Cách phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn hại lúa

  • Thread starter nguyenthang_10689
  • Ngày gửi
Bệnh đốm sọc vi khuẩn do vi khuẩn Xanthomonas Oryzicola gây ra. Bệnh gây hại trên lá, vết bệnh là những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc giữa các gân lá, lúc đầu vết bệnh xanh tái, dần dần chuyển màu nâu, tạo thành các sọc nâu hẹp, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện những giọt dịch nhỏ, tròn, màu vàng đục sau đó khô lại thành những viên keo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá và rơi xuống nước trên ruộng. Khi ruộng bị nặng thì toàn bộ ruộng lúa chuyển màu vàng cam sau chuyển màu vàng nâu và cây lúa bị chết gây thiệt hại lớn mà còn tồn dư mầm bệnh cho vụ sau.
Vi khuẩn được lan truyền qua hạt giống và xâm nhiễm vào cây qua lỗ khí khổng và vết thương cơ giới, phát triển trong nhu mô lá, bệnh lây lan nhanh nhờ gió và nước, đặc biệt là sau các trận mưa bão. Bệnh thường gây hại mạnh trên những diện tích lúa bón phân không cân đối, bón nhiều đạm, các giống mẫn cảm, bộ lá to, xanh mướt. Là loại vi khuẩn hình gậy ngắn, chuyển động có lông roi ở một đầu. Phát triển mạnh ở điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ cao, thích hợp nhất nhiệt độ từ 26 - 300 C, ẩm độ từ 80% trở lên.
Để phòng bệnh đốm sọc vi khuẩn bà con cần áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật ngay từ đầu vụ, sử dụng gioogns kháng Thơm RVT, bón phân cân đối giữa đạm và kali, hạn chế bón thừa đạm. Khi phát hiện ruộng mới chớm bệnh, ngừng bón các loại phân nhất là phân đạm và các thuốc kích thích sinh trưởng, ruộng mực nước sâu thì tìm mọi cách tháo nước chỉ giữ mực nước trong ruộng xăm xắp 3 - 5 cm. Có thể dùng vôi bột 2,5 - 3 kg/sào rắc đều trên mặt lá lúa hạn chế bệnh lây lan. Sử dụng các loại thuốc Sasa 20WP, Xanthomix 20 WP, Starner 20 WP … Pha và phun theo hướng dẫn kỹ thuật trên vỏ bao bì.
 




Back
Top