Hợp tác Cách Phòng Dịch cúm gia cầm cho đàn Chim Bồ Câu ?

  • Thread starter traibocausangtao
  • Ngày gửi
T

traibocausangtao

Guest
I. CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH TRƯỚC KHI CÓ DỊCH

1. Bồ Câu phải được uống và chủng ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm, kể cả vaccine ngừa bệnh cúm A/H[SUB]5[/SUB]N[SUB]1[/SUB]. Trước khi chủng ngừa vài ngày nên cho chim uống thuốc ĐIỆN GIẢI , VITAMIN C ,GLUCO-KC để giảm stress, tăng sức đề kháng và tạo miễn dịch tốt cho Chim sau tiêm .

2. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vào mùa lạnh phải giữ ấm chuồng trại và vào mùa hè phải khô thoáng mát. Chim bồ câu cũng dễ bị nhiễm giun sán làm chậm lớn, suy giảm miễn dịch, vì vậy phải dùng thuốc tẩy giun sán cho chim định kỳ 6 tháng 1 lần. Sau khi dùng thuốc tẩy run trong vài ngày phải pha thuốc cho chim uống ĐĨÊN GIẢI , BCOMLEK, MEM TIÊU HÓA để tăng sức đề kháng, kích thích chim ăn uống .



3. Nên dọn vệ sinh sạch sẽ máng phân, lối đi trong chuồng trại định kỳ, hàng ngày vệ sinh máng ăn máng uống rồi sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi .

4. Những loài như Gà, vịt xiêm, vịt, chim trời cũng có thể mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng, virus có trong nước dãi, nước mũi, phân, chúng phát tán mầm bệnh từ nơi này đến nơi khác khi đi kiếm ăn trên cánh đồng hoặc vào trại chăn nuôi. Vì thế người chăn nuôi không nên để gà , thả vịt, ngan, ngỗng ở những nơi có nhiều loài chim hoang đến ăn, không chăn thả thủy cầm tràn lan trên đồng để ngăn ngừa sự nhiễm bệnh và phát tán mầm bệnh trong quá trình chăn thả.

5. Không cho người lạ hay người di chuyển từ nơi xa đến gần chuồng trại để tránh mang mầm mống từ các nơi khác đến .

II. PHÒNG BỆNH KHI CÓ DỊCH XẢY RA

Virus gây bệnh lây lan bằng hai con đường, đó là qua đường hô hấp và tiêu hóa. Mầm bệnh có trong không khí sẽ đi vào theo đường thở, hoặc mầm bệnh có trong thức ăn nước uống sẽ theo đường tiêu hóa để vào cơ thể. Virus gây bệnh cúm gia cầm tồn tại trong môi trường tự nhiên khá lâu từ 2 tuần đến hơn một tháng, nhưng may mắn là chúng dễ bị tiêu diệt với một số hóa chất trong các thuốc sát trùng chuồng Trại đang bán rất phổ biến trên thị trường .

1. Trong thời gian có dịch bệnh đe dọa thì cứ cách 3-5 ngày phun xịt thuốc sát trùng một lần để ngăn ngừa sự xâm nhập và phát tán mầm bệnh.

2. Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách pha vào nước cho gia cầm uống các loại Vitamin , B.comlek , Điện Gĩai,...2-3 lần/ 1 tuần , bổ xung Khoáng vi lượng 1-2 lần/1 tuần vào thức ăn cho chim .

3. Hạn chế người lạ vào trại, dùng Vôi bộ rác xung quang khu vực lối ra vào Trại .

5. Khi trong trại có gia cầm chết (chim , gà , vịt..), tuyệt đối không được vận chuyển ra khỏi trại dù chưa biết gia cầm chết là do bệnh gì và phải khai báo cho cơ quan thú y biết. Không được giết mổ để ăn hoặc đem bán, không được vứt xác bừa bãi ra đồng hoặc dưới sông suối, mà phải bỏ gia cầm chết vào trong túi nylon và buộc miệng túi thật kỷ, bỏ xuống hố sâu và rắc vôi bột lên trên trước khi lấp đất .

III. PHÒNG BỆNH GIA CẦM LÂY SANG NGƯỜI

1. Khi tiếp xúc với Chim, gà bệnh phải mặc đồ bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang, mang găng tay khi bắt và giết , sau đó rửa tay bằng thuốc sát trùng.

2. Nên ăn chín, uống sôi, không ăn thịt tái, không ăn tiết canh.

3. Mặc dù nhà nước đã có quy hoạch các điểm giết mổ tập trung, nhưng thực tế hiện nay tại các chợ, khu vực chung quanh chợ tình trạng giết mổ gia cầm, kinh doanh gia cầm sống, thịt và trứng gia cầm chưa qua kiểm tra của cơ quan thú y vẫn phổ biến, đây là một nguy cơ tiềm tàng của việc bùng phát dịch bệnh.

Bà con hãy tạo cho mình và gia đình mình một thói quen sử dụng sản phẩm động vật đã qua kiểm dịch là góp phần ngăn ngừa dịch cúm xảy ra.

Agriviet.Com-TRAI-OK.jpg


TRẠI CHIM BỒ CÂU GIỐNG SÁNG TẠO
Địa chỉ : Xóm TRẠI TÓN , VIỆT NGỌC , TÂN YÊN , BẮC GIANG
ĐT : 0978910022 / 0934.611.36

 


Xin hỏi anh chủng ngừa cho bồ câu bằng vacxin gì, và hiện tại công ty nào đang sản xuất loại vacxin đó. Hiện tại tôi thuê cả cán bộ thú y tỉnh đến tiêm phòng nhưng theo những cán bộ này thì hiện tại chưa nhập vacxin cho bồ câu, chim trĩ, công....

--------

Tôi có sử dụng vacxin chủng đậu cho bồ câu nhưng thật sự không hiệu quả. Chứng tỏ vacxin cho gà,vịt,ngang,ngỗng ko hiệu quả trên bồ câu.
 
Last edited by a moderator:


Back
Top