Cách thiến và vỗ béo Gà trống

Tình hình là mình muốn biết cách để thiến gà trống, hỏi thăm anh google thì lượm được bài này.

Cách thiến và vỗ béo Gà trống
Gà trống thiến là món ăn cổ truyền dân tộc vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm.
Nên thiến vào tháng 9, tháng 10 dương lịch hàng năm để sau 3- 4 tháng vỗ gà kịp béo bán dịp Tết và tháng Giêng.
Chọn những ngày mát trời, nhiệt độ 25-280C để thiến hạn chế gà bị chột sau thiến.


Cách thiến: Có hai phương pháp thiến chính là thiến móc (còn gọi là thiến bụng) và thiến lườn. Trước khi thiến 6- 12 giờ không được cho gà ăn.


Thiến móc là phương pháp thiến phổ thông, gà thường bị chảy máu nhiều, hay bị nhiễm trùng và chột hơn thiến sườn.

Cách thiến như sau, dùng ngón tay trỏ hay giữa chọc thủng màng bụng, lần nhẹ ngón tay dọc theo sát sống lưng lên phía trước để tìm dịch hoàn nằm hai bên sương sống. Dịch hoàn hình quả trứng, trơn, nhẵn kích cỡ to bằng ngón tay út đến ngón tay cái tuỳ giống gà. Trước khi lấy dịch hoàn ra phải xác định vị trí dịch hoàn đối xứng phía bên kia xương sống để tránh nhầm lẫn. Lách nhẹ, hơi cong ngón tay để cho dịch hoàn nằm trọn trong kẽ đốt thứ nhất của ngón, miết mạnh sao cho dịch hoàn không bị sứt, bị sót rồi lựa kéo ra ngoài. Dịch hoàn thứ hai cũng được lấy ra như vậy. Sau đó dùng kim cong và chỉ nhỏ (chỉ khâu quần áo) khâu 1 -2 mũi và sát khuẩn vết thương bằng cồn Iốt hay thuốc đỏ, thuốc kháng sinh.


Thiến sườn: Dùng dao mổ sắc, nhỏ; panh, kéo, kim chỉ khâu, thòng lọng, đèn pin, cồn và thuốc kháng sinh để tiến hành thiến sườn cho gà được an toàn và tỷ lệ thiến đạt cao.
Đặt gà nằm nghiêng về bên phải và đầu hướngg về bên trái. Người hỗ trợ giữ gà ngồi phía lưng, người thiến nằm phía bụng, tiến hành vặt lông che phần đốt thứ nhất và thứ hai từ phao câu lên, sau đó sát trùng dụng cụ dao, panh, kim chỉ và vùng da định mổ bằng cồn 70-90 độ. Rạch một đường dài 3-4cm xuống phía bụng, cách xương sống 1 -1, 5cm giữa xương sườn thứ nhất và thứ 2. Dùng panh căng vết mổ khoảng 2-3cm. Lấy đèn pin soi sẽ thấy dịch hoàn màu trắng hồng nằm sát sương sống. Cần xác định vị trí dịch hoàn bên kia, trước khi lấy dịch hoàn thứ nhất (vì sau khi lấy dịch hoàn thứ nhất, máu chảy vào khoang bụng khó tìm dịch hoàn còn lại). Dùng thòng lọng lựa sao cho dịch hoàn chui vào rồi dùng xiên xiên vào dịch hoàn, kéo thòng lọng cho đứt cuống dịch hoàn, nhấc xiên kéo dịch hoàn ra. Dịch hoàn còn lại cũng thao tác như vậy. Sau đó khâu lại và sát trùng vết thương. Sau khi thiến 24 giờ không nên cho gà ăn no ngay, ăn nhẹ, thức ăn có nhiều chất bổ để gà nhanh hồi phục.


Vỗ gà, đạt tiêu chuẩn gà sạch: Trước khi bán thịt 20-30 ngày cần nhốt trong chuồng (chỉ thả gà từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều mỗi ngày) để vỗ gà cho béo, thịt mềm. Thức ăn gồm: Bột ngô 70% + bột đậu tương rang 20% + bột cá nhạt 10% + B.Comlex, khoáng vi lượng vừa đủ (theo hướng dẫn trên bao bì). Cho uống đủ nước sạch và ăn thêm rau xanh cỏ tươi gà sẽ nhanh béo, lông da đẹp, bán được giá cao như ý muốn.

---------------------------------
Bác nào giàu kinh nghiệm thiến gà có thể giảng giải cách làm dễ hiểu hơn không?Sao em thấy nó còn phức tạp hơn thiến heo :unsure:

-Thời điểm thiến gà là lúc gà trọng lượng bao nhiêu,bao nhiêu ngày tuổi?
-Thời gian vết thương lành và phục hồi để thành anh gà trống thiến mập mạp là bao lâu?
 


Last edited by a moderator:
Cách thiến thứ nhất là cách thiến cổ điển, dùng lưỡi lam bén cắt một đường 3cm dứơi bụng trên hậu môn khoảng 3cm. không cháy máu đâu vì dưới lớp da bụng rất mỏng là lớp mỡ. cách thiến này đòi hỏi người thiến phải có ngón tay dài (ngón trỏ và ngón đeo nhẫn) 2 ngón tay luồn vào trong phải phân biệt đâu là thận..dùng cảm giác của ngón tay để phân biệt vì nếu lầm trúng thận gà sẽ chết ngay tức khắc
Cách thiến thứ hai mổ cạnh sườn dễ nhất vì nhìn thấy được. nhưng đòi hỏi phải có dụng cụ. nhất là dụng cụ phải banh hai sương sườn ra
cách thứ nhất là của nông dân, cách thiến thứ hai là của...thú y
Không phải con nào thiến xong cũng mập béo tốt đâu...có những con còi dần sau khi thiến. có những con...bình thường. không khá hơn chút nào...số còn lại mập mạp ra lạch cạch như con gà mái... đặc biệt là những con này biết nuôi gà con dù không khéo lắm như gà mái.
nếu bạn ấp trứng bằng tủ, sau khi trứng nở bạn thả gà con xuống gà trống thiến sẽ chạy lại..ủ ấp và chăm sóc liền...bạn sẽ đỡ tốn công lắm đấy
có một cách thiến thứ3, rất đơn giản là cấy 1 viên kích thích tố nữ dưới da đầu của con gà...gà trống sẽ biến thành gà mái..( nhưng không đẻ được đâu nhé)

chó thiền già, gà thiến non, gà trống đã biết đạp mái rồi mà bạn thiến sẽ chết ngay tức khắc vì các mạch máu nuôi tinh hoàn lúc này rất lớn.lấy tinh hoàn ra mạch máu to lớn này đứt máu tuôn ào ạt chết ngay tức khắc, chết nhanh hơn bị cắt tiết
 
Last edited by a moderator:
Chà, đọc lại bài này thấy nhớ bác Thiên Thu quá!
Cách thiến gà thứ nhất dễ thực hiện và an toàn hơn. Thường những ai đã thiết gà 1 lần, cảm giác của tay khi chạm vào hai hòn dái gà không thể nhâm lẫn với thận đươc
Sắp đến tết rồi, thiến gà thôi bà con ơi!
 
cảm ơn các bác, có thông tin gì mới mong các bác up lên thêm để anh em học hỏi.
 
tôi tập thiến gà lần đầu vào năm ngoái, chưa chết con nào cả, cũng dễ thiến thôi nhưng cần 2 người vì tôi không có dụng cụ banh vết mổ, cần 1 người ngồi banh ra giúp :D Thời điểm này thiến gà Tết là được rồi, còn hơn 3 tháng, gà vừa đủ mập, thịt mềm chứ không quá béo (giờ cũng ngại cholestorol nhiều quá).
Gia đình đã tìm kiếm và gầy được giống gà ta gặt, chân vàng, da vàng tươi, thịt ngon tuyệt vời, gà này thiến rồi vỗ béo nữa thì phải biết. Tuy số lượng chưa được nhiều nhưng nếu có nhu cầu về gà giống thì mình sẵn sàng chia sẻ, kể cả cách thiến gà :).
 
Tôi cũng chỈ dám thiến gà mới gáy thôi, vì cũng nghĩ như bác Thiên Thu
rằng gà đạp mái rồi thì mạch máu lớn .
*
Tuy vậy, ông chú tôi, là một Y sĩ đã từng mổ ruột thừa của người, lại
dám thiến gà sống đã đạp mái lâu rồi. Tôi nói với ông ấy rằng tôi nghĩ
là nó sẽ chết . Mặc dù nó chảy máu nhiều hơn các con gà tôi thiến,
nhưng cuối cùng nó không chết, và mấy tháng sau, là một con gà thiến
đạt tiêu chuẩn. Đó là con gà thiến đầu tay của ông.
*
Chia sẻ kinh nghiệm mắt thấy tai nghe để bà con cùng vui.
 
bây giờ ai còn biết cách thiến gà nữa đâu. Xem sách vở thì thấy vậy chứ xem thiến trực tiếp ở ngoài mới có kinh nghiệm dc.. Chắc vài năm nữa sẽ có dịch vụ thiến gà dạo hihihi
 

Đã lâu lắm rồi em không đuợc ăn gà trống thiến nữa ( từ ngày mẹ không nuôi gà nữa ). Nhưng bây giờ nghĩ lại cũng không chắc là ăn thịt con gà trống thiến thì ngon hơn con gà trống không thiến hay không nữa. Béo ú ư ??, Mấy em gà Tam Hoàng hay Công nghiệp chả béo đến phát sợ hay sao ?. Cho nên ngày nay có tình trạng là ngán thịt mỡ mà khoái dưa cà (vài ngày thôi). Ngày xưa mà phát biểu câu này chắc các cụ tát cho bể mặt vì cái tội chảnh. Gà trống thiến ( Ta hay Tam Hoàng... ví dụ vậy) ngon hơn không thiến ( ta hay tam hoàng....) không ?. Các bác cho em biết nha, để em mua vài con gà về dụ dỗ bà mẹ già thiến và vỗ béo. ( hic hic hic !! ở nhà cũng chỉ còn có mẹ em biết làm thôi).
Việt Hưng
---------------
Người ta nói " chó liền da, gà liền xương" cũng đúng lắm mấy bác ạ. Hồi nhỏ lúc em còn ở ngoài quê. Chiều 30 Tết, Ông chú cắt cổ con gà trống. Ông đã cắt gần như lìa hết cái đầu ( chưa đứt hết xương) của con gà rồi mà nó còn dãy dụa làm tuột tay ông rồi chạy biến vào bụi rậm. KHông thể tìm ra đuợc nó nên ông chú đã phải kiếm con khác thế mạng. Sáng sớm Mùng Một đám trẻ phát hiện con gà đứng thu lu trong bụi với cái đầu lủng lẳng. Vì là mùng một với lại nổi máu nghề nghiệp ( ông là y sĩ) nên ông chú đem kim chỉ ra khâu lại cái đầu cho con gà. Ấy vậy mà con gà vẫn sống khỏe mạnh, đạp mái ào ào cho đến tận Tết năm sau. Còn chuyện gà sau khi cắt cổ tuởng chết vậy mà khi bị dội nước sôi vào con gà vẫn bật đứng dậy được thì em gặp hoài.
 
Last edited by a moderator:
Gà ngon nhất là gà mái tơ, hay gà mái ghẹ, nuôi thả tự nhiên.
Gọi là gà mái ghẹ, là nó đến tuổi trưởng thành, cứ kêu những
tiếng gọi trống, trong bụng đã có trứng non bằng hạt đỗ.
Nếu trứng trong bụng đã lớn, thì thịt không ngon nữa, chắc
bạn cũng thừa hiểu.
Gà mái tơ cũng như các cô gái 17 bẻ gãy sừng trâu, ánh mắt
còn ngơ ngác nai vàng.
*
Các gà nuôi công nghiệp, và gà cảnh như gà chọi, gà đá, gà Hồ,
gà Đông Tảo, thì không thể ngon.
*
Riêng gà trống có thể chia làm 3 loại:
Trống tơ, trống thiến, và trống gáy.
*
Trống tơ, giống gà ri, thì ăn ngon nhất trong 3 loại trống này.
Nó mới 6 hay 7 tháng tuổi, nặng chừng 1 kilôgram, mới gáy tò te,
chưa biết đạp mái, mà mới chỉ ghẹ quanh gà mái thôi. Có thể ví
nó với các lực sỹ đang chuẩn bị vào thế vận hội Olympic.
*
Gà thiến thì thịt không chắc và ngọt như trống tơ, nhưng bù lại,
là những miếng thịt to bự đặt lên đĩa, đủ 3-4 người nhậu. Có thể
ví nó với các sinh viên trường đại học mới ra trường.
*
Gà trống gáy thì không ngon rồi, vì đạp mái rồi thì còn chất đâu
mà ăn? Vả lại, gà thiến chưa bao giờ quá 2 tuổi, còn gà gáy thì
5 tuổi là thường, thịt dai nhách, chỉ kho được, chứ làm sao nhậu?
Có thể ví với các ông bố đã có mấy bồ nhí có con đang học đại học.
*
Còn gà công nghiệp thì ví với người trong trại cải tạo xì ke ma tuý.
*
Ví von thế thì bạn thấy ngay chất thịt chứ hả?
*
Dù sao, bạn nói cũng đúng, vì học xong đại học, ra trường
làm chân trưởng phòng, ngồi bàn giấy cho bụng nó phệ, thì
cũng chẳng khác trong trường cải tạo là mấy. Nhất là vỗ
béo gà thiến thì nhiều người nhốt vào lồng chật cho ít đi
lại, đúng là lối nuôi gà công nghiệp rồi.
*
Chẳng thế mà gà cúng bao giờ cũng là gà trống tơ. Chẳng ai
cúng cụ bằng gà công nghiệp cả.
*
 
nói thiệt chứ bây giờ ra ngoài chợ tìm mua 1 con gà tàu vàng như hồi xưa cũng khó. Gà tàu mồng lá như ngày xưa nhà quê hay nuôi ấy. Bây giờ mình thấy toàn là gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng gì đó. Còn mang tiếng gà ta thì là gà lông ở miền Tây đem lên, toàn là mồng trích hay mồng dâu thôi. Không được giống như con gà vàng tàu mồng lá... Nghĩ lại ngày xưa nuôi gà chỉ toàn cho ăn lúa với cơm nguôi thôi. Mà con gà no' dai thịt mà thơm nữa. Bây giờ toàn thức ăn công nghiệp ,mà dùng thuốc thú y nữa... Mà hiện bây giờ nuôi gà mà không dùng thuốc thú y thì đâu có được.. Môi trường sinh thái bây giờ ô nhiễm quá mà. Nhà em ở Bình Dương ngày xưa có vườn trái cây, măng cụt, chôm chôm JaVa , Sâu Riêng .... Mà bây giờ cũng tiêu hết, do nguồn nước bi nhiễm hóa chất, thúi rễ hét trơn. Nghĩ lại chỉ còn là hoài niệm...
 
Thời thế bây giờ thay đổi quá nhanh. Chẳng cần đợi hết thế hệ này qua thế hệ khác. Bác Loantam làm em ngậm ngùi nhớ lại những con gà của mẹ ngày xưa. Mấy con gà tàu lông vàng, gà tre.... ngày xưa đẹp cũng chả kém mấy con chim trĩ chào bán hàng triệu đồng ngày nay mấy tí. Đúng là dạo này sao bọn gà nó xấu thế không biết !!. Xấu như vị thế của miếng thịt gà trong mâm cơm hiện nay vậy. Ngày xưa mà mong có miếng thịt gà thì phải là lễ tết hay giỗ chạp mới hòng mơ tưởng. Bây giờ thì...
Xem trên mạng thấy rao bán mấy em gà Thái mà chán. Ngữ này ngày xưa thì chỉ có vặn cổ nấu cháo là thấy hay thôi chứ đâu có chuyện đuợc nâng lên hàng chim kiểng như bây giờ. Em còn nhớ ngày xưa nhà em có một con gà điều mồng trích rất dữ. Thằng em khoái mấy con gà chọi nên quyết tút tát hỉnh thể cho nó. Mỗi ngày em nhổ lông nó một ít ( nhổ nhiều sợ mẹ phát hiện), rồi nào là xoa bóp bằng rượu, nào là chôm trứng của mẹ trộn thóc cho nó ăn. Dần dần con gà cũng trụi lủi và đỏ au như các con gà chọi khác. Chỉ hiềm nỗi cái mồng trích thì vẫn còn lớn quá. Em quyết định " giải phẫu thẩm mỹ" cho nó luôn. Buổi chiều mẹ em thấy con gà trụi lủi và máu me bê bết thì tức quá cho cái mông thằng em cũng " be bét" theo luôn. Cứ buổi chiều là tụi con nít trong xóm ôm gà của mình đi đá. Gia tài cũng chỉ có mấy con gà đó đá với nhau nên phải tạo sự hấp dẫn trong thi đấu bằng cách chấp. Ví dụ như gà tao chấp gà mày bằng cách cột chân lại bằng 1 đoạn dây sao cho con gà tao bị vướng víu hơn con gà của mày. Hoặc là một con gà tao chấp đá 1 lúc với 2 con gà cùng bầy của mày..... Thời đó chả biết cá độ là gì nhưng cũng đủ máu me cay cú để về nhà hết lòng tầm bổ cùng " luyện cước" cho con gà của mình. Rồi cuối năm lại hết lòng khóc thuơng cho " niềm tự hào" đang nằm bốc khói trên bàn.
Bây giờ đem những kỷ niệm thuở ấu thơ với mấy con gà của bà ngoại kể cho bọn cháu nó nghe. Tụi nó ........chẳng hiểu gì sất !! tức mình thằng bác phủi đít chửi lũ cháu " đồ....... gà công nghiệp". Mà thiệt !! lũ trẻ ngày nay sao tụi nó rành những gì thuộc về đầu óc thế không biết. Game ghiếc nỡ nào tụi nó cũng mò ra cách chơi. Vậy mà giảng mãi và bắt ép hết cả buổi sáng tụi nó mới nhổ cỏ cho mình khoản 4 m2 vườn rau và thiệt hại là khoản 1/4 số rau bị nhổ luôn.
 
Thời thế bây giờ thay đổi quá nhanh. Chẳng cần đợi hết thế hệ này qua thế hệ khác. Bác Loantam làm em ngậm ngùi nhớ lại những con gà của mẹ ngày xưa. Mấy con gà tàu lông vàng, gà tre.... ngày xưa đẹp cũng chả kém mấy con chim trĩ chào bán hàng triệu đồng ngày nay mấy tí. Đúng là dạo này sao bọn gà nó xấu thế không biết !!. Xấu như vị thế của miếng thịt gà trong mâm cơm hiện nay vậy. Ngày xưa mà mong có miếng thịt gà thì phải là lễ tết hay giỗ chạp mới hòng mơ tưởng. Bây giờ thì...
Xem trên mạng thấy rao bán mấy em gà Thái mà chán. Ngữ này ngày xưa thì chỉ có vặn cổ nấu cháo là thấy hay thôi chứ đâu có chuyện đuợc nâng lên hàng chim kiểng như bây giờ. Em còn nhớ ngày xưa nhà em có một con gà điều mồng trích rất dữ. Thằng em khoái mấy con gà chọi nên quyết tút tát hỉnh thể cho nó. Mỗi ngày em nhổ lông nó một ít ( nhổ nhiều sợ mẹ phát hiện), rồi nào là xoa bóp bằng rượu, nào là chôm trứng của mẹ trộn thóc cho nó ăn. Dần dần con gà cũng trụi lủi và đỏ au như các con gà chọi khác. Chỉ hiềm nỗi cái mồng trích thì vẫn còn lớn quá. Em quyết định " giải phẫu thẩm mỹ" cho nó luôn. Buổi chiều mẹ em thấy con gà trụi lủi và máu me bê bết thì tức quá cho cái mông thằng em cũng " be bét" theo luôn. Cứ buổi chiều là tụi con nít trong xóm ôm gà của mình đi đá. Gia tài cũng chỉ có mấy con gà đó đá với nhau nên phải tạo sự hấp dẫn trong thi đấu bằng cách chấp. Ví dụ như gà tao chấp gà mày bằng cách cột chân lại bằng 1 đoạn dây sao cho con gà tao bị vướng víu hơn con gà của mày. Hoặc là một con gà tao chấp đá 1 lúc với 2 con gà cùng bầy của mày..... Thời đó chả biết cá độ là gì nhưng cũng đủ máu me cay cú để về nhà hết lòng tầm bổ cùng " luyện cước" cho con gà của mình. Rồi cuối năm lại hết lòng khóc thuơng cho " niềm tự hào" đang nằm bốc khói trên bàn.
Bây giờ đem những kỷ niệm thuở ấu thơ với mấy con gà của bà ngoại kể cho bọn cháu nó nghe. Tụi nó ........chẳng hiểu gì sất !! tức mình thằng bác phủi đít chửi lũ cháu " đồ....... gà công nghiệp". Mà thiệt !! lũ trẻ ngày nay sao tụi nó rành những gì thuộc về đầu óc thế không biết. Game ghiếc nỡ nào tụi nó cũng mò ra cách chơi. Vậy mà giảng mãi và bắt ép hết cả buổi sáng tụi nó mới nhổ cỏ cho mình khoản 4 m2 vườn rau và thiệt hại là khoản 1/4 số rau bị nhổ luôn.

"Kỷ niệm ngày xưa nay còn đâu" 1 thế hệ là 1 cái nhận thức khác rồi , trong đó chính chúng ta là kẻ trực tiếp tạo ra cho bọn nhỏ dù bằng con đường này hay con đường khác mà thôi
 
Mình học thiến gà, thiến theo cách thứ nhất, lôi cả ruột ra, nhét vào khâu lại, gà không chết nhưng vết thương mới lành mà đã thèm rượu, cắt tiết luôn nên không biết bao lâu gà mới béo hihi...
 
Bạn cho mi
có một cách thiến thứ3, rất đơn giản là cấy 1 viên kích thích tố nữ dưới da đầu của con gà...gà trống sẽ biến thành gà mái..( nhưng không đẻ được đâu nhé)


Bạn cho minh hỏi thuốc kich thich tố nữ mua o dau ... Và cấy như thế nào bạn
 
Em muôn biết gà khoảng bao nhieu ngày tuổi là có thể thiến. Các bác có kinh nghiệm chỉ giúp em nào.
 
Gà có thể thiến từ lúc bằng vốc tay(gà ri), khi gà già một 2 năm thay trống mới vẫn thiến được(tất cả là mẹ e kể lại). Thực tế em thiến thì gà bắt đầu đuổi mái thiến mổi bụng(сách một) cho ngón trỏ vào lần thấy tinh hoàn (ai ăn rồi thì biết :D như hạt đậu phóng đại vậy) e llàm đứt nó bằng cách soắn! sog khâu lại khoảng 1 thì gà bắt đầu hồi phục.
ưu điểm việc thiến gà theo e biết: gà có bộ lông mã đẹp, hiền, thịt dầy kg quá rai,
nhược điểm: thịt lườn khô hơn bình thường, mào teo đi kg còn đỏ tươi, nuôi lâu thì tích nhiều mỡ(hợp với thời sưa).
lưu ý: Gà thiến lúc bắt đầu đuổi mái dùng làm gà cúng vì nó chưa đạp mái!
Theo em để có gà vừa đẹp vừa ngon thì nên thiến sớt tức là thiến tinh hoàn bị vỡ hay sót lại gà này lớn hơn gà bình thường vẫn đạp mái tốt(сái lâu qúa rồi kg biết nhớ chính xác bao nhiêu bác nào có điều kiện thì kiểm trứng xem có đúg kg nhé).
 
Tình hình là mình muốn biết cách để thiến gà trống, hỏi thăm anh google thì lượm được bài này.

Cách thiến và vỗ béo Gà trống
Gà trống thiến là món ăn cổ truyền dân tộc vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm.
Nên thiến vào tháng 9, tháng 10 dương lịch hàng năm để sau 3- 4 tháng vỗ gà kịp béo bán dịp Tết và tháng Giêng.
Chọn những ngày mát trời, nhiệt độ 25-280C để thiến hạn chế gà bị chột sau thiến.


Cách thiến: Có hai phương pháp thiến chính là thiến móc (còn gọi là thiến bụng) và thiến lườn. Trước khi thiến 6- 12 giờ không được cho gà ăn.


Thiến móc là phương pháp thiến phổ thông, gà thường bị chảy máu nhiều, hay bị nhiễm trùng và chột hơn thiến sườn.

Cách thiến như sau, dùng ngón tay trỏ hay giữa chọc thủng màng bụng, lần nhẹ ngón tay dọc theo sát sống lưng lên phía trước để tìm dịch hoàn nằm hai bên sương sống. Dịch hoàn hình quả trứng, trơn, nhẵn kích cỡ to bằng ngón tay út đến ngón tay cái tuỳ giống gà. Trước khi lấy dịch hoàn ra phải xác định vị trí dịch hoàn đối xứng phía bên kia xương sống để tránh nhầm lẫn. Lách nhẹ, hơi cong ngón tay để cho dịch hoàn nằm trọn trong kẽ đốt thứ nhất của ngón, miết mạnh sao cho dịch hoàn không bị sứt, bị sót rồi lựa kéo ra ngoài. Dịch hoàn thứ hai cũng được lấy ra như vậy. Sau đó dùng kim cong và chỉ nhỏ (chỉ khâu quần áo) khâu 1 -2 mũi và sát khuẩn vết thương bằng cồn Iốt hay thuốc đỏ, thuốc kháng sinh.


Thiến sườn: Dùng dao mổ sắc, nhỏ; panh, kéo, kim chỉ khâu, thòng lọng, đèn pin, cồn và thuốc kháng sinh để tiến hành thiến sườn cho gà được an toàn và tỷ lệ thiến đạt cao.
Đặt gà nằm nghiêng về bên phải và đầu hướngg về bên trái. Người hỗ trợ giữ gà ngồi phía lưng, người thiến nằm phía bụng, tiến hành vặt lông che phần đốt thứ nhất và thứ hai từ phao câu lên, sau đó sát trùng dụng cụ dao, panh, kim chỉ và vùng da định mổ bằng cồn 70-90 độ. Rạch một đường dài 3-4cm xuống phía bụng, cách xương sống 1 -1, 5cm giữa xương sườn thứ nhất và thứ 2. Dùng panh căng vết mổ khoảng 2-3cm. Lấy đèn pin soi sẽ thấy dịch hoàn màu trắng hồng nằm sát sương sống. Cần xác định vị trí dịch hoàn bên kia, trước khi lấy dịch hoàn thứ nhất (vì sau khi lấy dịch hoàn thứ nhất, máu chảy vào khoang bụng khó tìm dịch hoàn còn lại). Dùng thòng lọng lựa sao cho dịch hoàn chui vào rồi dùng xiên xiên vào dịch hoàn, kéo thòng lọng cho đứt cuống dịch hoàn, nhấc xiên kéo dịch hoàn ra. Dịch hoàn còn lại cũng thao tác như vậy. Sau đó khâu lại và sát trùng vết thương. Sau khi thiến 24 giờ không nên cho gà ăn no ngay, ăn nhẹ, thức ăn có nhiều chất bổ để gà nhanh hồi phục.


Vỗ gà, đạt tiêu chuẩn gà sạch: Trước khi bán thịt 20-30 ngày cần nhốt trong chuồng (chỉ thả gà từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều mỗi ngày) để vỗ gà cho béo, thịt mềm. Thức ăn gồm: Bột ngô 70% + bột đậu tương rang 20% + bột cá nhạt 10% + B.Comlex, khoáng vi lượng vừa đủ (theo hướng dẫn trên bao bì). Cho uống đủ nước sạch và ăn thêm rau xanh cỏ tươi gà sẽ nhanh béo, lông da đẹp, bán được giá cao như ý muốn.

---------------------------------
Bác nào giàu kinh nghiệm thiến gà có thể giảng giải cách làm dễ hiểu hơn không?Sao em thấy nó còn phức tạp hơn thiến heo :unsure:

-Thời điểm thiến gà là lúc gà trọng lượng bao nhiêu,bao nhiêu ngày tuổi?
-Thời gian vết thương lành và phục hồi để thành anh gà trống thiến mập mạp là bao lâu?
Thiến ở nách (trong, dưới cánh) là tốt nhất. Cho gà nhịn ăn từ 6-12 tiếng là chưa đủ. Phải cho nhịn từ 24-36 tiếng thì thiến mới dễ, mới nhìn rõ. Mổ cả hai bên nách. Mỗi bên lấy ra được một tinh hoàn. Mổ xong không cần khâu, mà chỉ cần vặt ít lông bên trong cánh rịt vào vết mổ là sẽ tự liền, máu không hề chảy, đó là mẹo, mà cũng là kinh nghiệm rồi. Gà thiến xong con nào cũng lớn nhanh mà ăn ít, đó là ưu điểm của thiến. Gà ngon nhất không phải là gà thiến, mà cũng không phải là gà chưa thiến, mà là gà thiến sót ăn thịt ngon nhất. Vì thịt giòn, gà không béo không gầy.
 


Back
Top