Cần giúp đõ cụ thể hơn về việc nuôi bồ câu

Xin chào ace trong diễn đàn. Tôi bị “lạc” vào vào đây (diễn đàn agriviet.com) mấy ngày rồi, nhưng không muốn tìm tìm lối ra, mà cứ loanh quanh mãi theo con BC. Tôi muốn nuôi (nhốt) vài chục cặp (chỉ có 30 m2 sân sau thôi), nhưng còn vài vấn đề chưa rõ xin được ace giúp đõ. (Tôi không có điều kiện để đi tham quan thực tế nên phải hỏi rõ, mong ace thông cảm)
  • Làm chuồng, ảnh thì thấy rồi, kích thước cũng chỉ biết 50 x 50 x 50, tôi muốn hỏi thêm khỏang cánh giữa các song (a) ( chỗ để nó thò đầu ra ăn) là bao nhiêu cm ? Khoảng cách từ đáy chuồng đến đáy ổ đẻ (b)? Kích thước ổ đẻ (c)? Độ cao ổ đẻ (d)?
Theo ảnh thì tôi đoán: a = 3cm, b = 25cm, c = 30 x 20 cm, d = 5 cm.
  • Ở chỗ tôi không thể chọn giống được, vì không có trang trại nuôi BC, chỉ có các gia đình nuôi 1 vài cặp, nên chỉ mua may rủi mỗi nhà 1 cặp/lần được thôi. Mua về rồi nhốt mỗi cặp 1 chuồng. Giả sủ sau 4, 5 tháng gì đó cặp A đẻ nhiều hơn 3 trứng, vậy là 2 con mái. Cặp B không đẻ, vậy là 2 con trống. Giờ ta bắt mỗi chuồng 1 con thả sang chuồng kia gọi là ghép đôi đúng không? (Cách ghép đôi như thế nào?),
  • Có thể ước lượng mỗi cặp BC bố mẹ mỗi năm (hoặc tháng) ăn hết khoảng bao nhiêu tiền thức ăn (gần đúng, tùy giá từng nơi) được không?
  • Tại sao không cho thức ăn vào máng để khi nào nó thích thì ăn mà phải cho ăn theo giờ?
  • Tôi chỉ muốn nuôi BC lông trắng hoàn toàn (chỗ tôi rất cần loại này để phóng sanh khi cúng), vậy có phải đó là loại Pháp lai không? Rồi khi họ phóng sanh nó có bay ngược về nhà mình không? Và giả sủ khi nó về, minh nuôi lại có ảnh hưởng gì về mặt tâm linh không?
  • Tôi nghe nói BC rất thích màu mè, sao không thấy bức ảnh nào sơn màu cả, ít nhất, theo tôi thì cũng chống rỉ rét cho kim loại?
  • BC thích tắm, vậy vào mùa hè có nên đặt 1 khay nước vào chuồng cho nó tắm?
Vài lời: Tôi năm nay 54 tuổi, sức khỏe kém nên chỉ ở nhà, muốn nuôi ít chim và trồng cây kiểng vừa chơi, vừa kiếm chút đỉnh lai rai thôi. Vào được đây thấy thích BC quá nên muốn nuôi chứ hoàn toàn chưa biêt gì, mong ace trong diễn đàn bỏ chút thời gian, công sức giúp đỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn trước.
 


Ghép cặp BC thì mình chưa có kinh nghiệm nhưng được 1 người quen (có trại BC hẳn hoi) hướng dẫn thế này: con nào yếu thế hơn nên đưa nó vào cho quen chuồng trước (có thể 1 - 2 ngày gì đó) sau đó mới đưa con mạnh hơn vào. Nếu ghép song song hay ngược lại thì BC yếu sẽ bị mổ chết. Đàng nào cũng ghép, bạn thử xem.
 


Mr.Hienbeo ơi!, cái máng nước BC có nắp đậy trong trang trại bác gọi là gì? giá/cái - Có bao gồm gọng sắt giữ máng nước không? E muốn mua (Vì cái này mà BC của e nó...hơi yếu)

Bác cứ ra tiệm hỏi máng nước uống cho bồ câu nếu thấy giống thì mua thôi chứ còn cái máng uống của em thì mua ở đường Nguyễn Thị Nhỏ TPHCM ko biết ở dưới Cần Thơ có bán không.
 
HaiLuaCanTho gửi lời cảm ơn chân thành đến Mr.HienBeo va Mr.Nuoide.

Thắc mắc vẫn là thắc mắc: Thao tác ghép cặp lại có phải là:
_ Cứ nhốt chung 2 con BC cần ghép vô 1 chuồng, để tổ, ăn, uống đầy đủ và theo dõi bọn chúng có "Hôn,ấy nhau" hay không? hay là bọn chúng đánh nhau đến mệt đừ như các chiến binh La Mã.
_ Hay nhốt chung BC cần ghép cặp lại với BC hậu bị để bọn chúng tự lựa chọn,khi đã tự ghép cặp lại thì tách riêng và cho vào lồng nuôi
" Lính mới" có thử ghép lại 2 cặp,mỗi cặp vào 1 chuồng 1x0.7x0.7 m, Kết quả 3 ngày sau cả 2 cặp con mái bơ phờ,rụng lông đầu,ăn ít,giảm trọng lượng,lúc nào cũng nhịp nhịp cánh phòng thủ,con đực cứ gù gù rượt mãi (Vì nhốt chung ,lạ,bọn chúng đánh nhau như quyền anh Thái,mệt thì tự nghỉ vừa khỏe lại đánh tiếp). như thế này lại không ổn
Hỏi các chuyên gia BC để rút kinh nghiệm khi gặp lai mà xử trí,chứ toàn bộ 3 cặp kém chất lượng vừa ghép cặp thử lại đã.... rồi. Thật chán khi phải gặp những trường hợp này,vừa mất TG vừa phí của.

BC bị bệnh đậu tỉ lệ 10-30% đàn như vậy,nguyên nhân là vệ sinh,và bệnh lây lan,Hiện tại đã khắc phục bệnh chỉ còn ở khoảng 3-5% đàn,
Khâu chọn lọc để có được BC tốt luôn luôn phải được tiến hành để cải thiện và hoàn thiện đàn bồ câu giống
" Cách khắc phục trong những lứa đầu có thể bị đạp bể trứng đó là . Anh để cái ổ ấp nó cao lên . Khi nó nghe những đôi khác bên cạnh gù gù và muốn làm thế với con mái . Nó nhảy lên ổ chạy vòng vònglà bị con cái đẩy rơi xuống sẽ chán ngay " .Cảm ơn Mr.Nuoide mình sẽ làm ngay thử cách này.
Còn khi muốn làm trang trại lớn sẽ nghiên cứu sao cho vào mùa lạnh sẽ có ánh sáng rọi vào lúc bình minh và giữ ấm lúc chiều tà đến sáng.

Hòa bình là niềm vui của kiếp làm người,chiến tranh sẽ tàn phá tất cả.

Kinh nghiệm của mình là:
- Ghép cặp: nên chọn những cặp cùng tuổi với nhau thì dễ hơn. Thứ hai, là nếu nuôi với số lượng lớn thì để trong lồng tập thể 1 thời gian rồi thì chọn những cặp trúng bắt ra riêng. Còn nếu nuôi số lượng ít thì nên "ép" chúng luôn, sau 1 thời gian "chiến đấu" với nhau, cuối cùng chúng sẽ đồng ý thôi. Vì nếu chỉ có 3 cặp mà nuôi tập thể thì chúng không chịu bắt cặp đâu (bồ câu cũng lựa chọn bạn tình dữ lắm).
- Thứ hai, vấn đề sử dụng con trống, con mái: chúng ta biết rằng nếu bồ câu đã đẻ (trứng to, đẹp; thời gian đẻ đúng ngày) thì đó là con bồ câu mái tốt. Vì ở trang trại mình bồ câu trống rất nhiều (mình giữ lại làm dự bị) nên nếu anh nào không hoàn thành nhiệm vụ thì cho ở giá luôn (hoặc bán cho người ta thả trong các buổi lễ, hoặc bán cho nhà hàng dùng để hầm làm nước lèo,...).
- Thứ ba, bạn nào mới nuôi bồ câu, mà nuôi số lượng ít, thì luôn luôn "nản" vì hết gặp trục trặc này đến vấn đề khác. Theo tôi thì phải kiên nhẫn, vì lý do là chúng ta mua con giống kém, thì đời sống sinh sản sẽ kém thôi. Và vì nuôi ít nên muốn nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến bồ câu sẽ khó.
- Thứ tư, về vấn đề bồ câu hay đạp bể trứng: theo tôi là, do chim bồ câu mới mua về nên còn nhát, hay chạy nhảy lung tung; thứ hai là chúng là chim tơ nên chưa có kinh nghiệm. Ở trang trại của mình, cứ 100 cặp thì có đến 50% lần đẻ lần đầu tiên hoặc giẫm bể trứng hoặc không chịu ấp. Đó là vấn đề rất bình thường. Lời khuyên là: cứ để chúng đẻ từ 3 - 4 lứa rồi hãy kết luận.
- Thứ năm, là về bệnh nổi trái đậu: không biết thế nào chứ trang trại tôi nuôi 1.000 đôi thì tỷ lệ bị nhiễm trái chưa tới 1%. Thậm chí nếu chim con có bị nhiễm trái không bao giờ lây (do giống đã được tiêm phòng rất lâu rồi), kể cả không lây cho bố mẹ luôn. Nhưng đến khi cu cậu biết ăn rồi là trái đậu tự nhiên rụng hết. Theo tôi, nguyên nhân đầu tiên là do bồ câu bố mẹ tôi đã được tiêm phòng, nên không bị. Kinh nghiệm: hiện nay tôi là 1 chuồng tập thể ngoài trời (có trồng cỏ, có cát, có nước tắm, có không gian cho bồ câu lượn qua lượn lạii thì thấy sức khỏe chúng ok lắm. Khi nuôi tập thể được khoảng 3 tháng thì cho vào chuồng tập thể khác (diện tích nhỏ hơn) để chúng bắt cặp.

Thật sự mình không có nhiều kiến thức, đây là kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi thôi. Xin trân trọng cảm ơn anh Hienbeo, bác Nuoide đã tư vấn rất nhiều kiến thức chính xác cho bà con nuôi bồ câu, và tôi cũng đã học được rất nhiều từ 2 anh. Chúc bà con ta nuôi bồ câu thành công.

Thêm 1 thông tin rất vui nữa là trong năm 2011, đơn hàng của mình cho bồ câu ra ràng tăng gấp đôi, không sợ đầu ra cho bồ câu ra ràng nữa đâu.
 
Chào cả nhà Ariviet.
Chúc các ACE 1 tuần làm việc hiệu quả.

Cảm ơn mọi người vì tất cả," Lính mới" đã " thông " cả rồi.

Thật là vui với một "Lính mới" chập chững nuôi bồ câu, ngỡ rằng không tìm được nguyên nhận chính các vấn đề bị "nan giải",nào ngờ được các bậc cao sư trong nghề tận tình giúp đở,
Quý hóa thay với những lời khiêm tốn của Bác "Bocaungocdien - Thật sự mình không có nhiều kiến thức, đây là kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi thôi "...Còn gì quý hơn là trao đổi kinh nghiệm nữa Bác, Chúc Bác kinh doanh ngày càng thịnh vượng.

Cảm ơn các chuyên gia BC: Hienbeo,Nuoide,bocaungocdien,hoclachinh..., và còn nhiều nữa,sao chua thấy Mr.Tanthanh lên tiếng chỉ giáo cho "Lính mới" ,nếu có ghé cho e 1 vài lời khuyên nhé a.

Nông nghiệp là thế mạnh của nước nhà,hãy cùng nhau làm nông nghiệp,phát huy tiềm năng nông nghiệp.

...........ít nhất cũng không bị chết đói,hi hi hi..........

Tôi sẽ luôn ghi nhận và sẽ thực hành thử,nếu có phát sinh,hoặc thành công sẽ cùng chia se với ACE trên diễn đàn
Chào thân ái và đoàn kết,
 
Xin cảm ơn mọi người,
E chỉ nuôi thí nghiệm 15 đôi chim BC thôi, hiện tại cũng không nhân đàn được vì điều kiện và TG chưa cho phép, e chỉ muốn biết xem: nuôi BC đó là 1 nghề - vì niềm đam mê BC mà.

Các ACE cho e hỏi tí nhé: Nuôi công nghiệp bán chim ra ràng

Nếu giá giống bố mẹ ban đầu 450.000 đ/cặp, thức ăn: 10.000 đ/Kg, Nếu nuôi sau 40 ngày,tỉ lệ đạt 75%, bán ra ràng 100.000 đ/cặp (350g-400g/con). Vậy có gọi là nuôi đạt yêu cầu? lợi nhuận?

( Có phải với thông tin này sau 2 năm mới lấy được vốn - đối với nhà đầu tư ban đầu)
Chia sẽ,chia sẽ ACE ơi
Hoc hỏi,hoc hỏi ACE ơi

Mại Zo^ ,Mại zo^.
 
chào bạn hailuacantho .rất vui được làm quen với bạn
 

10032011.jpg
 
Chào chuyên gia BC Mr.Tanthanh,chúc 1 ngày đẹp trời đến anh


Nhờ ACE tư vấn giúp:" BC thở hổn hển ( Há miệng để thở ), ỉa phân xanh, ăn kém ,uống kém ,trọng lượng giảm đi ". Dùng thuốc nào trị hiệu quả nhất,liều lượng,

Cảm ơn ACE trước nha.

Hiện nay đang dùng Cloramphenicol 3 ngày, sau đó dùng Oytetraxylin 2 ngay, Liều lượng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì

Giao lưu học hỏi ACE oi,maiZo ,mạizo.Giúp đở,giúp đở,giúp...
 
- BC thở hổn hển ( Há miệng để thở ), ỉa phân xanh, ăn kém ,uống kém ,trọng lượng giảm đi ". Dùng thuốc nào trị hiệu quả nhất,liều lượng,

-chào bạn như bạn nói thì mình tham khảo tài liệu của sách hướng dẩn nghề nuôi chim bồ câu

-do nhà xuất bản nông nghiệp hà nội phát hành (2010) ( nguễn duy điều ,phùng đức tiến ,nguyễn thị kim oanh .biên soạn )

-bệnh viêm đường hô hấp mãn ( mycoplasmosis) từ trng sách 40 đến 43 .thì gần như đúng bệnh của chim nhà bạn
---------------
@ điều trị

- tylosin.dùng liều 10mg/kg khối lượng cơ thể ,tiêm bấp thịt hoặc dùng liều 1g pha trong 1 lít nước
cho uống liên tục 3-5 ngày
---------------
tiamulin.dùng liều 15mg/kg khối lượng cơ thể ,tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 2g pha trong 1 lít
nước uống liên tục 3-5 ngày
---------------
-cần cho chim bệnh uống hoặc trộn thức ăn các loại vitamin b1,c,a,d,e


- lưa ý .đây là tài liệu mang tính chất cho bạn tham khảo

-bạn cứ hỏi vô tư đi vì mình là lái buôn 100% .
 
Last edited by a moderator:
Cảm ơn Mr.Tanthanh.

Cho dù a có là lái buôn hay K? Hay a là người làm nông nghiệp chân chính,nhưng với tên tuổi của a trên diễn đàn này nếu nói a đứng hàng ghế sau thì xem ra không biết lựa chọn ai đứng hàng ghế thứ 1,Về Chăn nuôi bồ câu hiệu quả

A đã lên tiếng thì "Lính mới" sẽ làm theo, cho dù có đi B hy sinh,Vì SL chim bệnh đơn lẻ ,ít.Đó sẽ là kinh nghiệm...!

Mình nuôi chơi, vì mình thích chim BC
Chim BC bệnh ,mình thich tìm tòi hoc hỏi
Chim BC nhiều,mình thích kinh doanh.Đó là chủ ý chung của mọi cá nhân khi lao đông và làm việc

Thị trường là miếng bánh to,các con kiến nhỏ lại muốn ăn hết cái bánh thị trường

....Lãn mạn tí thôi,Nhờ a tư vấn thêm tí nhé, nếu a rảnh,xin cám ơn.

1) Giá BC ra ràng hiện nay cung cấp trên TPHCM (?/cặp~700-750gr)
2) Còn về bệnh đậu như trên ,a có ý kiến gì thêm k?
3) BC giống nào nặng ký nhất,cân nặng?

Có thể k trả lời nếu không tiện

Bầu ơi thương lấy bí cùng ,tuy rằng khác giống nhưng chung 1 dàn
 
bạn hailuacantho ơi ! nghe tanthanh tư vấn như thể giao chứng đem ấp rồi,đọc bài của bạn khiến tui nhớ lại thời "tập làm văn"
nhà nông mà khi nghe nói tới nuôi con gì cũng khoái,hôm nào ghé bạn đồng hương tậu về vài cặp nuôi chơi. biết đâu...trong cái bánh đó mình cũng có phần.
thân
 
1) Giá BC ra ràng hiện nay cung cấp trên TPHCM (?/cặp~700-750gr)
2) Còn về bệnh đậu như trên ,a có ý kiến gì thêm k?
3) BC giống nào nặng ký nhất,cân nặng?

- 1 / không trả lời .vì ...................

-2/ làm chuồng càng nhiều ánh sáng càng tốt ,

- nếu bị thì kinh nghiệm của mình là .đem ra anh sáng từ lúc 7 giờ đến 9 giờ ( như cho em bé ý )

-khi đem ra nhớ cho em nó ăn nhé và pha nước muối cho em nó tấm khi phơi

- cho uốn vitamin tổng hợp liên tực

3/ theo mình biết thì đó là bồ câu khổng lồ .trọng lượng 2,2kg/con .giá nhập từ nước ngoài về vn là 20

triệu 1 cặp ( viết ra xin bà con đừng chém nhé )
 
(?/cặp~700-750gr

1 cặp mà nặng có thế thì bé quá bác . Chim lai của em cặp 25 ngày tuổi nhẹ nhất cũng phải 900/ cặp rồi
 
Kinh nghiệm: hiện nay tôi là 1 chuồng tập thể ngoài trời (có trồng cỏ, có cát, có nước tắm, có không gian cho bồ câu lượn qua lượn lạii thì thấy sức khỏe chúng ok lắm. Khi nuôi tập thể được khoảng 3 tháng thì cho vào chuồng tập thể khác (diện tích nhỏ hơn) để chúng bắt cặp.
Bác có thể nào cho em xem hình chuồng tập thể đó được không bác?

Thêm 1 thông tin rất vui nữa là trong năm 2011, đơn hàng của mình cho bồ câu ra ràng tăng gấp đôi, không sợ đầu ra cho bồ câu ra ràng nữa đâu.

Chỉ sợ không đủ cung cấp chứ không sợ thiếu đầu ra hả bác :D
 
Last edited by a moderator:
Ôh...<Mr.Nuoide ơi,chắc là a hiểu lầm ý của e rùi

Chim BC Pháp lai nhà e ở 25 ngày tuổi cũng 850-950gr rùi,Vậy giống cũng như nhau thôi a.
Ý e muốn nói là nuôi cung cấp chim cho nhà hàng,quán ăn. Khi ấy tất cả những chị e nào"Giỏi việc nước,đảm việc nhà" đều phải chăm sóc ít nhất 3 nhỏ.Khi ấy hiệu suất của 1 chu kỳ sinh sản sẽ tăng lên trên 15% nữa.(Chưa kể Bơm bơm - Người làm vú chim he he... sẽ rút ngắn thêm trên 12 ngày nữa,chưa kể các phương pháp khác như:dùng máy ấp,gà ấp...rút ngắn trên 10 ngày ...phức tạp quá...lu xu bu quá...)
Có gì không phải,hay làm phật lòng ai đó mong các ACE bỏ qua,hoặc Delete nó đi,Còn ACE nào thấy thích khi nào có dịp đến Cần Thơ Alo cho mình ,mình sẽ sắp xếp gặp mặt để kết bạn - Vì thêm 1 người bạn là bớt đi 1 kẻ thù mà các a

Cảm ơn Mr.Tanthanh,những tư vấn của a luôn luôn chân thành,chi tiết
Cảm ơn tấm lòng vàng của thế hệ đi trước tiếp bước cho thế hệ hôm nay, Và mai sau.
Tôi xin hứa: Tôi sẽ trả lời tất cả những gì mình biết về Bồ Câu,Ong mật,nuôi gà,Mít Changai cho tất cả những ai quan tâm đến các món này,Xin hứa,xin hứa,xin hứa

Lời nói gió bay,xin các Bác giữ miệng dùm,...Mong 1 ngày bình yên...Mong đôi chim BC quay về,Vì quên đóng...
 


Back
Top