cách trồng và chăm soc cấy gáo vàng ( cây thiên ngân)

  • Thread starter khiemdo
  • Ngày gửi
Cây thiên ngân
Cây thiên ngân hay còn được gọi bằng nhiều cái tên như : Cây tỷ phú , Cây gáo vàng , Cây Tagu . Là một loài cây có tốc độ phát triển gần như là nhanh nhất trong các loài giống cây lâm nghiệp. Cây thiên ngân là một loài cây có tốc độ phát triển nhanh sau 4 năm với điều kiện đất bình thương chúng ta đã có cây gố có đường kính 25 đến 30cm ( đo cách gốc 1m ) . lượng tăng trưởng bình quân năm từ 3 đến 3,5 mét, trong 3 đến 10 năm là thời kỳ lớn về thân, lượng tăng trưởng bình quân năm của đường kính từ 3 đến 4 cm. 10 năm tuổi cây có thể cao trên 30m và có đường kính trên 100cm. Lượng sinh trưởng luỹ kế về gỗ sau 50 năm vẫn chưa bước vào thời kỳ cao điểm, chứng tỏ cây gáo, sinh trưởng ở giai đoạn sau vẫn lớn. Vì có sức mọc nhanh đến kỳ lạ, nên cây gáo có triển vọng rất lớn. Nếu thâm canh cao, thì chỉ sau 5 đến 8 năm gỗ lớn:

1.Cách gieo hạt giống cây thiên ngân

- Chuẩn bị hạt giống

o Hạt giống phải đúng tiêu chuẩn không nấm mốc ,không hạt lép,độ tinh khiết hạt phải đạt trên 70%

- Hình ảnh hạt giống cây thiên ngân

2 Quy cách gieo hạt giống cây thiên ngân

- Chọn cát đen ( cát chát nhà ) không nhiễm mặt cát phải mịn không có đất đá (tốt nhất nên sàng qua )

- Làm thành luống rộng 0,8 – 1m, dài 4 – 5m, san phẳng mặt luống( chánh chỗ ngập úng)

- Dải lớp cát mỏng khoảng từ 1cm đến 2cm

- Lấy chậu đựng khoảng 70 % cát mịn chộn đều với 100g hạt cho, luống dài 4 – 5m

- Dắc đều chậu cát với hạt đã được chộn điều lên luống dài 4 – 5m

- Sau đó rắc một lớp cát mỏng dày khoảng 0,5cm đến 1cm

- Chú ý xử lý thuốc diệt kiến, tránh để kiến tha mất hạt.

Rồi phủ ni lông

3 cách chăm sóc

- Sau gieo, tưới ẩm thường xuyên, mỗi ngày 2- 3 lần, đảm bảo giữ độ ẩm trên 90%

- khoảng 3 đến 4 tuần hạt sẽ nảy mầm

- Khi cây con được 4 đến 5 cm đôi lá thật, đem cấy vào bầu

- Bầu phải được đục lỗ để thoát nước, trộn 6 phần đất với 4 phần phân chuồng mục để đóng bầu.

- Sau khi đóng bầu, tưới ẩm, rồi mới đưa cây cấy vào bầu, do cây còn non nên khi cấy cần nhẹ nhàng, tưới nước giữ ẩm thường xuyên

- Làm giàn che cho bầu cây thiên ngân để cây phục hồi sinh trưởng sau đó bỏ giàn che ra để luyện cho cây khỏe, thích ứng với thời tiết bình thường.

liên hệ mua giống với mình.

sđt:0972023972
mail:khiemdt@hts.vn
Wedsite:giongcayviet.com
 


Last edited by a moderator:
cây này ưa nước nhiều nó mới lớn nhanh, vùng nào nước ít trồng cây này là thua, tôi mới trồng năm ngoái nên tôi biết.
 
trồng diện tích thưa bạn ak bón phân đúng quy trình thỳ cây phát triển đều ko cần phải nhiều nước lắm đâu nhé!
 
Tz1xnYQ.jpg

rcnPsZ.jpg

gh5HNbg.jpg

Cây của e zư lày có hợp với cụ ko cụ chủ!
e cũng có thêm chút thông tin mời các cụ thưởng ngoạn ạ!
“Cây tỷ phú”

Đó là tên mà người Thái Lan đặt cho cây gáo. Còn tại Hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ 7, các nhà khoa học lâm nghiệp đã tôn vinh cây gáo là “cây kỳ tích”, bởi những tiềm lực cực lớn của nó trong việc gây rừng nhân tạo mọc nhanh.

Gáo có tên khoa học là Anthocephalus chinensis (Lam) A. Rich.ex Walp., thuộc họ Rubiaceace, là cây gỗ thường xanh hoặc nửa rụng lá, thân cao tới 35 mét, đường kính ngang ngực tới trên 100 cm, thân tròn, thẳng đứng. Gáo có mặt ở các nước Việt Nam,Trung Quốc, Srilanka, Philipin, Ấn Độ, Indonexia, Mianma, Thái Lan…

Phân bổ tự nhiên ở vùng 21o30 tới 22o30 vĩ bắc, 99o-108o kinh đông. Ở Việt Nam, Trung Quốc, thường gặp cây gáo ở độ cao từ 450 đến 650 mét, rất hiếm thấy ở độ cao 850 đến 1.000 mét. Thông thường, gáo phân bổ ở vùng đất ẩm ướt các thung lũng. Gáo là cây rừng mưa, nửa rụng lá của vùng nhiệt đới, nam á nhiệt đới, tập trung phân bổ ở vùng có nhiệt độ không khí bình quân năm 20-24oC, nhiệt độ tối cao cực trị 40oC, tối thấp cực trị 4oC, lượng mưa bình quân 1.200-2.000 mm, không có sương giá, gáo rất dễ bị sương muối gây hại…Cây gáo sinh trưởng nhanh, sau 10 năm đã thành cây gỗ lớn. Theo Viện khoa học Lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc), cây gáo 30 năm tuổi có đường kính ngang ngực 46,3 cm, cao 22,7 mét. Còn ở Thái Lan, cây gáo 6 tuổi có chu vi thân (đo cách mặt đất 1 mét) đạt tới 197 cm. Trong 1 đến 5 năm đầu, cây vươn cao rất nhanh, lượng tăng trưởng bình quân năm từ 3 đến 3,5 mét, trong 3 đến 10 năm là thời kỳ lớn về thân, lượng tăng trưởng bình quân năm của đường kính từ 3 đến 4 cm. Lượng sinh trưởng luỹ kế về gỗ sau 50 năm vẫn chưa bước vào thời kỳ cao điểm, chứng tỏ cây gáo, sinh trưởng ở giai đoạn sau vẫn lớn. Vì có sức mọc nhanh đến kỳ lạ, nên cây gáo có triển vọng rất lớn. Nếu thâm canh cao, thì chỉ sau 5 đến 8 năm gỗ lớn.

Gáo có thân thẳng đứng, gỗ vàng nhạt kết cấu đều, sợi gỗ thô và dài, không có mùi vị dị biệt, gỗ khô nhanh, không dễ nứt nên chế biến rất dễ, tính năng bám sơn tốt. Tính năng lực học của gỗ gáo thuộc loại trung bình, các tiêu chí chất lượng của gỗ gáo tương đương với gỗ sa mộc. Tuy có nhược điểm là tính chịu lực hơi kém, ngâm nước dễ đổi màu, ở vùng nhiệt đới dễ bị mối mọt (có thể dùng thuốc để xử lý), gỗ gáo vẫn được dùng để sản xuất đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, thùng xe, trang trí kiến trúc, là nguyên liệu rất tốt để làm ván sợi nhân tạo, ván MDF, bột giấy… Vỏ gáo, rễ gáo có thể làm thuốc, lá gáo có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi. Với đặc tính thân cao, lá to, tán đứng cao vút, bề thế, gáo còn là một loại cây quý trong công viên, lâm viên…

Gáo có thể trồng ở khắp nơi: ven đường, góc vườn, ngõ, ven ao hồ, ven sông ven suối, cạnh đình chùa, đồi… Do không trồng thành rừng dầy được, nên nó rất thích hợp cho những hộ gia đình ở các làng quê vùng đồng bằng sông Hồng và trung du, tuy không nhiều diện tích đất nhưng vẫn có thể trồng. Theo ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, thì hiện nay, mỗi năm ta phải nhập khẩu tới 4 triệu m3 gỗ mới đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước.

Nếu mỗi hộ gia đình ở đồng bằng sông Hồng và trung du chỉ cần trồng bình quân 10 cây gáo thôi, thì chỉ sau 5 đến 8 năm nữa, mỗi hộ dân sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ gỗ gáo, còn nước ta sẽ có hàng trăm triệu m3 gỗ. Hiện tại, trường đại học Thành Tây đã nhập giống gáo từ nước ngoài, sau khi tuyển chọn, đặt tên là Gáo Thành Tây, và hiện giống gáo này đã được trồng ở một số tỉnh như Bắc Giang, Nghệ An… Trường cũng đang dự kiến trồng rộng rãi ở các hộ gia đình vùng đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc bộ.



Bao Nong Nghiep Viet Nam
 
Last edited by a moderator:
Tz1xnYQ.jpg

rcnPsZ.jpg

gh5HNbg.jpg

Cây của e zư lày có hợp với cụ ko cụ chủ!
e cũng có thêm chút thông tin mời các cụ thưởng ngoạn ạ!
“Cây tỷ phú”

Đó là tên mà người Thái Lan đặt cho cây gáo. Còn tại Hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ 7, các nhà khoa học lâm nghiệp đã tôn vinh cây gáo là “cây kỳ tích”, bởi những tiềm lực cực lớn của nó trong việc gây rừng nhân tạo mọc nhanh.

Gáo có tên khoa học là Anthocephalus chinensis (Lam) A. Rich.ex Walp., thuộc họ Rubiaceace, là cây gỗ thường xanh hoặc nửa rụng lá, thân cao tới 35 mét, đường kính ngang ngực tới trên 100 cm, thân tròn, thẳng đứng. Gáo có mặt ở các nước Việt Nam,Trung Quốc, Srilanka, Philipin, Ấn Độ, Indonexia, Mianma, Thái Lan…

Phân bổ tự nhiên ở vùng 21o30 tới 22o30 vĩ bắc, 99o-108o kinh đông. Ở Việt Nam, Trung Quốc, thường gặp cây gáo ở độ cao từ 450 đến 650 mét, rất hiếm thấy ở độ cao 850 đến 1.000 mét. Thông thường, gáo phân bổ ở vùng đất ẩm ướt các thung lũng. Gáo là cây rừng mưa, nửa rụng lá của vùng nhiệt đới, nam á nhiệt đới, tập trung phân bổ ở vùng có nhiệt độ không khí bình quân năm 20-24oC, nhiệt độ tối cao cực trị 40oC, tối thấp cực trị 4oC, lượng mưa bình quân 1.200-2.000 mm, không có sương giá, gáo rất dễ bị sương muối gây hại…Cây gáo sinh trưởng nhanh, sau 10 năm đã thành cây gỗ lớn. Theo Viện khoa học Lâm nghiệp Quảng Tây (Trung Quốc), cây gáo 30 năm tuổi có đường kính ngang ngực 46,3 cm, cao 22,7 mét. Còn ở Thái Lan, cây gáo 6 tuổi có chu vi thân (đo cách mặt đất 1 mét) đạt tới 197 cm. Trong 1 đến 5 năm đầu, cây vươn cao rất nhanh, lượng tăng trưởng bình quân năm từ 3 đến 3,5 mét, trong 3 đến 10 năm là thời kỳ lớn về thân, lượng tăng trưởng bình quân năm của đường kính từ 3 đến 4 cm. Lượng sinh trưởng luỹ kế về gỗ sau 50 năm vẫn chưa bước vào thời kỳ cao điểm, chứng tỏ cây gáo, sinh trưởng ở giai đoạn sau vẫn lớn. Vì có sức mọc nhanh đến kỳ lạ, nên cây gáo có triển vọng rất lớn. Nếu thâm canh cao, thì chỉ sau 5 đến 8 năm gỗ lớn.

Gáo có thân thẳng đứng, gỗ vàng nhạt kết cấu đều, sợi gỗ thô và dài, không có mùi vị dị biệt, gỗ khô nhanh, không dễ nứt nên chế biến rất dễ, tính năng bám sơn tốt. Tính năng lực học của gỗ gáo thuộc loại trung bình, các tiêu chí chất lượng của gỗ gáo tương đương với gỗ sa mộc. Tuy có nhược điểm là tính chịu lực hơi kém, ngâm nước dễ đổi màu, ở vùng nhiệt đới dễ bị mối mọt (có thể dùng thuốc để xử lý), gỗ gáo vẫn được dùng để sản xuất đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, thùng xe, trang trí kiến trúc, là nguyên liệu rất tốt để làm ván sợi nhân tạo, ván MDF, bột giấy… Vỏ gáo, rễ gáo có thể làm thuốc, lá gáo có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi. Với đặc tính thân cao, lá to, tán đứng cao vút, bề thế, gáo còn là một loại cây quý trong công viên, lâm viên…

Gáo có thể trồng ở khắp nơi: ven đường, góc vườn, ngõ, ven ao hồ, ven sông ven suối, cạnh đình chùa, đồi… Do không trồng thành rừng dầy được, nên nó rất thích hợp cho những hộ gia đình ở các làng quê vùng đồng bằng sông Hồng và trung du, tuy không nhiều diện tích đất nhưng vẫn có thể trồng. Theo ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, thì hiện nay, mỗi năm ta phải nhập khẩu tới 4 triệu m3 gỗ mới đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước.

Nếu mỗi hộ gia đình ở đồng bằng sông Hồng và trung du chỉ cần trồng bình quân 10 cây gáo thôi, thì chỉ sau 5 đến 8 năm nữa, mỗi hộ dân sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ gỗ gáo, còn nước ta sẽ có hàng trăm triệu m3 gỗ. Hiện tại, trường đại học Thành Tây đã nhập giống gáo từ nước ngoài, sau khi tuyển chọn, đặt tên là Gáo Thành Tây, và hiện giống gáo này đã được trồng ở một số tỉnh như Bắc Giang, Nghệ An… Trường cũng đang dự kiến trồng rộng rãi ở các hộ gia đình vùng đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc bộ.



Bao Nong Nghiep Viet Nam
 


Back
Top