cần tư vấn về các bênh và cách phòng chống ở gà

<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8"><meta name="ProgId" content="Word.Document"><meta name="Generator" content="Microsoft Word 11"><meta name="Originator" content="Microsoft Word 11"><link rel="File-List" href="file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CADMINI%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} span.postbody {mso-style-name:postbody;} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> Số là thầy em ở nhà đang nuôi gà, mới bị đứt mất một lứa 3000, em thì vẫn đang đi học nên muốn tìm hiểu một chút giúp ông, Em thì học về công nhân nên ko biết và có kn, tìm trên mạng thấy mọi người nói chung chung, em tổng hộp được một số căn bệnh ở gà như thế nà ko biết đúng ko, \
Anh em có pro nào giúp em với càng chi tiết càng tốt về triệu chứng và cách phòng nhé. em xin chân thành cảm ơn trước.





Bệnh Sưng mặt, phù đầu
Bệnh tụ huyết trùng
Ngộ độc
Bệnh mổ cắn
Bệnh cầu trùng
Newcastle
Đậu gà (pox)
Marek
Bạch ly
Gumboro
Viêm
Nấm phổi
Sổ mũi
leukosis
Nhiễm trùng máu
Giun sán
Bệnh thương hàn
bệnh E. coli
Các trịêu chứng liên quan tới đầu mặt
Chữa trị gà bị mốc
Mao thâm
Gà bị hin lỗ mũi
gà bị mụn
Thối tai
Thối mũi
Mắt xủi bọt
Gà bị sán trong mắt
gà bị mờ mắt
Lở miệng
sổ mũi
Đau cuống họng
Gà bị kén ở đầu
Gà bị kén mép
Gà bị kén
Các triệu chứng liên quan tới chân
Chữa trị gà bị xưng cụm bà
Chữa trị gà bị đánh thu gân quặp ngón
Hà ăn chân
Lậu đề
Sưng cổ bàn chân
gà bị liệt
Khoản bị nở
Run chân
Sưng chân
Gà bị kén ở chân
Đường ruột
Tẩy giun
Gà bị giun sán
Gà ỉa phân xanh
Gà ỉa phân trắng
Gà rất hay bị đi ỉa
Tiêu chảy
ỉa ra máu
Gà bị tắc đít
Gà con dính phân ở hậu môn
Trị gà bị không tiêu
Gà bị đường ruột
Gà bị kén diều
Hô hấp
Gà bị khò khè
Gà ngáp và sùi bọt mắt
Đờm
Các chứng bệnh lạ khác
Ngã nước

Trị bọ mạt cho gà
Gà mái ăn trứng
Gà bị chết hàng loạt
Dịch tả Newcastle
Gà mổ lông nhau
Gà bị no hơi
Gà con bị xù lông
Gà bị úng nước ở lườn
 


bạn có học về chăn nuôi thú y không?
Cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu những laọi bệnh thường gặp ở địa phương của bạn, bạn bỏ công liệt kê ra hơn 50 loại bệnh như thế nhưng không phải loại nào cũng gây tổn thất nghiêm trọng đâu. Nuôi gà cần chú trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nên chú ý:
- Con giống:
- Chuồng trại:
- Dinh dưỡng:
- Nuôi dưỡng:
- Phòng bệnh:
+ Phun thuốc sát trùng định kỳ.
+ Hạn chế người ra vào trại.
+ Phòng bệnh bằng vaccine
+ Phòng bệnh bằng thuốc
- Điều trị bệnh
Nếu bạn gặp phải những bệnh hoặc triệu chứng trên gà mà chưa xác định được nguyên nhân thì bạn cứ đưa lên diễn đàn để mọi người cùng trao đổi. Chúc bạn chăn nuôi tốt.
 
bạn có học về chăn nuôi thú y không?
Cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu những laọi bệnh thường gặp ở địa phương của bạn, bạn bỏ công liệt kê ra hơn 50 loại bệnh như thế nhưng không phải loại nào cũng gây tổn thất nghiêm trọng đâu. Nuôi gà cần chú trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nên chú ý:
- Con giống:
- Chuồng trại:
- Dinh dưỡng:
- Nuôi dưỡng:
- Phòng bệnh:
+ Phun thuốc sát trùng định kỳ.
+ Hạn chế người ra vào trại.
+ Phòng bệnh bằng vaccine
+ Phòng bệnh bằng thuốc
- Điều trị bệnh
Nếu bạn gặp phải những bệnh hoặc triệu chứng trên gà mà chưa xác định được nguyên nhân thì bạn cứ đưa lên diễn đàn để mọi người cùng trao đổi. Chúc bạn chăn nuôi tốt.

dạ thưa bác em học về hàn xì ở Hà Nội, cũng biết qua một ít về lướt web,
thầy em ở quê chăn nuôi thôi, em thì ko học và cũng ko làm gì về chăn nuôi. Em muốn tổng hợp một ít kiến thức về chăn nuôi gà cho thầy em, sao đó in ra giấy gửi về để thầy em học hỏi thêm. chứ ở quê em thì chủ yếu là phòng bệnh là chính, em muốn tìm hiểu các loại bệnh, triệu chứng ở gà và cách phòng chống là giúp thầy em thui. ở quê em chưa có internet, muốn online thì phải đi xe máy mất khoảng 10km. Mong các bác có kinh nghiệm và tài liệu thì giúp em với nhé. Trăm sự nhờ các bác. Chúc các bác sức khỏe, công tác tốt, Mong sớm nhận được hồi âm của các bác.
 
Bệnh gà

Chào bạn,
Bạn cho Tôi email (dainguyet@gmail.com), tôi sẽ gửi cho qui vị tài liệu về phòng và trị một số bệnh chính trên gia cầm
Dai
 
Gà thì tui nuôi chơi dăm chục con nên không rành rồi . Bạn bỏ công liệt kê đc 1 list các loại bệnh như vậy cũng tài . Vậy chắc trong thời gian tìm hiểu bệnh , bạn cũng biết đc đại khái cách phòng bệnh .
Thầy bạn chắc là nuôi gà công nghiệp . Theo tôi biết thì chăn nuôi có các yếu tố để ngăn ngừa bệnh dịch:
-tiem vacin định kỳ . Bạn cần coi ở nhà có tiêm vaccin không? Tiêm đủ chưa? Lịch tiêm đúng chưa?
-Sát trùng chuồng trại định kỳ . Tôi nuôi heo thì 1 tuần phun thuốc sát trùng 1 lần . Đồng thời hạn chế ng lạ, con giống vật nuôi bên ngoài vào.
- Con giống? , gà công nghiệp nuôi nhốt tập trung , ít vận động .Đề kháng kém.
-Sử dụng kháng sinh phòng/chữa trộn vào thức ăn/nước uống

Còn về chữa cụ thể thì phải nhìn gà,nhìn phân gà .Qua kinh nghiệm+ kiến thức mà biết nó bệnh gì? Nguồn gốc? Để chữa cho cụ thể . Về khoản chữa bệnh thì bạn có thể nêu tình trang , nếu có hình ảnh đưa lên thì rõ ràng hơn .Mọi ng sẽ giúp đc bạn cụ thể hơn

Vài dòng chia sẻ , tôi thì chỉ biết đến thế thôi . Bạn tìm hiểu thêm từ các nguồn khác hay hay mua thêm sách vở gửi về cho thầy bạn tham khảo. Chúc may mắn:rolleyes:
 
Gà thì tui nuôi chơi dăm chục con nên không rành rồi . Bạn bỏ công liệt kê đc 1 list các loại bệnh như vậy cũng tài . Vậy chắc trong thời gian tìm hiểu bệnh , bạn cũng biết đc đại khái cách phòng bệnh .
Thầy bạn chắc là nuôi gà công nghiệp . Theo tôi biết thì chăn nuôi có các yếu tố để ngăn ngừa bệnh dịch:
-tiem vacin định kỳ . Bạn cần coi ở nhà có tiêm vaccin không? Tiêm đủ chưa? Lịch tiêm đúng chưa?
-Sát trùng chuồng trại định kỳ . Tôi nuôi heo thì 1 tuần phun thuốc sát trùng 1 lần . Đồng thời hạn chế ng lạ, con giống vật nuôi bên ngoài vào.
- Con giống? , gà công nghiệp nuôi nhốt tập trung , ít vận động .Đề kháng kém.
-Sử dụng kháng sinh phòng/chữa trộn vào thức ăn/nước uống

Còn về chữa cụ thể thì phải nhìn gà,nhìn phân gà .Qua kinh nghiệm+ kiến thức mà biết nó bệnh gì? Nguồn gốc? Để chữa cho cụ thể . Về khoản chữa bệnh thì bạn có thể nêu tình trang , nếu có hình ảnh đưa lên thì rõ ràng hơn .Mọi ng sẽ giúp đc bạn cụ thể hơn

Vài dòng chia sẻ , tôi thì chỉ biết đến thế thôi . Bạn tìm hiểu thêm từ các nguồn khác hay hay mua thêm sách vở gửi về cho thầy bạn tham khảo. Chúc may mắn:rolleyes:
cảm ơn bác đã quan tâm, khi tìm hiểu em thấy có một cái list bệnh đó ở bên một diễn đàn nuôi gà chọi, bác biết đấy, thực ra thì nó vẫn là bệnh nhưng có lẽ cách phòng và chữa bệnh của gà công nghiệp và và chọi nó khác nhau nên em không áp dụng được. đang chán thì gặp diễn đàn này, trăm sự nhờ các bác vậy.
 

Chào bạn,
Bạn cho Tôi email (dainguyet@gmail.com), tôi sẽ gửi cho qui vị tài liệu về phòng và trị một số bệnh chính trên gia cầm
Dai

Chao anh Dai, ben em cung muon xem tai lieu nay, co the gui len website de download duoc khong ạ. Email cua em cham qua, download khong dc. Ma em nghi gui len website thi nhieu nguoi co the tham khao de dang hon.

cam on anh.
 
Bác Đại ah, sao bác lâu check email thế, em gửi cho bác được mấy hôm rồi mà chẳng thấy bác hồi âm gì cả, mà cũng chẳng thấy bác quay lại toppic gì cả. Mong bác nhiều nhiều
 
Mong thầy Đại gửi tài liệu lên diễn đàn để mọi người cùng tham khảo lun!!!
thanks
 
Tôi có đọc qua 1 phần tài liệu về gà của thầy Đại gửi lên , rất rõ ràng và mang tính thực tế . Mong trong điều kiện có thể, thầy gửi lên 1 ít cho anh em cùng tham luận. Nếu thầy có tài liệu về heo thì cũng xin thầy vui lòng chỉ giáo. Xin cảm ơn thầy.
 
Tôi có đọc qua 1 phần tài liệu về gà của thầy Đại gửi lên , rất rõ ràng và mang tính thực tế . Mong trong điều kiện có thể, thầy gửi lên 1 ít cho anh em cùng tham luận. Nếu thầy có tài liệu về heo thì cũng xin thầy vui lòng chỉ giáo. Xin cảm ơn thầy.
nếu bác có thì up lên cho em với được không, Cảm ơn bác trước, mong sớm nhận được sự giúp đỡ của bác
 
Tôi gom các link topic về gà vào đây cho quý thành viên nào chưa coi thì tiện theo dõi
kĩ thuật ấp trứng gà,và cách soi trứng
http://agriviet.com/home/showthread.php?t=4766
Trong trang 2 bác Hiệp có gửi file attacment đính kèm "aptrung gia cap"
hỏi bệnh gà - gan có đốm trắng
http://agriviet.com/home/showthread.php?t=4455
Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm và gà đẻ trứng thương phẩm
http://agriviet.com/home/showthread.php?t=4274
Có lịch tiêm phòng vacin
Tư vấn KHKT, dự án về phát triển chăn nuôi
Tôi đưa ra thêm một số ý kiến vào bài viết " Bệnh thiếu Ca, P ở gs-gc"
1. Phần nguyên nhân:
- Do chuồng trại chật hẹp, con vật không có không gian để vận động
- .....

2. Triệu chứng:
- Con vật còi cọc, chậm lớn
- Hay mổ lông, cắn đuôi nhau
- .....
3. Phòng và trị bệnh:
3.1. Phòng bệnh:
- Bổ sung thức ăn đầy đủ vitamine và khoáng chất
- Xây dựng chuồng trại sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát
- Bổ sung bột sò, vỏ trứng hoặc bột cá nhạt rất tốt nhưng người chăn nuôi sẽ mât thời gian làm sạch, sấy, nghiền.... để sử dụng. Nên dùng các chất bổ sung khoáng đa, vi lượng hoặc Premix khoáng trong nước thay vì của nước ngoài như một số sản phẩm của công ty thuốc Thú y TW1, Han Vet, Nam Dũng, RTD, Vemedim, Cai Lậy, Nutriway......
- Bổ sung thuốc bột ADE - Calcimix, Anti - CD vào thức ăn hoặc nước uống cho con vật
- Bổ sung các loại Premix gà đẻ, gà con, gà thịt vào thức ăn tùy theo lứa tuổi của gia cầm
Tham khảo thêm để biết
chế tạo máy ấp trứng cho gia cầm
http://agriviet.com/home/showthread.php?p=9545#post9545
Gan gà bệnh
http://agriviet.com/home/showthread.php?t=4792
Tuy khong có trả lời nhưng có hình kèm theo.Lấy làm tư liệu cũng đc


 
Last edited by a moderator:
Đây là tài liệu TS. Đại đã gửi,bác khucthuydu convert qua Unicode ,tôi mạn phép post lại.

Bệnh tụ huyết trùng:

1.1.Triệu chứng:
-Gà bị bệnh quá cấp chết đột ngột trên ổ, đang ăn lăn ra chết, tỷ lệ chết cao.
-Thể cấp tính thì xù lông, chậm chạp, có những con bị bại dò. Phân trắng loãng, trắng xanh hoặc có máu t­ơi, thở khó, chảy n­ớc mắt, n­ớc mũi. hể mãn tính thì ỉa chảy kéo dài, gầy yếu có con bị x­ng khớp, què.
1.2. Bệnh tích:Những con chết ngày đầu bệnh tích không rõ. Có thể thấy:hịt xẫm màu, vùng đầu màu nhợt nhạt, phổi đỏ có một vài chấm sậm đen, gan s­ng, ruột s­ng hoặc có máu. Sau 2-3 ngày sau thấy: Mỡ vành tim xuất huyết, bao tim tích n­ớc. Phổi tụ huyết màu đen. Gan đôi khi xuất huyết vệt hoặc hoại tử màu vàng.Buồng trứng đôi khi xuất huyết đỏ hoặc bể trứng non. Ruột đôi khi viêm đỏ đoạn trực tràng, khớp đôi khi viêm có dịch màu vàng.Túi kết mạc và tích phù thũng hoặc có mủ trắng.Tụ máu đỏ d­ới ra và các vùng nội tạng bên trong cơ thể, gan s­ng to, đỏ tím, mặt gan có những nốt hoại tử trắng, khớp viêm, có dịch vàng . . .
1.3.Chuẩn đoán.
Dựa trên triệu chứng lâm sàng chết nhanh đột ngột một vài con trong bầy (trong điều kiện thời tiết thay đổi hoặc mới m­a). Cần phân biệt với tr­ờng hợp trúng ngộ độc thức ăn do độc tố afratocxin (dùng kháng sinh điều trị để phân biệt, nếubị tụ huyết trùng gà ng­ng chết, bị ngộ độc gà vẫn chết).
1.4. Phòng và trị bệnh:
*Phòng bệnh: Phòng bằng vaccin: Chích vaccin chết nhũ dầu cho gà trên 30 ngày tuổi, chích d­ới da 0,5-1ml/con (theo h­ớng dẫn của cơ sở sản xuất), sau đó cứ 4 tháng tiêm lại 1 lần.
-Phòng bằng kháng sinh: Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn nh­: Colitetravet, Coli coipha, Anticoli B , Imequil, Flumequil, pha n­ớc hay trộn thức ăn liều 20mg/kg thể trọng (1 g/lít n­ớc) hay 1g/kg thức ăn/ngày. liên tục 3-4 ngày/tuần hay trong những ngày thay đổi thời tiết.
-Phòng bằng các biện vệ sinh thú y
*Trị bệnh: Ampicilin chích liều 50mg/kg TT + Gentamycin liều 40mg/kg TT/ngày, tiêm bắp từ 3-5 ngày. Hoặc Steptomycin, kanamycin +Penicillin tiêm bắp với liều 100-150mg/1kgP, tiêm 3-5 ngày.
-Chlotetrasol, Neocylin chích bắp 1ml/con/ngày, liên tục 3-5 ngày.
-Chloramphenicol chích bắp 20-50mg/kg TT/ngày, liên tục 3-5 ngày
Hoặc dùng những thuốc phòng nh­ng liều tăng gấp đôi.
2/Bệnh Newcastle (dù gà):
2.1.Triệu chứng:
Thời gian nung bệnh khác nhau th­ờng từ 5-6 ngày, hiện nay ng­ời ta phân ra 4 dạng bệnh:
+Dạng gây ra do chủng độc lực mạnh: Bệnh đột ngột xuất hiện và lây lan nhanh chết cấp tính trong 3-4 ngày không biểu hiện rõ triệu chứng, bệnh tích. Chỉ thấy một số triệu chứng : Đầu tiên gà lờ đờ, hô hấp tăng, thở, ho, đi tiêu chảy đôi khi lẫn máu, một số con có chảy dịch từ mũi, mắt. Mào, mồng, tích tím, có thể phù quanh đầu.
Sau 4-5 ngày nếu không chết thì biểu hiện triệu chứng thần kinh nh­ mổ lung tung, đi quay tròn. tỷ lệ chết 50-90% tuỳ theo từng đàn.
-Bệnh tích: Đ­ờng tiêu hoá xuất huyết và loét từng điểm.
+Thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột tịt, ruột già và lỗ huyệt, hậu môn đều xuất huyết. Hạch ruột viêm đỏ và xuát huyết, niêm mạc mũi, khí quản viêm ca ta, có dịch nhày và đôi khi xuất huyết lấm tấm đỏ. Buồng trứng xung huyết đỏ và có một số trứng bị teo. Màng não bị xuất huyết điểm đỏ lấm tấm.
+Dạng gây ra do vius có chủng độc lực vừa.
-Triệu chứng: Bệnh xảy ra đột ngột, lây lan nhanh. Giảm ăn, ho, tiêu chảy phân xanh hoặc hơi vàng. Trạng thái run rẩy. Sau 2 tuần triệu chứng thần kinh sẽ nặng (bại liệt, đi vòng quanh)
Gà đẻ tỷ lệ trứng giảm, trứng non nhiều. Tỷ lệ chết 5-70%.
-Bệnh tích: Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết, niêm mạc đ­ờng hô hấp (khí quản, phế quản) có dịch nhờn, đôi khi xuất huyết. Giai đoạn đầu lách s­ng to.
+Dạng gây ra do chủng độc lực yếu:
-Triệu chứng: Chủ yếu ở đ­ờng hô hấp nh­ ho, thở khò khè, đặc biệt về đêm.
Trứng đẻ giảm, nh­ng sau một và tuần trở lại bình th­ờng, gà lớn không chết, chỉ gà con chết nh­ng tỷ lệ ít từ 2-15%.
-Bệnh tích: Viêm nhẹ ở đ­ờng hô hấp và khí quản.
*Dạng mang trùng: Dạng này không gây chết, nh­ng nguy hiểm và nó tồn trữ mầm bệnh.
2.3. Chuẩn đoán:
Trong những vùng th­ờng xảy ra dịch căn cứ vào triệu chứng bệnh tích và dịch tễ học. Với những nơi mới nhiễm cần gửi bệnh phẩm đến các cơ quan thú y để chuẩn đoán.
2.4.Phòng bệnh
-Ngăn cản sự tiếp xúc giữa gà khoẻ và gà bệnh. Kiểm dịch chặt chẽ không cho mầm bệnh xâm nhập vào qua việc nhập khẩu con giống. Xử lý chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi th­ờng xuyên. Sản xuất vaccin phải lấy trứng từ những đàn gà giống có mầm bệnh.
-Phải dùng 3 lần vaccin cho 1 đời giống gà thịt : dùng vaccin Lassota lần 1 vào ngày thức 7, lần 2 vào ngày 24, tiêm vaccin newcastle vào ngày 35-40. Sau đó 4 tháng tiêm lại 1 lần.
2.5.Điều trị: Không có thuốc đặc hiệu.
3.Bệnh bạch lỵ:
-Còn gọi là bệnh tiêu chảy phân trắng, do vi khuẩn gram (-), bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt gà con trong thời gian 3 tuần đầu, và rất mẫn cảm trong điều kiện thời tiết lạnh và chăm sóc nuôi d­ỡng kém. Tỷ lệ chết từ 5-15%, đối với gà lớn không chết nh­ng có triệu chứng tiêu chảy và mang trùng.
3.1.Triệu chứng:
-Ở trứng trong lò ấp: Khi trứng bị bệnh, th­ờng chết vào ngày thứ 18, 19 (gà xác), hoặc nở ra chết ngay.
- Ở gà con: Nếu trứng nhiễm bệnh gà con nở ra không chết, nh­ng th­ờng chết vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5 là cao nhất, đến ngày thứ 8 bắt đầu giảm. Gà bệnh có triệu chứng ủ rũ, kém ăn, tụ lại thành đám, phân trắng nh­ cứt cò, ở hậu môn dính bết, chân khô đi lại yếu ớt. ở thời điểm từ 15-20 ngày tuổi, mặc dù gà đã khỏi bệnh nh­ng gà mang trùng có một số con thể hiện triệu chứng què quặt và thần kinh.
-Ở gà lớn: Không thể hiện rõ ràng, chỉ thấy giảm trứng, mào tái, teo buồng trứng.
3.2.Bệnh tích:
-Gà con chết ở 2 tuần đầu mổ khám lòng đỏ không tiêu màu xanh hoặc xám, ruột xuất huyết đỏ, thận lách s­ng to, gan có điểm hoại tử trắng nhỏ li ti nh­ đinh nghim. Lòng đỏ không tiêu có thể bị bã đậu hoá màu trắng , đôi khi có máu. Lách s­ng to và thận xung huyết đỏ, mổ kiểm tra đ­ờng niệu (từ thận ra hậu môn) thấy có chất urat màu trắng. Trong ruột đoạn cuối có thức ăn không tiêu bị cô đặc màu vàng, thành ruột dày lên.
-Gà lớn: ruột xuất huyết, thành ruột mỏng, lách s­ng hoặc xuất huyết thành hình ''Đá hoa vân''. Trứng non méo mó, màu sắc từ đỏ sang trắng. Gà trống dịch hoàn viêm, từng điểm có hoại tử đỏ sau đó hoại tử trắng.
3.3.Phòng bệnh:
-Gà mới đem về nuôi trong môi tr­ờng sạch và biệt lập, bầy gà giống gốc nuôi biệt lập xa khu gà con. Giữ vệ sinh dụng cụ, chuồng trại, chất độn chuồng....Vệ sinh trứng ấp: loại trứng bẩn , khay sạch, sát trùng. Lò ấp cần tẩy trùng, thiết bị dụng cụ sau mỗi đợt ấp phải rửa sạch và tẩy trùng. Gà mới nở sau 3 ngày dùng Chloloxit, liều 10mg/gà/ngày dùng từ 4-5 ngày hoặc Genta-Costrim 1g/10kg TT pha n­ớc uống.
3.4.Điều trị:
*Đối với gà con:
-Ampicillin chích bắp liều 50-100mg/kgTT, tiêm 3-5 ngày.
- Chlorocit: 100mg/1kgp.Neomycin: 60mg/1kg P. Solnuinnvit:1,0g/1kgP. Trộn thức ăn liên tục 3-5 ngày. -Neotesol uống liều 150mg/kgTT (pha 5 g/lít n­ớc) liên tục từ 1-10 ngày.
-Imequil, Flumiquil 10% pha 1 g/lít n­ớc.
*Đối với gà đẻ:
Dùng Biocolistin, Ampicolistin chích bắp liều 1ml/4kgTT/ngày, liên tục 2-3 ngày.
-Chlotetrasol chích bắp liều 1ml/5kg TT/ngày, từ 2-3 ngày.
4/Bệnh cầu trùng:
4.1.Triệu chứng:
-Cầu trùng ruột non: tiến triển nhanh, gà đang khoẻ bình th­ờng tự nhiên một vài cá thể bỏ ăn, ủ rũ, gà ỉa phân trắng, nền chuồng nhanh nhớt.
-Cầu trùng manh tràng: chủ yếu ỉa phân sáp mầu nâu đỏ, hoặc phân có máu.
4.2.Bệnh tích: Nếu xảy ra ở manh tràng, thì manh tràng s­ng to, vách manh tràng đầy máu. Cầu tràng ruột non: ruột non căng phồng, s­ng to nhìn bên ngoài thấy nhiều điểm trắng đỏ hoặc thành vệt, phía trong ruột có dịch ngày mầu hồng.
4.3.Phòng bệnh:
-Đảm bảo vệ sinh chuồng trại tốt.
-Dùng thuốc Furazolidon: 2g/10kg cám dùng 3-5 ngày.
-Hoặc Tetracylin: 0,125g/lít n­ớc (0,01 - 0,04g/con) dùng 3-5 ngày.
4.4.Điều trị: dùng một trong các loại thuốc sau từ 3-5 ngày
-ESB 3: 2g/lít n­ớc, Anticoc 1gr/1 lít nước, Baycoc 1ml/ 1 lớt nước, Genta - Costin: 1g/10kg P, Rigecoccin 3g/10kg, Chlorocid 50mg/kg P.
+Chú ý thuốc cho uống nên uống 1/2 ngày. Thời gian còn lại dùng thuốc trợ lực: Vitamin C : 0,5g/lít, Vitamin K: 2ml/lít. Pha vào 1/2 l­ợng n­ớc còn lại cho uống. Chú ý: Quá trình phòng bệnh nên chuyển đổi thuốc để tránh dùng kéo dài, cầu trùng sẽ nhờn thuốc, giảm hiệu lực phòng bệnh.
5/Bệnh CRD:
5.1.Triệu trứng:
-Gà con, dò, đẻ đều thở khò khè. Chảy n­ớc mắt, lúc đầu trong sau trắng đục. Gà hay vảy mỏ, phát ra tiếng kêu khoẹt khoẹt. Gà mái giảm đẻ, gà kém ăn.
5.2.Bệnh tích:
-Xoang mắt, mũi, khí quản có dịch nhầy mầu trắng hơi vàng. Túi khí hơi đục, phổi phù thũng, viêm từ nhẹ đến nặng.
5.3.Phòng bệnh:
-Đảm bảo vệ sinh chuồng trại.Dùng thuốc phòng: Tetracylin 3g/10kg cám. Chlorocid 50g/kg P trộn cám phòng th­ờng xuyên.
5.4.Điều trị:
+Ph­ơng án 1: Trộn cám:Tetracylin: 4g/10kg cám+Chlorocid: 50mg/1kg P+ADE.Bcomplex: 1g/1kg P.
-Cho uống Tylosin: 1g/1 lít n­ớc, điều trị 3-5 ngày.
+Ph­ơng án 2: Streptomycin: 70 mg/kg thể trọng + Peniccilin: 50 mg/kg thể trọng + n­ớc cất vừa đủ tiêm bắp 1 lần/ngày tiêm 3-5 ngày. Sau đó dùng ph­ơng án 1 trong 2 ngày (nếu bệnh ch­a dứt điểm).
Ngoài ra có thể dùng một số thuốc khác: Tiamulin, lincomycin, gentamycin, norfloxillin, spiramycin...
6.Bệnh đậu gà.
6.1.Nguyên nhân.
-Vius gây nên, Vius xâm nhập vào cơ thể do muỗi đốt hoặc vết cắn của côn trùng, qua vết th­ơng cơ giới, không có tình trạng mang trùng trong cơ thể gà.
6.2. Triệu chứng.
Thời gian mang bệnh từ 4-14 ngày, kể từ khi nhiễm bệnh. Mầm bệnh lây lan hoàn toàn trong bầy đàn trong vòng 2-3 tu1ần.
Bệnh thể hiện ở 2 dạng nh­ sau:
*Dạng ngoài da: Ơ da vùng không có lông, có nhiều lỗ bị viêm. Thỉnh thoảng có các lỗ chân lông xuất hiện các mụn, đầu tiên mụn nhỏ trắng, sau đó lớn dần và có màu vàng, sau một thời gian bong ra để lại sẹo.
*Thể bạch hầu: Viêm bạch hầu có phủ màng nhầy và hình thành những mụn nhỏ trắng đục. Sau đó những mụn này lớn dần, liên kết lại với nhau thành màng màu vàng, hoại tử, có chất bã đậu phủ lên trên những vết loét. Quá trình viêm này có thể lan tới mũi và đ­ờng hô hấp. Đây là nguyê nhân gây bệnh đ­ờng hô hấp. Gà bỏ ăn do bệnh tích trong miệng bị viêm.
6.3.Bệnh tích.
Bệnh tích nổi rõ ở da, niêm mạc hầu, mũi. Những mụn trắng sau xậm nâu. Các cơ quan phủ tạng không có bệnh tích gì.
6.4.Chuẩn đoán:
Dựa trên triệu chứng và bệnh tích trên da và niêm mạc hầu
6.5.Phòng và trị.
*Phòng bệnh:
-Sử dụng vaccin đậu gà: dùng rạch vào da cánh cho gà từ 7-10 ngày tuổi. Đối với gà thịt chỉ cần chủng một lần, gà nuôi đẻ sau 3-4 tháng nên chủng lại.
-Phòng bằng ph­ơng pháp vệ sinh thú y.
*Trị bệnh:
Không có thuốc điều trị loại vius này. Ta nên dùng một số loại kháng sinh có phổ rộng cho uống hoặc chích liên tục từ 3-4 ngày: Chlotetrasol, Neocylin, Ampicyllin....tránh nhiễm trùng .
-Dùng một số thuốc sát trùng bôi vào những mụn đậu nh­: Xanh methylen 2%, cồn Iod 10%, n­ớc chanh...Đồng thời bổ sung vào thức ăn n­ớc uống hay trích trực tiếp vitamin ADE cho gà nhanh hồi phục.
8.Bệnh Gumboro (viêm túi bursal)
-Do Birna vius, tính lây truyền rộng rãi, rất dễ lây từ gà này sang gà khác bởi phân, hơi thở, dịch viêm truyền qua quần áo, dụng cụ chăn nuôi. Bệnh còn truyền qua trứng, qua vaccin đ­ợc chế từ trứng gà nhiễm bệnh.
8.1.Triệu chứng.
Triệu chứng th­ờng khó thấy, gà phát bệnh vào giai đoạn 30-60 ngày tuổi. Khi mới phát hiện bệnh đàn gà trông nhớn nhác, gà con bứt dứt khó chịu hay chạy nhảy lung tung, gà mổ cắn lẫn nhau, hậu môn co bóp mạnh, sau đso giảm ăn uống, lông xù, lù đù, trọng l­ợng giảm nhanh, đi lại run rẩy. Bệnh lây lan nhanh, chỉ mấy ngày có thể toàn đàn bị bệnh.
Lúc đàu phân loãng trắng sau đó loãng nâu, phân dính xung quanh hậu môn, tỷ lệ chết 10-20%, nếu kết hợp bệnh khác có thể chết 50-70%.
8.2.Bệnh tích.
-Thể cấp tính thấy túi Bursal s­ng, có lớp galentin lầy nhầy, có thể xuất huyết.
-Bệnh mãn tính: Túi Barsal teo nhỏ, thoái hoá, cơ đùi, ngực xuất huyết lấm tấm hoặc thành vệt.
8.3.Chuẩn đoán phân biệt.
-Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: Đàn gà ủ rũ, bỏ ăn, chạy nhảy lung tung, hay mổ hậu môn, cơ hậu môn co thắt mạnh. Mổ khám thấy túi Barsal mới đầu s­ng, bệnh mãn tính thì teo nhỏ. Bệnh tích xuất huyết cơ đùi cơ ngực.
-Phân biệt với bệnh tụ huyết trùng: Bệnh THT gà chết nhanh, dùng kháng sinh có hiệu quả nhanh, túi barsal không s­ng hoặc teo. Còn bệnh gumboro khhi dùng kháng sinh thì chết nhanh hơn.
-Phân biệt với bệnh newcastle: Gà ủ rũ, phân trắng, xuất huyết trên mề, bệnh có thể kéo dài, bệnh gumboro chỉ xảy ra trong vòng 5-10 ngày.
8.4.Phòng và trị.
*Phòng bệnh:
Sử dụng vaccin theo lịch h­ớng dẫn (chú ý đọc kỹ h­ớng dẫn sử dụng theo hãng sản xuất vaccin)
-Vệ sinh thú y: Xử lý chuồng trại, dụng cụ, chọn mua gà giống những nơi an toàn dịch.
*Trị bệnh:
Dùng các thuốc bồi d­ỡng nâng cao thể trạng gà, tắng sức đề kháng chống lại bệnh nh­:
+Sử dụng thuốc đặc hiệu: Kháng thể gumboro, là sản phẩm của hãng Hanvet. Chích bắp liều 1-2 ml/gà con, cho 1kg gà lớn. Liều phòng bệnh: tiêm bắp lần 1: 0,5ml, lần 2: 1ml cho gà ở 15 và 30 ngày tuổi.
+Sử dụng một số loại thuốc khác của Hanvet:
ã Hanmivit - super (gói 100g)
Gà thịt: 1g/lít n­ớc uống 3-7 ngày.Gà đẻ : 0,5g/lít n­ớc uống 3-7 ngày
Thuốc Anti-Gumboro: 1ml/0,5 lít n­ớc pha với 7 g bột điện giải, uống liên tục 3-5 ngày. Hoặc nhỏ miệng mỗi con 2-6 giọt/lần, cách nhau 8 tiếngnhỏ 1 lần. Ngoài ra còn có thể dùng B.Complex, miltivit tiêm d­ới da.


9.Bệnh giun đũa gà.
Bệnh giun đũa gà xảy ra khá phổ biến trên gia cầm Chăn thả.
9.1.Nguyên nhân.
-Giun đũa ascaridia galli gây ra, ký sinh trong ruột non, dài 26-70 mm, giun cái dài 55-110 mm. Trứng bầu dục, nhẵn.
9.2.Lây truyền.
Giun đũa ký sinh đẻ trứng trong ruột non. Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp phát triển thành trứng cảm nhiễm. Gà ăn phải trứng cảm nhiễm sẽ mắc bệnh giun đũa. Sự lây truyền do thức ăn ­ớc uống, nền chuồng có trứng giun đũa, do nuôi nhốt chung với gà bị mắc. Từ trứng phát triển thành giun tr­ởng thành cần 50 ngày.
9.3.Triệu chứng.
Gà gầy yếu, giảm tắng trọng, khi bị nặng giun sẽ gây các tai biến nh­: tắc ống mật, tăc ruột, chui thủng ruột. Bệnh nặng ở gà con 1-3 tháng tuổi. Bệnh không gây chết nhiều, nh­ng tổn hại kinh tế.
9.4. Điều trị.
*Trị bệnh: Có thể tẩy bằng một trong các loại thuốc sau:
+Levamisol 7,5% (ống 5ml) dùng liều 1ml/5kg Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi dùng 3 ngày liên tục.
+Mebendazol 10% (gói 2g) dùng liều 0,5g/1kg Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi dùng 2 ngày liền.
+Tayzu (gói 4 g): 1 gói /15kg TT
*Phòng bệnh:
Định kỳ tẩy giun cho đàn gà 3-4 tháng 1 lần bằng các thuốc trên. Vệ sinh thú y sạch sẽ.
=================================
TRUNG TÂM N.C & P.T CHĂN NUÔI MIỀN NÚI
=================================
H­ỚNG DẪN PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH CHO GÀ
THÁI NGUYÊN 2008
TS.NGUYỄN VĂN ĐẠI
 
Chăn nuôi gà trong mùa hè
http://agriviet.com/home/showthread.php?t=4335
Thời tiết nóng ảnh hưởng lớn đến năng suất chăn nuôi gà, đặc biệt ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như nước ta. Do vậy, chúng ta cần lưu ý một số điểm quan trọng nhằm bảo đảm năng suất chăn nuôi trong mùa nóng.
1. Chuồng trại: đảm bảo thông thoáng, đặc biệt lưu ý tăng cường hệ thống quạt gió. Trong mùa nóng, phun nước dạng phun sương trực tiếp vào đàn gà là phương pháp giảm nhiệt độ cho gà một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2. Mật độ: nên giảm mật độ gà vừa phải, tránh qua chật trội làm tăng nhiệt độ chuồng nuôi
3. Quản lý nước uống: luôn đảm bảo số lượng nước uống đủ cho đàn gà, thiếu nước là điều rất nguy hiểm trong mùa nóng. Ứng dụng một số phương pháp làm tăng lượng nước uống cho gà trong những ngày nắng nóng như:
-Bổ sung 0,2-0,4% muối kali hoặc muối natri vào nước uống sẽ làm lượng nước tiêu thụ tăng lên khoảng 30-50%, làm giảm nhiệt độ cơ thể khaỏng 0,5 độ C, và tăng năng suất thịt 30%.
Ngoài ra cho uống bằng máng uống có diện tích rộng sẽ tạo điều kiện cho gà nhúng cả mỏ, mào xuống nước cũng làm giảm nhiệt độ cơ thể
4. Dinh dưỡng và cách cho ăn: Giảm nguồn năng lượng từ tinh bột (giảm lượng tinh bột) vì nguồn năng lượng này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể, bổ sung nguồn năng lượng bằng năng lượng từ mỡ thực vật. Tăng nguồn protein, vitamin, đặc biệt vitamin C và E.
Áp dụng chương trình cho ăn hợp lý: không cho ga ăn vào thời gian nắng nóng (buổi trưa từ 11.30-15h), tăng cường cho ăn vào đêm khi nhiệt độ xuống thấp.

Mình có thể bổ sung thêm một chút như:
Chuồng trại: Tùy theo chuồng kín hay chuồng hở để tạo độ thông thoáng tốt nhất, nếu là chuồng kín thì việc điều chỉnh nhiệt độ sẽ đơn giản hơn nhiều.
Mật độ: tốt nhất là 6 con/m
Các bệnh hay gặp trong mùa hè như: Bệnh Gumbo
Chế độ ăn trong mùa hè cũng cần phải chú ý: Không nên cho gà ăn trong những thời điểm nắng gắt (9-11h), vào buổi trưa có thể treo máng để không cho gà ăn...

Cách trộn cám hỗn hợp do TS.Đại đã gợi ý
Nếu ban thanhvan111 là người chăn nuôi thì bạn cũng không cần biết chi tiết đâu (protein, năng lượng..), mà bạn chỉ cần mua cám hỗn hợp của các hãng mà chăn. Hoặc để tiết kiệm, bạn có thể tự phối chế theo gợi ý sau:
Nguyên liệu (%) . Các giai đoạn tuổi lần lượt như sau: 0-4 tuần tuổi, 5-8 TT, 9 TT đến thịt
Ngô 46 - 51 - 59
Cám gạo 20 - 18.3 - 14.3
Bột cá 6 - 6 - 4
Đỗ tương 14 - 11 - 12
Pro con cò 8- 7 - 6
Bột cá 2- 2- 2
Premix VTM 0.3- 0.3- 0.3
Premix khoáng 1 - 1.9 -1.9
Bột xương 2.4- 2.2 -2.2
Methionin 0.2 - 0.2 - 0.2
Lyzin 0.1- 0.1- 0.1
Tổng 100 - 100 - 100

<table class="MsoNormalTable" style="border: medium none ; border-collapse: collapse;" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr style=""><td style="border: 1pt solid windowtext; padding: 0cm 5.4pt; width: 175.5pt; background-color: transparent;" valign="top" width="234">
<v:line id="_x0000_s1026" style="z-index: 1; left: 0px; position: absolute; text-align: left;" o:allowincell="f" to="166.95pt,26.4pt" from="-5.85pt,4.8pt"></v:line>​

</td></tr></tbody></table>​
 
Last edited by a moderator:
Muốn biết đại cương khái quát thì nên mua 1 ít sách thú y ,chăn nuôi .Tôi nghĩ ở Hà Nội các nhà sách chắc bán rộng rãi .Chuyến này về HCM cũng ráng nhịn ăn sáng,dành dụm ít tiền ra nhà sách kiếm mua + "xem cọp" 1 ít sách chăn nuôi tham cứu thêm:mellow:
Lên mang tìm kiếm cũng có nhưng phải tự sàng lọc tổng hợp thêm .Mấy chuyện lên mạng tìm kiếm bác Quản Hiệp rành lắm ! Bà con liên hệ bác ấy để đc truyền tuyệt chiêu nhá :p
 
Cảm ơn bác Giang!
Ah, nói thêm những gì thầy Đại và mọi người đưa lên thực sự rất bổ ích, nếu ai thấy hay nên in ra, tự làm cho mình một cuốn sổ tay chăn nuôi nho nhỏ, như vậy tiện tra cứu hơn. Khi nào có vấn đề gì cứ nhảy lên mạng mà hỏi, vừa nhanh mà đỡ tốn tiền Caphe mời cao nhân, hehe
 
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top