Cần Tư Vấn Cây Sanh ôm đá

  • Thread starter chaulong_075
  • Ngày gửi
Kính chào các bác, các anh chị em gia đình agriviet.com!.. Toàn rất thích những tác phẩm SANH ÔM ĐÁ nhưng không biết kỹ thuật thực hiện nó như thế nào, gia đình agriviet hãy giúp Toàn nhé!...Cảm ơn thật nhiều!...
 


Kính chào các bác, các anh chị em gia đình agriviet.com!.. Toàn rất thích những tác phẩm SANH ÔM ĐÁ nhưng không biết kỹ thuật thực hiện nó như thế nào, gia đình agriviet hãy giúp Toàn nhé!...Cảm ơn thật nhiều!...
Cây sanh ôm đá xét về kĩ thuật thì rất dễ nhưng để thành 1 tác phẩm thì quả là 1 quá trình kiên nhẫn rất nhiều năm
hướng dẫn kĩ thuật đó trong khuôn khổ 1 cái comment thì không được rồi vì nó cần phải có hình minh họa mới hiểu được
Bạn nên mua sách về đọc sẽ rõ ràng hơn

[video=youtube;HakN_IjuzCo]http://www.youtube.com/watch?v=HakN_IjuzCo[/video]
 
Last edited by a moderator:
cám ơn bác Thien Thu đã chia sẻ nhé!...bữa nào Toàn gửi hình lên diễn đàn mong các bác giúp nhé!...Toàn rất mê nhìn những cái rễ ôm chặt lấy đá!...
 
Kính chào các bác, các anh chị em gia đình agriviet.com!.. Toàn rất thích những tác phẩm SANH ÔM ĐÁ nhưng không biết kỹ thuật thực hiện nó như thế nào, gia đình agriviet hãy giúp Toàn nhé!...Cảm ơn thật nhiều!...
Đây là cách làm của tôi với những cây mini:
Trước tiên phải có cây sanh và tảng đá vừa ý, sau đó trải rễ lên đá dùng dây cố định rễ, tiếp đó bạn trộn đất + cát + phân chuồng hoai với tỷ lệ 1+1+1 (trộn với nước như vữa), sau đó trát một lớp mỏng khoảng 01cm lên rễ đã được cố định trên đá, dùng nilon bọc chặt lại và chăm sóc tưới giữ ẩm.
Tác phẩm đẹp hay không tuỳ thuộc vào bạn. Chúc bạn có tác phẩm đẹp.
 
Bạn 4tthanh tư vấn như thế là tương đối rồi đó.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này nhé.
Phong cách rễ bám đá là một phong cách bonsai tiêu biểu, được nhiều người ưa chuộng. Rễ cây được tạo ra bám và ôm lấy đá rồi cuối cùng biến vào trong đất. Khi cây bắt đầu mọc trong đường đá nứt nhỏ, nó phải sử dụng rễ để tìm thêm dưỡng chất. Ngay khi rễ cây chạm vào đất, chúng cứng lại và phát triển quanh đá. Lúc này rễ cây đóng vai trò như thân cây… Ở đây chúng tôi giới thiệu phương pháp tạo rễ bám đá bằng cách sử dụng cây gừa làm vật mẫu.
Vật liệu cần sử dụng
Để tiến hành, ta cần sử dụng cây và đá. Chọn đá có hình dạng đẹp, lôi cuốn và có kích thước phù hợp. Chọn những cây khỏe mạnh và có hệ thống rễ rộng, dài, chắc. Trồng cây ngoài vườn khoảng 1 năm để rễ cây đủ dài.

Đá (loại đá Ibigawa Nhật Bản), cây trồng, dây nhựa dùng để ghép cành, kéo, dao lõm, kéo tỉa cây, dao, đồ ngoạm rễ, chĩa, cát sạch.
Các bước tiến hành
  1. Khi cây có đủ rễ (dĩ nhiên rễ càng nhiều càng tốt), ta cắt bỏ những tán rễ không cần thiết và dùng tay lấy cát ra khỏi rọ che, dùng vòi rửa sạch, nhưng chú ý cẩn thận để không làm hỏng rễ.
  2. Tiếp theo, đặt cây lên trên đá: Cố gắng không dồn rễ về một phía vì bonsai cần được nhìn từ mọi góc độ. Tìm những kẽ hở trên đá rồi đặt rễ vào, làm sao để bonsai trông càng tự nhiên càng tốt. Bạn có thể gối những rễ nhỏ, chưa phát triển vào nhau.
  3. Kế tiếp là đặt rễ đúng chỗ: Mặc dù có nhiều phương pháp nhưng phương pháp sử dụng dây bằng nhựa là hữu hiệu và dễ dàng nhất. Một người giữ rễ vào đúng vị trí, một người quấn hơi chặt dây băng quanh đá, ngoại trừ phần đáy của đá - chỗ rễ sẽ chìa ra, đâm vào trong đất.
  4. Khi rễ đã đặt đúng vị trí, ta bắt đầu phủ đất lên phần đá trong chậu, làm sao để nhìn vào không thầy đá nhưng thấy phần cuối của thân cây.
  5. Tưới nước cho cây: Mặc dù bây giờ rễ cây nhỏ và yếu nhưng tới đúng mùa thì rễ sẽ dày và nhiều hơn.
Đây là cây gừa tôi đã từng trồng trong chậu lớn. Tôi đã để chúng phát triển trong 2 năm để rễ cây dày lên và bám chặt vào đá. Nếu cây trồng phát triển quá nhanh (hoặc chúng ta thiếu kiên nhẫn) thì thời gian có thể lùi lại là một năm.

Ngay khi lấy cây từ trong chậu ra, ta bỏ đất đi rồi rửa sạch, để lộ rễ. Làm nhẹ tay để không làm hư rễ mới được hình thành.

Ở đây chúng ta thấy rễ cây được bám vào đá bằng cách dùng dây ghép cây. Rễ dưới được phép lộ ra ở phần đáy của dây ghép. Ta có thể thấy ở những chỗ dây ghép bọc chưa chặt, rễ thoát ra ngoài, do đó yêu cầu là phải quấn khá chặt dây ghép.

Dùng kéo sắc cắt bỏ phần dây ghép, lưu ý là đừng cắt phăng rễ. Ở đây chúng ta thấy rõ phần rễ và đá được lộ ra. Sau giai đoạn hai năm, rễ cây đủ dài, dày và thật sự bám vào đá. Phần rễ này đã phát triển đáng kể và sẽ là “phần thân dưới” của bonsai khi được trồng vào đĩa gốm.

Nên chọn loại chậu gốm màu nâu không tráng men hoặc màu xanh lá cây để trồng bonsai vì chúng tương đối hài hòa với màu lá.

Nếu bạn đặt cây trong đĩa hình ovan, màu xanh lam, hơi thiên về phía bên trái thì theo tôi, bố cục chậu bonsai trông sẽ đẹp hơn đặt ở ngay trung tâm.

Khi đã trồng vào chậu, cây khá rậm rạp, vì thế bạn cần tỉa cành thường xuyên để làm tăng cấu trúc cành. Khi các cành đã phát triển khá đầy đủ, chúng ta xén lại để tạo hình. Cứ tiếp tục uốn nắn theo chủ đích của bạn cho đến khi đạt được hình dạng mong muốn.

Liên Thuỳ dịch
Nguồn bonsaisite.com
 
Cảm ơn bác 4tthanh và bác dangtrungkien đã nhiệt tình ủng hộ Toàn nhé! Hiện ở nhà Toàn đang có 2 gốc sanh và rất muốn cho ôm đá!vần đề kỹ thuật Toàn sẽ cố gắng áp dụng. nhưng còn 1 vấn đề lớn nữa là chọn đá và cách bố trí như thế nào cho hợp lí các bác ơi!..tiếc là không có máy ảnh để chụp hình gưi len diễn đàn nhờ các bác tư vấn giúp vì đây là lĩnh vực rất mới mẻ ôối với Toàn! cám ơn các bác nhiều lắm!
 
Nếu không có ảnh thì bó tay thôi; Nên chọn đá thấm thuỷ để thực hành nhé Toàn. Loại này mềm nên có thể đục đẽo tạo dáng lại theo ý mình.
 

Bác 4tthanh ơi!.. Cho Toàn hỏi đá thấm thuỷ là đá gì và mình có thể mua nó ở đâu ạh!...Toàn ở bến tre . Cảm ơn bác nhiều!
 
Đá thấm thuỷ là muốn nói đến loại đá mềm và thấm nước: gồm đá san hô và đá "non"; San hô thì các tỉnh ven biển đều có bán, đá non là loại đá mềm mới khai thác, sau một thời gian để ngoài trời nó sẽ cứng lại.
Bạn hỏi mua ở đâu thì tôi chịu thôi
 
Đá ong nưã cũng dẫn thuỷ tốt lại nhiều hang hốc ấn tượng ... dễ đục đeo, chế tác tao thêm đường nét
nói chung đá dẫn thuỷ là đá thấm nước để hơi ẩm trong đá nuôi rễ cây và khi ra nắng ít bị nóng
Bạn nên trồng nhiều ( mỗi cây 1 cục đa. hoặc 2 cây trên 1 cục đá) và bạn làm nhiều bạn sẽ chọn ra được 1 tác phẩm vưa ý. vì đây là công việc cần rất nhiều thời gian chờ đợi
nếu bạn chỉ trồng có 1 hoặc 2 có thể bạn sẽ thất vọng
 
Last edited by a moderator:
mình chỉ có sứ ôm đá thôi
LC0.9054981_1_1.jpg

---------------
LC0.9055105_1_1.jpg
 
Last edited by a moderator:
Cây sanh muốn ôm đá đã có hình rồi đây các bác ơi!.. Thành thật xin lỗi các bác vì đã mở ra topic này nhưng post hình trễ quá!.. rất mong nhận được thật nhiều ý kiến đóng góp của các bác nhé!..Cám ơn nhiều!
IMG_1166.jpg

IMG_1164.jpg

---------------
Nhân tiện xin hỏi các bác là làm sao để xoay hình lại khi post lên diễn đàn! nó cứ nghiêng ngã thế này nhìn vô duyên quá!..cám ơn nhiều!
 
Last edited by a moderator:
Nhân tiện xin hỏi các bác là làm sao để xoay hình lại khi post lên diễn đàn! nó cứ nghiêng ngã thế này nhìn vô duyên quá!..cám ơn nhiều!

bác nên xoay hình trước khi upload lên photobucket
 
Trong Edit để chỉnh sửa, có mấy mũi tên để xoay hình, Toàn vào đó chỉnh khi nào đứng được thì OK!
Mà Toàn chơi cây lâu chưa mà có nhiều cây già, đế đẹp thế?
 
Cám ơn bác 4tthanh nhiều!.. Giờ thì cho nó ôm đá thế nào đây bác ơi!..
---------------
Toàn thích cây cảnh và đã bắt đầu trồng và sưu tầm gần chục năm nay rồi bác Kiên àh!..nhưng về kỹ thuật uốn sửa thì hầu như mù tịt, chủ yếu trồng để đó vậy thôi, nhìn cây bác cũng biết rồi đó, để nó lên tùm lum như cây rừng vậy!..Mong các bác có kinh nghiệm chia sẻ kinh nghiệm cho Toàn nhé!..Toàn rất mê cây cảnh!
 
Last edited by a moderator:
Hai cây này có triển vọng lắm, sao bác dễ dãi để cành mọc tự do quá vậy? còn bác muốn ký đá thì có thể đến cơ sở nào đó nhờ họ hướng dẫn rồi về áp dụng, chứ nói bằng giấy mực bác khó hình dung lắm.
 
Chính vì không hiểu về kỹ thuật cắt sửa như thế nào mà Toàn không dám cắt đó bác Kiên à! Sợ lỡ tay cắt bậy 1 cái là coi như hư cây mất! Vì vậy mà đành đẻ nó lên um tùm,lâu lâu mới tỉa sơ sơ cho nó gọn lại cái vườn chút thôi bác àh!..Rất mong nhận được nhiều kinh nghiệm chia sẻ của các bác và các anh em chơi cây!.. Chân thành cám ơn!..
 


Back
Top