Cách trồng rau ngò om

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Ngò ôm & ngò gai thích khí hậu ẩm...Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. *Nếu để dành trồng lại sau khi dứt mùa Đông
+ Vật liệu:
>Thùng nhựa trong suốt có chiều cao đủ độ cao dự trù cho rau om cao thêm
>ly party được khoét lỗ cách đáy ly 2cm
> Rau Om không bị bầm dập và phải cắt bỏ lá cách gốc khoảng 2-3cm.
Rau Om phải có ngọn. Vì nếu ngắt ngọn thì khi bảo quản sẽ dễ bị úng vàng. Nếu để bị úng đến nhũn và có màu nâu thì các cây kế cận sẽ bị lây lan... việc bảo quản sẽ không thành công.
<a style="text-decoration: none; color: #6699cc; margin-left: 1em; margin-right: 1em;" href="http://4.bp.blogspot.com/-9vPjFNt26zA/T2Q6qkXT0kI/AAAAAAAAB0s/W4KNp8YSa94/s1600/rau+om+002.jpg">
rau+om+002.jpg
</a><a style="text-decoration: none; color: #6699cc; margin-left: 1em; margin-right: 1em;" href="http://4.bp.blogspot.com/-sdDLVYiuuis/T2Q7UC8MzGI/AAAAAAAAB00/hxe_rXg6C5g/s1600/rau+om+003.jpg">
rau+om+003.jpg
</a>
+ Thực hiện:
> cắm rau om vào ly, chỉ để vừa đủ không quá chèn kín miệng ly
> cho ly rau om vào thùng nhựa
> đổ nước vào khoảng 2cm
> đậy kín nắp đem để trong nhà, chỗ có ánh sáng nhưng không phải nơi nhận ánh sáng gay gắt
Theo d&otilde;i để luôn giữ mực nước khoảng 2cm.
Nếu thấy có ngọn nào vừa thấy hiện tượng úa thì lấy ra để không bị lây lan làm úng thúi cả bụi và nếu có thể được thì phải thay nước.
TRỒNG
+ Vật liệu:
- thùng xốp loại không thoát nước
- potting mix (nếu bạn ở úc thì mua loại $5.99 ở shop Woolworths hoặc Gardens mix mua ở Flower Power). Nói chung là Potting Mix loại hơn trung bình một tí.
- nilon loại để bọc đồ ăn (chỉ cần vừa đủ che kín miệng thùng để tạo nhà kính)
- tăm xỉa răng
- rau om không bị bầm dập xây xát.
+ Thực hiện:
đây là hình đợt mới trồng hôm 9/9/2013, tui chỉ ngắt bỏ lá ở gốc và trồng liền sau khi mua, không phải chờ ra rể, sau 3 ngày thì các ngọn rau om đã đứng dậy rồi
<a style="text-decoration: none; color: #6699cc; margin-left: 1em; margin-right: 1em;" href="http://4.bp.blogspot.com/-yQHDjsyTIYc/UjZ4ohuDB4I/AAAAAAAADxI/6lL_nV2uoZs/s1600/rau_om+(1).JPG">
rau_om+(1).JPG
</a>

1/ dùng chiếc đủa xiên vào vách thùng xốp, nơi ngang với lớp đất trong thùng tạo lỗ thủng - các lỗ này sẽ giúp thoát bớt nước để mực nước lúc nào cũng chỉ ở ngang mặt đất.
2/ đặt thùng xốp vào nơi không nhận nhiều nắng và kê hơi nghiêng đề nếu có mưa thì nước sẽ không bị đọng lên mặt nilon
3/ cho đất vào
4/ cho nước vào
5/ trồng Rau Om thành từng cụm 4-6 ngọn, mỗi cụm cách khoảng 10cm
6/ căng nilon lên miệng thùng và dùng tăm xỉa răng cắm để giữ cho nilon ổn định.
Lớp nilon giúp tạo thành nhà kính trong giai đoạn đầu, khi rau om mọc mạnh cao hơn miệng thùng thì không cần bao nilon.
CHĂM SóC
Khoảng 1 tuần thì cho 2 hột Dynamic Lifter
Sau đó thì mỗi 2 tuần thêm vài hột Dynamic Lifter.
Canh để châm thêm nước.
NóI THêM
1/ Vì sao phải ngắt bỏ lá ở gốcnơi sẽ tiếp xúc với nước.
Hình bên dưới cho thấy lá bị úng vàng nơi tiếp xúc với nước.
Do đó nếu bảo quản lâu thì không cắt bỏ lá thì phải tốn công thay nước và cũng phải loại bỏ lá úa thì mới bảo quản được lâu, cho nên bỏ lá từ đầu là tốt nhất.
<a style="text-decoration: none; color: #6699cc; margin-left: 1em; margin-right: 1em;" href="http://4.bp.blogspot.com/-VHxHVVvMw74/T2Q8W0kxdPI/AAAAAAAAB1E/2oWRxiKmLiQ/s1600/rau+om+007.jpg">
rau+om+007.jpg
</a><a style="text-decoration: none; color: #6699cc; margin-left: 1em; margin-right: 1em;" href="http://1.bp.blogspot.com/-hBV690pzKT8/T2Q8viX3ExI/AAAAAAAAB1M/rPugL_YD58M/s1600/rau+om+011.jpg">
rau+om+011.jpg
</a>
2/Vì sao không chọn rau om bị cắt ngọn khi bảo quản:vì vết cắt ở ngọn sẽ dể bị úng trong môi trường ẩm.
3/ Vì sao cũng theo cách như trên mà rau om chết ngắt:
-có thể do để chỗ quá ít oi ánh sáng/ hoặc quá nóng do nhận ánh sáng trực tiếp.
- Cũng có thể do bao ni long chỉ trùm hờ không đủ sức tạo ẩm.
- cũng có khi cho nước ngập quá sâu
(chuyện này có 2 bạn trồng trọt mét và tui vừa thử, thì thấy sao ghi lại vậy chứ cũng không biết có phải như vậy hay không)
4/ cách bảo quản như nói ở trên giúp giữ rau om lâu hơn là cho vô bao nilon rồi cất trong tủ lạnh.






<h2 style="margin: 0px 0px 5px; padding: 0px; font-size: 22px; color: #3b3232; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-style: normal; font-variant: normal; letter-spacing: normal; orphans: auto; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: auto; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: #f0f1f3; text-align: justify;">Cây ngò om hay còn gọi là rau om, ngổ om có tên khoa học làLimnophila aromaticathuộc họ Mã Đề (Plantaginaceae), đây là loại rau thơm rau gia vị vùng nhiệt đới được sử dụng nhiều trong các món ăn Việt Nam.</h2>
Vì ngò om có thể mọc hoang dựa mé rạch hay trong bùn ruộng nhưng khi trồng trong chậu tại nhà khá phức tạp, trongraulamvuon xin hướng dẫn cách trồng rau ngò om tại nhà như sau.

dsc5559e.jpg


<h3 style="margin: 0px; padding: 0px; font-size: 20px; color: #3b3232; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-style: normal; font-variant: normal; letter-spacing: normal; orphans: auto; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: auto; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: #f0f1f3; text-align: justify;">1. Chọn giống và đất trồng rau om</h3>
Nhân giống rau ngò om bằng cách giâm gốc, cắt gốc hom rau om dài khoàng 15-18 cm, ghim vào chậu phần gốc có dính rễ non.

Chọn đất trồng rau om phải là đất nhiều mùn giữ ẩm tốt, nên sử dụng đất dinh dưỡng phân trùn quế hay đất trồng rau, đặc tính cần lưu ý là rau ngò om không thích hợp với giá thể mới trộn , dùng chậu nhựa có đường kính miệng 20 cm, cho đất dinh dưỡng vào 2/3 chậu, sao đó ghim 3-4 hom giống rau ngò om vào một chậu, nhớ đặt hom nghiêng góc 30<sup>o</sup>và chèn chặt không cho lay gốc. Để chậu rau mới trồng nơi mát hay có ánh sáng ít nắng, khi thấy cây mọc tốt thì đưa ra nơi có độ chiếu sáng 60-70 %.

Thời gian để rau ngò om ra rễ mới khá lâu khoảng 15-20 ngày, nên tưới nước ngày 2 lần cho ướt đẫm bằng vòi phun nhẹ.

<h3 style="margin: 0px; padding: 0px; font-size: 20px; color: #3b3232; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-style: normal; font-variant: normal; letter-spacing: normal; orphans: auto; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: auto; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: #f0f1f3; text-align: justify;">2. Chăm sóc và bón phân</h3>
Rau ngò om ít khi bị sâu bệnh, khi cây giống rau ngò om đã phát triển thường cho nhiều chồi con xung quanh và cây mọc cao từ 25-30 cm là có thể thu hoạch.

Có thể dùng phân Urê hay DAP với liều dùng 1 muỗng cà phê pha lít nước tưới lúc chiều mát, hoặc chỉ bón thêm lớp đất dinh dưỡng phân trùn quế vào mặt chậu lớp 2-3 cm mỗi khi thu hoạch.

<h3 style="margin: 0px; padding: 0px; font-size: 20px; color: #3b3232; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-style: normal; font-variant: normal; letter-spacing: normal; orphans: auto; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: auto; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: #f0f1f3; text-align: justify;">3. Thu hoạch</h3>
Khi thu hoạch nhớ dùng dao bén sạch cắt qua ngang thân rau om chỉ chừa lại khoảng 3 cm từ mặt chậu, bón thêm phân hữu cơ rồi tiếp tục tưới nước bình thường, sau 40-45 ngày là có thể cắt đợt mới.

Sau 3-4 tháng là rễ rau ngò om hết chất dinh dưỡng, lá nhỏ dần hơi ngã vàng, cần phải thay chậu lớn hơn để giúp rau phát triển lâu dài.

<h3 style="margin: 0px; padding: 0px; font-size: 20px; color: #3b3232; font-family: Arial, Helvetica, sans-serif; font-style: normal; font-variant: normal; letter-spacing: normal; orphans: auto; text-indent: 0px; text-transform: none; white-space: normal; widows: auto; word-spacing: 0px; -webkit-text-stroke-width: 0px; background-color: #f0f1f3; text-align: justify;">4. Vị thuốc từ rau ngò om</h3>
Trong y học cổ truyền khuyên dùng rau ngò om trị sạn thận bào nhỏ sạn để dễ dàng cho sạn ra ngoài bàng quang, thuốc lợi tiểu hay giảm đau thắt lưng, có thể dùng tươi rau ngò om giã chắt lấy nước uống hay dùng dạng phơi khô.Vị thuốc từ rau om khá an toàn không có độc tố.

Tuy nhiên rau ngò om mọc ngoài thiên nhiên do nguồn nước tự nhiên thường bị ô nhiễm cần cẩn thận đề phòng bị nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa, phải rửa sạch rau ngò om mua ngoài chợ trước khi dùng.

Ngọc Hân
 


Last edited:
Tôi không đọc bài của bạn, vì dài quá.

Đây là cây người bắc gọi là cây Ngổ.
Thành phố Nam Định là nơi ăn ngổ nhiều nhất
miền bắc. Ngổ mọc trên bờ ao, bờ ruộng, có
lẽ người trồng, nhưng không hái hết, nên nó
lan ra, tốt um lên, thỉnh thoảng chủ ruộng,
chủ ao thấy thế, bèn phá sạch đi. Phá mà còn
sót một đốt đầu mặt, thì nó lại mọc lại.

Ngổ dễ trồng lắm. Chỉ cẩn một đầu mặt thôi,
không có ngọn gì cả, cũng mọc lên được, rồi
lan rộng ra mãi.

Nó mọc tốt nhất ở nơi xâm xấp nước, có nhiều
chất mùn thối mục, hay kể cả phân tươi. Vì
thế, tôi không biết có kỹ thuật gì trồng Ngổ
năng suất cao hơn hẳn cách trồng bình thường.
Trồng bình thường, thì cứ dúi một khúc Ngổ
xuống bùn là xong. Mấy hôm sau nó mọc lên một
cụm Ngổ tươi tốt. Một tháng sau thì lan ra
bằng nửa chiếc chiếu, phủ mặt ao, chen với bèo
lục bình, vì nó có thể leo đè lên đầu bèo được.
Nước trong suốt chẳng có màu, nó vẫn sống tươi
tốt và lan ra nhanh chóng.
 
Tôi không đọc bài của bạn, vì dài quá.

Đây là cây người bắc gọi là cây Ngổ.
Thành phố Nam Định là nơi ăn ngổ nhiều nhất
miền bắc. Ngổ mọc trên bờ ao, bờ ruộng, có
lẽ người trồng, nhưng không hái hết, nên nó
lan ra, tốt um lên, thỉnh thoảng chủ ruộng,
chủ ao thấy thế, bèn phá sạch đi. Phá mà còn
sót một đốt đầu mặt, thì nó lại mọc lại.

Ngổ dễ trồng lắm. Chỉ cẩn một đầu mặt thôi,
không có ngọn gì cả, cũng mọc lên được, rồi
lan rộng ra mãi.

Nó mọc tốt nhất ở nơi xâm xấp nước, có nhiều
chất mùn thối mục, hay kể cả phân tươi. Vì
thế, tôi không biết có kỹ thuật gì trồng Ngổ
năng suất cao hơn hẳn cách trồng bình thường.
Trồng bình thường, thì cứ dúi một khúc Ngổ
xuống bùn là xong. Mấy hôm sau nó mọc lên một
cụm Ngổ tươi tốt. Một tháng sau thì lan ra
bằng nửa chiếc chiếu, phủ mặt ao, chen với bèo
lục bình, vì nó có thể leo đè lên đầu bèo được.
Nước trong suốt chẳng có màu, nó vẫn sống tươi
tốt và lan ra nhanh chóng.
 
Anhmytran, ở trên là kinh nghiệm trồng ngò om ở nước ngoài, nơi có độ ẩm không khí thấp, ở Vn thì trồng ngò om rất dễ, nhưng ở bên Mỹ thật không dễ chút nào vì không khí rất khô, thiếu ẩm độ, nên bắt buộc phải dùng cách trên thì ngò om mới sống được đấy! Hình như bạn cũng ở Mỹ nhưng chắc bạn chưa bao giờ trồng ngò om.
 
Bạn "chắc" thì chẳng đúng tẹo nào. Tôi năm nào cũng trồng Ngổ.

Nước Mỹ rất rộng lớn, nên mùa Xuân của Mỹ không xày ra một lúc
như ở miền Bắc Việt Nam, mà bắt đầu ở miền Nam trước, rồi lần
lần lân ra Bắc. Nơi tôi ở, bây giờ là mùa Xuân. Cỏ và cây thân
mềm bắt đầu mọc và xanh tốt. Diếp dại đã trổ bông. Các cây thân
gỗ đang nở rộ bông như Đào, Mận, Táo, Lê. Tuy vậy, các cây nhiệt
đới như Ớt, Cà Chua, Răm, Ngổ thì chưa trồng được, vì vẫn còn
có thể có sương muối. Chắc không còn sương muối, thì mới trồng
được, và ở đây là giữa tháng Năm.

Đây là bản đồ ngày sương muối cuối cùng của mùa đông:

spring-freeze-map.gif


Tôi ở bờ biển phía Đông, nơi có màu xanh Chàm, ngày sương muối
cuối cùng là giữa tháng Năm.

Giữa tháng Năm, tôi ra chợ mua một mớ Ngổ ở tiệm Việt Nam. Tiệm
này có nguồn hàng ở các bang miền Nam, người Việt Nam trồng.
Tôi có một thùng đựng phân ngựa, lấy ở chuồng ngựa cảnh sát cùng
thành phố. Phân ngựa có lẫn cỏ ngựa khô và dăm bào. Tôi không
thích dăm bào, vì nó lâu mục, và không có chất đạm, nhưng khó
lấy ra được, đành xúc tất đổ vào thùng. Đương nhiên tôi chọn chỗ
phân ngựa đã cũ rồi, hơn 1 năm rồi, không còn mùi gì nữa. Tôi đổ
nước xâm xấp vào, tồi cắm cuộng Ngổ vào đó. Đến khi Ngổ mọc cao,
thì ngắt ngọn ăn thôi. Chẳng cần kỹ thuật chi hết. Khi thấy nước
cạn, thì đổ thêm 1 gáo nước. Lỡ quên để cạn lâu mấy ngày, thì đổ
2-3 gáo nước. Thừa thiếu vài gáo nước không ảnh hưởng năng suất.

Vài tháng thì Ngổ có nhiều cuộng chằng chịt quá, tôi nhổ sạch một
nửa thùng, rồi cấy lại. Nửa kia vẫn để hái ăn như thường. Sau khi
nửa thùng cấy lại trở nên sung sức, tôi lại nhổ sạch nửa kia để
cấy lại nốt. Vài tháng sau thì thùng trồng Ngổ lại xuống sức, thì
tôi kệ. Giữa tháng Mười Một thì có sương muối, Ngổ phải chết, chẳng
cần trồng lại nữa. Nếu chăm, một mùa trồng Ngổ có thể trồng lại 2
lần. Thực tế chỉ có tôi trồng lại 1 lần, còn bà con khác thì không
hề trồng lại. Con nhà nông thứ thiệt thì biết kỹ thuật căn bản.
Bà con khác là người Sài Gòn thành thị thì làm sao biết được?Tôi sẽ chụp ảnh từng bước trông Ngổ năm nay để chia sẻ với bà con.
 
Co Minh hoi . Buoc 1 de rau om trong ly May ngay thi cay moi moc re ?? Minh phai doi cay moc re roi moi trong xuong dat hay de cai ly trong thung xop de Tao do am??
 
Xin lỗi bà con. Nghĩ một đằng, làm một nẻo.
Quên bẵng đi chuyện chụp ảnh từ đầu đến đuôi.
Hôm nay mới chụp tấm đầu tiên.

Số là mãi cuối hè mới có cái khay này, đổ mùn
vào, rồi bắng đi mấy hôm mới đi xin ngọn ngổ
về cắm vào. Được ngọn nào mọc dài, thì ngắt ra,
cắm xuống bên cạnh. Cắm đi căm lại mãi, đến giờ
mới đầy được khay, nhưng ngắn ngủn. Mấy hôm nay
trời Thu trở lạnh, Ngổ không mọc mạnh như trước.

IMG_0718_zps55fb44f2.jpg
 

Last edited:
Ở quê tôi miền Nam , người ta gọi cây ngò là cây ngò, cây rau Om là rau Om chứ không ai gọi cây ngò om bao giờ .

Dưới đây là cây rau Om
rau-ngo-om-1_2is1ffbj9hojt_2is1fp1o10g0o_2is1g8e91j8n1.jpg


Cây ngò lá nhỏ

images



Cây ngò lá gai
1379667430-551bdca3662467e6988f3f22ce6ff999.jpg
 
Last edited by a moderator:


Back
Top