Cần lắm một trái tim.

Kính gửi các bác!

Những ngày qua, em đang gặp phải một vấn đề rất nan giải. Và đương nhiên em chưa tìm thấy đáp án cho trường hợp này. Nay em mạo mụi viết chủ để này mong rằng sẽ gặp được một trái tim chia sẻ và chỉ em cách vượt qua.
5 tháng trước, được sự giới thiệu của bạn bè, em nhập về 1500 con lươn giống từ trang trại Sơn Ca - Tiền Giang nhưng chỉ chưa đầy 15 ngày thì số lượng đã bị hao hụt đáng kể (nhiều đến mức em không thể tính là đã mất hết bao nhiêu). Quy trình hồ nước, cho ăn uống em tuân theo đầy đủ nhưng kết quả thì lại không tuân theo em một tý nào.Cách đây hơn một tháng, em quyết định cảo hết hồ đó để xem còn lại bao nhiêu và cũng vì giá lúc đó khá cao. Kết quả mà em nhận được là số lượng chưa tới 100 con. Nhưng trọng lượng thì ok.
Chỉnh sửa lại hồ nuôi, chuẩn bị nước non đầy đủ, em chuẩn bị làm lại mẻ thứ 2.
1 tuần trước, em cất công vào tận Sài Gòn rồi đến cả trang trại em lấy giống để mua giống đồng thời học thêm mấy chiu nữa. Xem qua mô hình trong đó, em rất hân hoan vì nghĩ rằng mình thật may mắn khi đã chọn con đường này. Nhưng thực tế không như trong sách viết. Em quyết định nhập thử thêm một lần nữa. Và thế là 2000 con giống được nhập về.
Ngay khi đáp chân xuống miền đất võ (quê em ở Bình Định) thì lập tức 300 con chào biệt cả đàn. Em nghĩ đó có thể là do quá trình vận chuyển quá xa lại thêm thời tiết nắng nóng nữa. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì vẫn không có gì đáng nói. Nếu chỉ hao hụt do quá trình vận chuyển thì lần sau em sẽ có cách khắc phục.
Ngày hôm sau khi ra thay nước em giật mình khi thấy xác chết nằm đầy lòng hồ. Xả cạn, gom vớt hết lên đếm thì lại có thêm 350 con không kịp chào mà vẫn ra đi nữa.
Gọi điện thoại vào trang trại trong đó em báo cáo tình hình và hỏi luôn kết quả kiểm tra mẫu nước mà trước đó em mang vào. Kết quả thu được là "em phải cố gắng tạc xác trùng và Oxytetra để cho lươn thích nghi chứ không có cách khác. Về mẫu nước thì nước không được tốt lắm, nên cho nước qua bể lọc".
Sáng hôm nay khi bước ra hồ em lại có cảm giác bất an, xả nước xong lại phải vớt lên gần 300 con nữa. Thế là hết.
Tình hình này chỉ trong vòng tuần tới là hồ em sẽ không còn lươn bị chết (vì chết hết rồi).
Nay em gửi topic này không ngoài mục đích tìm lời giải cho tình huấn em đang gặp. Hiện tại em có hai cách nghĩ.
1 là em sẽ xây bể lọc theo kiểu lọc nước sinh hoạt (cát vàng, cát thạch anh, than hoạt tính, cát vàng, sỏi). Nhưng liệu cách này có giải quyết được vấn đề hay không? Nếu nước ở đây không hợp thì phải chết hết ngay lứa đầu tiên chứ? Ngoài ra, ở quê em lươn đồng vẫn còn tồn tại mà? Đây là vấn đề thứ nhất.
2 là em sẽ đi theo con đường mòn (dễ đi, khó tìm và đương nhiên là rất lâu, có thể bị lạc nữa). Em sẽ cố gắng băt được vài con (10 con chẳng hạn) không dùng điện, câu để về nuôi và cho chúng đẻ. Ở cách này em chưa biết làm sao để chúng có thể đẻ và cách chăm sóc con lươn tính từ lúc trứng được hình thành trong bụng mẹ đến khi con lươn được như mút đũa.
Về phần thức ăn cho nó thì em đảm bảo vì em có trùn quế, ốc bươu vàng, cá tạp.
Vậy kính mong các bác gần xa nhiệt tình chỉ bảo!
Em xin chân thành cảm ơn các bác đã dành time đọc hết bài này. Chúc các bác sức khoẻ và thành công!

 


Last edited by a moderator:

Làm sao để có thể đứng lên bằng chính đôi chân của mình đây???
:9^:
Em,
Tui đọc nhiều bài của em. Tui cũng may-mắn được gặp em. Tui nhận-xét em có khá nhiều học-vấn ở nhà trường. Bản-chất em thuộc dạng người lương-hảo. Tui ỷ là người lớn tuổi hơn, nên xin được phép trả lời em. Và câu trả lời nầy chỉ thích-hợp với riêng em thôi:
- Là em sẽ không thể tự đứng trên đôi chân của em được. Nếu được thì sẽ còn phải rất lâu!

Em, nhận-xét nầy của tui có từ lúc chúng ta gặp nhau trong buổi Off ở nhà hàng Thảo-Nguyên. Khi em nói về chuyện nuôi trùn thì tui tham-gia liền, bởi tui thích nuôi trùn lắm! Và khi tui nói hơi khác, thì em đáp là em đã từng được chỉ-dẫn. Và những điều em được chỉ-dẫn thì không giống như vậy. Và vì em không muốn nghe thêm, nên câu chuyện chấm dứt.
Lúc đó, tui với em ngồi đối-diện nhau. Và tui quan-sát em. Và tui đánh giá em:
- Ngay thẳng, chân-thật,
- Năng-nổ, hăng say, tự-tin của tuổi trẻ.
Nhưng tui tiếc cho em:
- Sẽ không bao giờ trở thành người có bản-lĩnh, có tầm vóc!

Tui mong rằng em sẽ cho những dòng trên được gởi em với hảo-ý.
Thân.
 


Em,
Tui đọc nhiều bài của em. Tui cũng may-mắn được gặp em. Tui nhận-xét em có khá nhiều học-vấn ở nhà trường. Bản-chất em thuộc dạng người lương-hảo. Tui ỷ là người lớn tuổi hơn, nên xin được phép trả lời em. Và câu trả lời nầy chỉ thích-hợp với riêng em thôi:
- Là em sẽ không thể tự đứng trên đôi chân của em được. Nếu được thì sẽ còn phải rất lâu!

Em, nhận-xét nầy của tui có từ lúc chúng ta gặp nhau trong buổi Off ở nhà hàng Thảo-Nguyên. Khi em nói về chuyện nuôi trùn thì tui tham-gia liền, bởi tui thích nuôi trùn lắm! Và khi tui nói hơi khác, thì em đáp là em đã từng được chỉ-dẫn. Và những điều em được chỉ-dẫn thì không giống như vậy. Và vì em không muốn nghe thêm, nên câu chuyện chấm dứt.
Lúc đó, tui với em ngồi đối-diện nhau. Và tui quan-sát em. Và tui đánh giá em:
- Ngay thẳng, chân-thật,
- Năng-nổ, hăng say, tự-tin của tuổi trẻ.
Nhưng tui tiếc cho em:
- Sẽ không bao giờ trở thành người có bản-lĩnh, có tầm vóc!

Tui mong rằng em sẽ cho những dòng trên được gởi em với hảo-ý.
Thân.

Lời đầu tiên cho phép con được cảm ơn bác thật nhiều. Đã lâu lắm rồi mới có một người nói với con những lời đó. Và với con người khen mình chưa hẳn là người sẽ giúp mình mà người giúp mình là người sẳn sàng chỉ cho mình những nhược điểm mà bản thân đang vấp phải. Con tin rằng những lời bác dành cho con là những lời nói rất thật mà bác đã bỏ công ra quan sát, lắng nghe và suy ngẫm. Con rất biết ơn về điều đó. Đương nhiên hôm nay con sẽ không nói với bác nhiều như lần đó nữa. Và nếu có lần sau con cũng sẽ nghe nhiều hơn nói vì thượng đế đã ban tặng cho chúng ta tới 2 cái tai nhưng chỉ có một cái miệng!!! Hì hì. Lại nói nhiều nữa rồi!!!
:botay:. Nếu có dịp con sẽ lĩnh giáo ý kiến của bác nhiều hơn.
Mong sẽ được gặp bác (có thể chỉ là cùng online) để được hiểu nhiều hơn. Và con vẫn hy vọng sẽ đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Bác nhớ ủng hộ con đó nha!
Chúc bác sức khoẻ và "tôi thích những người trẻ như thế này" đó là câu mà con đang còn lưu lại trong suy nghĩ của mình đó bác. Cảm ơn bác nhiều lắm!!!
Con Tứ!
 
Em,
Đúng như tui chờ đợi : Em đã gởi lên bài trên. Cám ơn em đã hiểu tui.
Mỗi một Diễn-đàn đều có "truyền-thống" Off riêng. Diễn-đàn chúng ta khi Off đặc-biệt chú-trọng phần "giao-lưu tình-cảm" hơn là trao đổi kinh-nghiệm, hiểu biết.

Hôm đó, từ ghế được vinh-dự dành cho ở đầu bàn trên, tui nhìn xuống đầu kia thấy có em Loan Nguyễn và một khuôn mặt trẻ tui chưa biết, mà tui đoán chừng là "đại-diện của Miền Trung" mà tui đã từng đọc, từng khen. Vậy là tui xin phép hai người bạn kế bên để được dời xuống "dưới kia". Và rồi chúng ta bắt chuyện nhau.

Bài góp ý nầy không liên-hệ gì tới những gì chúng ta đã trao đổi nhau.

Mà là thái-độ cần có của người bạn trẻ khi băng thân vút vào đường đời muôn ngã. Bạn sẽ vấp ngã. Bạn sẽ té đau. Bạn sẽ đứng lên. Nhưng "làm thế nào để đứng vững trên đôi chân của mình" thì bạn không bao giờ được đưa câu nói hết sức tiêu-cực nầy vào Tự-điển của Đời bạn.

(Tui đang bị trễ, ngày đầu trở lại làm việc. Sẽ hầu chuyện bạn tiếp. Xin bạn thông-cảm. Thân).
 
Con cảm ơn bác rất nhiều vì sự sâu sắc của bác. Con lấy làm vinh hạnh vì điều đó. Mong sớm được trò chuyện cùng bác nhiều hơn. Chúc bác sức khoẻ và thành công!
 
Em,
Tui xin lỗi đã quá trễ. Do bởi sức chịu đựng của cơ-thể tui có giới-hạn, mà tui đã quá lạm-dụng nó. Tui kể em nghe để em hiểu và bỏ qua cho tui.
Lần gặp ở nhà hàng Thảo-nguyên, có phải em thấy tui rất bình-thường phải không? Không, tui đang bị một cơn bệnh quái-quỹ hành-hạ đó! Bởi tui là "con Ma bệnh" nên bị đủ thứ bệnh mãn-tính hành-hạ riết rồi... quen! Tui bị vậy từ trước ngày tui đi dự Off Hậu-giang, rồi sau đó một chuyến đi dài ra Hà-nội. Xen vào đó là những chuyến ngồi Honda cho các người bạn trẻ đèo đi thăm các cơ-sở thủy-canh, giúp tui tìm được cái tui muốn tìm. Cái say-mê nó quên cái nhọc-nhằn thể-xác.

Lúc tui đến nhà hàng Thảo-nguyên và được gặp em, tui ở trong tình-trạng đó.

Những ngày chót ở VN, tui bắt đầu thấy sốt. Gượng về được đến Úc thì là cuối tuần, tui thông-báo chỗ làm là đầu tuần tui sẽ trở lại làm việc. Sáng sớm, dậy uống ly cà-phê, gõ vài hàng cho em (bài viết nửa chừng, chờ viết tiếp bên trên đó!) rồi ra xe đi ngay.

Nhưng tui không đi làm, mà tui đến bác-sĩ gia-đình của tui trình-bày tự-sự. Kết-quả : Phổi bị nhiễm-trùng!

À há! Phải vậy chứ! Bụi làm viêm cổ họng thì chỉ không thể hát hò với cô Jen thôi chứ đâu thể có rất nhiều lúc đang nói chuyện, tui không đủ hơi phát-âm ra được, phải ngưng chờ, có khi 1-2 phút! Đây là một triệu-chứng mới, mà tui chưa từng trải qua.
Tui không nói chuyện được do bởi đàm tụ trong phổi và cho tui dùng ngay loại trụ-sinh mạnh (duo-forte) với liều tấn-công cho đến cuối tuần, sẽ xem lại.

Trở về chỗ làm, tui chỉ mở computer lên, nhìn sơ, rồi... nằm luôn!
Bây giờ qua 1 đêm nửa mê nửa tỉnh, tui thấy khá chút, vội gõ tiếp cho em. Em thông-cảm tui nha! Vậy xin góp ý tiếp, em nhá!

Tui nhận thấy em đi mua lươn con về nuôi, mà em:
- Chưa biết nhiều về con lươn.
- Chưa biết cách sửa-soạn ao cho thích-hợp với giống mà em sắp mang về.
- Chưa thông-suốt lắm về việc mang con giống đi đường dài. Rồi tiếp theo là gìới-thiệu ngôi nhà mới với các em.

Mà đây chính là giai-đoạn sinh-tử. Cho dù con giống có mạnh, chuyên-chở có cẩn-thận, mà khâu nầy không cẩn-thận thì cơ-hội phủi tay cũng rất gần kề.

Tui chỉ có ít kinh-nghiệm đủ để nhận cá gởi từ xa về trạm trung-chuyển, rồi đến đó nhận về. Dù bận rộn cỡ nào, tui cũng cố làm cho cá quen khi giới-thiệu chúng với môi-trường mới, qua 3 yếu-tố:
- Độ cứng của nước,
- Nhiệt-độ, và
- pH
Độ cứng của nước thì tui hoàn-toàn không chú-ý tới. Bởi nước từ trạm trung-chuyển đủ tin-cậy. Nhưng nhiệt-độ và pH mới là yếu-tố quyết-định. Trong Diễn-đàn mình có nhiều vị rất kinh-nghiệm trong việc nầy. Đó là những vị đã từng mua cá giống về thả như các bác Uminhthuong, maquemau... hoặc những vị mà công việc thường-nhật là mua con giống về, hoặc bán và gởi con giống đi như bác Xuân-vũ... Nhiều lắm!

Nói tới bác maquemau với "bãi cạn", tui thấy bác Vĩnh (maquemau) thương yêu con vật mình đem về đến mức nào!

* (Tui lại xin lỗi, tui sẽ gõ tiếp tại chỗ làm. Thân).

--------

Do bởi em không có chút ý-niệm nào về vai trò của vi-sinh trong trồng trọt và chăn nuôi (thú, cầm cũng như thủy-sản), nên tui không thể bàn thêm phần nầy. Nhưng vì ý-niệm "bãi cạn" là một điều đối với tui hết sức thú-vị và hữu-ích. Vậy xin nói về phấn nầy.

Ở bên đây, nếu mua cá với số-lượng kha-khá, tui thường được nhận thêm 1 số trừ hao. Nhưng nếu số ít vài chục con thì sao? Dễ lắm! Tuần sau, xem lại có bao nhiêu em "bỏ cuộc chơi", tui điện-thoại lại nơi cung-cấp, họ sẽ để sẵn cho tui số-lượng bị thất-thoát để bồi-hoàn, kèm theo lời xin lỗi. Họ hoàn-toàn tin khả-năng xử-lý cá mới đem về của tui. Nên tui không có trách-nhiệm về số cá chết.

Mà "khả-năng" nầy thì có gì đâu? Cá đem về tui thả nguyên bịch nổi trên bồn cá mà tui sắp thả chúng vào. Hai mươi phút sau, tui nhè nhẹ đổ hết cá ra 1 cái thau nhựa. Để thau trên măt nước thêm 5 phút, rồi tui bắt đầu nhận chìm một góc thau. Nhận thật chậm. Cho đến khi góc thau nầy sâu khoảng 1 tấc, tui ngưng. Lúc nầy mấy em xông-xáo nhất bắt đầu muốn thoát ra thám-hiểm bên ngoài, tui nghiêng thau thêm 1 chút và cá sẽ trước sau tự bơi vào vũ-trụ mới của chúng. Đôi khi vẫn còn một số "đi xa về bệnh-hoạn" (như tui), vẫn không thích-thú gì chuyện bơi ra, tui sẽ cho chúng vào 1 lồng riêng (chung trong hồ) để tiện theo dõi. Thường nếu có chết thì là các em nầy.

Nhưng nếu được nuôi bằng ao đất như em, tui sẽ học theo ý "bãi cạn", và tui làm như sau:
- Khoét vào bờ ao 1 khoảnh 1 đến 2m2 tùy theo số lươn con. Vũng nầy sâu hơn mặt nước ao khoảng 1 tấc. Ngay chỗ thông với ao, tui đắp 1 bờ đê (sơ-sài cho có vậy thôi).
- Lươn con đem về, tui cũng thả túi (hay chậu đựng) trên mặt vũng cho lươn quen với nhiệt-độ mới.
- Xong thả lươn ra trong vũng nhỏ nầy.
- Múc nước ngoài ao rót từ-từ vào vũng. Mục-đích cho lươn con quen với độ cứng nước, nhiệt-độ cùng pH của giang-san mới.
- Cứ đổ nước thêm cho đến lúc nước tràn đứt "con đê", thì lươn sẽ bắt đầu tự lội ra ao.
- Cứ tiếp tục múc nước đổ vào.
- Nếu có còn một số lươn "uễ-oãi", tui sẽ đắp lại con đê, giữ chúng lại trong vũng để theo dõi. Sau đó, tùy theo tình-trạng chúng, tui biết sẽ làm gì.
Em thấy cách làm trên của tui thế nào?
Thân.
*
Trước, có bạn cho đọc bài về cách nuôi lươn và trùn làm thức ăn (nuôi chung) của người Trung-quốc. Ý-tưởng hay! Nhưng tui không tin chút nào tính hiệu-quả của cách thực-hành. Có bạn nào cũng đã đọc, xin góp ý cho vui.
Kính.
 
Last edited:
5 tháng trước, được sự giới thiệu của bạn bè, em nhập về 1500 con lươn giống từ trang trại Sơn Ca - Tiền Giang

Link: http://agriviet.com/home/threads/85756-Ca-n-la-m-mo-t-tra-i-tim-#ixzz1rk9cDwS0


Thứ nhất là bạn đã sai lầm khi mua giống ở trang trại Sơn Ca ở Tiền Giang hay Hóc Môn(cơ sở 2) vì tên Đoàn Kim Sơn chỉ được hư danh thui.Hắn mua ở chợ đầu mối rồi bán cho bạn đó.Hj mình cũng từng bị vố này òi,nếu muốn có giống tốt thì bạn nên đến viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản An Giang hoặc lên Tây Ninh học hỏi vì đã có người từng mua lươn ở chợ về nuôi và cho ăn thuốc gì mình cũng hem bik nữa nhưng tỉ lệ sống đạt rất cao.Đây là kiến thức mà mình tích lũy dc hi vọng sẽ giúp bạn dc 1 ít.Chúc bạn nuôi lươn thành công.
 


Back
Top