Cần sự giúp đỡ

  • Thread starter Lamgiau_old92
  • Ngày gửi
E quê ở thanh hóa. Cũng vừa lấy vk năm ngoái. Gia cảnh khó khăn...nen hiện tại e rất cần sự đóng góp của mọi người.layas vk vào 2 vc tich gop được số vốn nhỏ... chẳng biết làm nghề gì. Nhưng sau khi e theo dõi tren youtube thay chăn nuôi lợn rừng cũng dễ. Vc em quyet định đầu tư nuôi lợn rừng. Hiện tại chuồng trại xây tạm rồi. Nhưng kinh nghiem nuôi lợn chúng e ko có một it nào. E muốn thông qua diễn dàn để học hoi các achi.ai có kinh nghiệm hay tài liệu gì có thể cung cấp hay chỉ bảo e với được ko ạ. Ky thuat nuôi từ nhỏ đến khi trưởng thành luôn. Từ khâu phòng bệnh đến tim phòng các loại bênh. Em xin chân thành cám ơn.
 


B đừng lo về bệnh, thực tế chỉ cần phòng tai xanh, vậy thôi, có dịch bệnh địa phương nào thì hỏi thú y như lở mồm thì làm thôi. Còn mình tách biệt thì cứ vậy mà nuôi, chỉ có đi ỉa do lợn mẹ chăm con k được tốt, các thói quen của nó giữ chuồng ẩm ướt và bẩn thỉu mới lo.
Khó khăn của b là tiền vốn chuồng, vốn giống và thức ăn còn đã nói về lợn rừng thì k bao giờ lo về bệnh tật.
Có 2 hướng cho b chọn:
Hướng bán giống, lợn thuần, giá giống cao, thời gian thành thục sau mua cao ( trên 3 tháng ).
Hướng bán thịt, lợn lai, giá giống thấp hơn, thời gian thành thục thấp hơn vì các trại nuôi lai có hướng thương phẩm đi về đặc sản.
Và theo cách chế biến có 2 hướng:
Hướng thịt dai, mỡ mỏng dai thơm ngọt. Đi về thức ăn giàu thực vật.
Hướng thịt k quá dai, mỡ k bèo nhèo, dễ ăn hơn và con vât tăng trọng hơn, đi về thức ăn giàu động vật như giun quế, phế phẩm động vật trong chế biến.
Nuôi con này k khó, xong k xốc nổi được, 1 năm tăng trọng từ 25-50kg, không hơn và nái cho 2 lứa/ năm. Nái năm đầu đẻ 1-5 con và tăng dần qua các năm. 5 năm để hơn 10 con.
Kĩ thuật nuôi lợn mẹ giai đoạn mang thai:
Cần bổ sung thêm nhiều khoáng như canxi, tinh bột như gạo ngô, đạm nguồn động vật ( tốt hơn ). Cho ăn chia bữa , nhiều bữa và mỗi bữa ít. Không cho ăn theo cơn đói của lợn mẹ. Bổ sung định kì cám lợn đẻ cả sau và trước đẻ.
( Bổ sung tinh bột giai đoạn đã mang bầu thôi nhé, trước mà cho ăn béo quá tịt đấy).
Giai đoạn sau đẻ: tầm này mà ăn k đủ chất, nái bị rút chân sau và liệt, lở loét hoại tử phần sau gồm viêm vú, viêm tử cung,...
Nên bạn cần cho ăn thêm cám đẻ, tăng đạm, canxi và tinh bột, trong đó theo dõi quá trình hấp thu và tập tính ăn. Thông thường khi gạo ngô nấu nở bằng thể tích của bã đậu nấu( bã đậu nấu nở thêm 20%). Và lợn mẹ có xu hướng thích ăn dễ tiêu như gạo ngô và cám sẵn hơn là bã đậu. Giai đoạn này canxi là rất quan trọng nên cần các nguồn canxi gốc hữu cơ như từ nước đun vỏ cua, nước đun cá. Không tăng đạm đột ngột, nước đun vỏ cua cá đột ngột gây đi ỉa cho lợn con.
Bổ sung xơ xanh dạng tái ( ngô gạo nấu xong trộn với xơ xanh cho tái, như rau muống, rau dừa nước).
Sự chuyển đổi nguồn thức ăn tránh gây đi ỉa, nguyên tắc theo thứ tự như sau áp dụng cho cả nái và lợn con ( cai và chưa cai sữa):
Khi cai sữa, b cần mua cám úm lợn con, giá khá chát xong đảm bảo tốc độ lớn, ban đầu chỉ cho 1 lượng nhỏ trộn với ngô gạo nấu. Xong tăng dần cám lên nhưng chậm rãi, sau khi lợn đạt trên 10kg, bắt đầu chuyển đổi sang thức ăn địa phương như bã đậu thì giảm cám, tăng bã nấu lên, giảm dần và tăng dần, ngô gạo nấu có thể giữ nguyên để giảm hao tốn tinh bột và tạo nguồn thức ăn cho lợn giàu đạm hơn.
 
Giờ mình ms thực tế bắttay vào nuôi. Chuồng trai xong rồi. Cám ơn c nhé. Mình đã được c góp ý dạo trước rồi. Thực sự minh chưa có kiến thức gì. Nên rất muốn tìm hiểu. Mình thấy lợn con hay bị di ỉa. Nhất là thờibky bú mẹ. Gai doan này chắc khó nhất phải ko c
 
Do thay đổi thức ăn của con mẹ, thông thường là tăng quá nhiều đạm cho mẹ một cách đột ngột. Xử lý bằng cách giảm thức ăn tinh, tăng thức ăn thô xanh. Cho ăn rau dừa nước để chữa đi ỉa. Chuồng phải đảm bảo khô thoáng, đủ ấm vào đông, đủ mát mùa hè. Nhìn chung là k hề đơn giản đâu b ạ, khó hơn làm chuồng gà nhiều vì mỗi một f và độ thuần hóa cho 1 cách làm chuồng đảm bảo an toàn tránh vật nuôi quá hoang dã có thể trốn đi. Nái không phải con nào cũng đi ỉa đúng chỗ, đái đúng chỗ, nên chọn nái và công tác dọn rửa cũng như tạo tập tính cho nó k hề đơn giản. Nái mà ở bẩn thì lợn con chết hết nghen.
B yên tâm về kĩ thuật, cái lo nhất là vốn giống, vốn chuồng và nguồn thức ăn thôi, trung bình 1 đàn f1 f2 f3 gồm 50 cần khoảng gần 1 tạ thức ăn mỗi ngày. Ví dụ 60kg bã đậu, 10kg ngô gạo và rau xanh các loại như ngổ, khoai nước, muống.
 
Vậy là công tác vệ sinh quan trọng nhất nhỉ. T muốn nuôi cả 2 hướng. Bán giống it hơn vi thi truong cũng ít người thich nuoi kdoanh. Toan nuoi tết thị thôi. Bán thương phảm t nghĩ ổn hơn. Đời f1.2.3 chắc khó nuôi lắm c nhỉ. F4 là lai giua lợn rưng vs lợn bản địa phải kp ban... mà khi sinh sản tớ thấy họ có dùng đèn led sưởi ấm. Có cần thiết phải nt không nhỉ
Hix. Ngta tinh lợn trưởng thành ngốn tam4k 1 ngay... ns như c chắc tốn kém lắm luôn. Thế hết lời sao
 
Chắc chắn với b 1 điều là nuôi k có phí thấp hơn 100k/kg hơi, lợn thương phẩm cho chất lượng thịt ưa chuộng.
Còn đi 2 hướng là hợp lý xong b phải chọn khách hàng khác để k phá vỡ thị trường thông thường thì b mới làm ăn lên cao được.
f1 f2 f3 hay f mấy đi nữa rất khác nhau đó b, nếu
B mua f 1 f2 f3 từ lợn rừng thuần hay các trại nuôi có con giống hoang dã bắt từ tự nhiên thì đặc tính khó thuần hóa hưởng từ bố mẹ làm cho b ngốn vốn vào chuồng nhiều hơn. Phải gia cố cao, k được chăn thả, chỉ thích hợp khi b xác định là bán con giống thôi. Nó ngốn vốn của b đi về chất lượng gen hay hình thể đặc trưng, ở rừng ta là tai chuột, chân nai, mõm dài và lưng dài.
Còn b mua lợn lai, từ các trại đã nuôi qua nhiều f thì tính thuần hóa cao, dễ chăm sóc và giá giống thấp hơn. Thích hợp cho tăng đàn thương phẩm số lớn. Yêu cầu về thức ăn và chuồng trại cũng đơn giản hơn. Nó ngốn vốn của bạn xong đi về số lượng.
Cách ghép cho phối giữa lợn khác lứa tuổi cũng hết sức chú ý nếu k muốn hỏng nọc. Thông thường nọc non đến thời kì thành thục nhưng lạ chuồng hơn so với nái trên tuổi nên nọc dễ bị tranh ăn, k giao phối được và bị cắn gây suy kiệt. Nhà mình có con nọc rừng thuần bị như thế. Nái nó cắn khi ghép chuồng, và nọc chảy máu, k ăn được gì cuối cùng yếu quá, gầy dơ xương. Nên công tác giữ đàn bố mẹ cũng k đơn giản.
Việc b cho lai là để tránh cận huyết thì lai sao cũng được, miễn là chúng k xô xát.
 
Thực ra lợn mua các trại bây giờ toàn là thuần rồi. Dễ nuôi hơn. Nhưng thực sự thì minh ko biết f mấy nữa. Người ta cứ ns f1.f2 vi lsao minh biết dk.Nếu là thương fam mình nghĩ thit ngon là được. Còn bạn ns nuôi đến 40 can hơi. Ngốn xác xuất hết gần 4tr cơ ah như vậy lợn bán thị trường được tb 140k/1kg thì lợi nhuận ít nhỉ.
 

Bạn gõ vao chuong trinh sinh tư làng co anh bạn ơ hưng yên nuôi lợn rung thuần va bán giống bạn đến đó ma hok hỏi. Minh thay a nay toan trông cỏ va trồng kai cây jì nhập ơ bên mỹ vê để cho heo ăn giàu dinh dưỡng...
 
trồng cây chè đại giàu đạm, xong nuôi thì biết. Tất cả các trại lợn rừng nếu k nuôi bằng cám viên rồi trá hình bằng thô xanh sau đó để giảm mỡ, tăng tuổi tăng dày giòn về da bì thì k bán được. T chả có lạ gì cả, người thật việc thật là nếu nuôi sạch thì 140k/kg hơi mới hòa vốn thức ăn chưa tính công.
Các thứ các bạn xem chỉ là trá hình, còn làm kinh tế để có lợi nhuận thì k ai cho lợn nhai thân ngô và ăn tinh thực vật cả, nếu có thì giá rất cao và k thể tăng đàn số lớn. Phương thức chăn nuôi nhắm tới người có tiền k phải là cách thông minh hiện nay.
Ở Hà Nội có nhiều giá lắm, 150k kg hơi là rẻ nhất cho tới 300k , nhưng chỉ có ai nuôi mới biết, ăn miếng thịt hiểu cách họ chăn nuôi, nhưng cần nuôi trên 2 năm mới có kinh nghiệm này.
B phải xác định khách của b là ai?
B muốn chế biến nó như thế nào ?
B phải hiểu thị trường, hiểu thị hiếu để khai thác lãi trên cả 2 cách giống và thương phẩm. Nó khó hơn gà nhiều về cả vốn và thời gian.
 
Ở đây thì giá bèo lắm. Lợn giống ở mình toàn 200k/kg hơi thôi. Ko bán đắt được. Giá ngoài hn lúc nào cũng cao đỉnh... còn các nhà hàng dưới tp mình minh chưa rõ mức tiêu thụ ntn. Còn ns như đức thì. NUOI SINH SAN lấy giống thì phải tăng khẩu phần ăn tốt. Còn thương phẩm thì nuôi đủ trọng lượng rồi bắt đầu giảm mỡ đúng ko... mình muốn hỏi thêm độ tuổi ntn cho lớp da ngon nhất có thể xuất chuồng
 
trên 8 tháng là đạt rồi, còn để trên 1 năm thì mình cũng đang ăn hàng ngày thấy dai quá, luộc hấp , bóp tái thì được còn nướng thì vừa dai vừa khô không khốc, k nuốt nổi.
 
Ns như bạn bgio là nuôi bột hết. Nếu muon sớm có lợi nhuận phải không. Rồi tiến đến thương phẩm thi bỏ bột cho an thô xanh. Như vậy thì đúng như bạn ns rồi. Vốn lâu dài kể cũng căng nhỉ
 
Nuôi bán giống họ cũng thúc cám cho đạt kg, lợn thường có nhiều mỡ, nhất là ở yếm và thời gian thành thục kéo dài thêm 4 5 tháng nữa mới đủ để gây giống, nhất là lợn tầm 18-30kg. Nó béo mỡ chứ k phải thịt. Đó là để bán đi cho người khác hưởng nhé.
Còn tự mình gây giống thì cho ăn như thương phẩm, 4,5 5 tháng đòi tơ rồi. Nhưng trên 6 tháng mới cho phối , lợn gây nái trên 30kg mới đảm bảo, còn bé quá nó đẻ ít mà ăn thì nhiều , k vào sữa mấy.
 
Đúng rồi. Nếu lợn ko mỡ thì chắc ko làm nướng được rồi. Ở chỗ dân mình thấy họ nuôi thực tế toàn bằng thức an thô xanh. Ngoài trừ thúc mẹ. Va thúc con sau khi sinh thôi. Giá ở đây giao động 140k cho thuong lái
Còn 1 vấn đề nữa. Người nuôi ở đây họ bảo nái cungz tùy từng con de it thì lứa sau cũng thế. Ko biết có phải nvay không. Nen chọn nái họ bảo chon được nái ngon là 50/50 thôi. Hay do quy trình chăm sóc ko đúng
 
Nói rất dễ hiểu thế này, b cho nó ăn bột thì nó lớn nhanh xong mỡ, mỡ thì k ai mua đâu vì nó nặng tiền quá mà thịt ăn k ngon. Dĩ nhiên vẫn bán được xong các nhà hàng có món nướng nhiều gia vị họ mới chịu tiêu thụ. Để b hiểu thị trường ngoài nó là như thế . Nhưng dân giờ cũng khôn lắm, ăn 1 lần và mang về vì tiếc tiền thôi chứ k có lần 2 đâu. Nuôi để dày giòn bì, xương chắc, thịt khô lại thì cho nó ăn thô xanh chẳng qua là tăng vận động tiêu hao năng lượng chứ thô xanh chả có chất gì đâu, thậm chí còn ngăn cản hấp thu các chất khác như đạm.
Lợn ăn bột rồi gột lại là số đông thị trường đang tiêu thụ , có khoảng giá cao trung bình, gọi là phổ biến. Như mình thì nhà tự làm nên k bao giờ có hứng thú. B phải nuôi nhiều kiểu, b có vị giác rất nhạy, cho ăn như thế nào, bao nhiêu biết hết. Nuôi lợn hay ở cái đó.
Khùng, nó non và con so sao đẻ nhiều được, nhiều nhất lứa đầu là 5 con. Tăng dần qua các lứa, nhiều là 15 18 con, nhưng nái đó trên 4 năm tuổi rồi.
 
Có nghĩa là đánh giá người nuôi lợn thông qua miếng thịt đúng khôg. Thit ntn. Thì cách cho ăn và chăm sóc thể hiện rõ nthe. Tớ hiểu là nvay. Nên cũng tùy con lợn mà họ bán giá khác nhau chứ gì. Ok
Nhu cậu ns cho đén bgio. Thi mình thấy nuôi nái đẻ ở mình giờ là hót rồi. Nhưng chăm sóc nái đẻ (lợn thường) lợi nhuận nhiều hơn rồi. Nhưng vấn đề qtrong là khó hơn phải không.
 
Những cách nuôi nghiêng về động, hay thực vật cho ra miếng thịt rất khác nhau, vị rất khác, độ dai, màu sắc, kg hơi,... nhìn và ăn thử là biết. Cùng là con lợn 40kg hơi nhưng con thì một năm tuổi, con thì chỉ 7 tháng tuổi. Nhưng ăn thịt con dai giòn, con dễ ăn. K phải hai con đó hơn, mà nó có vai trò trong các món ăn.
Nếu b để ý kĩ thì k ai lấy lợn già tuổi nướng, nếu có là làm màu thôi vì thịt dai nhắc, nướng lên rất khô và đặc biệt không có mỡ, rất khó ăn. Nên lợn có tuổi và ít mỡ chỉ thích hợp cho các món luộc, hấp, cùng lắm là xào, bóp.
Còn lợn ít tuổi hơn, thịt k dai bằng, nhiều mỡ hơn hay ăn cám rất thích hợp nướng, xào khô như với xả ớt,... những món đòi hỏi gia vị nhiều và nhiệt nhiều.
Nên lợn nào cũng có thể tiêu thụ được xong khoảng giá khác nhau, không hề giống nhau, không đụng hàng.
Gây nái khó những vẫn là phần dễ nhất, lợn gây nái cân vú, vú không bị lép, thiếu vú. Lợn lai thì tùy vào màu mà b chọn, nó có thể giống màu bố, màu mẹ.
Chăm sóc thì k hề khó, tăng tinh bột, tăng bữa giảm lượng/bữa. Bổ sung nhiều khoáng, rau xanh định kì tuần 3 lần.
Khi nái đẻ, thì tập tính của nái đáng chú ý nhất là phải chọn từ khi chưa gây nái, đó là ỉa đái đúng chỗ, vì chuồng b làm dốc, nếu lợn ỉa đái trên đỉnh dốc thường nơi để nằm, thì coi như xong. Đàn lợn con đi hết, mùa lạnh thì k còn 1 bóng.
 
Đó là bạn ns về nái thường ấy hả hay nái rừng :D... gì cũng khó nhỉ. Nhưng ngta vẫn thành công và lợi nhuận vẫn cao. Bạn có tin là họ vẫn có cách khác không.
Vấn đề ở thị trường mình đây đang còn tạp nham lắm. Lợn rừng ngon cũng có mà không ngon cũng có. Vì ít người được ăn nên nhieu người vẫn chưa hiểu nhiều lắm. Ngoài hnoi họ sành lắm rồi. Rộ tu 2006 đến giờ thì còn gì để nói. Con đặc sản mà giá cả thấp thì coi như ôm quả nợ rồi
 
Mình k nuôi lợn trắng, m nuôi lợn rừng , mán và lợn mèo. B có tin người nuôi gà nhưng k biết gì nhiều về gà không, khách hàng là thế đấy, chỉ cần thuyết phục khách rằng nó là thế, chỉ thế và thế là tốt. M hiểu vì a mình làm bếp trưởng, người quen thân đều làm chủ nhà hàng. Khách hàng là người có tiền, họ nghĩ họ có quyền. B làm sao mà nó giống thế, ít ra về hình thức, thậm chí hình thức là đủ. B có được tiền.
Bạn phải chọn khách cho b, và có định hướng từ đầu như m đã đề cập, nếu b còn muốn bán giống thì đừng bao giờ bán thương phẩm với giá khách thượng lưu vì b cướp đi thị trường của những người mua giống từ bạn. B phải chọn, lựa chọn, biết đối thủ là ai và giỏi hơn họ. Còn chăn nuôi mà cứ đều đều, có gì làm thế thì rất khó, vì bạn có thể k biết miếng thịt phù hợp với cách chế biến và khách như thế nào. Mình chỉ nhấn mạnh là miếng thịt ngon là miếng thịt luộc, k dùng gia vị. Làm sao để người ăn k những có miếng thịt như thế mà còn giá thấp, thì b thành công. Sức khỏe của họ giống như mình, trân trọng nó và b có mọi thứ.
Nói nhiều lắm, kĩ thuật k khó, xong khâu định hướng là khó nhất, lợn rừng rất khỏe, trây ì với bệnh tật, nhưng bền bỉ với nó mới là khó.
 


Back
Top