Cách ủ men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

  • Thread starter hocnuoitom
  • Ngày gửi
Mình có đọc bài viết của bác Tám Lúa trên diễn đàn có nhắc đến việc "ủ" men vi sinh để dùng trong ao nuôi tôm. Mình đã thử ủ nhưng không thành công,có thể do cách cho "ăn" không đúng liều lượng :D cho nên có mùi hôi khó chụi. Hiệu quả của phương pháp này tới đâu? Trên đây có bác nào từng ủ men và sử dụng có hiệu quả làm ơn chia sẻ kinh nghiệm với (có hướng dẫn cụ thể luôn nhé ::p). Trong thời buổi mà giá cả tăng cao thì giảm chi phí được đồng nào hay đồng ấy mà.

Em xin cảm ơn trước!!
 


Anh snakevn đu theo bác Tám thì chỉ có hụt hơi :cool:. Sáng nay mệt mệt mún bệnh nhưng thấy các bác bàn tán sôi nổi quá nên cũng đu dây điện theo 1 nhát.

Hình như chúng ta đang nhắc đến "tư duy" "quy trình sản xuất". Tuy ko ăn nhập lắm đến Kỹ thuật nhưng đây cũng là vđ thuộc lao động sx.
***Cho đến giờ phút nầy, dù cho Tám Lúa có hành văn ...v...v...thì chưa có 1 ai thấu hiểu, thu thập được những gì Tám Lúa nói từ 2007 đến giờ ...tại vì Tám Lúa dùng văn phong chữi rũa mấy tên Ts cùi bắp cho nên các bác không hiểu nội dung, kỉ thuật bài viết của Tám Lúa chăng?
Bác đã nhìn ra được vấn đề! Vấn đề bác nhắc từ năm nảo năm nào mà đến giờ cũng không ai hiểu bác muốn nhắc đến nội dung thể là thế nào?

Thầy dạy trò không hiểu, trước mắt là lỗi của thầy! Người viết sách mà người đọc ko tiếp thu được, là lỗi của người viết trước tiên (Đạo văn của Tôn Tử :2cat:)

Chửi hay không chửi đó chưa phải là vấn đề! Gần đây, qua 2 topic "ủ men VSV" đến "9 lần... 9 lần trắng tay... " với hàng chục bài comment, tôi chỉ mới túm gọn đc vài dòng với 2 ý chính (chắc các bác cũng xem wa rồi)

Sử dụng vd liên tưởng là cách hay. Nhưng bác Tám liên tưởng từ Dược sĩ đến phi hành gia, từ anh nông dân mù chữ đến Sing thì... khổ cho chúng cháu wá ạ :blink:
Nghiên cứu và ứng dụng thực hành là 2 phân ngành khác nhau như Chó với Mèo.
Có một số bác trong 4rum vẫn nghĩ như vậy- Ko chỉ là bác Tám Lúa ko thôi đâu!
Tôi lại nghĩ khác! Lý thuyết & thực hành là 2 chuyện đi song song, xoay vòng tiếp nối nhau. Không có thực hành thì ko có lý thuyết (cái để viết, để nói ra). Không có lý thuyết thì ko có cơ sở để thực hành.

- Các bạn nghĩ gì về cầu Cần Thơ bị sập?
- Các bạn nghĩ gì về nhà 5 tấm bị sập?
- Các bạn nghĩ gì về mỏ đá Lèn Cờ bị sập?
- 9 lần cải tạo ao bằng clorine , phơi nắng 2-3tháng, thả tôm 9 lần đều trắng tay?
- Mô hình Nuôitôm + trồng Lúa (Cà Mau) đều trúng, tại sao (Nguyên nhân lí do tại sao trúng)?
- Các bạn nghĩ gì về nghề nuôi trồng thuỷ sản con tôm, sau hơn 30 năm và đến nay dân gian vẫn dùng cụm từ "Nuôi tôm đánh bạc với ông trời ...cuốn sổ đỏ đội nón ra đi"?

Muôn đời các bác không thấu triệt, không hiểu được câu hỏi ...thì ngàn đời các bác cũng sẽ không có câu trả lời.

Thì ngàn đời các bác cũng không thể:

a) Xây dựng được TƯ DUY CẦU TIẾN
b) xây dựng được NỀN KHOA HỌC, KỶ THUẬT CAO
c) xây dựng được XÃ HỘI CỦA ĂN CỦA ĐỂ
d) XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO
Nói đề vấn đề rộng thì bác nói có ý nghĩa đấy! Nhưng chúng ta đang bàn về vấn ề nhỏ, vđ chuyên môn. Nên tạm chúng ta ko cần hiểu tại sao & như thế nào như trên và ngàn đời sau có hiểu ko?
Tốt hơn đặt ra vấn đề đơn giản: Tại sao A như vậy? Cách giải quyết cho A. Hết! Phong cách của bác thích đánh mạnh nhưng... đánh trật ! Đánh xoáy vào vấn đề chuyện môn. Giăng giăng vơi vơi, ứ ai lần đc :1^:

Như anh KTD đã từng comment hôm wa, bác Tám có thời gian thì kể chuyện bên ấy hay hơn!
Chính xác, nếu bác thích nghề nuôi tôm thì post hình ảnh-video thử ao hồ nuôi ở bên Mỹ cho mọi ng cùng xem, nâng cao tầng nhìn vươn cao tầm với ?

Tư duy của các bác cứ nghĩ rằng:
....
Ở điểm này, về mặt câu từ, về cách lịch sự giao tiếp giữa con người thì ... Không được!
Các bác ở đây là ai? là những ng đã reply vào topic này, những ng đã đọc... trong box Thủy Sản hay cả Agri.... cả VN ?
Nếu vậy thì cực kỳ võ đoán, cực kỳ thiếu cân nhắc. Nếu nói như cái ý mà bác đã từng tạo topic "Trả lại nick Liemtran308 và BQT công khai xin lỗi..." trong box thắc mắc góp ý thì bác phải:
Xin lỗi "các bác", xin lỗi chúng tôi những người đang hứng chịu thay cho "các TS ngu dốt" "những kẻ dùng lá chắn" và... ..., xin lỗi các bác toàn diễn đàn.... toàn thể VN (Xin lỗi vì từ "các bác" rộng quá)

Uhm, trả lòng ra cho bác Tám hiểu vì sao ... bác viết mãi mấy năm nay mà ko ai hiểu gì! Nó là zậy đó :D
Bác Tám khỏi cần công khai xin lỗi nhé! "Các bác" hiểu trong lòng là đc rồi!
Em đi uống thuốc đây! Điện giật tê tê rồi :blink:
Chúc mọi ng vui khỏe
 


sẵn mượn lời của bác Giang để mọi người thư giãn tí....
Lý thuyết & thực hành là 2 chuyện đi song song, xoay vòng tiếp nối nhau. Không có thực hành thì ko có lý thuyết (cái để viết, để nói ra). Không có lý thuyết thì ko có cơ sở để thực hành.
theo mọi người thì lý thuyết có trước rồi sinh ra thực hành hay nhờ thực hành mà sinh ra lý thuyết ấy nhỉ....????
 
Nhà toán học nổi tiếng Decartes đã từng nói với nhà vật lý Robert Boyles 1 câu nói như sau:" Kết quả thực nghiệm của anh sẽ là gì nếu thiếu đi sự suy xét của lý trí ". Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi của bạn exciter.

@thuy-canh: xin lỗi vì đã cắt ngang chủ đề thủy canh- thủy sản của bác. Nhưng bác hãy thong thả cho snakevn đánh hết ván cờ này với bác liemtran308 nhé!
 
Last edited by a moderator:
Không sao đâu bạn snake. Tui lúc nầy có nhiều việc riêng quá, "hẹn" với bạn vụ "cây/cá" vào 1 thời-gian dài sau nầy. Vậy sân rộng, xin mời bạn với anh Tám!
Thân.
 
các bác tranh cải tụi tui cũng có nhiều cái lợi (ngư ông...)
nhưng trao đổi hòa khí,học hỏi vẩn vui hơn.
sau khi mệt nhọc với công việc,lên đây vừa chơi vừa học,các bác để ý xem hôm nào tranh luận sẻ vui hơn tranh cải...
công việc sẻ trôi trải hơn. tôi lại "càm ràm" nữa rồi.
thân
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng !
 
có bác nào có tài liệu về ứng dụng của vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản cho em xin với em đang lám bài tập nhưng không có tài liệu nào hết cấc bác ơi
 
có bác nào có tài liệu về ứng dụng của vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản cho em xin với em đang lám bài tập nhưng không có tài liệu nào hết cấc bác ơi

nếu chỉ làm bài tập thôi bạn vào xem trang nầy xem có giúp gì cho bạn không ?

-
Trước những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các mặt hàng thực phẩm thủy sản là “An toàn - Chất lượng” nên đòi hỏi người nuôi phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho các mô hình nuôi của mình để hạn chế bệnh phát sinh. Đây cũng là một biện pháp nhằm hạn chế dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh cấm sử dụng trong sản phẩm thủy sản vượt quá giới hạn cho phép theo các quy định của thị trường quốc tế.

Nếu tôm cá nuôi không bị bệnh, tất nhiên người nuôi sẽ không sử dụng thuốc để điều trị thì các sản phẩm thủy sản sẽ có cơ hội đáp ứng được yêu cầu về “ An toàn-Chất lượng”.

Một trong những biện pháp cần được khuyến cáo trong việc phòng ngừa bệnh trong các ao nuôi thủy sản là sử dụng các chế phẩm sinh học (CPSH) để cải thiện chất lượng nước nhằm nâng cao khả năng phòng bệnh tôm. CPSH là những sản phẩm có chứa một vài các nhóm vi sinh vật (là những loài vi khuẩn sống có lợi) như nhóm: Bacillus sp., Lactobacillus sp., Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., Clostridium sp..

Ngoài ra, trong thành phần của một số CPSH có chứa các Enzyme (men vi sinh) như Protease, Lipase, Amylase …có công dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu tốt thức ăn để trộn vào thức ăn cho cá. Các CPSH được sản xuất ở 3 dạng: Dạng viên, dạng bột và dạng nước.

* Tác dụng của CPSH

Khi đưa CPSH vào môi trường nước ao, các vi sinh vật có lợi sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh trong môi trường nước. Sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi sẽ có tác dụng cho các ao nuôi thủy sản như:

1. Phân hủy các chất hữu cơ trong nước (chất hữu cơ là một trong nhiều nguyên nhân làm môi trường nước bị ô nhiễm), hấp thu xác tảo chết và làm giảm sự gia tăng của lớp bùn đáy.

2. Giảm các độc tố trong môi trường nước (do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh) , do đó sẽ làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm cá phát triển tốt.

3. Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm cá (do kích thích tôm, cá sản sinh ra kháng thể).

4. Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại (do các loài vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi sinh vật có hại). Trong môi trường nước, nếu vi sinh vật có lợi phát triển nhiều sẽ kìm hãm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển để gây bệnh cho tôm cá.

5. Giúp ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước do CPSH hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển nhiều, do đó sẽ giảm chi phí thay nước. Đồng thời CPSH còn có tác dụng gián tiếp làm tăng oxy hòa tan trong nước, giúp tôm cá đủ oxy để thở, do đó tôm cá sẽ khỏe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn.

Ngoài ra, một số CPSH còn được sử dụng trong trường hợp trộn vào thức ăn để nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của cơ thể tôm cá, làm giảm hệ số thức ăn và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm cá.

Do đó, sử dụng CPSH sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mô hình nuôi thủy sản như:

- Làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn).

- Tôm cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi.

- Tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất do tôm cá nuôi ít bị hao hụt.

- Giảm chi phí thay nước.

- Giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong việc điều trị bệnh.

* Vài lưu ý khi sử dụng các loại CPSH:

Các CPSH đều có tác dụng chính là phòng bệnh cho tôm cá, cho nên cần phải sử dụng càng sớm càng tốt để phát huy tốt hiệu quả phòng bệnh. Có thể sử dụng CPSH ngay sau quá trình cải tạo ao vì trong quá trình cải tạo ao, diệt tạp thì hầu như các vi sinh vật (kể cả vi sinh vật có lợi và có hại) đều bị tiêu diệt. Do đó, trước khi thả giống vào ao nuôi cần phải đưa CPSH vào nước ao để phục hồi sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao (đặc biệt là những ao ương tôm cá giống).

Khi sử dụng các loại CPSH, ngoài việc xem trong thành phần có chứa các nhóm vi sinh (vi khuẩn có lợi) hay không, người sử dụng cần xem kỹ các công dụng và hướng dẫn sử dụng (có in ở ngoài bao bì) để tùy trường hợp cụ thể của ao nuôi tôm cá mà sử dụng đúng theo công dụng và hướng dẫn để sử dụng CPSH đạt được hiệu quả cao.

Không sử dụng CPSH cùng lúc với các loại hóa chất và kháng sinh, vì kháng sinh và hóa chất sẽ làm chết các nhóm vi sinh của các CPSH, do đó việc sử dụng CPSH sẽ không có hiệu quả.

Nếu đã sử dụng các loại hóa chất (ví dụ như: thuốc tím, phèn xanh, BKC …) tạt vào ao nuôi thì khoảng 2-3 ngày sau nên sử dụng CPSH để khôi phục lại các nhóm vi sinh vật có lợi trong nước để cải thiện chất lượng nước và hạn chế ô nhiễm môi trường, vì khi đưa hóa chất vào nước ao sẽ làm tảo chết, mà vai trò của tảo trong nước rất quan trọng (nhưng tảo phải phát triển ở mức độ vừa phải) do tảo hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước sẽ giúp cho môi trường nước được “sạch” hơn.

Nếu đã sử dụng kháng sinh (trong trường hợp cho ăn thuốc để điều trị bệnh) thì sau khi ngưng sử dụng kháng sinh nên sử dụng các loại CPSH (có công dụng hỗ trợ tiêu hóa) hoặc các loại men vi sinh trộn vào thức ăn cho cá để khôi phục lại hệ men đường ruột. Nguyên nhân là thuốc kháng sinh đã làm chết hệ men đường ruột trong hệ tiêu hóa của cá nên sau khi sử dụng kháng sinh cá sẽ có hiện tượng yếu ăn, chậm lớn do kém hấp thụ thức ăn vì trong bộ máy tiêu hóa thiếu các loại men vi sinh để giúp các hấp thu tốt thức ăn.

Cần lưu ý đến điều kiện bảo quản các CPSH ở các nơi cung ứng vì nếu để CPSH ở nơi có ánh nắng trực tiếp thì sẽ làm chết các nhóm vi sinh vật có lợi trong CPSH, do đó việc sử dụng CPSH sẽ không còn tác dụng.

Sử dụng chế phẩm sinh học trong qui trình nuôi thủy sản được xem là một tiến bộ khoa học-kỹ thuật, có ý nghĩa sâu xa là tạo ra sự an toàn về môi trường cũng như trong thực phẩm cho người tiêu dùng, nhằm giúp cho nghề nuôi tôm, cá phát triển ổn định và bền vững.

Do đó việc cải thiện chất lượng nước bằng CPSH để phòng bệnh cho tôm cá là một việc làm thiết thực cần được khuyến cáo để áp dụng trong thời gian tới nhằm giúp cho các sản phẩm thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo mục tiêu của ngành thủy sản đã đề ra.
 

và còn đây nữa nè !
XỬ DỤNG MEN VI SINH TRONG NUÔI THỦY SẢN
[20 - Jul - 2007 ::: buiviethung]
news_s742.jpg


Sử dụng chế phẩm sinh học (men vi sinh) trong nuôi trồng thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiển về khía cạnh bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng men vi sinh, người nuôi cần tham khảo một số vấn đề liên quan sau đây.

[http://agriviet.com]
Hai thành phần chủ yếu của men vi sinh là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi được phân lập từ nhiều nơi khác nhau như trong đất, trong nước biển, trong rác. Chúng gồm các loài như Bacillus sp (ba-xi-lut), Nitrosomonas (ni-trô -sô-mô-nat), Nitrobacter (ni-trô-bat-te)…Chất dinh dưỡng là các loại đường, muối canxi, muối magie…
Về hình thức, men vi sinh có 02 dạng, dạng nước và dạng bột (hay dạng viên). Thông thường, dạng bột có mật số vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước. Về chủng loại, men vi sinh có 02 loại, loại dùng để xử lý môi trường (loài vi khuẩn chủ yếu là Bacillus sp) và loại trộn vào thức ăn cho tôm cá (loài vi khuẩn chủ yếu là Lactobacillus (lac-tô-ba-xi-lut).
Các lợi ích mang lại khi sử dụng men vi sinh gồm một hay nhiều điều sau đây: (1) Làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm cá. (2) Nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng tôm cá nuôi. (3) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi trồng thuỷ sản gây nên. (4) Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
Các lợi ích đạt được như trên là do hoạt động tích cực của vi khuẩn qua một hay nhiều cơ chế tác động như sau: (1) Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng và nơi bám với các loài vi khuẩn có hại và tảo độc. (2) Chuyển hoá các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo, cặn bã thành CO2 và nước; chuyển các chất độc hại như NH 3, NO2- thành các chất không độc như NO3-, NH4+. (3) Hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp chuyển hoá hiệu quả thức ăn. (4) Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme hay hoá chất để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh và tảo độc.
Để men vi sinh phát huy hiệu quả cao, người nuôi thủy sản phải tuân thủ theo một số nguỵên tắc sử dụng sau đây:
- Hoà loảng men vi sinh bằng nước trong ao nuôi, cho vào xô, thau, sau đó sục khí 4 -5 giờ đến khi men có mùi chua hay pH giảm thì tiến hành đem bón.
- Định kỳ sử dụng trong suốt quá trình nuôi, thông thường, từ 7 -10 ngày sử dụng một lần đối với loại xử lý môi trường và luân phiên sử dụng 5 ngày, sau đó ngưng 5 ngày đối với loại trộn vào thức ăn. Lần đầu tiên sử dụng cùng lúc với bón phân gây màu nước hay khi nước đã lên màu.
- Liều lượng sử dụng phải theo đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất.
- Khi môi trường ao nuôi có dấu hiệu hay đang suy giảm chất lượng như hàm lượng khí độc cao (NH3, H2S, NO2…), nước nhiều cặn bã, nước phát sáng thì men vi sinh được sử dụng sớm hơn so với bình thường với liều lượng tăng gấp 2 lần so với yêu cầu.
- Không được sử dụng men vi sinh cùng với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như BKC, thuốc tím, Chlorine, Iodine, kháng sinh. Đồng thời, không được sử dụng men vi sinh khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước hay trong cơ thể tôm cá nuôi.
- Để men vi sinh cho hiệu quả sử dụng cao hơn, người nuôi nên lấy nước tốt vào ao và trước khi bón men vi sinh cần cải thiện môi trường ao nuôi qua các biện pháp như thay nước, bón vôi nâng pH lên 7,5 – 8,5, bón Dolomite nâng cao độ kiềm…
Men vi sinh sẽ có hiệu quả sau khi sử dụng khoảng 2 – 4 ngày, thể hiện qua màu nước và các chỉ tiêu môi trường khác khi đo đạt.
Ths. Nguyễn Thành Phước
 
Anh em nuôi thủy sản, xem xong nhớ cố gắng làm theo, ủ con vi sinh nầy biết đâu mình được con bự sinh khác, đổ xuống ao hỏng chừng nó biến gien nuôi mau lớn bán có tiền nhiều hơn tôm lợi nhuận to, thắng lớn.
 
Cách ủ men của bác Tám lúc trước mình tìm trên diễn đàn, là công khai chứ chẳng có gì bí mật mà phải giấu diếm cả. Nhưng sau này tìm lại không thấy nên mình có mail xin bac Tám và bác Tám cũng đã gửi cho mình bài viết đó nhưng chỉ là giới thiệu sơ qua thôi. Không có công thức hay liều lượng tham khảo nào cả (cho nên có thể mình là không đúng liều lượng cho nên con vs không sinh sôi nảy nở được). Mình tạo topic này không phải để tố cáo hay chê bay gì cách này cả mà là để hỏi xem mọi người có ai từng ủ men hiệu quả thì chia sẻ với mọi người.

Chào!

Giờ đọc lại thấy tên này láo cá thật, cách ủ men vi sinh của Tám Lúa là BÍ KÍP, mà la bí kíp thì post trên diễn đàn hồi nào.

Bí kíp cho tên này rồi mà tên này làm không đúng còn riêu rao trên diễn đàn.

Bí kíp là gì, là luật bất thành văn ...khi mà được truyền cho thì không bao giờ đem đi truyền cho người khác ...hoặc phanh phui thanh thiên bạch nhật.

Trước nhất tại sao không hỏi chủ nhân của bí kíp "tại sao không thành công", khi mà chủ nhân của bí kíp trả lời không được thì lúc đó mới có quyền công khai trên diễn đàn ...đây là loại người trở mặt thối tha nhất trần gian.

Đây là kẻ ăn cháo đá bát.
 
Tôi đã đọc tất cả các bài viết từ đầu tới giờ . hay cho các bác Tám Lúa, anh snakevn,... biến cái topic này thành nơi để hai người chửi nhau một cách có học thức, còn về vấn đề men vi sinh thì sao, sao không tranh luận, nói để cho ACE thuy_canh, maquemau,... hiểu biết và ứng dụng tốt nhất trong công việc nuôi trồng thủy sản của họ hơn đi.
Đừng có đánh đấm, chửi vả nhau nữa đi, để cho cái topic này đúng với " cách ủ men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản" .!
Hãy giao lưu học hỏi để có cơ hội làm giàu !

Nếu ACE nào muốn thực nghiệm có hiệu quả tốt nhất thì cứ gọi cho anh duonghen để anh thực nghiệm cho biết rõ men vi sinh có lợi cho vật nuôi và môi trường như thế nào ?
 
Last edited by a moderator:
Cái topic này tình cảnh hệt như trên 1 bàn nhậu: chuyện phiếm, đùa cợt, châm chọc, chỉ trích, khích bác, bôi nhọ và ...chửi thề. Cái chủ đề chính thì chẳng ai nói tới, ai mở miệng hỏi là bị chửi. Thôi thì snakevn có vài lời với 2 bạn lóng983 và hocnuoitom, mong rằng 2 bạn có được chút hỗ trợ gì đó về mặt kiến thức để tự mình giải đáp bài toán mà các bạn đang vấp phải.

@long1983: bạn xem trên gói men vi sinh có hướng dẫn pha 1 kg MVS/ 2lit nước là chính xác hay chưa? Bạn xem kỹ lại như thế nào nhé chứ con số đó thì hơi "ngặt" vì bạn phải biết rằng gói men vi sinh bạn mua dưới dạng bột đó có chứa các chủng vi sinh vật có lợi được gắn trên các chất mang. VSV có kích thước rất nhỏ mà mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy nên bạn sẽ không biết được số lượng các VSV trong đó là bao nhiêu đâu? Khi pha vào nước và thực hiện quá trình lên men ( có sục khí vì đa số các VSV trong men vi sinh dùng trong thủy sản đều thuộc loại hiếu khí) thì VSV sẽ sinh trưởng và tăng số lượng lên theo cấp số nhân , có thể lên đến con số hàng triệu nên việc dùng 1 thể tích 2 lít nước có thể sẽ hạn chế sự sinh trưởng này. Theo snakevn, tốt hơn hết bạn cứ dùng nước dư ra vì nước có dư cũng chẳng ảnh hưởng gì nhưng nếu thiếu thì sẽ kềm hãm quá trình sinh sản cua VSV. Trường hợp này thì thừa vẫn tốt hơn thiếu bạn nhé !

Tiếp tục bàn tới vấn đề bạn thắc mắc là trên gói men vi sinh hướng dẫn định kỳ 15 ngày sử dụng 1 lần. Xin thưa với bạn là cái đó không có sai đâu nhưng…hoàn toàn không chính xác. VSV có tuổi thọ rất ngắn bạn long1983 ah. Có nhiều chủng loại tuổi thọ có thể tính bằng phút đấy. Tuy nhiên ông Trời cũng rất công bằng khi ban hành “Luật Bù Trừ”. Chết sớm thì sẽ đẻ sớm và dễ đẻ. Vì vậy con số 15 ngày trên nhãn của nhà sản xuất không sai vì họ tính cho bạn là với số lượng VSV gốc như thế thì sẽ sản sinh ra 1 lượng VSV đủ dùng trong 15 ngày , tuy nhiên vì họ mang tính chất kinh doanh nên cũng chỉ đưa ra được 1 con số chung chung đúng cho phòng thí nghiệm chứ trong thực tế thì do môi trường ao nuôi ở mỗi nơi mỗi khác ( mức độ ô nhiễm, độ mặn, nhiệt độ…) nên các VSV sẽ sinh sản và tử vong với mức độ hoàn toàn khác nhau. Chưa kể đến việc các VSV có lợi này bị xung đột với hệ VSV bản địa nữa. Con số 15 ngày đó thông thường sẽ phải giảm đi rất nhiều trong thực tế. Và sẽ chẳng có ai có thể phỏng đoán được 1 con số chung nhất cho việc sử dụng định kỳ cho tấc cả các nơi trừ phi họ cho rằng phải đánh men 1lần/ngày. Cách tốt nhất là phải căn cứ vào mức độ ô nhiễm để đưa ra con số định kỳ cho phù hợp với ao nuôi của mình mà thôi.

Vậy căn cứ vào cái gì để phỏng đoán chu kỳ đánh men?
---------------
Ammonia (NH3), nitrite (NO2), H2S và nitrate (NO3) là các sản phẩm phát sinh trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ gồm chất thải của cá, xác cá chết và thức ăn thừa. Ba chất đầu rất độc đối với cá nên cần phải duy trì ở nồng độ rất thấp. Các VSV trong men vi sinh sẽ có nhiệm vụ phân giải các hợp chất hữu cơ như thức ăn thừa, phân tôm, xác chết của sinh vật trong ao…, làm cho đáy ao và chất lượng nước tốt hơn. Hạn chế được nguy cơ ô nhiễm hữu cơ. Vì vậy đánh giá mức độ của amonia và H2S trong ao nuôi sẽ quyết định chu kỳ sử dụng men vi sinh cho ao nuôi của nhà bạn. Việc đánh giá mức độ ô nhiễm của 2 chất này thì bạn hỏi thêm các cao thủ trong box thủy sản này nhé.

@hocnuoitom: cho snakevn hỏi bạn 2 câu trước khi trả lời bạn nhé?

- Bạn có coi quảng cáo của Heneiken có một căn hầm ở Thuỵ Sĩ có chứa một loại men, men A. Câu hỏi đặt ra là loại men đó là men gì, vì sao họ phải tốn tiền thuê riêng một két sắt bảo mật trong nhà băng đến như vậy?

- Tại sao các nhà máy bia hàng đầu của VN như bia SG, HN vẫn phải nhập men từ nước ngoài. Tại sao họ không dùng nó để nhân lên rồi dùng dần nhỉ, tội gì phải mua bao nhiêu tiền một ống giống. Giống này sử dụng được tối đa bao nhiêu lần trong các mẻ lên men bia, rượu (lên men bia thì thường được nhiều mẻ hơn)

Bạn cứ từ từ suy nghĩ rồi trả lời cho snakevn về 2 câu hỏi ấy nhé. Còn sau đây thì snakevn có 1 lời khuyên chân tình dành cho bạn là “đừng có ảo tưởng được sở hữu 1 bí kíp của ai đó về việc nhân giống men vi sinh” vì 2 lý do:
- Nếu “bí kíp” đó là có thật thì sẽ không bao giờ đến tay bạn vì đó là “con gà đẻ trứng vàng”. Không ai đem tặng bạn 1 kho tàng như thế đâu.
- Nếu ai đó tặng bạn thì nên xem lại lý do thứ nhất.

Viết về men vi sinh thì có thể sẽ phải viết rất dài và snakevn không có nhiều thời gian để làm chuyện đó. Thôi thì nói ngắn gọn cho bạn dễ hiểu như thế này: men vi sinh hiện nay dùng trong thủy sản không phải là chỉ có 1 chủng loại VSV duy nhất. Thông thường các chế phẩm vi sinh hiện nay được tạo nên từ 3 thành phần:

Thành phần I: là các chủng VK có lợi, có thể tham gia sử dụng và phân hủy các hợp chất hữu cơ (HCHC) như: Bacillus sp., Nitrobacter sp., Nitrosomonas sp., Clostridium sp. , Cellulomonas sp. , Lactobacillus sp. , Streptococcus sp. , Sacharomyces sp. , …

Thành phần II: các loại enzyme hữu cơ, xúc tác cho quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…

Thành phần III: các chất dinh dưỡng sinh học để kích hoạt sinh trưởng ban đầu của hệ vi khuẩn có lợi.

Một số ít CPVS chỉ có hỗn hợp một số enzyme như Protease, Lypase, Amyllase, Chitinnase…
Từ thành phần trên ta có thể thấy rằng việc nuôi cấy toàn bộ các chủng VSV trong gói men vi sinh không phải là chuyện đơn giản. Môi trường nuôi cấy đó chính là bí mật công nghệ mà không dễ gì thực hiện được với chi phí thấp như bạn mong muốn đâu. Snakevn có đọc ở đâu đó trong box thủy sản này rằng có người dùng mật rỉ + bột đậu nành để tạo môi trường nuôi cấy cho men vi sinh ở dưới ao nhưng điều đó không thể duy trì sự sinh sản của các VSV trên lâu dài được bạn àh. Nếu bạn chú ý kỹ thì trong thành phần của gói men vi sinh có cả các enzym chính là các chất xúc tác để phân hủy các HCHC phức tạp thành đơn giản và từ đó các VSV sẽ tham gia quá trình phân giải các HCHC đơn giản này. Vậy với mật rỉ và bột đậu nành thì cho dù bạn có sục khí oxy đến 80 đời cũng không tạo ra được các enzym như đã nêu trên. Lúc này cái men bạn ủ ra vẫn sẽ không có tác dụng tốt bằng gói men BZT của tụi Mỹ. Chưa kể là trong quá trình bạn ủ như thế sẽ có 1 sớ VSV lạ xâm nhập vào và thế là có cái mùi hôi như bạn đã từng làm. Vậy 1 lời khuyên chân tình là bạn nên phối hợp nhiều phương pháp như pp cơ lý ( lắng, lọc, thay nước, kiểm soát thức ăn thừa…) với việc sử dụng men vi sinh nhằm hạn chế bớt giá thành chứ đừng quá ảo vọng về 1 “bí kíp” nào đó. Khi nào có dịp snakevn sẽ tiếp tục quay lại bàn sâu với bạn hơn về con men vi sinh này nhé. Bạn cố gắng tìm hiểu đi, hiện nay có rất nhiều người học về cong nghệ sinh học và họ hiểu khá sâu về VSV . Chúc bạn thành công trong việc nuôi tôm.

Snakevn viết comment này khá vội và không có thời gian xem lại nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót. Mong rằng có ai đó thấy sai sót thì giúp snakevn hoàn chỉnh comment này.
Đọc mãi mới thấy bài này hay. Like bác và tinh thần. Chủ đề đc đưa ra là ai đã thử ủ men vi sinh mà trả thấy ai nói gì toàn chuyện hok đâu. Thật tào lao, biết thì chia sẻ hok muốn chia sẻ thì đừng tào lao. Đọc nhức hết cả mắt và CHÚA GHÉT bọn giấu nghề. Chả có tinh thần dân tộc cũng như tạo phúc đức. Thân!
 


Back
Top