Cải tạo đất từ tro thảo mộc và đất hun khói

  • Thread starter motnua
  • Ngày gửi
Hằng năm, cây trồng hút đi một lượng lớn chất dinh dưỡng của đất. Bón phân hợp lý là biện pháp bồi hoàn độ màu mỡ cho đất vườn và cải tạo đất. Có thể sử dụng tro thảo mộc và đất hun khói, vừa có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng đất rất tốt, lại dễ làm, giá thành rẻ.

Tro thảo mộc

Tro thảo mộc là loại dinh dưỡng từ khoáng chất như cacbonat kali, vôi, lân và các nguyên tố sắt, magie, Bo, mangan, kẽm, lưu huỳnh... ngoài tác dụng cung cấp khoáng chất, tro, còn có tính kiềm có thể khử chua đất. Một tấn tro khử chua tương đương 300kg vôi bột. Hàm lượng các chất khoáng trong tro thảo mộc như sau: K2O từ 5,9-12,4%; P2O5 từ 3,1-3,4%; CaO từ 22,1-25,2%. Các chất dễ tan trong nước của tro là cacbonat và sunfat kali, tan đến 90%, lân cũng thuộc loại dễ tan.

Tro rất phù hợp với cây trồng công nghiệp, cây ăn quả, rau màu. Có thể dùng tro để bón lót, bón thúc hoặc vãi tro trên lá. Ngoài tác dụng cho năng suất cao, tro còn làm cứng cây và tăng sức chống chịu sâu bệnh.

Tro dễ kiếm, dễ làm và có thể tích trữ bằng cách quây kín tránh gió lùa. Cũng có thể ủ tro với phân chuồng hoặc nước giải nhưng phải đậy kín tránh bay mất đạm.

Không nên trộn tro với các phân đạm hoá học để tránh đạm bay hơi.

Đất hun khói

Đây là loại phân bón được sản xuất bằng cách dùng củi khô, rơm, cỏ có lẫn đất rẫy ở ven đường, bãi chăn thả trâu bò hoặc khai thác ở những vạt đồi, gò bỏ trống, đất được hun nóng ở nhiệt độ từ 150-200oC và thiếu ô-xy.

Vun đất lẫn cỏ, rơm rác thành đống to rồi đốt lửa cho bén để âm ỉ như đống rấm chỉ có khói, không cho bốc lửa.

Đất sau khi hun khói, các nguyên tố như K, P do keo đất hấp thụ sẽ được giải phóng biến thành chất cho cây dễ hút cùng với K và P dễ tiêu có ở tro của cây cỏ rơm rạ, củi khô đốt theo làm tăng lượng chất dinh dưỡng cho đất vườn.

Đất hun khói có màu đậm, tăng tính hấp thụ nhiệt, tăng độ xốp, giảm độ dẻo. Khi bón đất hun vào vườn đồi, sẽ có tác dụng cải thiên lý tính, làm tăng khả năng hấp thụ của đất. Đất hun nóng từ 250 - 300oC, khả năng hấp thụ đạm tăng gấp đôi.

Những nơi không có đất bãi cỏ ven đường, ven đồi, có thể sử dụng các loại đất lòng mương, lòng ao, hồ hoặc đất có độ cơ giới nặng có chứa nhiều chất hữu cơ để hun khói. Đào hố sâu 25-30cm, rồi lót cành khô, rơm cỏ phía dưới, chất đất lên cao 50cm, đường kính 50cm, đốt lửa vừa phải, chỉ có khói mà không thấy lửa, âm ỉ hun nóng từ 4-5 giờ.

Nguồn phân bón từ tro thảo mộc và đất hun khói này vừa dễ làm vừa có sẵn, có thể thay thế được một lượng phân bón đắt tiền mà chất lượng cải tạo đất không thua kém.
 


Trời đất ơi! Tui không định góp ý với bạn, nhưng lỡ đọc bài trên, thì phải xin góp ý. Không góp ý thế nầy là có tội. Xin lỗi, bạn đừng buồn.
Tại Úc:
- Bất cứ ai, đốt rác, không chỉ ngoài đồng, mà chỉ ở sân vườn thôi, chỉ một nắm rác thôi, thì biết thân ngay! Nhẹ nhứt là 200 đô, nặng hơn là... gở lịch!
- Chánh-quyền đi thu gom rác mỗi tuần 1 lần. Đem về ủ, xong rồi thông-báo cho dân đến lấy về bón cây.
Chuyện hun khói, là không nên! Thà cứ để cho cháy bùng thì ra thán-khí CO2, có hại cho hiệu-ứng nhà kính trên bầu trời, nhưng nếu hun khói, thì không ra CO2, mà ra "cháy không trọn" CO chứ không phải CO2. CO là Carbon Monoxide, dùng để... tự-tử! (Như thi-sĩ Nguyễn Tất Nhiên).
 
Phản ứng
Trời đất ơi! Tui không định góp ý với bạn, nhưng lỡ đọc bài trên, thì phải xin góp ý. Không góp ý thế nầy là có tội. Xin lỗi, bạn đừng buồn.
Tại Úc:
- Bất cứ ai, đốt rác, không chỉ ngoài đồng, mà chỉ ở sân vườn thôi, chỉ một nắm rác thôi, thì biết thân ngay! Nhẹ nhứt là 200 đô, nặng hơn là... gở lịch!
- Chánh-quyền đi thu gom rác mỗi tuần 1 lần. Đem về ủ, xong rồi thông-báo cho dân đến lấy về bón cây.
Chuyện hun khói, là không nên! Thà cứ để cho cháy bùng thì ra thán-khí CO2, có hại cho hiệu-ứng nhà kính trên bầu trời, nhưng nếu hun khói, thì không ra CO2, mà ra "cháy không trọn" CO chứ không phải CO2. CO là Carbon Monoxide, dùng để... tự-tử! (Như thi-sĩ Nguyễn Tất Nhiên).
nào ra CO vậy cụ, chất khử đâu ra thế, ví dụ như đốt than thiếu oxi thì than (CO) là chất khử, củi cháy lá cháy có thiếu khí zời cũng không có CO
 
Thưa bác,
Vậy trong môi-trường đang sống có CO không bác?
Chất Khử là chất gì vậy bác?
Ví-dụ như đốt than thiếu oxi thì than (CO) là chất khử, thì khử như thế nào vậy bác?
Và, củi cháy lá cháy có thiếu khí zời cũng không có CO, vậy à bác? Tui lại nghĩ khác!
Kính bác.
 
nông dân Việt Nam hay có thói quen đốt rơm rạ để lấy tro và đốt trấu (âm ỉ) để lấy tro trấu, điều này là một cách làm không khoa học. Tro trấu cháy âm ỉ(vẫn tương tác với ôxy) sẽ sinh ra khí CO cực độc, không có lợi cho môi trường và sức khỏe con người.
Còn việc đốt rơm rạ lấy tro thì ít có ý nghĩa sinh thái, bởi lãng phí tài nguyên, tro sau khi đốt ít có giá trị sinh học, nó không khác đất đai là mấy. Có chăng chỉ là một cách dọn phế phụ phẩm cho nó nhanh, bởi nhiều quá dọn không hết.

Tôi được biết hiện nay có một phương pháp hay hơn đó tạo than sinh học trong lò đốt nhiệt phân. Tro trấu hay thực vật được ủ kín và bị nung nóng nên tạo nên cacbon rất có lợi cho đất đai, việc nung nóng không tạo ra khí độc bởi đây không phải là quá trình cháy thiếu khí.
 
Last edited by a moderator:
nông dân Việt Nam hay có thói quen đốt rơm rạ để lấy tro và đốt trấu(âm ỉ) để lấy tro trấu, điều này là một cách làm không khoa học. Tro trấu cháy âm ỉ(vẫn tương tác với ôxy) sẽ sinh ra khí CO cực độc, không có lợi cho môi trường và sức khỏe con người.
Còn việc đốt rơm rạ lấy tro thì ít có ý nghĩa sinh thái, bởi lãng phí tài nguyên, tro sau khi đốt ít có giá trị sinh học, nó không khác đất đai là mấy.

Tôi được biết hiện nay có một phương pháp hay hơn đó tạo than sinh học trong lò đốt nhiệt phân. Tro trấu hay thực vật do được ủ kín và bị nung nóng nên tạo nên cacbon rất có lợi cho đất đai, việc nung nóng không tạo ra khí độc bởi đây không phải là quá trình cháy thiếu khí.
Cám ơn bạn, chi-tiết nầy rất hay. Bà con nông-dân để cho kịp mùa vụ sau, bà con thường dùng cách đốt rơm rạ tại ruộng. Cách nầy hết sức tai hại. Bởi, nếu chúng trồng cây gì, sau khi thu-hoạch thì phải trả lại đất những thứ chúng ta lấy đi. Nhưng nếu chúng ta đốt, thì các chất vô-cơ (như kali, phốt-phát, magiê, sulfat... ) còn lại, nhưng carbon, đạm... thì bốc hơi. Mà mấy chất nầy đất rất cần để tạo chất mùn và đạm để làm cho đất phì-nhiêu.
Bạn nói về lò đốt nhiệt phân. Đó là cách tốt nhất để bồi-bổ cho đất. Bạn có thể dùng phương-pháp sinh-học đẽ "đốt sinh-học" nầy, bất cứ tại đâu, rất trong lành. Ước gì bà con nông-dân làm theo cách của bạn.
Thân.
 

Trời đất ơi! Tui không định góp ý với bạn, nhưng lỡ đọc bài trên, thì phải xin góp ý. Không góp ý thế nầy là có tội. Xin lỗi, bạn đừng buồn.
Tại Úc:
- Bất cứ ai, đốt rác, không chỉ ngoài đồng, mà chỉ ở sân vườn thôi, chỉ một nắm rác thôi, thì biết thân ngay! Nhẹ nhứt là 200 đô, nặng hơn là... gở lịch!
- Chánh-quyền đi thu gom rác mỗi tuần 1 lần. Đem về ủ, xong rồi thông-báo cho dân đến lấy về bón cây.
Chuyện hun khói, là không nên! Thà cứ để cho cháy bùng thì ra thán-khí CO2, có hại cho hiệu-ứng nhà kính trên bầu trời, nhưng nếu hun khói, thì không ra CO2, mà ra "cháy không trọn" CO chứ không phải CO2. CO là Carbon Monoxide, dùng để... tự-tử! (Như thi-sĩ Nguyễn Tất Nhiên).
Xin lỗi bác thuy-canh !
Bác xem bài này rồi bình luận với a !

Một kiểu lò hầm than tận dụng nhiệt từ khí thải sau quá trình đốt củi, vừa được thạc sĩ Phạm Thị Thùy Phương và các cộng sự thuộc phòng quá trình và thiết bị Viện Công nghệ hóa học nghiên cứu, chế tạo thành công.

lohamthan.jpg

Không dùng củi để đốt nhưng lò vẫn đỏ rực nhờ khí nhiệt phân - (Ảnh: P.NHI)

Đó là lò hầm than nhiệt phân với ba buồng: buồng đốt, buồng tận dụng nhiệt từ khí thải và buồng than hóa.

Buồng đốt và buồng tận dụng nhiệt được thiết kế thông nhau, hỗ trợ cho nhau, buồng than hóa sẽ thiết kế riêng rẽ nhằm tối đa hóa hiệu suất, tránh hư hại sản phẩm. Lò hầm than từ khí thải này sẽ tiêu tốn rất ít năng lượng, giảm thiểu đến 75% các loại khí có hại thải ra môi trường và giảm khoảng 2/3 thời gian ra thành phẩm.

Theo kết quả nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu công nghệ thân thiện với môi trường”của hội đồng khoa học do Sở Khoa học - công nghệ Sóc Trăng lập, hiệu suất than hóa trung bình của lò hầm than nhiệt phân đạt gần 40%, thậm chí có lúc đạt 60%, cao gần gấp đôi so với cách sản xuất than kiểu lò hầm truyền thống.

So sánh về tác động đối với môi trường, các loại khí nguy hại như CO, NOx, SO2, NO, bụi đều giảm thiểu đến mức tối đa. Chẳng hạn như khí NOx đã giảm từ mức 4.312ppm xuống còn 20ppm, SO2 từ 532ppm xuống còn 4ppm...
 
Theo tôi hiểu, thì đó là lò đốt than cải tiến,
có năng suất tốt hơn hầm đốt than cổ xưa lạc
hậu. Vậy thôi. Tuy là cải tiến tốt hơn, nhưng
vẫn còn có thể cải tiến gấp mấy lần nữa, mà ở
Việt Nam chưa làm được.

Chuyện đốt rác, đương nhiên lãng phí chất bổ
làm phân rác, và cho ra khói độc hại hơn làm
phân. Tôi ở Mỹ, có lần chặt hơn chục cây ở vườn
sau nhà, mỗi cây cao gần chục mét, gốc bự hơn
một gang tay. Tôi cưa ra từng đoạn 2 gang tay,
rồi chẻ ra, xếp đống đằng sau vườn, nơi ngoảnh
mặt ra đường, coi rất đẹp mắt, rồi đứng ngoài
đường chặn người qua lại và hỏi họ có muốn lấy
củi không. Người ta nhìn thấy đống củi chẻ gỗ
vàng óng, xếp thẳng hàng, rồi lắc đầu mà đi.
Cuối cùng, tôi phải bỏ vào bao rác từng bó củi
nhỏ, đợi ngày công ty rác của chính phủ đi thu
rác, thì bỏ vào xe rác cho họ chở đi. Cứ như
thế cả năm trời mới hết dược đống củi.

Nói rằng nung đất thì cải tạo đất cho tốt hơn
thì không đúng rồi. Bà con miền núi thường đốt
rẫy, và điều đó đã được phê bình và ngăn chặn,
vì không thể tránh khỏi làm chai đất, chứ không
làm đất tốt lên đâu.
 
Bài trên nầy của bạn, không có liên-quan gì đến nông-nghiệp. Lò nầy được dùng ở thành-phố hay trong rừng? Tui nghĩ là phải ở trong rừng. Trong khi đó, nhan-nhản từng giây phút, mọi người phải đối-phó với HC, CO, NOx... ngay giữa thành-phố.

Theo kết quả nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu công nghệ thân thiện với môi trường”của hội đồng khoa học do Sở Khoa học - công nghệ Sóc Trăng lập, hiệu suất than hóa trung bình của lò hầm than nhiệt phân đạt gần 40%, thậm chí có lúc đạt 60%, cao gần gấp đôi so với cách sản xuất than kiểu lò hầm truyền thống.

Ước gì Sở Khoa-học tập-chú vào, ở đây là nông-nghiệp, có ai lên tiếng để ngăn cấm đốt rơm rạ, trấu, và nhũng thứ dư thừa do nông-nghiệp sinh ra?
“Nghiên cứu công nghệ thân thiện với môi trường” Sở Khoa-học đã làm gì với rác thành-phố, với bài biết của thú vật, với bài tiết của con người?
Ngày xưa, không ai biết "khẩu trang" là gì? Sông rạch ở thành-phố nhào xuống tắm được, mà bây giờ thì sao? Các hãng xưởng tuôn xuống cơ-mang những thứ triệu lần của cái lò ở trên, Sở Khoa-học đã làm gì? Ăn lương để làm gì?
Thôi mệt quá!
 
Last edited:
phế phụ phẩm nông nghiệp nên được tận dụng làm nhiều thứ có giá trị hơn như: trồng nấm, ủ che cho cây trồng, ủ làm phân bón, làm thức ăn chăn nuôi, hay nghiên cứu làm cái gì đó cho có ý nghĩa như ép làm củi rơm, làm tấm cách nhiệt ...các nhà khoa học cần phải nghiên cứu cùng nông dân, chứ để đốt thì đơn giản quá bởi khi cháy có nghĩa là hết chứ tro có tác dụng gì mấy đâu.
 
Thế theo mọi người hun trấu để làm phân bón và chất độn cho đất thì sao ạ ?

+ Dùng ô doa tưới từ từ cho trấu nguội.

hyjz.jpg
 
Chuyện đốt rác, đương nhiên lãng phí chất bổ
làm phân rác, và cho ra khói độc hại hơn làm
phân. Tôi ở Mỹ, có lần chặt hơn chục cây ở vườn
sau nhà, mỗi cây cao gần chục mét, gốc bự hơn
một gang tay. Tôi cưa ra từng đoạn 2 gang tay,
rồi chẻ ra, xếp đống đằng sau vườn, nơi ngoảnh
mặt ra đường, coi rất đẹp mắt, rồi đứng ngoài
đường chặn người qua lại và hỏi họ có muốn lấy
củi không. Người ta nhìn thấy đống củi chẻ gỗ
vàng óng, xếp thẳng hàng, rồi lắc đầu mà đi.
Cuối cùng, tôi phải bỏ vào bao rác từng bó củi
nhỏ, đợi ngày công ty rác của chính phủ đi thu
rác, thì bỏ vào xe rác cho họ chở đi. Cứ như
thế cả năm trời mới hết dược đống củi.
Họ lắc đầu bởi thấy bạn lãng phí quá, mấy cây gỗ này mà cưa dài, xẻ gổ thì hay biết mấy, ai lại cưa ngắn làm củi. Như ở Việt Nam thì đống gỗ đó là đống tiền.
 
Đúng. Đốt cháy sinh học thì tốt hơn đốt lửa.
Tuy vậy, đốt cháy sinh học cũng khá nóng, cũng
bốc hơi độc ra, và cũng phá hủy hết chất đạm
trong đống thải, làm nó không có tác dụng phân
bón nữa. Nó chỉ còn tác dụng cải tạo tính chất
cơ học của đất thôi, làm đất xốp lên.

Hun trấu cũng tốt lắm chứ. Cũng là đốt lửa,
nhưng không cháy hết, bón cho đất cũng làm
đất xốp, và có nhiều chất khoáng cần thiết
cho cây.

Về chuyện tôi chặt cây ở Mỹ, đúng là lãng phí,
nhưng nếu xẻ gỗ ấy ra thì lãng phí hơn, vì gỗ
ấy là gỗ tạp, xẻ ra làm gì? Có phải gỗ nào cũng
xài vào việc gì cũng được đâu. Chỉ có thể xài
vào đúng chỗ thôi. Bạn chưa lên rừng coi bà con
chặt cây làm rẫy, có nhiều cây 2 người ôm, chỉ
để mục mấy năm mới hết, làm củi cũng không đáng.
 
Tôi ngày xưa có làm gần rẫy của một ông người Hoa hay dùng trấu hun. Ông ấy bảo trấu hun chỉ để xốp đất, giữ ẩm, che bớt cỏ dại... nếu trấu mà không có lẫn hạt lúa lép (sẽ nảy mầm khi dùng và thành cỏ nên phải dọn mệt) thì chẳng cần phải hun làm gì.
 
Bác lequangdata, bác ăn Tết vui không?
Bác motnua cho tui xem một trang của Rau Sạch, nên tui mới hỏi bác ấy có đọc trang mạng nầy không? Bác ấy muốn tui đọc, thì bác ấy phải cho biết bác ấy muốn gì về trang nầy (Rau Sạch)! Tui chờ bác motnua phúc-đáp, rồi tui với bác trao đổi thêm, bác nhé!
Thân ái!
 


Back
Top