Cần tư vấn hồi sinh vườn vải

  • Thread starter ga2010
  • Ngày gửi
Chào các bạn, mình vừa mua xong vườn vải 1.2 ha trên Bắc Giang. Và sắp tới sẽ gom nốt hơn 2ha bên cạnh. Vườn vải và đất như sau:

2016c9fb769b-8b7d-401b-840c-29770516d97c.jpg

201621a20033-c0a3-4b93-84eb-c8d77a9763a2.jpg


Em thì không có kiến thức gì về cây vải cả. Mảnh đất thì chủ nó đã trồng vải hơn chục năm, từ năm 1999, đến năm 2005 thì bỏ không đấy. Giờ có tầm gần 300 cây vải, trung bình như hình trên, gốc thì gốc to gốc nhỏ, nhưng trung bình cũng như trên. Em vốn định mua để chăn nuôi, mà tiếc cây vải quá. Cách đây 1 tháng lúc em lên trông còn um tùm hơn.

Giờ tóm lại là em mong muốn thế này:

+ Bảo tồn cây vải, dưỡng sức cho cây vải từ đây đến hè sang năm nói chung là không thu hoạch gì. Vậy em phải bón phân thế nào ( vì theo em đọc thì bón cho vụ thu cũng qua rồi thì phải, giờ mà bón chắc nó ra lộc đông mất ) và giờ có cần tỉa cành lá không. Qua xuân phải bón phân thế nào, có cần phun thuốc để cây rụng quả, tránh làm mất sức của cây không? Để từ hè năm sau em sẽ tiếp tục chăm sóc để hè 2018 sẽ thu hoạch lứa đầu. Ý của em là thế, các bác nào có chuyên môn xem thế có được không, làm thế nào chỉ em với.

+ Nếu em mua thành công thì em sẽ có hơn 3ha đất đồi và tầm 1000 cây vải. Đất ở đây lẫn cả đá to đá nhỏ, dân hồi xưa đã làm đất gạt bỏ đá to ra rồi, làm băng để trồng vải. Sau vải mất giá họ chặt bỏ đi nhiều. Em định vừa trồng vải, vừa nuôi dê ( hoặc bò ), làm trăm con gà ăn dần. Em đang lăn tăn giữa dê với bò, vì vùng này mua khô rất là thiếu cỏ, nếu có thì phải chuẩn bị gom rơm về trữ làm thức ăn vụ đông. Dê thì có vẻ ăn được nhiều loại cây cỏ vớ vẩn hơn.

+ Là về nguồn nước, ở đây không có nước. Nếu muốn có thì phải đào ao, mà về mùa cạn nước cũng bốc hơi nhiều. mảnh đất nói chung hình chữ nhât, ở cái ảnh dưới đây là cái hố hồi xưa chủ đất đào, cung to tầm 6x3, sâu 1,5 mà em chụp thế nào trông cứ bé hoen hoẻn :))

20168eb4f3ab-793f-4989-a1f5-cbed926206bc.jpg


Em định phía trên cao sẽ đào 1 ao tầm 6x15, phía dưới cái hố sẽ đào to ra tầm 3x12, tóm lại mục tiêu là cả 2 ao sẽ tích được tầm gần 200m3 nước. Tuy nhiên em đang lăn tăn là vào mùa khô ở vùng này ao sẽ mất nước, vậy làm cách nào để ao không mất nước. Thợ máy xúc thì bảo là sẽ dùng gầu nện để đất nó chắc lại, hạn chế mất nước. Theo các bác có khả thi không, có nên dùng bạt rải ở phía dưới không. Và nếu 200m3 nước có đủ tưới nhỏ giọt cho tầm 1000 cây vải trong mấy tháng mùa thu đông không?

Giờ khu này trông um tùm vậy thì chỉ cần phạt cỏ cho quang hay là dùng máy xúc hết lên cho hết mầm cỏ dại?

Em còn rất nhiều thắc mắc nhưng giờ tự dưng quên mất tiêu. Mong các bác chỉ dẫn, em sẽ hỏi các bác thêm. Em xin cảm tạ
 


Vấn đề là vải mất giá, nên họ mới bỏ. Vải thọ trăm năm vẫn khỏe mạnh, chưa già. Bạn phải quyết định trồng vải hay không. Nếu trồng vải, thì cỏ dưới gốc chỉ đủ nuôi rất ít bò hay dê thôi. Nếu phá sạch vải trồng cỏ, thì nuôi được nhiều hơn.

Giữ vải, thì bạn phải tỉa cành. Đó là chắc chắn. Phải biết tỉa. Mục đích bỏ những cành yếu, để cành khỏe ra nhánh, nhận ánh sáng mặt trời, làm một tán mới năng suất hơn. Bón phân cho Vải, không làm từng đợt, mà bón đều đều với lượng rất thấp, vì cây vải không lớn nhanh như rau cỏ. Cũng không tưới cho đất ẩm như trồng rau. Tưới nhỏ giọt cho đất vải, thì khối lượng nước phải gấp trăm mới đủ. Tưới cho Vải phải như trời mưa. Thiên nhiên cho mưa là đủ. Nếu lâu ngày không mưa, tức là trời hạn, mới phải tưới. Cũng tưới như mưa thôi. Tức là đổ ào nước một lúc, chứ không rề rề nhỏ giọt mấy ngày mới thấm đất.

Vải thường không có trái lai rai quanh năm. Nếu có, hái bán vải trái vụ, khẳm tiền. Sao bạn phải phun thuốc cho rụng trái? Tốn bao nhiêu tiền thuốc phun rụng trái cho mấy hecta? Có tính đến độc hại môi trường vườn của bạn không? Xưa không có ai phun thuốc gì cả. Nay bạn phun thuốc trừ sâu, phun thuốc rụng trái, phun thuốc ra hoa, có lẽ mỗi năm vài chục lượt, tổng cộng mấy chục tấn thuốc độc, thì vải làm sao sống nổi?

Bò hay dê, ăn cây gì, thì cũng trên một diện tích nhận ánh nắng mặt trời thôi. Thế nhưng cỏ là cây nhận ánh nắng mà chuyển đổi ra dinh dưỡng năng suất cao hơn các cây lá bẹt. Vì vậy, trồng cỏ nuôi bò xưa nay trên trái đất vẫn hơn hẳn trồng các cây khác. Ở Mỹ, người ta nuôi dê lấy sữa, chứ không ăn thịt như ở ta. Họ ăn thịt bò. Không bàn về cái miệng thích ăn bò, dê, hay ăn chay, mà bàn cách làm nông nghiệp trong xã hội, thì cách trồng cỏ nuôi bò thịt ở Mỹ và trồng cỏ nuôi dê sữa ở Mỹ cũng là xu hướng đúng đắn, có thể áp dụng vào Việt Nam. Trồng cỏ nuôi dê thịt thì kém lời hơn, mà sữa dê ở Việt Nam thì chưa có người mua.

Bạn đào ao trên đỉnh đồi để hứng nước mưa? Có lẽ chỉ cần đào sâu 1 gang tay thôi, là thừa sức đựng nước mưa rồi. Nếu bạn đào giếng trên đỉnh đồi, thì mới cần ao chứa nước lớn. Nên lót bạt thì nước mới không thấm đi, chứ gầu nện không thể giữ được nước. Nếu mỗi cây vải mỗi tháng đổ cho một gánh nước 50kg, tức là 50 lít, thì nhân với 1000 cây sẽ là 50m khối. Vậy 200 mét khối của bạn đủ tưới 4 tháng khô hạn. Tuy vậy, chỉ nên đào ao chứa đủ 10 mét khối thôi. Máy bơm đến đâu, tưới đi đến đấy. 10 mét khối chỉ là để phòng hờ có trục trặc khi tưới, thì khỏi phí nước, chứ giữ nước làm gì cho mệt?
 
Cảm ơn bác đã tư vấn cho cháu. Nhưng cái khu đồi này địa hình nó chắc không như bác nghĩ đâu. Đây là núi cô Tiên, từ đây nhìn ra phía chùa Vĩnh Nghiêm, qua sông là Kiếp Bạc. Dưới chân núi cũng có mấy cái hồ, nhưng mà trên núi dân hồi xưa trồng vải nên đã chặt hết cây cối, sau lại chặt hết vải, nên giờ trơ trọi, đến mùa khô là thiếu nước, và vì là núi nên hình như cũng chả có ai khoan giếng cả. Thế nên cháu mới phải đào ao để trữ, mùa khô tưới được lúc nào thì tưới. Còn về cỏ thì đúng là nếu cho bò ăn cỏ thì 3ha chắc nuôi được 10 con bò. Nhưng mà xung quanh có đến vài chục ha dân vẫn bỏ không, nên dù đất đồi nhưng đến mùa khô nếu trữ thêm rơm ủ thì chắc cũng đủ.

Chủ trương của cháu là hơn 3ha này cháu sẽ giữ lại hết cây vải, chỉ hiềm là giờ chưa biết cách chăm sóc bón phân để nó phát triển tốt nhất. Cháu đã xem vườn vải của dân gần đó, cũng không hơn những cây này là mấy, nên cháu nghĩ để 1 năm hy vọng nó hồi sức cho năng suất được. Và vài năm nữa sẽ cho năng suất cao. Nhưng mùa tới đây cháu muốn cho rụng hết quả non để cây nó không phải nuôi quả, nó sẽ phát triển tốt hơn cho mùa sau. Không hiểu nghĩ vậy có đúng không?

Còn vải thì làm sao mà có trái vụ được hả bác? cháu nghĩ chỉ có cách trồng loại vải chín sớm thì nó sớm hơn được nửa tháng thôi chứ?
 
Cảm ơn bác đã tư vấn cho cháu. Nhưng cái khu đồi này địa hình nó chắc không như bác nghĩ đâu. Đây là núi cô Tiên, từ đây nhìn ra phía chùa Vĩnh Nghiêm, qua sông là Kiếp Bạc. Dưới chân núi cũng có mấy cái hồ, nhưng mà trên núi dân hồi xưa trồng vải nên đã chặt hết cây cối, sau lại chặt hết vải, nên giờ trơ trọi, đến mùa khô là thiếu nước, và vì là núi nên hình như cũng chả có ai khoan giếng cả. Thế nên cháu mới phải đào ao để trữ, mùa khô tưới được lúc nào thì tưới. Còn về cỏ thì đúng là nếu cho bò ăn cỏ thì 3ha chắc nuôi được 10 con bò. Nhưng mà xung quanh có đến vài chục ha dân vẫn bỏ không, nên dù đất đồi nhưng đến mùa khô nếu trữ thêm rơm ủ thì chắc cũng đủ.

Chủ trương của cháu là hơn 3ha này cháu sẽ giữ lại hết cây vải, chỉ hiềm là giờ chưa biết cách chăm sóc bón phân để nó phát triển tốt nhất. Cháu đã xem vườn vải của dân gần đó, cũng không hơn những cây này là mấy, nên cháu nghĩ để 1 năm hy vọng nó hồi sức cho năng suất được. Và vài năm nữa sẽ cho năng suất cao. Nhưng mùa tới đây cháu muốn cho rụng hết quả non để cây nó không phải nuôi quả, nó sẽ phát triển tốt hơn cho mùa sau. Không hiểu nghĩ vậy có đúng không?

Còn vải thì làm sao mà có trái vụ được hả bác? cháu nghĩ chỉ có cách trồng loại vải chín sớm thì nó sớm hơn được nửa tháng thôi chứ?
Tin ong gia ben My tren kia la chi co do thoc giong ra an thoi em. ong ta dang o My chu co phai o vn dau. Chuyen vao chem gio tao lao thoi.
Em nuoi de thi no se pha phach vuon vai day. mua vai chin no se vat qua. ky thuat cham vai thi em nen len vung luc ngan xem. anh nghi vuon vai day em nen cat canh tao lai tan thoi!
 
Bạn đào ao trên đồi, thì lấy nước đâu ra? Tôi đã nói, nếu nước mưa, thì chỉ đủ 1 gang tay thôi. Không khoan giếng mà hút nước lên, thì ao cạn khô cong. Nếu đồi mà ở dưới chân núi, thì trên núi có suối, sẽ có nước chảy vào ao cho bạn.

Vấn đề ở đây chỉ là nguồn nước. Bạn không khoan giếng lấy nước, thì đào ao làm gì? Nếu có nước, cũng tưới cho cây, để vào ao cho bốc hơi đi cũng phí.

Nếu có nước, thì bạn rất dễ làm giàu. Người ta không làm được, cũng chỉ vì không có nước. Vì thế, bạn mới nói, vườn vải tốt cũng chẳng hơn vườn vải này là mấy. Nếu mỗi tháng bạn cho mỗi cây một gánh nước, thì vườn vải của bạn sẽ hơn hẳn. Tôi không biết bạn có vải trái mùa hay không, nhưng nếu phun thuốc cho rụng trái, thì còn hại hơn cứ để trái ở đó. Chỉ cần bạn tỉa bớt cành xấu, cho vải mọc cành tốt, và tưới nước thêm nữa, thì cũng đủ tốt lắm rồi.

Diễn đàn để chia sẻ, bàn chuyện vui với nhau. Nếu có ai tào lao, bạn cũng đừng chấp. Chuyện ấy nhỏ thôi mà. Kệ cho họ nói đôi câu cho họ xả những bực dọc trong đời sống họ không giải quyết được, thì đó cũng là điều tốt.
 
Như bạn mô tả thì vùng đất của bạn là núi, đất dốc, xa nguồn nước sẽ khó khăn để trồng cây ăn quả nói chung. Muốn phát triển cây ăn quả phải chủ động được nguồn nước. Cái ý tưởng làm bể chứa nước mưa trên đỉnh đồi chưa phải là hiệu quả. Về cây vải thì bạn thử khảo sát quanh vùng đó xem đã có vườn vải nào thành công chưa và xem họ làm như thế nào sau hãy quyết định có nên phát triển cây vải tiếp không?
 
Trước dân ở đây người ta cũng đào ao bằng tay, đến mùa khô lượng nước cũng hao hụt nhưng có những ao to nước vẫn còn nhiều. Như vậy đào ao không phải không khả thi. Còn như hồi xa xưa, dân ở đó vẫn trồng được vải, cũng chả tưới tắm gì, mà toàn dựa vào ông trời. Cây vải vẫn cho quả, vẫn bình thường nên nói vải có sống được không thì không cần bàn. Giờ vẫn có những hộ phía dưới vẫn trồng và thu hoạch bán vải hàng năm. Còn em nghĩ là đào vài cái ao, có nước tưới thêm thì cây nó thêm tốt. Cái em đang cần là lộ trình chăm sóc như thế nào ( gồm bón phân, tỉa cành... ). Em cũng có đọc các tài liệu nhưng sợ bón không trúng cây lại dở dở ương ương.
 

Chỗ này là ở Quỳnh Sơn, Yên Dũng bác à. Từ tp Bắc Giang vào tầm 10km thôi. Hôm rồi em đến thì đang thi công đường đôi kéo từ chùa Vĩnh Nghiêm ra quốc lộ 37, cái đường to đi từ Big C Bắc Giang vào. Nếu làm xong thì xe 20 tấn đi vô tư.
 
Vuon vai cua ban theo toi chi can bon phan. tao lai tan va dieu khien viec ra loc thu dong la nam sau co the cho qua roi. Ben Luc Ngan bjo ho cham soc vai thanh quy trinh chuan roi. sao ban ko qua do tham quan?
 
Em chỉ sợ giờ có bón phân chăm sóc thì vụ tới cũng cho năng suất không cao. Vì chủ nó bỏ đấy chục năm cho tự sinh tự diệt. Nên mới định để năm tới nữa mới tính. Có bác nào ở Lục Ngạn hoặc có số dt em xin lên đấy học nghề không ạ.
 
Em chỉ sợ giờ có bón phân chăm sóc thì vụ tới cũng cho năng suất không cao. Vì chủ nó bỏ đấy chục năm cho tự sinh tự diệt. Nên mới định để năm tới nữa mới tính. Có bác nào ở Lục Ngạn hoặc có số dt em xin lên đấy học nghề không ạ.
Thời gian này mà bón phân để cây hồi phục lại là quá muộn, cây sẽ ra lộc Đông, sang năm sẽ không có quả. Với vườn hiện tại của bạn, Việc cần làm ngay là cắt tỉa và làm sạch cỏ dại quanh gốc cây. Chuẩn bị phân bón và nước tưới để đến ra Tết (cuối tháng 1 đầu tháng 2) là bón thúc hoa. Phân bón cần nhiều phân hữu cơ để cải tạo đất và cây hồi phục lại. Thời kỳ đầu hè là lúc cây cần tưới nhiều nên bạn chuẩn bị nguồn nước đi
 
Gian đoạn này là giai đoạn qtrong nhất, nếu bạn nghĩ đợi vải sắp ra hoa mới bón phân. Bạn là 1 người thụ động trong việc điều khiển ra hoa rồi. Nếu bạn muốn kiếm tiền từ cây vải thì đừng có qan niệm bỏ năm nay, năm sau đầu tư. Quan niệm như vậy là rất sai lầm, Bạn nên bỏ ít tiền mua phân bò + humic + lân cho cây. Bón humic cho mạnh tay, sau đó phun các loại thuốc ức chế sinh trưởng của cây. Cây sẽ phát ngọn nhưng mà rất ít. Đây là giai đoạn chống suy và làm lá cho cây. Bạn nhìn lá vải xem lá vải như thế nào, Lá vải quyết định vụ năm sau mất mùa hay trúng mùa.
 
Gian đoạn này là giai đoạn qtrong nhất, nếu bạn nghĩ đợi vải sắp ra hoa mới bón phân. Bạn là 1 người thụ động trong việc điều khiển ra hoa rồi. Nếu bạn muốn kiếm tiền từ cây vải thì đừng có qan niệm bỏ năm nay, năm sau đầu tư. Quan niệm như vậy là rất sai lầm, Bạn nên bỏ ít tiền mua phân bò + humic + lân cho cây. Bón humic cho mạnh tay, sau đó phun các loại thuốc ức chế sinh trưởng của cây. Cây sẽ phát ngọn nhưng mà rất ít. Đây là giai đoạn chống suy và làm lá cho cây. Bạn nhìn lá vải xem lá vải như thế nào, Lá vải quyết định vụ năm sau mất mùa hay trúng mùa.

vậy theo anh thì humic bón bón xuống đất cùng phân hay phun lên lá thì tốt hơn, và liều lượng cho mỗi cây là bao nhiêu?

giờ quanh khu đó chỉ có phân gà, mà là phân tươi, đợi hoai chắc phải qua tết. nếu ko bón bằng phân chuồng thì ta có thể thay bằng phân gì khác được?
 
Hình tôi vẽ tượng trưng cho núi đồi và nguồn nước.

Bên phải là núi cao, có nhiều đá, là nơi nước mưa hứng xuống, một phần chảy theo suối, ra sông, mất đi. Một phần giữ lại trong đất đá, làm nên mạch nước ngầm, rỉ rả chảy quanh năm, tôi vẽ một giải màu xanh nước. Đôi chỗ phun lên cao khỏi mặt đất. Đôi chỗ là hồ ao chân đồi, nước chảy ra không ngớt, tôi vẽ màu xanh nước.

Bên trái là ngọn đồi đất nhỏ. Trên đỉnh đồi, nếu đào ao, sẽ không có nước. Khi mưa, có thể có nước của trận mưa đó. Sau mưa, thì nước dần cạn đi. Đào một cái hào, hay mương vòng quanh ngọn đồi, rồi chảy vào một cái hồ ao lưng đồi, thì sẽ hứng nước mưa cả phần trên của ngọn đồi này. Đó là hình tôi vẽ màu đỏ tím.

2016aded9c5a-10f8-4247-96a3-8fd309249688.jpg
 
vậy theo anh thì humic bón bón xuống đất cùng phân hay phun lên lá thì tốt hơn, và liều lượng cho mỗi cây là bao nhiêu?

giờ quanh khu đó chỉ có phân gà, mà là phân tươi, đợi hoai chắc phải qua tết. nếu ko bón bằng phân chuồng thì ta có thể thay bằng phân gì khác được?
Tất cả cho xuống gốc hết, lá chỉ là phụ trợ. Bón gốc mới là vấn đề chính. Humic bón với liều lượng 1 kg cho 100 gốc vải nhé. Phân gà ủ hoai thì bón được, chưa hoai đừng có bón nha.
 


Back
Top