cách tiêm thuốc cho heo rừng

các bác ơi, em nghe nói tiêm thuốc cho heo ở vị trí ngay gáy cổ thì sẽ tốt hơn tiêm ở mông, điều này có đúng ko các bác? khi tiêm thuốc thì nên tiêm vị trí nào là tốt nhất? em xin cảm ơn...
 


các bác ơi, em nghe nói tiêm thuốc cho heo ở vị trí ngay gáy cổ thì sẽ tốt hơn tiêm ở mông, điều này có đúng ko các bác? khi tiêm thuốc thì nên tiêm vị trí nào là tốt nhất? em xin cảm ơn...
Tốt nhất là tiêm bắp thịt cổ. Bởi thường thì heo có trọng lượng trên 60kg thì người ta mới tiêm bắp thịt mông.
 
cám ơn bác nhiều lắm, hèn gì con heo nhà mình bị viêm phổi mình tiêm đúng thuốc 4 ngày liên tục mà ko khỏi, thì ra là tiêm sai vị trí.
 
cám ơn bác nhiều lắm, hèn gì con heo nhà mình bị viêm phổi mình tiêm đúng thuốc 4 ngày liên tục mà ko khỏi, thì ra là tiêm sai vị trí.
Cũng chưa hẵn vì tiêm sai vị trí đâu. Bởi tiêm sai vị trí chỉ sợ tổn thương cơ thể heo thôi.
Bạn coi lại phác đồ xem sao. Viêm phổi thường phải tiêm kháng sinh, kháng viêm,.. trong đó kháng sinh phải là loại giử lại lâu trong cơ thể, nếu không đạt được điều đó, phải tiêm ngày 2-3 lần mới đạt hiệu quả.
 
heo%20r%26%237915%3Bng%20lai%20f4.jpg

Tiêm ở vị trí đánh đấu đỏ. Chú ý tiêm phần bắp thịt như anh Chung nói. Phần màu xanh là vị trí gáy mà anh đã tiêm phải không? Đừng tiêm vào vị trí màu xanh ấy nhé :cool:

Lúc đi kiếm cái hình, luôn tiện có bài này. Save luôn về cho bà con mổ chơi :D Lưu ý là tham khảo thôi nhé bà con

gửi bởi machcongtuan vào ngày Thứ 6 Tháng 6 06, 2008 4:54 am

Nhìn chung Heo rừng lai là loại động vật có sức đề kháng cao với bệnh tật hơn heo nhà. Chúng ít bệnh và thích nghi cao với môi trường sống. Tuy nhiên, heo rừng lai vẫn có thể mắc một số bệnh thông thường. Việc hiểu rõ về cách chữa trị cũng như phòng bệnh là hết sức cần thiết cho người nuôi heo. Tôi xin được chia sẻ một bài viết mà tôi có dịp đọc được để các bạn hiểu rõ hơn về cách trị bệnh cho heo rừng lai.

Trị bệnh cho heo rừng lai

Heo rừng và heo rừng lai nói chung có sức đề kháng cao, ít bệnh song vẫn có thể mắc một số bệnh như sau:

Bệnh tiêu hóa:
Khi heo rừng lai mắc một số bệnh về đường tiêu hóa (như sình bụng, đầy hơi, đầy bụng, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…) có thể dùng các loại thuốc trị bệnh đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy của heo nhà cho uống và chích ngừa. Dùng 5-10 kg rau dừa dại cho heo ăn hoặc có thể bổ sung thức ăn, thức uống đắng chát như lá, quả ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa…cũng khỏi.

Để đề phòng các bệnh về đường tiêu hóa, cần cho heo ăn những thức ăn đảm bảo vệ sinh, không bị ẩm mốc, hôi thối, không có dư lượng thuốc trừ sâu, khẩu phần ăn phải đầy đủ dinh dưỡng…

Chấn thương cơ học
Do heo rừng có khả năng tái sinh nhanh nên mau lành. Nếu chỉ bị chấn thương nhỏ thì rửa sạch và bôi thuốc sát trùng, chấn thương lớn thì rửa sạch, sát trùng trước khi khâu, chích kháng sinh tổng hợp như Amicyline, Tetracyline…

Sưng phổi
Heo rừng lai bị sưng phổi thường sốt rất cao, biếng ăn, bỏ ăn. Điều trị bằng kháng sinh tổng hợp

Táo bón
Heo bị táo bón có thể cho uống thuốc nhuận tràng hoặc cho ăn thức ăn nhuận tràng…

Ký sinh trùng đường ruột
Heo bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột thường còi cọc, chậm lớn, trong phân có ấu trùng giun, sán. Cần thiết phải xổ sán, giun cho heo.

Ký sinh trùng ngoài da
Có các loại ve, ghẻ, ruồi, muỗi..ít khi bám trên da hút máu và truyền bệnh ở heo rừng. Và với đặc tính hoang dẫ nên heo rừng lai không sợ muỗi, côn trùng tấn công. Trường hợp heo bị ký sinh trùng ngoài da, có thể dùng thuốc sát trùng bôi, xịt. Để đề phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da cho heo rừng lai, nên định kỳ vệ sinh, sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhât: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng. Chuồng trại luôn được don dẹp sạch sẽ…Cần áp dụng tốt các biện pháp an tòan sinh học như: vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi với các khu vực xung quanh…định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm như bệnh thương hàn, dịch tả…theo các quy định của cơ quan thú y.

Ngoài ra cũng phải hạn chế sử dụng các loại thuốc có tính tồn lưu cao và chỉ sử dụng thuốc trong những trường hợp thật cần thiết.

Khi thời thiêt thay đổi hoặc trạng thái sức khỏe của đàn heo có biểu hiện bệnh, cần thiết phải bổ sung kháng sinh vào thức an hoặc nước uống cho heo theo quy trình “dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 7 hoặc 10 ngày, rồi dùng tiếp 3 ngày” cho đến khi đàn heo trở lại bình thường, với liều phòng chỉ bằng ½-1/3 liều điều trị…

Trại Heo rừng Hưng Thịnh
Tổ 10, Âp Tân Thuận, Xã Hưng Thuận, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh
Điện thoại: 066-586299 hoặc 0903913525
Email: trangtraihungthinh@yahoo.com
 
heo em bị viêm phổi em tiêm thuốc amox-genta 4 ngày liên tục sao ko khỏi ,em tiêm vào mông heo em 20 kg, các bác tư vấn dùm em xem có thuốc gì đặc trị bệnh này ko? em xin cảm ơn...
---------------
upppppppppp cho có người vào giúp nè...
 
Last edited:
heo em bị viêm phổi em tiêm thuốc amox-genta 4 ngày liên tục sao ko khỏi ,em tiêm vào mông heo em 20 kg, các bác tư vấn dùm em xem có thuốc gì đặc trị bệnh này ko? em xin cảm ơn...
---------------
upppppppppp cho có người vào giúp nè...

bạn có thể cho mình biết là bạn tiêm kháng sinh có dùng thêm trợ sức trợ lực gì ko.
khi điều trị ngoài dùng kháng sinh để điều trị bạn cần sử dụng thêm các loại thuốc trợ sức trợ lực để hỗ trợ thêm thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.
vd: khi heo bị viêm phổi thì thường sẽ kèm theo sốt do đó dùng kháng sinh+ dexa (tiêm 1 bên), kết hợp angil + eucalyptyl, hoặc Bromhexine (tiêm 1 bên), dùng liên tục 3 - 5 ngày
chúc bạn thành côngB)
 

Amox-Genta cũng là nhóm KS đặc trị viêm phổi- nhiễm trùng hô hấp. Việc anh đã tiêm 4 ngày mà ko hết. Có nghĩa là không thuyên giảm? Hay ko dứt hẳn bệnh.

Thông thường: Phát đồ điều trị thường là 3-5 ngày. Có nghĩa là sau 3 ngày chích đã có sự thuyên giảm, chúng ta tiếp tục dùng thuốc đến ngày thứ 5 để dứt hẳn.

Việc dùng đúng KS mà ko hết, ko thuyên giảm có kha khá nhiều lý do:
- Tiêm ko đúng cách, vd Amox và Genta cần tiêm bắp thịt lại dùng kim ngắn thành ra tiêm dưới da, tiêm ko đúng bắp thịt vào mô mỡ, đâm kim xéo.
- Dùng chung KS với vita C làm giã KS
- Thuốc ghi ẩu số lượng KS hay ghi ẩu liều dùng. Ý tôi ko phải nói anh ham rẻ hay ko biết nên mua thuốc dỏm, hoặc thuốc VN sx là thuốc dỏm. Nhưng xui xui cũng ... bị
- Dùng thuốc ko đúng liều (dư và thiếu)
Vòng lại việc heo viêm phổi. Nói heo bị viêm phổi thì chung chung lắm! Thêm vào, tác nhân thời tiết, đk chăn nuôi cũng góp phần. Hiện tại đang giao mùa vào mùa mưa, bệnh xảy ra trên đường hô hấp ở thú nuôi là phải có.

KS để trị viêm phổi, viêm đường hô hấp nhìu loại, tôi cũng ko rành lắm. Tôi chỉ biết thuật lại cách tôi xử lý đem lại kết quả cho anh và bà con tham khảo. Có thiếu sót zi thì mọi ng chém thoải mái nhé!
Thường khi nhiễm trùng, heo đều có biểu hiện sốt bỏ ăn.
Rờ thân heo thấy nóng thì hạ sốt trước khi đưa kháng sinh vào. Hạ sốt tôi dùng 2 cách: tiêm Anagin hoặc Anagin C; dùng Paracetamol nhét hậu môn.

Hơi sốt, biếng ăn thì tiêm cho 1 mũi Sone (Bio Sone; Nova Sone...) quan sát cữ ăn chiều xem sao.
Quan sát: heo có những triệu chứng thông thường của viêm đường hô hấp như: Thở bụng, thở khò khè, đờm dãi, nước mũi, bỏ/biếng ăn, sốt. Bắt đầu chọn KS tác động lên đường hô hấp:

Bản thân Sone cũng chứa các KS trị đc đường hô hấp, nhưng tôi quan sát thấy hiệu quả chữa ho, viêm hô hấp khá là chậm (tiêm 3 ngày mới giảm sơ sơ) và quan trọng là giá tiền ko rẻ tí nào.


1- Tylosin + Dexa (Anh bạn nguyenbieu1984 nói đúng, cần phải có thêm phụ trợ, thêm Dexa sẽ có hiệu quả nhanh hơn)
Heo ho đờm dãi, khó thở phải thông đường hô hấp cho nó thở (bắt buộc) bằng cách tiêm Bromhexin hoặc eucalyptyl
2- Tylosin + Toramycin (Tora là kháng sinh thế hệ sau của Genta)
3- Nếu có tiền sử nặng, chuồng có tiền sử ô nhiễm, hoặc hết phép thì độp Cefa (Ceftiofur cũng là nó). Khuyến cáo ko nên chăm chăm dùng thằng này bởi vì độc tính cao, giá tiền mắc, hiện tại nhìu ng dùng Cefa do nó là KS mới chưa lờn thuốc, lạm dụng sẽ gây lờn thuốc thì khó có thuốc trị.
Mọi ng chỉ giáo thêm nhé!:wub:
 
Last edited by a moderator:
Xin góp thêm 1 vài ý:
- Việc có dùng thuốc hạ sốt hay không tùy thuộc việc biết chính xác heo có sốt không . Muốn vậy ta cặp nhiệt độ để biết.
- Chọn loại kháng sinh phổ rộng có thời gian tác dụng lâu và có khả năng ngấm vào nhu mô phổi tốt. Các hãng thuốc ngoại nhập, đắt tiền thường đáp ứng tốt những điều này.
- Việc sử dụng thêm kháng viêm là điều nên làm. Tuy nhiên cần thânh trọng với Dexamethasole vì thuốc có nhiều tác dụng phụ. Không nên dùng quá liều và dừng đột ngột,...
- Viẹc hạn chế số mũi tiêm ngày là điều cần chú ý. Bởi mỗi lần đâm kim là mỗi lần con vật bị stress dù ít hay nhiều cũng ảnh hưởng không tốt đến con vật.
 
con heo của em vừa rồi em tiêm thuốc đặc trị viêm phổi có mủ 4 ngày liên tục ngày tiêm 2 lần kết hợp với vitamin C cũng đỡ đỡ hơn tí nhưng để thêm ít bữa xem có hết bệnh hay ko rồi em tính tiếp. Nhưng em thắc mắc là em tiêm cho heo ngày 3 lần sáng trưa chiều, sáng và chiều em tiem kháng sinh, trưa em tiêm vitamine C em thấy heo 1 ngày tiêm 3 mũi kim như vậy thì rất có hại cho sức khỏe của heo vậy bác nào có kinh nghiệm chỉ em vấn đề này nên giải quyết sao cho hợp lý vừa đảm bảo sức khỏe cho heo vừa góp phần vào việc trị bệnh..Em cảm ơn tất cả các bác đã giúp đỡ...
 
nguoi ta bao dung roi day bac!

co nhieu con duong dua thuoc vao co the! nhung voi phuong phap tiem cho lon thi co nhung phuong phap sau!
tiem vao co
tiem vao mong
tiem vao xoang bung!
nhung phuong phap pho bien va an toan nhat la tiem vao co!
vi tri tiem o co cach goc tai khoang 3 den 5 cm. trong vong phu cua tai!
chu y : can than khong tiem vao than co va sat goc tai qua!
tiem theo con duong nay vua an toan vua hap thu thuoc nhanh!
chuc bac than cong!
---------------
co nhieu con duong dua thuoc vao co the! nhung voi phuong phap tiem cho lon thi co nhung phuong phap sau!
tiem vao co
tiem vao mong( re liet)
tiem vao xoang bung!( re thung ruot)
nhung phuong phap pho bien va an toan nhat la tiem vao co!
vi tri tiem o co cach goc tai khoang 3 den 5 cm. trong vong phu cua tai!
chu y : can than khong tiem vao than co va sat goc tai qua!
tiem theo con duong nay vua an toan vua hap thu thuoc nhanh!
chuc bac than cong!
 
Last edited by a moderator:
con heo của em vừa rồi em tiêm thuốc đặc trị viêm phổi có mủ 4 ngày liên tục ngày tiêm 2 lần kết hợp với vitamin C cũng đỡ đỡ hơn tí nhưng để thêm ít bữa xem có hết bệnh hay ko rồi em tính tiếp. Nhưng em thắc mắc là em tiêm cho heo ngày 3 lần sáng trưa chiều, sáng và chiều em tiem kháng sinh, trưa em tiêm vitamine C em thấy heo 1 ngày tiêm 3 mũi kim như vậy thì rất có hại cho sức khỏe của heo vậy bác nào có kinh nghiệm chỉ em vấn đề này nên giải quyết sao cho hợp lý vừa đảm bảo sức khỏe cho heo vừa góp phần vào việc trị bệnh..Em cảm ơn tất cả các bác đã giúp đỡ...
để hạn chế số lần tiêm bạn có thể sử dụng các loại kháng sinh có tác dụng lưu dẫn lâu trong cơ thể thường là khoảng 72h (tiêm 1 mũi tác dụng 3 ngày), còn vitC bạn có thể hòa tan vào nước hoặc trộn vào thức ăn là ổn rồi.
bạn cần hạn chế số lần tiêm vì 1 ngày tiêm đến 3 lần là hơi bị nhìu đó.
thân chào bạn:cool:
 
để hạn chế số lần tiêm bạn có thể sử dụng các loại kháng sinh có tác dụng lưu dẫn lâu trong cơ thể thường là khoảng 72h (tiêm 1 mũi tác dụng 3 ngày), còn vitC bạn có thể hòa tan vào nước hoặc trộn vào thức ăn là ổn rồi.
bạn cần hạn chế số lần tiêm vì 1 ngày tiêm đến 3 lần là hơi bị nhìu đó.
thân chào bạn:cool:
Nhất trí quan điểm với bạn Biểu.
 
để hạn chế số lần tiêm bạn có thể sử dụng các loại kháng sinh có tác dụng lưu dẫn lâu trong cơ thể thường là khoảng 72h (tiêm 1 mũi tác dụng 3 ngày), còn vitC bạn có thể hòa tan vào nước hoặc trộn vào thức ăn là ổn rồi.
bạn cần hạn chế số lần tiêm vì 1 ngày tiêm đến 3 lần là hơi bị nhìu đó.
thân chào bạn:cool:
Cũng nhất trí với bạn ^_^. 1 ngày tiêm 3 lần, sẽ mệt cho bạn và sau này bạ sẽ rất rất khó chích con heo, vì con heo bị ám ảnh cây kim! Viêm phổi thì 1 ngày 1 mũi là đc rồi. Nếu dùng ks LA (kéo dài từ 48h đến 72h) thì có thể hạn chế số lần tiêm, nhưng cái đó còn tùy vào loại KS, và tùy vào túi tiền chủ nuôi nữa.
 
các bác ơi, em nghe nói tiêm thuốc cho heo ở vị trí ngay gáy cổ thì sẽ tốt hơn tiêm ở mông, điều này có đúng ko các bác? khi tiêm thuốc thì nên tiêm vị trí nào là tốt nhất? em xin cảm ơn...

mình xin góp thêm ý kiến nhé. để tiên cho heo bạn nên tiêm bắp cổ , tiêm bắp mông cũng được nhưng không cẩn thận bạn có thể tiêm vào đám rối thần kinh và làm heo bị liệt. còn vị trí tiêm ở bắp cổ bạn có thể tưởng tượng như sau nhé: bạn áp tai heo vào cổ phần mà tai heo che kín cổ là phần bạn có thể tiêm nhưng bạn nên tiêm cách gốc tai khoảng 3 ngón tay về phía sau. còn để điều trị heo bị viêm phổi mình cũng có ý kiến là bạn có thể dùng 1 trong 2 phác đồ sau:
- oxytracyclin + tylosin
- tiamulin + kanamycin
bạn có thể tiêm thêm Dexamethazone để tăng tác dụng chống viêm và dùng Bromhexin để long đờm tăng cường hô hấp. chúc bạn thành công.
 
VỊ TRÍ TIÊM THUỐC & CÁCH TIÊM THUỐC CHO HEO RỪNG...(Động vật hoang dã)

các bác ơi, em nghe nói tiêm thuốc cho heo ở vị trí ngay gáy cổ thì sẽ tốt hơn tiêm ở mông, điều này có đúng ko các bác? khi tiêm thuốc thì nên tiêm vị trí nào là tốt nhất? em xin cảm ơn...


- Vị trí tiêm thuốc cho heo rừng: ( động vật hoang dã)
Anh Trường Giang _ Nông dân @ đã chỉ cho bạn là vị trí tiêm thuốc tốt nhất, vị trí này thuốc dễ hấp thu nhanh, nhưng vẫn còn những vị trí khác như: bắp đùi sau (cơ bắp trong và ngoài) của heo, nhưng khó tiêm hơn vì heo chạy và khó xác định vị trí... có khi chúng ta tiêm trúng vào bó cơ hoặc trúng vào xương chậu của heo dễ bị liệt.!!!! với hơn nữa ở vị trí sau đùi đa số là thịt nạc cứng và chắc khó hấp thu thuốc và thuốc dễ trào ra bên ngoài...

Bận ên biết xác định đúng bịnh, dùng đúng thuốc, liều lượng phải chính xác là và thời gian điều trị phải đủ, thì mới mong hết bịnh được...(cũng thuốc đó mình xài ko hết bịnh mà thú y viên họ tiêm lại hết...!)

- Cách tiêm cho heo rừng và (động vật hoang dã):
+ Đặc điểm heo rừng và động vật hoang dã rất nhút nhác hoảng sợ, nếu bạn tiếp cận ko đúng cách và sử dụng tiêm ko đúng cách dẫn đến dễ bị trsess và nguy hiểm cho bản thân người tiêm thuốc và liều lượng thuốc vào cơ thể ko đủ dẫn đến ko hết bịnh...!. Sau đây là cách hướng dẫn tiêm thuốc cho động vật hoang dã..kể cả heo rừng.

- Tiêm trực tiếp:***
+ Khi nuôi thả hoặc nhốt bạn phải có chuông ép, khi heo bị bịnh bạn nên đưa vào chuồng ép để dễ theo dõi chăm sóc và điều trị... (làm chuồng ép cách li với khu chăn nuôi)

* Cách tiêm: khi ép heo vào chuồng ép và cố định heo (có chuồng kỉ thuật)*
Dùng xi lanh có cán dài từ 0,80 đến 1m ( có xi lanh kỉ thuật)**
Hút thuốc đúng liều lượng vào xi lanh và tiêm vòa vị trí cần tiêm.

_ Cách tiêm gián tiếp:
+ Khi nuôi nhốt hoặc thả rông, bạn phải có khu vực cách li để chữa bệnh, đưa thú vào nơi có phạm vi hẹp, bán kính không quá 7m, dùng súng bắn thuốc điều khiển từ xa (súng này mua của nước ngoài) phải có giấy phép mua và giấy phép sử dụng...(sở thú và vườn quốc gia có thể có).

Ngoài ra chúng ta cũng có thể tự chế (súng) kiểu này được nhưng tầm bắn gần hơn, về nguyên tắc là xi lanh 2 thì ( 1 thì là ép hơi điều khiển bơm thuốc, 1 thì là chứa thuốc).

Bản quyền về 2 loại xi lanh này là do TS Võ Đình Sơn _ Giám đốc Thảo cầm viên nắm giữ.
Tôi vẫn chế được nhưng sử dụng để điều trị cho trang trại, ko được bán.

Sau khi đưa thú vào phạm vi hẹp, ta dùng súng ngắm vào vị trí cần tiêm...ta ""phụt"" một hơi thì xi lanh bay ra khỏi nòng súng và cắm phập vào con vật ...thuốc tự tiêm vào chúng..!

Những *** kia muốn tư vấn thêm thì gặp tôi hay TS Võ Đình Sơn _ Giám đốc Thảo cầm viên _ TP Hồ Chí Minh... để được tư vấn thêm.

Email của tôi:Hoaxuantruong79@Yahoo.com[/email]
ĐT: 0933 525 939

Thân chào các bạn, chúc thắng lợi
 
Last edited by a moderator:


Back
Top