Cải thiện kinh tế nhà nông nhanh và hiệu quả nhất

  • Thread starter lethanhem87
  • Ngày gửi
L

lethanhem87

Guest
Trong hoàn cảnh nền kinh tế đất Nước đang hội nhập với kinh tế thế giới như hiện tại. Việc sở hửu một diện tích đất lơn như trước đây không còn nhiều và nhân công lao động không còn phong phú như trước đây, chính vì những lý do đó nhiều Bác nông dân có sở thích và đam mê với mảnh vườn miếng ruộng không còn nhiều có chăng cũng chỉ vì một số điều kiện khách quan dẫn đến việc không thể bỏ được cái cuốc, cây xẽn. Trong thời buổi nền kinh tế đang phát triển này các Bác làm nông cũng tiến bộ, thay đổi để tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, nhằm mục đích nâng cao đời sống gia đình và thỏa mãn niềm đam mê đã ăn sâu vào trong máu thịt.
Vấn đề hiện tại có thể việc tìm ra một mô hình hoặc một loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưởng, khí hâu,...là bài toán nang giải nhất.
Sẳn đây Tôi xin giới thiệu một mô hình trồng cây có hiệu quả và mang lại kinh tế cao cho nhà nông có ít đất canh tác, không đồi hỏi nhân công lao động nhiều mà vẩn mang hiệu quả cao.
- Mô hình 1: Trồng chen Mãng Cầu Xiêm vào vườn có cây lâu năm (cây mang lại kinh tế chính). Hiệu quả mang lại sau 2 năm trồng Mãng Cầu Xiêm, với 200 góc Mãng Cầu Xiêm có thể cho năng xuất >5tấn với giá thị trường hiện tại 15.000vnđ/1Kg thu nhập >75.000.000vnđ/năm. Sau 3 năm năng xuất >10 tấn. Đây là mô hình có thể mang lại hiệu quả đáng kể cho các Bác có vườn cây lâu năm muốn tăng thêm thu nhập từ mảnh vườn nhỏ của mình.
- Mô hình 2: Trồng chuyên canh cây Mãng Cầu Xiêm, chỉ với 1 công đất vườn (tính theo tầm lơn) các bác có thể trồng 240 cây Mãng Cầu xiêm, sau 2 năm từ 240 góc Mãng Cầu Xiêm có thể cho năng xuất >7tấn với giá thị trường hiện tại 15.000vnđ/1kg thu nhập >105.000.000vnđ/năm. Sau 3 năm năng xuất >12tấn. Đây là mô hình thích hợp cho Bác nào có ít đất và trong vườn chưa có cây trồng mang lại nguồn thu.
Vấn đề đặc ra tiếp theo:
Mua giống từ đâu và chất lượng giống ra sao?
Mô hình thực tế như thế nào?
Chi phí đầu tư?
Kỹ thuật trồng ra sao?
Câu trả lời:
- Hiện tại Tôi đang trồng, canh tác theo 2 mô hình trên và có cung cấp giống MÃNG CẦU XIÊM mới, không cần phải thụ phấn khi ra hoa như loai mãng cầu xiêm “giống cũ” mà trai vẫn to, cho trái quanh năm và trái to có trọng lượng từ 1.2Kg - 3.2Kg.
* Lưu ý: giống không phải là mãng cầu ghép, giống được ương bằng hạt, giống mãng cầu này là giống mới.
Bác nào có nhu cầu mua giống xin liên hệ.
Địa chỉ: 437/E, kv. Phú Luông, P. Long Hưng, Q. Ô Môn, Tp. Cần Thơ
Liên Hệ: Lê Thành Êm
Điện thoại: 07106.506.096
Di động: 0939.042.253
 


Xin lỗi chứ mấy cái vụ trồng mít/mãng cầu này tôi không ham, vì không có đầu ra ổn định, và chưa thấy ai sống tốt nhờ nó cả, đó không phải là loại trái cây có thể đi xa và tiêu thụ như 1 nông sản hàng hóa, hầu hết là nhỏ lẻ.Tất nhiên nếu ở đâu có đầu ra ổn định thì cũng nên nghiên cứu trồng, chứ ở chỗ tôi thì không dám dính vô :D
Chủ topic cũng bớt chém lại, 1 công đất mà trồng được 240 cây mãng cầu??? Vậy 1ha trồng 2400 cây??? Bác trồng như trồng cam sành ah? Vườn bác không có mương rãnh ah.
 
Xin lỗi chứ mấy cái vụ trồng mít/mãng cầu này tôi không ham, vì không có đầu ra ổn định, và chưa thấy ai sống tốt nhờ nó cả, đó không phải là loại trái cây có thể đi xa và tiêu thụ như 1 nông sản hàng hóa, hầu hết là nhỏ lẻ.Tất nhiên nếu ở đâu có đầu ra ổn định thì cũng nên nghiên cứu trồng, chứ ở chỗ tôi thì không dám dính vô :D
Chủ topic cũng bớt chém lại, 1 công đất mà trồng được 240 cây mãng cầu??? Vậy 1ha trồng 2400 cây??? Bác trồng như trồng cam sành ah? Vườn bác không có mương rãnh ah.

bác này đúng, 1côg trồng 240cây là wá dầy... Thay vì trồng mãng cầy thỳ ta thay thế bằng cây đu đủ thái(ruột vàng) diện tích trồng: 1công 200cây, gjống 3k/1cây. Bình quân 1 cây cho năng xuất là 40kg/1cây, 200cây cho thu 8tấn, gjá bán 6k/1kg. Lợj nhuận củng khá cao
 
tóm lại vẫn đầu ra, tôi cò người bạn trồng đu đủ ở Long an, hôm rồi trái nhiều nhờ tôi đi mấy chợ đầu mối chào 4000 đ/kg mà chưa bán được
 
Cám ơn vì những gơp ý

tóm lại vẫn đầu ra, tôi cò người bạn trồng đu đủ ở Long an, hôm rồi trái nhiều nhờ tôi đi mấy chợ đầu mối chào 4000 đ/kg mà chưa bán được
Cám ơn những góp ý của bạn. trong thời buổi phát triển như hiện tại không có việc gì là không thể nếu ta tính toán và làm một cách khoa học vẩn có thể làm được, Tôi có thể không bấc bạn tin vào những điều tôi nói trên diễn đàn, nhưng nếu bạn có điều kiện Tôi xin mời bạn đến tham quan vườn nhà tôi, tôi đang thực hiện đều khó tin đó. Kết quả tôi đưa ra là những thực tế mà tôi đang làm, theo tôi nghĩ mình làm việc gì cũng vậy phải có cái tâm trong đó đôi khi cái tâm sẽ bị hiểu nhằm nhưng để có thể giải thích cho sự hiểu nhằm đó cách tốt nhất là thực tế tai nghe chưa có thể tin được. Nhưng chính mắt thấy tai nghe, sờ, và dùng cái tâm cảm nhận nửa thì mọi việc sẽ được giải quyết.
Nếu có thời gian mong được đoán tiếp các bạn.
Rất mong được góp ý!
Trân trọng kính chào!
 
Ô Môn với tôi thì có khó khăn gì bữa nào rãnh tôi sẽ tới tham quan 1 chuyến rồi có gì báo cáo lại với các bác sau...
 

Vấn đề khó nhất cho nông sản miền Tây không phải là cách trồng hay giống, mà đầu ra cho bà con nông dân ra sao?
Riêng mãng cầu xiêm, khi quả chín vận chuyển rất khó, thời gian sử dụng trái chín không lâu, sự tiêu thụ trên Thị trường không nhiều, nhất là giá cả không ổn định và trái không xuất khẩu được nhé!
Với cây bưởi da xanh thì lại khác, trái xuất khẩu ổn định, giá cao, vận chuyển dễ, bảo quản và thời gian sử dụng cũng rất lâu.
Mong bà con xem xét, chúc anh Êm thành công với mô hình của anh nhé!
 
Cam ơn anh lethanhan

Vấn đề khó nhất cho nông sản miền Tây không phải là cách trồng hay giống, mà đầu ra cho bà con nông dân ra sao?
Riêng mãng cầu xiêm, khi quả chín vận chuyển rất khó, thời gian sử dụng trái chín không lâu, sự tiêu thụ trên Thị trường không nhiều, nhất là giá cả không ổn định và trái không xuất khẩu được nhé!
Với cây bưởi da xanh thì lại khác, trái xuất khẩu ổn định, giá cao, vận chuyển dễ, bảo quản và thời gian sử dụng cũng rất lâu.
Mong bà con xem xét, chúc anh Êm thành công với mô hình của anh nhé!

Đúng như anh đã nhận đinh, việc trồng cây để có năng xuất cao là việc đã khó nhưng việc tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm lại là một việc khó. Không riêng gì ở miền tây mà các miền khác trên lảnh thổ Việt Nam miền Trung hay miền Bắc cũng vậy, việc được mùa mất giá là bài toán muôn thuở hay bị các tiểu thương ép giá...
Riêng việc đầu ra của mãng cầu xiêm, trước đây trồng và thu hoạt trái chính là đối với những vườn có năng xuất thấp và số lượng trồng không nhiều (<100 cây, năng xuất <1 tấn/năm). Hiện tại mãng cầu xiêm có thể bán trái già và thị trường tiêu thụ mãng cầu xiêm Già được thương lái bán qua thị trường Campuchia tiêu thụ rất mạnh (không biết thông tin này các bác có nắm được không). Ở Tiềng Giang theo tôi tìm hiểu và được biết cũng đang xuất qua thị trường này, còn thị trường tiêu thụ trong nước tuy không đáng kể nhưng đặc thù mãng cầu xiêm có các chất ngăn ngừa Ung thư và chữa một số bệnh nên thị trường thi thụ trong nước cũng khá được ưa chuộng, với lại thời tiết càng ngày nóng lên việc giải khác và lựa chọn một thức uống cũng là một lợi thế cho trái mãng cầu trong nước. Đầu ra của trái mãng cầu xiêm có thể bán chính và bán Trái Già bà con có thể linh hoạt trong việc tiêu thụ sản phẩm của minh.
Chúc các bác thành công trong sự lựa chọn cây trồng thích hợp và đạt kết quả cao nhất.

Trân trọng kính chào!
 
Vấn đề khó nhất cho nông sản miền Tây không phải là cách trồng hay giống, mà đầu ra cho bà con nông dân ra sao?
Riêng mãng cầu xiêm, khi quả chín vận chuyển rất khó, thời gian sử dụng trái chín không lâu, sự tiêu thụ trên Thị trường không nhiều, nhất là giá cả không ổn định và trái không xuất khẩu được nhé!
Với cây bưởi da xanh thì lại khác, trái xuất khẩu ổn định, giá cao, vận chuyển dễ, bảo quản và thời gian sử dụng cũng rất lâu.
Mong bà con xem xét, chúc anh Êm thành công với mô hình của anh nhé!
1 ,2 năm trở lại đây bưởi da xanh hút hàng ghê ,nhưng mấy cái nông sản việt nam ,chỉ được 1 thời gian xong giá cả lại bấp bênh,tiêu thụ khó khăn ,ế ẩm dẫn đến thua lỗ..và tiếp đến là những lại cây ăn quả mới ra thị trường thì lại hot ,nói chung là ko biết đâu mà lần cả ,thời gian trồng thì lâu
 
Cảm ơn sự chia sẽ của anh Êm, vì bán trái già thì đúng là mình chưa cập nhật ở miền Tây, còn đi bên Thái thì mình đã thấy rùi, đúng là cập nhật chậm quá. Nếu bán được trái già thì doanh thu hàng năm như anh Êm nói là hợp lí rồi.

Vì công nghệ xử lí trái già chính đồng loạt thì mình có biết và đã từng làm rồi. Cũng chia sẽ anh Êm để tăng năng suất thì anh nên kết hợp dùng chất điều hòa sinh trưởng phù hợp vì: 1/ Giúp năng số lượng hoa và đậu trái, 2/ Tăng trọng lượng trái thêm 20-30 %, 3/ Ngăn chặn tình trạng lão hóa ở cây và cho năng suất thấp ở vụ sau.

Mình thấy ở Thái Lan, nông dân làm 3 khâu này rất tốt nên hiệu quả canh tác rất cao, chất lượng nông sản ổn định.
Rất vui chia sẽ cùng anh Êm qua Email : lethanhan118@gmail.com

Mình cũng ở miền Tây, nên rất mong chia sẽ kinh nghiệm có được ở các nước khác cùng anh,em giúp bà con nông dân làm giàu.

Trân trọng!
 
Chân thành cảm ơn anh ân

Cảm ơn sự chia sẽ của anh Êm, vì bán trái già thì đúng là mình chưa cập nhật ở miền Tây, còn đi bên Thái thì mình đã thấy rùi, đúng là cập nhật chậm quá. Nếu bán được trái già thì doanh thu hàng năm như anh Êm nói là hợp lí rồi.

Vì công nghệ xử lí trái già chính đồng loạt thì mình có biết và đã từng làm rồi. Cũng chia sẽ anh Êm để tăng năng suất thì anh nên kết hợp dùng chất điều hòa sinh trưởng phù hợp vì: 1/ Giúp năng số lượng hoa và đậu trái, 2/ Tăng trọng lượng trái thêm 20-30 %, 3/ Ngăn chặn tình trạng lão hóa ở cây và cho năng suất thấp ở vụ sau.

Mình thấy ở Thái Lan, nông dân làm 3 khâu này rất tốt nên hiệu quả canh tác rất cao, chất lượng nông sản ổn định.
Rất vui chia sẽ cùng anh Êm qua Email : lethanhan118@gmail.com

Mình cũng ở miền Tây, nên rất mong chia sẽ kinh nghiệm có được ở các nước khác cùng anh,em giúp bà con nông dân làm giàu.

Trân trọng!
Lời đầu tiên Tôi chân thành cảm ơn anh Ân rất nhiều!
Những chia quí báo đó của anh đã làm cho tôi có thêm một kiến thức cơ bàn mà từ trước giờ tôi chưa tiếp thu được. Việc xử lý trái chính đồng loạt trên cây tôi đã tìm hiểu biết được và tôi đang thực hiện (khi trái đã hái xuống tôi chưa làm được), còn việc dùng chất điều hòa sinh trưởng tôi cũng từng tìm hiểu nhưng hiện tại tôi chưa hoàn thành tốt được khâu này. Nên hiện tại năng xuất trong vườn nhà tôi có thể tăng thêm khoảng 10-15%.
Từ nhỏ tôi đã thấy bà con nông dân đầu tối mặt tắt mà khó làm giàu từ chính mảnh đất của mình, nên tôi muốn làm cái gì đó nhằm giúp cho gia đình và bà con cải thiện những điều tôi thấy trước đây. Việc đưa ra 2 mô hình trông cây mãng cầu không nhằm mục đích kinh doanh, mà mục đích lớn nhất giúp cho bà con có thêm sự lựa chọn để cải thiện kinh nhà nông.
Cây mãng cầu xiêm tuy không xa lạ gì đối với mọi người nhưng nó chưa được phát triển đúng mức, chưa được khai thác hết thế mạnh của nó.
Nếu ta khai cây mãng cầu xiêm đúng mức và có khoa học nó sẽ giúp cải thiện không những về mặt kinh tế nhà nông mà còn tạo thêm một số ngành nghề cho các lao động nhàn rổi nông thôn.
Có thể giúp được nhà nông Việt Nam cải thiện kinh tế, làm giàu từ chính đôi tay, sức lực từ mảnh đất của mình đó là đều tôi hướng tới.

Trân trọng!
 
Chú ý mọi người đúng là bưởi da xanh giá luôn đứng top ăn cực ngon, dễ tiêu thụ nhưng hiện không có hàng mà bán, vì các loại cây ăn quả đặc biệt cây bười da xanh đang bị sâu đục trái hoành hành rất mạnh, chưa có thuốc đặc trị, chỉ giảm thiệt hại khi bao trái.Rất nhiều vườn bưởi đã phải đốn bỏ vì không thu hoạch được trái nào.Đẩy giá ngày càng lên cao.Bà con cần cân nhắc trước khi muốn trồng bưởi này.
 
Chào Anh Khươngngoc

Chú ý mọi người đúng là bưởi da xanh giá luôn đứng top ăn cực ngon, dễ tiêu thụ nhưng hiện không có hàng mà bán, vì các loại cây ăn quả đặc biệt cây bười da xanh đang bị sâu đục trái hoành hành rất mạnh, chưa có thuốc đặc trị, chỉ giảm thiệt hại khi bao trái.Rất nhiều vườn bưởi đã phải đốn bỏ vì không thu hoạch được trái nào.Đẩy giá ngày càng lên cao.Bà con cần cân nhắc trước khi muốn trồng bưởi này.

Theo tôi nghĩ vấn đề sâu bệnh và dịch hại trên cây ăn quả hiện tại không riêng gì cây bưởi da xanh không đâu mà nó trên tất cả các loại cây trồng hiện tại, việc sâu đục trái trên cây bưởi chỉ là một vấn đề chung (trên mận, ổi, mit,...). Nên vấn đề hiện tại không phải là chạy đưa theo cây trồng mới hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất... Mà vấn đề đặt ra hiện tại làm thế nào để bảo vệ được vườn cây và ngăn ngừa để chúng ta có được mùa vụ tạo nguồn kinh tế cho. Nếu ta chụi khó bỏ thời gian và tâm huyết đầu tư nghiêm cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật (phù hợp với điều kiện của từng người) thì rất có thể giải quyết được vấn đề hiện tại.
Vài lời chia sẽ cùng bạn.

Trân trọng!
 
Theo tôi nghĩ vấn đề sâu bệnh và dịch hại trên cây ăn quả hiện tại không riêng gì cây bưởi da xanh không đâu mà nó trên tất cả các loại cây trồng hiện tại, việc sâu đục trái trên cây bưởi chỉ là một vấn đề chung (trên mận, ổi, mit,...). Nên vấn đề hiện tại không phải là chạy đưa theo cây trồng mới hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất... Mà vấn đề đặt ra hiện tại làm thế nào để bảo vệ được vườn cây và ngăn ngừa để chúng ta có được mùa vụ tạo nguồn kinh tế cho. Nếu ta chụi khó bỏ thời gian và tâm huyết đầu tư nghiêm cứu và áp dụng khoa học kỹ thuật (phù hợp với điều kiện của từng người) thì rất có thể giải quyết được vấn đề hiện tại.
Vài lời chia sẽ cùng bạn.

Trân trọng!

Xin thưa nếu đơn giản thế thì ko lên báo lên đài ầm ầm ko biết bao nhiêu nhà vườn trồng bưởi mất trắng.Vấn đề sâu đục trái này cũng như bệnh vàng lá gân xanh, không thể trị được cho đến hiện tại.Ổi thì lúc nào cũng bao trái làm sao bị sâu bệnh đươc?
 
Chao a! Toi cung muon trong mang cau xim, hien nay toi nen trong giong gi nho a tu van giup
 


Back
Top