Cải tạo đất từ tro thảo mộc và đất hun khói

  • Thread starter motnua
  • Ngày gửi
Hằng năm, cây trồng hút đi một lượng lớn chất dinh dưỡng của đất. Bón phân hợp lý là biện pháp bồi hoàn độ màu mỡ cho đất vườn và cải tạo đất. Có thể sử dụng tro thảo mộc và đất hun khói, vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng đất rất tốt, lại dễ làm, giá thành rẻ.

Tro thảo mộc

Tro thảo mộc là loại dinh dưỡng từ khoáng chất như cacbonat kali, vôi, lân và các nguyên tố sắt, magie, Bo, mangan, kẽm, lưu huỳnh... ngoài tác dụng cung cấp khoáng chất, tro, còn có tính kiềm có thể khử chua đất. Một tấn tro khử chua tương đương 300kg vôi bột. Hàm lượng các chất khoáng trong tro thảo mộc như sau: K2O từ 5,9-12,4%; P2O5 từ 3,1-3,4%; CaO từ 22,1-25,2%. Các chất dễ tan trong nước của tro là cacbonat và sunfat kali, tan đến 90%, lân cũng thuộc loại dễ tan.

Tro rất phù hợp với cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, rau màu. Có thể dùng tro để bón lót, bón thúc hoặc vãi tro trên lá. Ngoài tác dụng cho năng suất cao, tro còn làm cứng cây và tăng sức chống chịu sâu bệnh.

Tro dễ kiếm, dễ làm và có thể tích trữ bằng cách quây kín tránh gió lùa. Cũng có thể ủ tro với phân chuồng hoặc nước giải nhưng phải đậy kín tránh bay mất đạm.

Không nên trộn tro với các phân đạm hoá học để tránh đạm bay hơi.

Đất hun khói

Đây là loại phân bón được sản xuất bằng cách dùng củi khô, rơm, cỏ có lẫn đất rẫy ở ven đường, bãi chăn thả trâu bò hoặc khai thác ở những vạt đồi, gò bỏ trống, đất được hun nóng ở nhiệt độ từ 150-200oC và thiếu ô-xy.

Vun đất lẫn cỏ, rơm rác thành đống to rồi đốt lửa cho bén để âm ỉ như đống rấm chỉ có khói, không cho bốc lửa.

Đất sau khi hun khói, các nguyên tố như K, P do keo đất hấp thụ sẽ được giải phóng biến thành chất cho cây dễ hút cùng với K và P dễ tiêu có ở tro của cây cỏ rơm rạ, củi khô đốt theo làm tăng lượng chất dinh dưỡng cho đất vườn.

Đất hun khói có màu đậm, tăng tính hấp thụ nhiệt, tăng độ xốp, giảm độ dẻo. Khi bón đất hun vào vườn đồi, sẽ có tác dụng cải thiên lý tính, làm tăng khả năng hấp thụ của đất. Đất hun nóng từ 250 - 300oC, khả năng hấp thụ đạm tăng gấp đôi.

Những nơi không có đất bãi cỏ ven đường, ven đồi, có thể sử dụng các loại đất lòng mương, lòng ao, hồ hoặc đất có độ cơ giới nặng có chứa nhiều chất hữu cơ để hun khói. Đào hố sâu 25-30cm, rồi lót cành khô, rơm cỏ phía dưới, chất đất lên cao 50cm, đường kính 50cm, đốt lửa vừa phải, chỉ có khói mà không thấy lửa, âm ỉ hun nóng từ 4-5 giờ.

Nguồn phân bón từ tro thảo mộc và đất hun khói này vừa dễ làm vừa có sẵn, có thể thay thế được một lượng phân bón đắt tiền mà chất lượng cải tạo đất không thua kém.
 


Cám ơn bạn. Vậy xin hỏi:
- Bạn có hiểu cách làm trấu ở trên?
- Riêng bạn, bạn nghĩ thế nào? Khi cần trấu để trồng, bạn nghĩ có nên hun khói không?
Cám ơn bạn.
Trả lời không chuẩn , có thể chỉ 20 % thôi nhé !
Cháu cũng không hiểu nhiều lắm với cách làm trấu trên trang ấy nhưng có thể là họ làm thế cho nhanh để tạo nên một chất độn cho đất . Nhưng cháu nghĩ nên bỏ than trấu vào bao rồi thả xuống sông cho chìm vài ngày rồi đem bón cho cây .

Riêng cháu thì cháu nghĩ là nhiều người làm và nhiều người công nhận tro trấu tốt cho đất và cây trồng thì cháu nghĩ là nó cũng có lợi và mình nên làm thử rồi bón cho cây để xem thế nào .
Nếu khi cần trấu để trồng mà nếu không tìm ra cách ủ men hay vi sinh gì đó để cho trấu tan ra trong đất nhanh hơn thì cháu sẽ chọn cách hun khói nhưng hun sơ sơ cho nó giòn ( dể vở ) và để cho nó sạch hơn thôi chứ hun cho nó đen thì cũng không cần thiết cho lắm .
Than trấu mà làm đen như thế thì vẫn có lợi nếu ta đào đất lên rồi rải một lớp than trấu dầy chừng 20cm ( than trấu và bả hửu cơ hay gì gì đó ) rồi lấp lại một lớp đất dầy chừng 30 cm để sau này khi ta tưới phân chuồng phía trên ( có men vi sinh , phân hóa học hay gì đó ) thì nó có thể thấm xuống lớp than trấu - lâu ngày sẽ tạo nên một lớp đất rất có lợi cho cây .
 


Cách này nó gần giống với cách đốt trấu theo đống cháy âm ỉ của nông dân, tuy nó có cải tiến một chút phần ống mồi nên nhanh hơn và đồng đều hơn. Đây một một kiểu cháy trong điều kiện thiếu Oxy nên sẽ sinh ra khi CO cực độc, không có lợi cho sức khỏe.
Ta nên học phương pháp làm than sinh học, nghĩa là cho trấu vào lò bịt kín lại và nung từ dưới bằng lửa. Cách này giống như trấu bị rang chín trong nồi nên không hay ít tạo ra khí độc.
Đúng. Đốt cháy sinh học thì tốt hơn đốt lửa.
Tuy vậy, đốt cháy sinh học cũng khá nóng, cũng
bốc hơi độc ra, và cũng phá hủy hết chất đạm
trong đống thải, làm nó không có tác dụng phân
bón nữa. Nó chỉ còn tác dụng cải tạo tính chất
cơ học của đất thôi, làm đất xốp lên.
Hun trấu cũng tốt lắm chứ. Cũng là đốt lửa,
nhưng không cháy hết, bón cho đất cũng làm
đất xốp, và có nhiều chất khoáng cần thiết
cho cây.
Đốt cháy sinh học ít tạo ra khí độc hơn trấu hun khói, bởi cách này là nung trấu chứ không phải là cháy âm ỉ như hun khói.

Than sinh học mục đích là cải tạo đất, tạo đất tơi xốp thoáng khí, giữ ẩm, giữ khoáng, tạo môi trường cho vi sinh vật cư trú và phát triển.
Trấu là vật liệu khó tiêu hủy, ít dưỡng chất nên chọn phương pháp hóa than là tốt hơn. Khi hóa than thì trấu có nhiều lổ nhỏ vi mô rất có ích cho cây trồng.
nếu ta đào đất lên rồi rải một lớp than trấu dầy chừng 20cm ( than trấu và bả hửu cơ hay gì gì đó ) rồi lấp lại một lớp đất dầy chừng 30 cm để sau này khi ta tưới phân chuồng phía trên ( có men vi sinh , phân hóa học hay gì đó ) thì nó có thể thấm xuống lớp than trấu - lâu ngày sẽ tạo nên một lớp đất rất có lợi cho cây .
Thế bạn định làm phân bằng than trấu à, làm thế gì cho lâu và ít hiệu quả. Thà lấy cỏ, thân cây mềm mà ủ phân cho nó nhanh và tốt hơn.
Than trấu mục đích làm đất cho tơi xốp thoáng khí nên phải trộn cùng với đất, chứ tách riêng như bạn thì có lợi ích gì.
Còn chuyện dùng vi sinh vật phân hủy than trấu thì theo tôi nghĩ là không đơn giản, bởi than trấu có vỏ tanin rất khó phân hủy và có phân hủy được thì chất lượng phân đó không tốt bằng dùng tân cỏ mềm làm phân.
 
Cám ơn bác @Thuy-canh đã hỏi thăm. Tôi năm nay ăn tết không ngon vì đàn heo nhà tôi bị dịch tiêu chảy cấp từ hôm mùng 2 tết... Thiệt hại một ít, nhưng mệt mỏi. Hôm nay còn ít con vẫn còn tiêu chảy :-(.
Bác @Thuy-canh bên ấy có tổ chức ăn tết không ?
Bác, đàn heo ô-kê rồi, nên bác gõ vào dòng ngắn gọn. Xin tui gởi lời tui chia sẻ với bác và bác gái.
Tết của tui, thì cũng có khác chút chút so với ngày thường, là con gái đem bánh chưng, bánh tét để "người bạn thân mến" của tui chưng lên bàn thờ 3 ngày Tết. Vậy thôi!
Thân.
Trả lời không chuẩn , có thể chỉ 20 % thôi nhé !
Cháu cũng không hiểu nhiều lắm với cách làm trấu trên trang ấy nhưng có thể là họ làm thế cho nhanh để tạo nên một chất độn cho đất . Nhưng cháu nghĩ nên bỏ than trấu vào bao rồi thả xuống sông cho chìm vài ngày rồi đem bón cho cây .

Riêng cháu thì cháu nghĩ là nhiều người làm và nhiều người công nhận tro trấu tốt cho đất và cây trồng thì cháu nghĩ là nó cũng có lợi và mình nên làm thử rồi bón cho cây để xem thế nào .
Nếu khi cần trấu để trồng mà nếu không tìm ra cách ủ men hay vi sinh gì đó để cho trấu tan ra trong đất nhanh hơn thì cháu sẽ chọn cách hun khói nhưng hun sơ sơ cho nó giòn ( dể vở ) và để cho nó sạch hơn thôi chứ hun cho nó đen thì cũng không cần thiết cho lắm .
Than trấu mà làm đen như thế thì vẫn có lợi nếu ta đào đất lên rồi rải một lớp than trấu dầy chừng 20cm ( than trấu và bả hửu cơ hay gì gì đó ) rồi lấp lại một lớp đất dầy chừng 30 cm để sau này khi ta tưới phân chuồng phía trên ( có men vi sinh , phân hóa học hay gì đó ) thì nó có thể thấm xuống lớp than trấu - lâu ngày sẽ tạo nên một lớp đất rất có lợi cho cây .
Bạn,
Tro trấu, nếu cần để trộn đất cho thoáng, thường dùng để pha đất ươn cây, chút thôi. Nhưng dân trồng thủy-canh và Aquaponics dùng trấu nhiều hơn là ương cây..
- Mà dùng trấu để ương cây, để trồng thủy-canh và Aquaponics thì đâu cần khói lửa gì? Dân thủy-canh làm hay hơn.
- Mà dùng khói/lửa... thì bạn xem lại cân-bằng C/N, để bạn sẽ không hun khói nữa, vẫn có trấu tốt để dùng.
 


Back
Top