Cách pha dung dịch muối 5/1000

  • Thread starter proview59
  • Ngày gửi
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận
Tôi muốn hỏi , ai biêt chỉ dùm, pha liều lương dung dịch muối 5/5000 như thến nào , cách pha xin cam ơn:2cat::2cat:
 


Bạn cân 1kg nước thì lấy 1gram muối cứ thế mà nhân lên, rồi pha vào nhau thôi. Vậy thôi.
 
Ủa 5/1000 hay 5/5000 vậy, 5/1000 thì lấy 5gram nhé,
 
Nước biển, độ mặn là 35 phần ngàn, tức là:

35 phần ngàn:

35 kg muối + 965 kg nước ngọt = 35 lít muối + 965 lít nước ngọt

15 phần ngàn:

15 kg muối + 985 kg nước ngọt = 15 lít muối + 985 lít nước ngọt

10 phần ngàn:

10 kg muối + 990 kg nước ngọt = 10 lít muối + 990 lít nước ngọt
 
ủa đơn giản vậy sao? Vậy chỉ cần muối và nước ngọt sẽ thành nước mặn hoặc lợ hả?
Không biết bác chủ thớt pha nước để làm gì?
 
Nước biển, độ mặn là 35 phần ngàn, tức là:

35 phần ngàn:

35 kg muối + 965 kg nước ngọt = 35 lít muối + 965 lít nước ngọt

15 phần ngàn:

15 kg muối + 985 kg nước ngọt = 15 lít muối + 985 lít nước ngọt

10 phần ngàn:

10 kg muối + 990 kg nước ngọt = 10 lít muối + 990 lít nước ngọt

Xét tỉ mỉ cho chính xác, thì muối phải cân lên, chứ đong lít
thì có thể nặng gấp mấy lần cân đó. Chỉ có nước ngọt mới đúng
1 ký 1 lít thôi. Đất đá đong lít thì nặng gấp 3 gấp 4 lần cân.
*
Nói tóm lại, muốn pha bất cứ dung dịch phần trăm nào, cũng phải
lấy 100 phần nước lã, có thể cân, có thể đong lít. Chất pha vào
nước nhất định phải cân, không thể đong lít, vì đong thì sai.
Sau khi cân chất muốn pha vào, thì phải trừ số cân đó vào số nước
lã, tức là bớt số nước đi, sao cho tổng số nước lã và chất pha
là vừa chẵn 100.
*
Trường hợp pha 5 phần nghìn, thì cần tổng cộng 1 nghìn phần, trong
đó 5 phần là muối, còn lại 995 phần là nước ngọt. Lý thuyết thì
dễ, nhưng thực tế làm thì phải có chút suy nghĩ mới áp dụng đưọc.
*
Nếu pha nhiều, pha ra bể, ra ao để ương giống chẳng hạn, thì đong
1 mét khối nước (1 nghìn lít), rồi múc bớt đi 5 lít, và đổ vào 5
ký muối.
*
Nếu pha ít, pha ra lọ để làm thí nghiệm, thì đong 1 lít nước
(1 nghìn grams), múc bớt đi một thìa (5cc) hay lấy bộ đồ tiêm
ra mà mút bớt 5cc ra, rồi lấy cân chính xác trong phòng thí nghiệm
mà cân lấy 5 grams muối mà khoắng vào.
*
Nếu pha lối nông dân, pha ra thùng, thì đong 10 lít nước (10 nghìn
grams), lấy bớt ra nửa hiêu nước (1 hiêu hay 1 hươu là chai nhỏ
thời Pháp đựng riệu hay rượu, có sức chứa 200 mililít hay 200 cc).
Muốn biết nửa chai hay không, bịt miệng lại, và giốc ngược lên,
coi có đúng ngấn nước khi để xuôi hay không. Sau đó lấy nửa lạng
muối pha vào. Nửa lạng thì là 50 grams, nặng bằng một gói trà nhỏ.
*
 
Dạ thưa, pha muối vô nước để nuôi cá ở cái "THÌ" tương đương "~" là đủ rồi.

Còn đo luờng về Hoá Chất thì cẩn trọng đo lường đơn vị lít là lít, mà gam là gam.

Sự khác biệt giữa người khôn và người dại là phải biết "Tuỳ cơ mà ứng biến", không phaỉ lúc nào cũng nhất quán, bo bo đem dụng cụ tối ư là chính xác ra mà xài.
 

Còn nếu muốn pha chính xác nửa thì phải tính xem độ mặn của muối đạt được bao nhiêu % thì mới chính xác .
 
Tôi đưa ra 3 cách để ai cũng ứng biến được, không thể
bo bo, mà tuỳ trường hợp mà làm.
Có điều khi diễn tả ý, phải lựa từ ngữ cho chính xác,
không thể hiểu nhầm.
 
Tôi thấy cách làm của Truong Thuy Linh chỉ đúng ở vế đầu (đơn vị là khối lượng). Vế sau không đúng vì mỗi chất khác nhau có khối lượng riêng khác nhau, nước là 1kg/lít nhưng nước biển có độ mặn 36%o lại là 1.05kg/lit (nước biển nặng hơn do có muối, chính vì điều này mà bơi ở biển người sẽ dễ nổi lên hơn bơi ở sông), còn muối thì tùy theo dạng tinh thể (muối hột hay muối bọt) và tùy theo độ chặt mà khối lượng riêng sẽ thay đổi.
Cách làm của bác anhmytran rất chính xác, ở đây đưa ra các trường hợp khác nhau để tùy trường hợp thực tế mà vận dụng.
Đây là nồng độ dung dịch tính theo khối lượng, trong hóa học và đời sống hàng ngày thường dùng là nồng độ % và được định nghĩa như sau "nồng độ phần trăm là số gam chất tan (ở đây là muối natri clorua - NaCl) có trong 100 gam dung dịch (ở đây là nước nuối)". Đối với nước biển thì người ta dùng nồng độ phần ngàn (theo tôi nghĩ là để thuận lợi trong xác định vì 1 lít nước nguyên chất ở áp suất 1at có trọng lượng là 1000g): 36%o = 3.6% = 36/1000 = 3.6/100 = 36:1000 = 3.6:100. Và nồng độ phần phần ngàn cũng được định nghĩa tương tự nồng độ phần trăm "Nồng độ phần ngàn là số gam chất tan có trong 1000g dung dịch"
Từ khái niệm này chúng ta làm như vế thứ nhất trong cách làm của Truong Thuy Linh và cách làm của bác anhmy tran là đúng. Để có 1kg (1000g) dung dịch muối NaCl có độ mặn 5/1000 (5%o) thì cần 5 gam muối ăn (NaCl) hòa tan với 995 gam nước. Cần nhiều hơn thì chúng ta dùng quy tắc tam suất để xác định được lượng nước và lượng muối để hòa tan.
 
Tôi đưa ra 3 cách để ai cũng ứng biến được, không thể
bo bo, mà tuỳ trường hợp mà làm.
Có điều khi diễn tả ý, phải lựa từ ngữ cho chính xác,
không thể hiểu nhầm.

Vậy cho em hỏi thêm Bác Anhmytran 1 câu sau nhé:

Vậy muối ở trạng thái "bão hòa" , thì có bao nhiêu % là gam muối và bao nhiêu % là gam nước vậy Bác ....?
Vậy gọi muối ở trạng thái bão hòa là dung môi hay dung dịch...?
...Chỉ có bấy nhiêu thôi, mong Bác giúp em...!
Cám ơn Bác.
 
lạc đề.... nội dung không liên quan đến câu hỏi

--------

Neuconvanvuong tui phải thán phục các nhà lí thuyết suông theo các Ts Ks thủy sản ...thông số và kí hiệu hoá chất làm hoa mắt người nông dân kém trình độ, người nông dân chân đất.

Ở đây là trường học hay là hội thảo của các nhà khoa học?

Độ chính xác cho người nông dân có cần bằng độ chính xác của nhà khoa học hay không?

Các bác suy nghĩ đi, cho dù pha chế chính xác như các nhà khoa học, khi 1 đám mưa xuống, trong ao tôm ao cá, độ mặn trong nước có còn chính xác hay không?

Vậy có cần pha độ chính xác như nhà khoa học?

Đây là chuyên mục thủy sản, không phải là chuyên mục hoá học.


Sự tranh cải đã lộn topic rồi.

Cách lí giải của cô Linh là đủ rồi.

Sự đòi hỏi chính xác như các nhà khoa học ở đây là dư thừa.


http://www.csgnetwork.com/poolsalinitycalc.html

Pool Water Salinity Info and Calculator
This calculator requires the use of Javascript enabled and capable browsers. This script is designed to assist in the process of determining how much salt must be added to a pool of water to achieve a desired salinity. "What is salinity?" you asked... (You did ask that didn't you? Salinity is a measure of total dissolved salts in sea water. Formally, it is calculated by weight as the amount of salt (in grams) dissolved in 1,000 grams (1 kilogram) of seawater, though there are other methods of practical determination of salinity, such as by volume, as in this calculator. This is usually handled automatically by saline systems but can be done manually with the assistance of our calculator. There are several converters within the calculator to provide for conversion between US gallons, Imperial gallons and liters, and to convert the designation of salinity from parts per thousand (PPT), parts per million (PPM) and percentage (%). Most salinity testing readers designate the amount of Total Dissolved Salts (TDS) in PPM; some are in PPT and a few are in percentage. Virtually all swimming pool measurements are designated in PPM for salinity. Most large aquarium measurements are in percentage. The other environments vary in designation, as do tester results by manufacturer and testing procedure.

Here are a few common benchmarks and some useful trivia as a reference (weights are based on distilled water; yes, saltwater weighs more per volume than fresh water):

The average ocean and sea water salinity is 35PPT, also known as 3.5%

(Đại dương trung bình và độ mặn của nước biển là 35PPT, còn được gọi là 3,5%)
 
Last edited by a moderator:
Vậy cho em hỏi thêm Bác Anhmytran 1 câu sau nhé:

Vậy muối ở trạng thái "bão hòa" , thì có bao nhiêu % là gam muối và bao nhiêu % là gam nước vậy Bác ....?
Vậy gọi muối ở trạng thái bão hòa là dung môi hay dung dịch...?
...Chỉ có bấy nhiêu thôi, mong Bác giúp em...!
Cám ơn Bác.
Bạn Chi còn cay cú, nhưng không đủ trình độ chơi tôi về Hoá đâu.
*
Muối thì là chất rắn, không phải dung môi, không phải dung dịch.
Muối trong tự nhiên là tinh thể muối có ngậm nước, không phải là
muối nguyên chất. Muối và chất rắn không có chuyện bão hoà.
*
Nước muối thì là dung dịch, không phải dung môi.
Nước muối bão hoà là dung dịch bão hoà.
Tỷ lệ muối trong nước muối bão hoà phụ thuộc vào nhiệt độ.
Dung dịch càng nóng, thì càng phải nhiều muối mới đủ bão hoà được.
Muốn biết lượng muối trong dung dịch bão hoà theo nhiệt độ, phải
tìm bảng thống kê. Nếu không có bảng thống kê, thì tự mình tìm
hiều lấy. Nếu bạn không biết tìm, tôi sẽ giúp.
*
solubility%20curves.JPG

*
Vì vậy câu hỏi của bạn hoặc là không biết hỏi, hoặc là để gài bẫy.
Tiện thể, tôi nhắc nhở bạn, mặc dù đã nhiều lần, diễn đàn để trao
đổi học tập lẫn nhau, không phải là nơi lợi dụng cho chuyện cay cú
riêng tư.
*
 
lại sắp có chiến tranh xảy ra...
 
lại sắp có chiến tranh xảy ra...
Chắc không có chiến tranh gì xảy ra đâu. Bác anhmytran khá vững vấn đề này. Trạng thái bảo hòa là bao nhiêu phần trăm phụ thuộc lớn vào nhiệt độ (nhiệt độ càng cao thì muối sẽ tan vào nước càng nhiều), đối với các chất khác cũng vậy, ví dụ: khi quậy ly nước chanh đường đối với nước nóng thì chúng ta thấy đường tan nhanh hơn so với dùng nước lạnh. Ngoài ra độ tan của chất trong dung môi (thường là nước) còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: áp suất, sự chuyển động của dung dịch,...
 
Last edited:
Bạn Chi còn cay cú, nhưng không đủ trình độ chơi tôi về Hoá đâu.
*
Muối thì là chất rắn, không phải dung môi, không phải dung dịch.
Muối trong tự nhiên là tinh thể muối có ngậm nước, không phải là
muối nguyên chất. Muối và chất rắn không có chuyện bão hoà.
*
Nước muối thì là dung dịch, không phải dung môi.
Nước muối bão hoà là dung dịch bão hoà.
Tỷ lệ muối trong nước muối bão hoà phụ thuộc vào nhiệt độ.
Dung dịch càng nóng, thì càng phải nhiều muối mới đủ bão hoà được.
Muốn biết lượng muối trong dung dịch bão hoà theo nhiệt độ, phải
tìm bảng thống kê. Nếu không có bảng thống kê, thì tự mình tìm
hiều lấy. Nếu bạn không biết tìm, tôi sẽ giúp.
*
solubility%20curves.JPG

*
Vì vậy câu hỏi của bạn hoặc là không biết hỏi, hoặc là để gài bẫy.
Tiện thể, tôi nhắc nhở bạn, mặc dù đã nhiều lần, diễn đàn để trao
đổi học tập lẫn nhau, không phải là nơi lợi dụng cho chuyện cay cú
riêng tư.
*
Cám ơn bac anhmytran đã giải thích câu hỏi của em.
Bác hay có tật thì giật mình thôi, em nào dám sánh về trình độ hiểu biết so sánh với bác, em hỏi nhằm mục đích để hiểu biết thêm thôi & cũng để cho bác luyện não sống thọ hơn, minh mẫn hơn với con cháu...!
Đồng thời cũng xem bác luyện công đến đâu, cứ luyện theo phương pháp của lão Tây độc họ Âu Dương.... kia thì tẩu hỏa nhập tà...mà ảnh hưởng sức khỏe của bác.
Bác mà tin vào ông Google là có ngày bị bội thực đó...và cũng là con đường đến với Lão Tây độc không xa...!
Em chào bác.
 
Last edited by a moderator:
lạc đề.... nội dung không liên quan đến câu hỏi

--------

Neuconvanvuong tui phải thán phục các nhà lí thuyết suông theo các Ts Ks thủy sản ...thông số và kí hiệu hoá chất làm hoa mắt người nông dân kém trình độ, người nông dân chân đất.

Ở đây là trường học hay là hội thảo của các nhà khoa học?

Độ chính xác cho người nông dân có cần bằng độ chính xác của nhà khoa học hay không?

Các bác suy nghĩ đi, cho dù pha chế chính xác như các nhà khoa học, khi 1 đám mưa xuống, trong ao tôm ao cá, độ mặn trong nước có còn chính xác hay không?

Vậy có cần pha độ chính xác như nhà khoa học?

Đây là chuyên mục thủy sản, không phải là chuyên mục hoá học.


Sự tranh cải đã lộn topic rồi.

Cách lí giải của cô Linh là đủ rồi.

Sự đòi hỏi chính xác như các nhà khoa học ở đây là dư thừa.


http://www.csgnetwork.com/poolsalinitycalc.html

Pool Water Salinity Info and Calculator
This calculator requires the use of Javascript enabled and capable browsers. This script is designed to assist in the process of determining how much salt must be added to a pool of water to achieve a desired salinity. "What is salinity?" you asked... (You did ask that didn't you? Salinity is a measure of total dissolved salts in sea water. Formally, it is calculated by weight as the amount of salt (in grams) dissolved in 1,000 grams (1 kilogram) of seawater, though there are other methods of practical determination of salinity, such as by volume, as in this calculator. This is usually handled automatically by saline systems but can be done manually with the assistance of our calculator. There are several converters within the calculator to provide for conversion between US gallons, Imperial gallons and liters, and to convert the designation of salinity from parts per thousand (PPT), parts per million (PPM) and percentage (%). Most salinity testing readers designate the amount of Total Dissolved Salts (TDS) in PPM; some are in PPT and a few are in percentage. Virtually all swimming pool measurements are designated in PPM for salinity. Most large aquarium measurements are in percentage. The other environments vary in designation, as do tester results by manufacturer and testing procedure.

Here are a few common benchmarks and some useful trivia as a reference (weights are based on distilled water; yes, saltwater weighs more per volume than fresh water):

The average ocean and sea water salinity is 35PPT, also known as 3.5%

(Đại dương trung bình và độ mặn của nước biển là 35PPT, còn được gọi là 3,5%)
Ý bác này là nước sông và nước giếng k pha vào nhau được đó mà, đường ai nấy đi :8^:
Tại sao k cần phải chính xác nhỉ?
Chính xác là k tốt á??? :bang:
 
Ý bác này là nước sông và nước giếng k pha vào nhau được đó mà, đường ai nấy đi :8^:
Tại sao k cần phải chính xác nhỉ?
Chính xác là k tốt á??? :bang:


Đây là topic pha độ muối trong chuyên mục Thủy Sản cho người nông dân kém trình độ.

Không phải là chuyên mục Khoa Hoá Học cần sự chính xác tuyệt đối mà các bác phía trên đôi co.

Người nông dân chỉ có ngón tay với cùi chỏ thì làm sao đo độ muối chính xác, nếu nói pha muối 5 phần ngàn có lở tay thành 5.5 phần ngàn hoặc 4.5 phần ngàn để nuôi cá nuôi tôm thì có sao đâu.

Còn mấy bác trên đôi co là theo các nhà khoa học có trình độ cao siêu có máy điện tử đo lường.

Vậy người nông dân có trình độ để hiểu các bác nói gì không và có tiền để mua dụng cụ đo đạc chính xác không?

Theo tớ nghĩ topic này đến đây đóng lại là vừa.

Còn các bác nào muốn hơn thua cao siêu nên mở topic bên chuyên mục Hoá Học vào đó mà đôi co tranh tài.
 
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận


Back
Top