Gần như ngay lập tức, cá trong bè nổi lên ngáp và đồng loạt chết.

Sau khi cá chết, những hộ dân trên đã tức tốc vớt cá lên và đem bán tháo với giá rẻ cho thương lái. UBND xã Long Sơn và Chi cục nuôi trồng thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi nhận hiện trường và lấy mẫu nước để xét nghiệm.

Theo ông Phạm Văn Toàn, cán bộ ngư nghiệp xã Long Sơn, năm nào ở đây cũng có cá chết, hàu chết do nguồn nước ô nhiễm.

Lần cá chết gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người dân Long Sơn gần đây nhất mới xảy ra đầu tháng 6-2012 tại khu vực nuôi cá lồng bè sông Rạng.
P.V
 
Những người này nuôi cá trên sông cầu Chà Và..sát biển nhưng đầu khúc sông không xa lắm( vài cây số thôi)..là cụm chế biến thủy sản Vũng Tàu (gồm nhiều cơ sở chế biến hải sản tập trung)..và khu công ngệ nước thải của các con cá chết từ những nhà máy này đổ ra..làm sao cá nuôi bè dưới hạ nguồn sống nổi Lây Dịch bịnh chết hết là tự nhiên rồi

Nhìn thấy nước trong đâu có đồng ngĩa là sạch ?
Họ không nhìn bản đồ để biết nước sông này từ đâu ra ..
Khi thủy triều lên nhìn nước trong xanh đã mắt lắm..nhưng khi thủy triều xuống..là lãnh hết chất thải từ khúc trên dòng sông chảy xuống
 
Last edited by a moderator:
VN bây giờ muốn quản được thì chỉ có cách "thay máu" mà thôi. Không "thay máu" mà thay đổi quy trình công nghệ cũng chẳng ăn thua gì. Ví như sợ ô nhiễm rồi chuyển từ quy trình nuôi đăng lồng sang quy trình nuôi bể ximăng thì chỉ giải quyết được cái ngọn, chứ cái gốc vẫn trơ ra đó, mục nát và thối rữa. Nếu như nuôi đăng lồng không thèm chú ý đến xử lý môi trường âu cũng là cái lẽ thường tình của người nhận thức kém và trong hòan cảnh cha chung không ai khóc, điều này càng thường hơn thì việc nuôi bằng hồ xi măng nếu cơ quan chủ quản về môi trường không kiểm soát gắt gao thì người nhận thức kém vẫn thải nước thải ô nhiễm ra sông ra biển mà thôi. Còn chưa nói đến mấy thằng xấu bụng xấu dạ, ao hồ nhiễm bệnh còn xả ra cho cả lũ chết chùm theo cái thuyết mất dạy mà người Việt vốn dĩ xưa nay rất đỗi tự hào là "Trạng chết Chúa cũng băng hà. Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn". Suy cho cùng, cái gốc không đốn hạ thì chặt cành mé nhánh chẳng ăn thua gì. Luật rừng thì sẽ thành rừng chứ đâu thành phố thị được. Không thể kêu gọi nhận thức của người dân trong một sớm một chiều được. Dân chúng buộc phải tuân thủ theo luật và luật phải đúng đắn thì quốc gia mới hưng thịnh, xã hội mới phồn vinh được.
 
Nuôi hải sản hay nhất là ra ngoài biển khơi rồi nuôi trong lồng
Tôi có 1 người quen..nuôi tôm hùm trong lồng..anh ta phải ra ngoài khơi biển Phú Yên cách bờ biển cả cây số nhờ ngoài khơi nước sạch nên không thấy anh than về thất bai, Nhưng anh rất sợ…cướp biển..anh tập trung 1 số bạn bè cùng nuôi gần nhau để bảo vệ nhau, tự tạo lấy súng đạn
họ thay phiên nhau 1 tuần 1 người về thăm nhà 1 lần

nuôi hải sản ở cửa biển, gần nhà thì ô nhiễm làm thất bại,,,nuôi ngoài khơi dễ thành công hơn thì họa cướp biển và không có thời gian chăm sóc gia đình
tất cả đều khổ vì tất cả đều có giá phải trả …chỉ có các nhà sản xuất hàng công ngiệp là lời to

Con sông Thị Vải chết gần chục năm không có sự sống lôi theo cả trăm ngàn dân thuộc lưu vục sông này khốn khổ mà các nhà quản lí xã hội không biết ?
Phải đến khi 1 tàu hàng Nhật từ chối không chịu đi vào sông này để giao hàng vì sợ nước sông làm hư tàu của họ..thì chuyện mới nổ ra do báo chí tham gia vào…
 
Thật ra chuyện con sông Thị Vải ô nhiễm không phải là đợi đến khi tàu của Nhật từ chối cập bến mới bị phát hiện đâu lão Tà ơi. Vedan trước đó đã từng rất nhiều lần "tự thỏa thuận" với ngư dân địa phương rồi. Các hộ dân sống trên sông nước vùng đó đều biết rõ và chính quyền sở tại cũng chính là những người sống tại đó chứ có phải từ nơi khác đến làm việc đâu mà không biết. Biết, biết hết, biết tuốt lão Tà ơi nhưng...
 
http://www.vietlinh.com.vn/lobby/aquaculture_news_show.asp?ID=15723

Long Sơn (TP. Vũng Tàu): Cá lồng bè lại chết hàng loạt
Nguồn tin: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, 10/09/2012
Ngày cập nhật: 11/9/2012


1.gif

Cá bớp chết trắng trong lồng của anh Đoàn Minh Tâm. Ảnh: P.V

Trưa 9-9, hàng chục lồng nuôi cá bớp trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu của bà con ngư dân đã chết hàng loạt.

Theo thống kê ban đầu, có 5 hộ nuôi cá bị thiệt hại gần như toàn bộ, với mỗi hộ từ 5 đến 7 lồng.

Anh Đoàn Văn Tâm có 5 lồng nuôi khoảng 2.500 con cá bớp và 3.000 con cá chim. Anh cho biết lứa cá bớp này đã nuôi được 5 tháng, giáp tết sẽ xuất bán nhưng hôm nay đã tiêu tan hết, thiệt hại khoảng 700 - 800 triệu đồng.

Cùng chung số phận với bè cá của anh Tâm là 7 lồng cá của ông Lê Văn Cường, 6 lồng cá của chị Nguyễn Thị Thanh Thúy và anh Đoàn Công Minh, Nguyễn Trọng Nghĩa mỗi người có 5 lồng.

Các hộ nuôi cá khẳng định, nguyên nhân cá chết là do nguồn nước sông Chà Và bị ô nhiễm nặng bởi việc xả thải của các nhà máy. Anh Tâm cho hay, vào buổi sáng, bất ngờ có con nước mang mùi hôi nặng trôi xuống. Gần như ngay lập tức, cá trong bè nổi lên ngáp và đồng loạt chết.

Sau khi cá chết, những hộ dân trên đã tức tốc vớt cá lên và đem bán tháo với giá rẻ cho thương lái. UBND xã Long Sơn và Chi cục nuôi trồng thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu đã ghi nhận hiện trường và lấy mẫu nước để xét nghiệm.

Theo ông Phạm Văn Toàn, cán bộ ngư nghiệp xã Long Sơn, năm nào ở đây cũng có cá chết, hàu chết do nguồn nước ô nhiễm.

Lần cá chết gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người dân Long Sơn gần đây nhất mới xảy ra đầu tháng 6-2012 tại khu vực nuôi cá lồng bè sông Rạng.
P.V
Cái này là do ô nhiễm môi trường chứ đâu phải do kỹ thuật nuôi đâu bác Tám .
 

Cái này là do ô nhiễm môi trường chứ đâu phải do kỹ thuật nuôi đâu bác Tám .

Dạ, do vậy nên Tám Lúa không dám bình loạn 1 chữ nào ...híc ...híc ...môi trường.
 
Cái này là do ô nhiễm môi trường chứ đâu phải do kỹ thuật nuôi đâu bác Tám .
Nói rộng là do ô nhiễm môi trường nhưng nếu nghĩ hẹp một chút thì nó vẫn nằm trong quy trình nuôi thủy sản. Quy trình nuôi thủy sản gồm nhiều bước thì một trong những bước đó là lựa chọn, kiểm tra và xử lý nguồn nước phù hợp với vật nuôi. Rõ là như Ken đã nói, việc nuôi đăng lồng nếu người nuôi không đủ nội lực thì sẽ làm không đúng dẫn đến việc không thể kiểm soát được nguồn nước. Và từ hành động sai ấy sẽ dẫn cuộc cờ đến thế bí. Lão Tà cũng nói rất đúng, nếu chấp nhận chọn nuôi kiểu đăng lồng nghĩa là phó mặc việc xử lý nguồn nước ( 1 bước rất quan trọng trong quy trình nuôi thủy sản) cho vua Thủy Tề thì tốt nhất phải khôn ngoan mà chọn vị trí ở xa khơi, nơi mà sự ô nhiễm sẽ bị giảm đi rất đáng kể do bị lõang nồng độ trong đại dương bao la. Vì vậy việc cá chết ở Long Sơn cho thấy cái tầm nhìn của các kỹ sư thủy sản VN còn quá yếu. Xây nhà trên cát là việc mà đội ngũ kỹ sư thủy sản VN cần nhìn nhận lại và cơ quan chủ quản phải hiều thật rõ để quy họach khu vực nuôi trồng cho hợp lý tránh tình trạng để người dân nuôi trồng tự phát rồi phá sản làm nền kinh tế suy sụp.
 
Luật pháp là chuẩn mực để con người nhận biết việc làm của mình là đúng hay sai trái

1/ Nếu ta quản lí lượng thức ăn tốt kèm theo đánh vi sinh định kỳ thì cũng coi như là kiểm soát được phần nào....

2/ Xác suất thất bại vì mấy cái vụ này là vô cùng bé....

3/ Nếu có ao lắng thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.... hiện tại bà con ta đúng là chưa quan tâm đến việc dùng ao lắng....

4/ Tại sao phải cấm khi mà mô hình này đã và đang giúp cho nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế...???...
Tại sao không nghiên cứu để cải tiến mô hình để đạt hiệu quả cao hơn...??..

1/ Cách dùng men vi sinh trong thuỷ sản có 3 loại : 1. Tiêm chích 2. Cho ăn 3. Rãi vô môi trường
Ốc hương chỉ thích hợp (2 và 3) , ý của [ Exciter ] chắc là dùng loại thư 3 . Đúng là khi dùng đúng chủng loại (hàng của Châu Âu hay Japan) , đúng hoàn cảnh , thời điểm , lượng ... thì việc cải thiện môi trường đáy là có tác dụng rất lớn , men vi sinh dùng trong thuỷ sản là một đề tài được mọi người quan tâm .

Nhưng khi dùng men vi sinh có vài nan giải sau cần phải cân nhắc :

A. Men vi sinh không phải là liều thuốc tiên để giải quyết vấn đề đầu vào nguồn nước ô nhiễm ---> Muốn có nước sạch phải đặt ống lấy nước ở nơi xa và sâu , lọc và diệt khuẩn.

B. Khi có được nước sạch thì mới dùng men vi sinh , kĩ thuật dùng men vi sinh phải nắm thật rõ , vì giá thành khá cao (phòng bệnh hơn chữa bệnh).

Làm sao để [ Kiến thức (cả thực tế) + kinh phí đầu tư = hiệu quả kinh tế ] đó là tuỳ thuộc vào sự khôn khéo của người làm kinh tế .

Kĩ thuật đánh men vi sinh sẽ trao đổi và thỉnh giáo thêm với [ Bác Tám ] và những tay cao thủ khác vào dịp khác .

2/ Xác suất thất bại ......chiếm bao nhiêu % ?

-Trong chăn nuôi heo , chắc một số người đã có nghe qua cho Heo ngủ mùng lưới , nhưng chắc là một số người chưa thấy nuôi tôm cho ngủ mùng lưới bao giờ. Tập đoàn Kingcar nuôi tôm cho ngủ mùng hình dưới , bể nuôi hình tròn thành hồ cao hơn mặt đất gần 2 mét (nội bất xuất ngoại bất nhập ) .

5621225015_688a1fa149_z.jpg


Nuôi thuỷ sản cũng gần giống như đánh canh bạc với dịch bệnh . Ví dụ : Khi tết đến bà con chơi Bầu Cua , có 6 ô để đặt tiền bà con đặt hết tiền vào 5 ô , lỡ khi xổ ra lọt vào ô thứ 6 bà con coi như mất trắng . Nuôi thuỷ sản , khi bà con hiểu hết được những yêu cầu kĩ thuật thì sẽ nhận thấy nó sẽ có 600 ô hoặc 6000 ô để bà con đặt cọc . Bà con sẽ muốn đặt bao nhiêu ô ? Xác suất thất bại chiếm bao nhiêu % ?

3/ Nếu có ao lắng thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều................. Hãy bắt đầu làm cái đúng từ chính bản thân mình , đó là cái gương để người khác noi theo . Hãy dùng sự ảnh hưởng của Bạn kiến thức và cái tâm để tuyên truyền . Có một người nhận thức thì coi như có một gia đình văn hoá , có một gia đình văn hoá dẫn đến có một làng nuôi thuỷ sản có văn hoá , một khu có văn hoá dẫn đến một vùng có văn hoá ..... Hôm nay Bạn quyết định làm người yêu thiên nhiên không làm ô nhiễm môi trường thì coi như nước Việt Nam đã thành công trong việc giáo dục môi trường vì ít ra có một người như Bạn đã tuân thủ . Sự đổi máu trong giáo dục bắt đầu từ chính Bạn và ngay bây giờ chứ không phải sau này và cũng không phải trong mong vào người khác :unsure:

4/ Tại sao phải [ CẤM ]

-Nếu 5 năm trước Tôi nói không đeo nón bảo hiểm [ CẤM ] chạy xe máy , chắc chắn bà con sẽ rất bất xúc và ném đá ào ào ... Nhưng thử hỏi đeo nón bảo hiểm là bảo vệ cho ai ? Bây giờ tại sao mọi người phải đeo ? Vì đã có luật và chấp hành luật .

-Nuôi thuỷ sản làm ô nhiễm môi trường là cái ai cũng biết ( không sử lý nước thải ) . Nếu [ CẤM ] nuôi ốc hương theo kiểu đăng , lồng , ao thì ai sẽ có lợi ? Nếu mọi người biết tôn trọng thiên nhiên tôn trọng quyền lợi của nhau thì [ CẤM ] là việc cần thiết phải làm , vì là cái lợi cho mọi người cho một quốc gia và phát triển lâu dài và bền vững .

-Bà con tìm hiểu thêm về nước Na Uy là nước có ngành thuỷ sản mạnh nhất cũng là nước có luật nuôi thuỷ sản nghiệm ngặt nhất . Từ những năm 1959 đã có luật cho ngành thuỷ sản được chỉnh sửa và áp dụng cho đến nay .

Tạm dịch vài dòng để bà con nắm tình hình :

Chính sách quản lý các doanh nhân để có sự phát triển bền vững phải tuân thủ những yêu cầu sau .

1/ Trong khi vận hành nuôi thuỷ sản không được làm gia tăng cơ hội truyền dịch bệnh cho cá và các loại ốc
2/ Không gây nguy cơ ô nhiễm
3/ Địa điểm nuôi không gây khó khăn cho việc bảo vệ môi trường , giao thông , cũng như phát triển khu vực
4/ Người nuôi thuỷ sản phải trải qua 3 năm tập huấn tại trường của ngành thuỷ sản , phải có 2 năm kinh nghiệm thật tế trong nuôi trồng và quản lý

Tuy Việt Nam chưa có những luật như vậy , nhưng luật pháp là chuẩn mực để con người nhận biết việc làm của mình là đúng hay sai trái .

Việt Nam còn nghèo khó mắt nhắm mắt mở làm đại để có cái qua ngày , nhưng ít ra cũng phải biết việc mình làm là sai trái.

Chứ không khi bà con không đeo nóng bảo hiểm bị CSGT chặn lại , bà con hỏi tôi phạm luật gì :angry: ? Thì làm khó cho các chiến sĩ CSGT đó ~~~~:unsure:

Nghiên cứu cãi tạo để tạo ra mô hình chuẩn --> mô hình chuẩn thì với sự tiên tiến của khoa học hiện nay giải quyết việc này không khó .
Mô hình chuẩn và hiệu quả --> cộng thêm chữ [hiệu quả] nữa giới kinh doanh gọi là bí mật kinh doanh , vì quản lý tiết kiệm hiệu quả là chiến lược trong làm kinh tế.

Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 
Last edited by a moderator:
VN bây giờ muốn quản được thì chỉ có cách "thay máu" mà thôi. Không "thay máu" mà thay đổi quy trình công nghệ cũng chẳng ăn thua gì. Ví như sợ ô nhiễm rồi chuyển từ quy trình nuôi đăng lồng sang quy trình nuôi bể ximăng thì chỉ giải quyết được cái ngọn, chứ cái gốc vẫn trơ ra đó, mục nát và thối rữa. Nếu như nuôi đăng lồng không thèm chú ý đến xử lý môi trường âu cũng là cái lẽ thường tình của người nhận thức kém và trong hòan cảnh cha chung không ai khóc, điều này càng thường hơn thì việc nuôi bằng hồ xi măng nếu cơ quan chủ quản về môi trường không kiểm soát gắt gao thì người nhận thức kém vẫn thải nước thải ô nhiễm ra sông ra biển mà thôi. Còn chưa nói đến mấy thằng xấu bụng xấu dạ, ao hồ nhiễm bệnh còn xả ra cho cả lũ chết chùm theo cái thuyết mất dạy mà người Việt vốn dĩ xưa nay rất đỗi tự hào là "Trạng chết Chúa cũng băng hà. Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn". Suy cho cùng, cái gốc không đốn hạ thì chặt cành mé nhánh chẳng ăn thua gì. Luật rừng thì sẽ thành rừng chứ đâu thành phố thị được. Không thể kêu gọi nhận thức của người dân trong một sớm một chiều được. Dân chúng buộc phải tuân thủ theo luật và luật phải đúng đắn thì quốc gia mới hưng thịnh, xã hội mới phồn vinh được.

theo như bác Ngusa nói ở trên,chữ [CẤM] thật sự còn xa vời lắm anh Ken ah...ai mà chả muốn có được 1 môi trường nuôi trồng bền vững cơ chứ...chỉ có điều.....
 
Nói rộng là do ô nhiễm môi trường nhưng nếu nghĩ hẹp một chút thì nó vẫn nằm trong quy trình nuôi thủy sản. Quy trình nuôi thủy sản gồm nhiều bước thì một trong những bước đó là lựa chọn, kiểm tra và xử lý nguồn nước phù hợp với vật nuôi. Rõ là như Ken đã nói, việc nuôi đăng lồng nếu người nuôi không đủ nội lực thì sẽ làm không đúng dẫn đến việc không thể kiểm soát được nguồn nước. Và từ hành động sai ấy sẽ dẫn cuộc cờ đến thế bí. Lão Tà cũng nói rất đúng, nếu chấp nhận chọn nuôi kiểu đăng lồng nghĩa là phó mặc việc xử lý nguồn nước ( 1 bước rất quan trọng trong quy trình nuôi thủy sản) cho vua Thủy Tề thì tốt nhất phải khôn ngoan mà chọn vị trí ở xa khơi, nơi mà sự ô nhiễm sẽ bị giảm đi rất đáng kể do bị lõang nồng độ trong đại dương bao la. Vì vậy việc cá chết ở Long Sơn cho thấy cái tầm nhìn của các kỹ sư thủy sản VN còn quá yếu. Xây nhà trên cát là việc mà đội ngũ kỹ sư thủy sản VN cần nhìn nhận lại và cơ quan chủ quản phải hiều thật rõ để quy họach khu vực nuôi trồng cho hợp lý tránh tình trạng để người dân nuôi trồng tự phát rồi phá sản làm nền kinh tế suy sụp.
Hihi..bác ngusa không hiểu ý tui thôi , vì tầm cở bác Tám mà trích dẩn bài viết đó vào thì không xứng tầm , vì bác kentaiwan đã đi trước rồi .

--------

Luật pháp là chuẩn mực để con người nhận biết việc làm của mình là đúng hay sai trái

Link: http://agriviet.com/home/threads/103268-Cach-nuoi-oc-huong-trong-be-xi-mang-o-Dai-Loan-/page5#ixzz26Gz4IQsm
L
uật pháp của DL nghiêm ngặt hơn VN mà còn như vậy , không biết VN tương lai sẽ như thế nao ???

--------

4/ Người nuôi thuỷ sản phải trải qua 3 năm tập huấn tại trường của ngành thuỷ sản , phải có 2 năm kinh nghiệm thật tế trong nuôi trồng và quản lý

Link: http://agriviet.com/home/threads/103268-Cach-nuoi-oc-huong-trong-be-xi-mang-o-Dai-Loan-#ixzz26H29UKUl
T
hời gian này tương đương đào tạo 1 kỹ sư VN , trong khi nông dân VN nhiều người đọc chử Việt chưa rành .
 
Last edited:
Bình Thuận nuôi ốc hương trong bể xi-măng

...bữa giờ lân la dò hỏi mấy tay thu mua ốc xem có cái mô hình nào nuôi trong bể xi măng không mà toàn nhận được chung 1 câu trả lời là " không biết"...

Bà con link vào đây xem bản tin tức trong đó có nói về nuôi ốc hương trong bể xi-măng ở Bình Thuận

http://www.youtube.com/watch?v=Wpr3baic7Vk



Agriviet.Com-Nuoi_oc_huong_trong_be_xi_mang_%2528binh_thuan%2529.JPG


Nếu có ai đi tham khảo thực tế , thì hỏi dùm xem năng suất của họ nuôi như thế nào 1mét vuông nuôi bao nhiêu con (ốc thành phẩm) ?


Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 
20/7/2011 theo BTV giá ốc hương loại 1 là 350/kg....đây chắc chắn là giá bán lẻ cho người tiêu dùng...vì vào khoảng thời gian này là vào vụ chính thu hoạch và giá luôn nằm ở mức chạm sàn(tầm 150k)...
em cũng đã dò hỏi và nghe nói về mấy người nuôi ốc trong bể xi măng ở Tuy phong-Bình thuận...tất cả họ đều là những người chuyên sản xuất và cung cấp ốc hương giống...quy mô nuôi thương phẩm không nhiều,còn về năng suất thì em không nắm rõ được...
 
Trứng gà không để chung trong một cái rổ ~~ ( Phần 3)

-Hậu quả của việc nuôi ốc hương theo dạng đăng , lồng , ao đất Trung Quốc đã trả giá trước rồi , còn Việt Nam thì đã trả giá , đang trả giá , và sắp trả giá .... nếu những mô hình này không được quản chế thì sẽ thiệt hại cho người dân và ngành thuỷ sản VN .

-Đặt tính riêng của ốc hương là sống vùi thân trong đáy cát , nên nếu không giải quyết được việc quản lý đáy cát coi như ốc hương phải sống trong lớp cát ăn và ỉa chung một chỗ . Không như con tôm có thể bơi lội lung tung để có thể ngoi lên mặt nước để lấy thêm oxy nếu phần đáy bị ô nhiễm , đối với ốc hương thì nằm đó chịu trận nên dịch bệnh rất dễ xảy ra và thiệt hại rất lớn sẽ đến với người nuôi .

-Làm sao để quản lý đáy cát tránh thiệt hại lớn đối với người nuôi ? Chia làm 2 phần để giải quyết

1/ Quản lý đáy cát : Trước hết bể xi măng có thể ngăn chặn triệt để các loại tạp cá , tôm , cua ... ngăn chặn những nguy cơ có thể làm dẫn đến dịch bệnh . [ Phòng bệnh hơn chữa bệnh ] câu nói này ai cũng biết nhưng chỉ có những người khôn ngoan thì mới tìm cách áp dụng làm theo . Bể xi măng có lợi thế xây cao hơn so với mặt đất nên có thể quản lý được [ Nội bất xuất ngoại bất nhập ] đó là cách làm ngăn cách nguồn vi khuẩn trong quá trình nuôi .

Ngoài ra khi làm vệ sinh đáy cát thì có thể cọ rửa làm sạch đáy , thành bể xi măng cũng như đáy cát ( nếu cát quá đen bẩn thì nên thay mới ) . Việc cấp thoát nước có thể chủ động và linh hoạt để cứu độ mặn khi cần thiết , trong quá trình nuôi rất tiện lợi cho việc quan sát tình hình tăng trưởng cũng như mọi biến động xảy ra đối với ốc hương (bể xi măng cao dưới 1 mét , nước cao 0.6mét ) .

2/ Tránh thiệt hại lớn : Cho dù bà con đã làm đúng 100% theo kĩ thuật nhưng không có nghĩa là sẽ đạt hiệu quả 100% vì nuôi thuỷ sản là một ngành nghề đòi hỏi hiểu biết rộng lớn (Công trình , sinh vật , môi trường , kĩ thuật , kinh tế ....) , mỗi cái phải hiểu thấu đáo và linh hoạt trong việc áp dụng , là một chuỗi biến hoá theo không gian và thời gian , nên người nuôi phải có đủ năng lực và trình độ để ứng phó và xử lý tất cả các việc xảy ra .

Cho dù với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện nay , sự am hiểu của con người đối với sinh vật sống là vô cùng bé nhỏ (chưa được bằng một hạt cát bụi giữa vũ trụ bao la này) . Cụ thể là đối với vi khuẩu nói riêng , sự biến hoá tinh tế và khôn ngoan của chúng làm cho con người phải kinh ngạc . Có bao nhiêu vi khuẩu ? Hoạt động của chúng như thế nào ? Ảnh hưởng ra sao ? Nobody knows

Nuôi thuỷ sản là đánh canh bạc với dịch bệnh , bạn nắm phần thắng là bao nhiêu ? Có vô số nguyên nhân có thể dẫn đến thất bại , bạn chặn đứng được bao nhiêu nguyên nhân gây thất bại ? Bạn có thể đã làm tốt và chặn đứng 99% nguyên nhân gây tác hại , nhưng không có nghĩa bạn đạt năng suất 99% trong nuôi thuỷ sản . 1% tuy nhỏ bé nhưng có thể làm cho bạn tán gia bại sản .

[ Trứng gà không để chung trong một cái rổ ] người ĐL áp dụng câu nói này trong việc làm kinh tế , có nghĩa là khi đầu tư làm kinh tế nên chia nhỏ ra nhiều cụm , lỡ cái này mất thì cũng được cái kia . Áp dụng trong nuôi thuỷ sản , nếu đem hết tiền của đầu tư vô một ao nuôi lớn , lỡ dịch bệnh xảy ra coi như mất trắng . Nuôi trong bể xi măng là chia nhỏ sự rủi ro [ Thua me , gỡ bài cào ] .

Ảnh minh hoạ

Agriviet.Com-9e2a7c18-bac3-424a-a8ae-2467fae8ffa0.jpg



Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ -_-
 
Last edited by a moderator:
Bể xi măng dùng riêng cho nuôi ốc hương

-Nuôi thuỷ sản là một ngành nghề đòi hỏi hiểu biết rộng lớn (Công trình , sinh vật , môi trường , kĩ thuật , kinh tế ....) , mỗi cái phải hiểu thấu đáo và linh hoạt trong việc áp dụng , là một chuỗi biến hoá theo không gian và thời gian , nên người nuôi phải có đủ năng lực và trình độ để ứng phó và xử lý tất cả các việc xảy ra .

-Khi hiểu rõ đặt tính của ốc hương là đa phần thời gian phải vùi mình trong cát . Như vậy yếu tố cát là không thể thiếu trong quá trình nuôi nhưng để quản lý đáy cát ngoài việc siêng năng vớt thức ăn dư , thay nước , rữa cát mỗi tuần (vì đặt tính của mô hình theo tôi không cần phải đánh men vi sinh , đánh men vi sinh tốn kém và không mấy hiệu quả ) . Đối với người nuôi thì suy nghĩ có cách nào khác hay hơn không ? Bể nuôi phải thiết kế như thế nào để tiện việc quản lý ?

-Hình ảnh được đăng ở đầu bài là bể xi măng nuôi bào ngư chín lỗ được cải tiến đôi chút để tiện cho việc nuôi ốc hương . Bởi đặt tính riêng của ốc hương nên bể nuôi có khác đối với những bể nuôi cá hoặc các loài thuỷ sản khác .

-Một mô hình đã xin được sáng chế độc quyền dành riêng cho nuôi ốc hương được thiết kế như sau : Đáy 2 lớp , 1 ống cho nước vào , 2 ống cho nước ra .

Reference : 翁老師

Agriviet.Com-be_hai_tang_nuoi_oc_huong.JPG



Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 
..., rữa cát mỗi tuần .......
............................
Đáy 2 lớp , 1 ống cho nước vào , 2 ống cho nước ra .....


Bài toán rửa cát này khó... là yếu tố quyết định thành bại đây nhưng lão mỗ nhận thấy thế này :
Ống vào đặt dưới đáy..khi bơm mạnh..nước sẽ theo kẽ cát để vào hồ..kéo theo phân nổi lên...
Như thế ống thoát..phải đặt trên ...như ống xả nước thừa..bơm liên tục nhiều giờ...nước sẽ sạch..
Vậy bể nuôi phải gần biển mới đủ nước làm sạch cát
Mô hình trên xem ra tối ưu trong cách rửa cát rồi

Trong hình vẽ có 1 ống xả đáy..ống này để làm cạn nước khi thu hoạch ốc phải không ?

Ract.jpg
 
@ KENTAIWAN :
Với đặc tính sống của con hải sâm cát , có thể nuôi với ốc hương để làm sạch môi trường được không bác .
Quy trình nuôi hải sâm cát trong ao

13/09/2012
Hải sâm cát là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học. Do hải sâm cát sống ở vùng nước nông và di chuyển chậm nên hiện nay chúng đã bị khai thác cạn kiệt. Việc nhân giống và nuôi hải sâm thương phẩm làm đối tượng giúp người nuôi xóa đói giảm nghèo cũng như khôi phục một loài sinh vật biển đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III tiến hành thành công.
hai-sam1.jpg

Hải sâm cát có cơ thể giống như quả dưa chuột, trung bình dài 20cm, da sần sùi, hơi nhám và mềm nhũn. Đầu trước có lỗ miệng, vành xúc tu, và đầu sau có hậu môn. Chúng không có mắt, có 5-10 xúc tu để bắt mồi, xúc tu giữa có nhiệm vụ như xúc giác; chỉ có một tuyến sinh dục là một chùm ống dài nằm cạnh màng treo ruột. Phần lớn phân tính, trứng và tinh trùng cùng ở một tuyến sinh dục, nhưng hình thành ở những thời gian khác nhau. Chúng có khả năng sinh sản vô tính theo kiểu chia cắt cơ thể, rồi tái sinh lại phần thiếu hụt.

Hiện nay, hải sâm cát là đối tượng có giá trị kinh tế khá cao. Giá thu mua hải sâm khô ổn định ở mức trên 100 đến 200 USD/kg khô. Hiện nay, nhu cầu thị trường trong nước còn chưa đáp ứng nổi, trong khi thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore… cũng đang rất cần loại hải sâm cát này. Vì vậy, đây là mô hình cần được nhân rộng trong thời gian tới nhằm giúp người xóa đói giảm nghèo.
Để nuôi hải sâm cát, bà con cần biết một số đặc điểm sinh học của loài này. Hải sâm cát có tập tính sống đáy, sử dụng mùn bã hữu cơ và vi sinh vật làm thức ăn nên được coi là một đối tượng có khả năng làm thay đổi hệ sinh vật đáy. Một đặc điểm nữa ở hải sâm giúp chúng tồn tại ngoài tự nhiên là khi bị tấn công là chúng sẽ tự vứt bỏ toàn bộ ruột của mình. Và trong khi kẻ tấn công thưởng thức phần ruột đó thì chúng vùi mình xuống cát hoặc lẩn tránh đi nơi khác. Và chỉ vài tháng sau đó, chúng sẽ tự tái sinh toàn bộ hệ tiêu hóa của mình. Đây được coi là một khả năng kì diệu của loài hải sâm cát.
Sau đây là quy trình nuôi hải sâm cát do kỹ sư thủy sản Nguyễn Đình Quang Duy, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III- chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và thế giới về hải sâm cát hướng dẫn.
I. Nhân giống hải sâm
1. Nuôi hải sâm bố mẹ
- Hải sâm cát bố mẹ: khỏe mạnh, không trầy xước, không bị bệnh. Chúng được đánh bắt từ tự nhiên hoặc chọn lọc từ các ao nuôi thương phẩm. Kích cỡ tốt nhất nên lớn hơn 250 gam.
- Sau khi tuyển chọn và vận chuyển về trại, hải sâm được nuôi giữ trong ao hoặc trong đăng có điều kiện thích hợp để nuôi vỗ.
- Trong quá trình nuôi, thường xuyên vệ sinh đăng cho nước thông thoáng còn đối với nuôi ao thì quản lý môi trường ổn định, thay nước thường xuyên đảm bảo hải sâm phát triển bình thường.
2. Kích thích sinh sản và thu trứng
Do phân biệt cá thể đực và cái khó khăn nên mỗi đợt sinh sản cần chọn 30-40 con để kích thích cho đẻ. Rửa sạch hải sâm trước khi chuyển vào đẻ. Sục khí 24/24 giờ. Sau khi kích thích vài giờ, con đực phóng tinh, sau 20 - 30 phút con cái đẻ trứng. Quá trình phóng tinh và đẻ trứng khoảng một vài giờ. Sau đó, cấp thêm nước mới vào bể đẻ để làm loãng mật độ trứng. Dùng ống siphong hút trứng thụ tinh cách đáy 1-2 cm, không hút trứng chìm dưới đáy bể.
3. Ương nuôi ấu trùng
- Trứng sạch được chuyển vào bể ấp với mật độ từ 1 – 2,5 trứng/ml.
- Sau khoảng 36-40 giờ, trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng được chuyển vào bể ương, thức ăn của ấu trùng giai đoạn này là các loại tảo đơn. Sau 30 - 45 ngày ấu trùng thể đạt kích thước 1 - 2mm, có thể chuyển ra ương giống.
II. Nuôi hải sâm thương phẩm
Hiện nay, nuôi hải sâm cát trong ao là hình thức nuôi phổ biến, đã được các chuyên gia Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III triển khai ở nhiều địa phương.

hai-sam.ao-nuoi.jpg

Ao nuôi hải sâm cát
1. 1. Chuẩn bị ao nuôi:
Vị trí ao nuôi: Ao nuôi càng nhiều dinh dưỡng thì hải sâm càng mau lớn.Vì vậy, ao nuôi phải được thay nước thường xuyên, vừa để tránh ô nhiễm, vừa cung cấp thức ăn cho hải sâm nên bà con chọn ao có vị trí gần biển, dễ thay nước theo thủy triều và có độ mặn ổn định.
Diện tích ao nuôi: Ao nuôi có diện tích khoảng 5.000m[SUP]2[/SUP]- 10.000m[SUP]2[/SUP].
Điều kiện môi trường :
- Độ mặn: Dao động từ 25 - 30‰.
- PH: Dao động từ 7,5 - 8,5.
- Nhiệt độ nước: Từ 26 - 29[SUP]0[/SUP]C.
- Độ sâu mực nước ao: 1,2m.
- Đáy ao: Bùn cát.
Cải tạo ao:
- Do hải sâm cát di chuyển chậm nên để tránh bị địch hại tấn công, bà con cần diệt tạp, các loại địch hại trước khi thả giống. Ngoài ra, khi cải tạo ao nuôi hải sâm cát, bà con lưu ý nên bón thêm vôi để bổ sung thêm canxi và diệt tạp trong ao. Liều lượng bón vôi khoảng 200kg/ha.
- Thức ăn của hải sâm cát là chất mùn bã hữu cơ có trong đáy ao nên khi cải tạo ao, bà con lưu ý không nên cải tạo ao quá sạch vì như vậy sẽ làm mất đi lượng thức ăn của hải sâm.
- Sau khi bón vôi diệt tạp, phơi khô ao khoảng 3,4 ngày thì bà con có thể thả nuôi hải sâm. Trên ao bố trí các giàn đập để cung cấp thêm oxy cho hải sâm cát. Bà con chú ý, khi làm cống lấy nước thì nên có hệ thống lưới chắn để ngăn rác và địch hại vào trong ao.
2. Thả giống:
Chọn giống : Con giống sạch bệnh, màu sắc tươi sáng. Hải sâm cát giống thường có màu nâu hoặc màu đen. Hải sâm giống nên mua ở những trung tâm sản xuất giống uy tín, kích cỡ giống từ 2- 20 g/con.
Vận chuyển con giống: Bà con tính quãng đường đi để chọn phương pháp vận chuyện phù hợp.

- Nếu phải đưa con giống đến nơi xa khoảng 100km trở lên thì bà con nên vận chuyển bằng túi nilong có oxy.
- Còn nếu ao nuôi ở gần cơ sở sản xuất giống thì bà con dùng phương pháp vận chuyển hở. Dùng thùng xốp có chọc lỗ nhỏ, bắt hải sâm giống vào thùng. Những lỗ nhỏ trên thùng xốp có tác dụng thoát nước vì khi bắt hải sâm giống sẽ mang theo nước vào thùng. Bà con chú ý tránh không để nắng chiếu trực tiếp vào hải sâm giống.
Kỹ thuật thả giống : Khi thả hải sâm giống, để chống sốc cho hải sâm giống, bà con cần cân bằng nhiệt độ và độ mặn trong thùng giống với môi trường ao. Bà con nên ngâm thùng giống xuống ao, chờ khi con giống hoạt động linh hoạt thì tiến hành thả giống. Bà con nên thả cách xa bờ để tránh hải sâm bị xây xát. Mật độ thả từ 1 đến 2 con/m[SUP]2[/SUP].
Thời gian thả giống : Thích hợp nhất là sáng sớm hoặc chiều tối để đảm bảo trời mát, nhiệt độ phù hợp, không bị sốc nhiệt hoặc độ mặn.
- Ngoài ra lưu ý nếu bà con có ao nuôi hải sâm cát nằm trong vùng có độ mặn thấp vào mùa mưa thì nên thả giống có kích cỡ lớn để thời gian nuôi rút ngắn lại. Còn với những ao nuôi ổn định về nhiệt độ, độ mặn thì có thể thả con giống quanh năm và chọn con giống kích cỡ nhỏ hơn để giảm chi phí đầu vào.
3. Quản lý chăm sóc:
- Thay đổi nước thường xuyên : Quá trình thay nước này sẽ bổ sung oxy và tăng cường dinh dưỡng, mùn bã hữu cơ từ tự nhiên vào ao. Điều đó cũng giúp hải sâm cát giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
hai-sam.duoi-cat.jpg

Hải sâm cát có tập tính sống đáy, sử dụng mùn bã hữu cơ và vi sinh vật làm thức ăn
- Dọn bắt các sinh vật lạ : Đối với hải sâm nhỏ, mới thả nuôi, sức đề kháng yếu, không có khả năng phòng thủ và tốc độc lẩn trốn chậm nên bà con cần chú ý thường xuyên kiểm tra ao để vớt dọn rong rêu, tránh để ao bị yếm khí và bắt các loài địch hại như ốc, cua, tôm..
- Kiểm tra độ mặn : Cần đảm bảo độ mặn ổn định bằng cách đo độ mặn hằng ngày.
Đặc biệt vào mùa mưa. Khi trời mưa thì nước mưa sẽ làm độ mặn bị phân tầng và giảm độ mặn phía trên, làm nóng phần đáy do phần trên sẽ làm một cái thấu kính chiếu xuống đáy. Sau khi trời nắng lại sẽ làm nền đáy nóng kết hợp với việc yếm khí sẽ làm cho hải sâm chết rất nhanh. Để hạn chế, nà con có thể xử lý bằng cách tắt hết các quạt đảo nước trong ao, xả nước tầng mặt sau đó cấp nước lại.
- Kiểm tra thường xuyên tốc độ lớn của hải sâm cát :Ao nuôi càng nhiều dinh dưỡng thì hải sâm càng mau lớn. Thời gian nuôi thường là từ 8 – 10 tháng. Nếu hải sâm cát phát triển chậm lại do lượng mùn bã hữu cơ trong ao không đủ thì bà con có thể bổ sung thêm thức ăn có nguồn gốc hữu cơ cho hải sâm.
- Phòng bệnh : Hải sâm ít mắc bệnh. Tuy niên, nếu nước ở trong ao ít được thay, ao bị yếm khí sẽ gây một số bệnh trên hải sâm như bệnh lở loét. Để khắc phục tình trạng này, bà con cần thay nước mới cho ao, bật quạt đảo nước để cung cấp thêm oxy, khắc phục tình trạng yếm khí ở tầng đáy.
- Khuyến cáo : Hiện nay, một số đề tài khoa học đang nghiên cứu để tiến hành nuôi kết hợp hải sâm cát với tôm sú. Tuy nhiên kết quả chưa được công bố. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, bà con nên nuôi đơn hải sâm cát trong ao hoặc luân canh tôm sú và hải sâm để giảm chi phí sản xuất.
Thực hiện: Phương Loan
Ảnh: Tuấn Đồng
Theo tui nghĩ có thể 1 mũi tên trúng 2 mục tiêu
 
Last edited:
Nhất nước - Nhì giống - Tam kỹ thuật - Tứ kinh phí đủ mạnh

Lão Mỗ nhận thấy thế này :

1/ Vậy bể nuôi phải gần biển mới đủ nước làm sạch cát

2/ Trong hình vẽ có 1 ống xả đáy..ống này để làm cạn nước khi thu hoạch ốc phải không ?

Lão Mỗ cũng chịu nghiên cứu dữ há !! :lol:

1/ Nuôi thuỷ sản điều kiện đầu tiên là phải gần biển , không chỉ gần biển mà phải là biển sạch và sâu ( Tiết kiệm được rất nhiều ... )

2/ Hạt bé bay lên trên , hạt lớn vẫn nằm ù lì ở dưới , vì đáy 2 tầng phải có 2 lối thoát nước .

Nuôi thuỷ sản bây giờ nói là khó thì không khó mà dễ thì cũng không dễ , lượng sức mà làm và đưa ra mô hình kinh tế và hiệu quả nhất đó là điều quan trọng .

Nhất nước - Nhì giống - Tam kỹ thuật - Tứ kinh phí đủ mạnh

Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)

--------

1/ Với đặc tính sống của con hải sâm cát , có thể nuôi với ốc hương để làm sạch môi trường được không

2/ Hiện nay, một số đề tài khoa học đang nghiên cứu để tiến hành nuôi kết hợp hải sâm cát với tôm sú

3/ Theo tui nghĩ có thể 1 mũi tên trúng 2 mục tiêu

Bác binh_dan cũng chịu tìm tòi và nghiên cứu há !! :huh:

1/ Xem ra điều kiện sống của hải sâm rất giống với ốc hương , nhưng có điều hơi ngại là hải sâm ăn [chay] còn ốc hương ăn [mặn] .

2/ Nuôi kết hợp hải sâm cát với tôm sú , lo ngại cũng giống câu 1 , tôm sú là loài dữ , ăn thịt cả đồng loại , không biết có khoái khẩu với hải sâm không nữa ? Theo Tôi nuôi hải sâm với tôm thẻ thì cơ hội thắng lớn hơn , vì tôm thẻ hiền lành hơn tôm sú .

3/ 1 mũi tên trúng 2 mục tiêu : là mục tiêu của mọi người , với mô hình bể xi măng ngoài những ưu điểm đã nêu ở những bài trước như tiện việc quản lý , chia nhỏ rủi ro .... thì rất tiện cho những ai có ý làm thí nghiệm nuôi kết hợp với các loài khác .

- [Tứ kinh phí đủ mạnh] Khi có chút kinh phí và với ý chí tìm tòi học hỏi , làm thí nghiệm nhiều lần đưa ra mô hình hiệu quả, không chừng bác binh_dan sẽ trở thành chuyên gia và là người hùng giúp bà con xoá đói giảm nghèo .^_^

Cùng chia sẽ để cùng học hỏi và cùng tiến bộ ~~ B)
 
Last edited by a moderator:


Back
Top