cấp cứu gà con 2 ngày tuổi gần chết.

  • Thread starter GA NHA NONG
  • Ngày gửi
trước tiên xin lỗi ban quản trị diễn đàn vì em đã lập nhiều top như thế này. gà em hôm nay là 2 ngày tuổi, em đang nuôi 400 con, hiện tại có khoảng 40 con không ăn, đứng ủ rụ, mắt liêm diêm, lông hơi bị xù, không còn linh hoạt nữa. tụ tập thành nhóm riêng, nhiệt độ hiện tại là 32 đến 33 0C. hic mấy anh chỉ em làm như thế nào dể gà linh hoạt trở lại và ăn uống bình thường? có nên nhốt riêng mấy con đó ko? hiện tại em đang cho ăn và cho uống kháng sinh ( thuốc úm ). rất mong mọi người hoài âm. hic thật rối như mì tôm :7^::bash:
 


nhiệt độ như vậy không ảnh hưởng tới gà. vấn đề ở đây là tối qua bạn có quây gà kín không mình sợ gió tối qua lùa làm gà bị lạnh. Gà mới hai ngày tuôi chưa thể biểu hiện bệnh được ở đây chỉ là vấn đề thời tiết nắng nóng và việc quây úm thôi. bạn kiểm tra lại hết các khâu từ chuẩn bị chuồng nuôi, thức ăn, nước uống và thuốc phòng một lần nữa để gỡ rối nhé, thấy bạn đang rối rồi đấy (hãy bình tĩnh từ từ run thôi hihi đùa tỹ cho đỡ căng thẳng nhé).
bạn nên chú ý về chuồng quây úm thế này: đảm bảo kín gió, nền chấu dày khoảng 3cm. phía trên thoáng khí. bóng điện úm thời tiết nóng thì tắt đi khi nào nhiệt độ 30 trở xuống thì bật trở lại. luôn kiểm tra để gà đi lại và tản đều
về thuốc úm cho uống ít một không nên pha qúa nhiều nước gà uống lâu gây mùi khó chịu gà ít uống. nếu thuốc úm là điện giải bạn không cần bổ xung thêm vit C đâu vì trong thuốc đã đủ các thành phần rồi.
thức ăn thig hoangtucantho nói rùi cứ thế làm thôi nhé
gà tụ lại một chỗ bạn chịu khó xua cho chúng đi lại tránh con này đè nên con kia làm tăng thân nhiệt và làm gà mệt thêm.
Luôn luôn kiểm tra và chúc bạn thành công
 
cảm ơn Phát và tất cả các bạn. mình phải thay kháng sinh bằng điện giải và đường glucoza rồi, còn đi gánh nước về tưới lên mái ngói chuồng nữa đã. mới có 10h mà nhiệt độ đã lên 350c. hic khủng khiếp. hic đúng là chăn nuôi.
 
1. Tắt đèn.
2. Mở bạt úm.
3. Mái ngối thì trưa nóng sẽ tỏa nhiệt rất lớn nên nếu được thì làm tấm la phông (bằng mốp, bạt dầy) cách nhiệt phía trên.

Mục đích: Tạo độ thông thoáng, khi nhiệt độ tăng thì gà giảm ăn, hoạt động.
Vậy cho gà uống kháng sinh vào buổi sáng sớm...4h -8h sáng.
Từ 08 -15h: Cho uống vitamine C (10 % hay 15%) vào nước uống một phần "chống nóng".
Chiều có cần uống thêm thuốc bổ.
Cố lên bạn, tôi đang tháo hết bạt ra rồi. Nhiệt độ đang đo được trong chuồng nuôi 30-33 độ..
 
Nên lắp bộ điều khiển nhiệt độ

1. Tắt đèn.
2. Mở bạt úm.
3. Mái ngối thì trưa nóng sẽ tỏa nhiệt rất lớn nên nếu được thì làm tấm la phông (bằng mốp, bạt dầy) cách nhiệt phía trên.

Mục đích: Tạo độ thông thoáng, khi nhiệt độ tăng thì gà giảm ăn, hoạt động.
Vậy cho gà uống kháng sinh vào buổi sáng sớm...4h -8h sáng.
Từ 08 -15h: Cho uống vitamine C (10 % hay 15%) vào nước uống một phần "chống nóng".
Chiều có cần uống thêm thuốc bổ.
Cố lên bạn, tôi đang tháo hết bạt ra rồi. Nhiệt độ đang đo được trong chuồng nuôi 30-33 độ..

Để kiểm soát nhiệt độ cho gà, bạn nên dùng bộ điều khiển nhiệt độ tự động. Máy sẽ sưởi ấm gà khi trời lạnh và sẽ làm mát gà khi trời nóng. Bộ điều khiển làm việc tự động không cần bạn mất thời gian theo dõi. Như vậy bạn không tốn công và việc điều chỉnh nhiệt độ lại rất chính xác. Nếu bạn cần mua thì liên hệ với tôi qua email.
 
cảm ơn tất cả anh em trong diễn đàn. đúng là ngói toả nhiệt ghê thật. hôm nay gà ít ăn và hay vận động. chiều nay phát hiện 15 con bị phân dính ở hậu môn, hậu môn gần như bít, bụng to dần lên. nhưng mấy con đó vẫn hoạt động, ăn uống bình thường chỉ có một số ít là hay nằm ngủ. anh em giúp mình phải làm thế nào đây? nhốt riêng nó ra phải ko? rồi làm thế nào để hậu môn khô? mình cho ăn cám bắp trộn với mè đen ( miền bắc gọi là vừng ) với cám hỗn hợp và B comlex. không biết có đúng ko? mình phải nhờ anh em nhiều rồi. thông cảm nha mình mới nuôi lần đầu nên hỏi hơi bị nhiều.
 

nguyên nhân chính khônh phải do thời tiết, quan trọng là bệnh, mình ko comment vì thấy hơi lạ, giờ thì rõ rồi. Dùng Florfenicol hoặc Thiaphenicol, Flumequine may ra thì OK ko thì đi kha khá,
 
Nhiều khả năng gà của bạn bị cầu trùng. Bạn cho uống thuốc cầu trùng+ oxyteraxylin sẽ khỏi.
 
ùa sao cho ăn mè đen ta.mè đen là cái gì vậy?
mè đen là vừng miền bắc hay gọi thế. ăn để tránh bệnh phân dính ở hậu môn đấy ( em nghe anh em nói thế nên làm theo) nhưng bây giờ nó vẫn bị. hic

--------

nguyên nhân chính khônh phải do thời tiết, quan trọng là bệnh, mình ko comment vì thấy hơi lạ, giờ thì rõ rồi. Dùng Florfenicol hoặc Thiaphenicol, Flumequine may ra thì OK ko thì đi kha khá,
em làm như thế này anh em xem thử sao nhé. em lấy nước nóng để nguội pha với ít muối iot để rửa phân ở hậu môn của nó, nhốt tụi nó riêng ra một thùng khác và kết hợp cho uống GENTA-COSTRIM ( pha với nước ). gà của em ko đi phân trắng mà đi phân đen nhưng có một chú ỉa chảy và đi phân trắng. xin hỏi anh Thành và các anh em có phải gà em bị Ecoli ko? em làm như cách trên đã đúng chưa? gà em mới bị 2 ngày nay và gà hiện tại là 3 ngày tuổi. mong anh em gốp ý kiến.
 
Last edited by a moderator:
khi gà em mới bắt về e cho nó uống kháng sinh bằng thuốc tây này
Photo0196.jpg

Photo0195.jpg

gà đi phân ko dính đích khỏe manh,em dùng thấy rất tốt kinh nghiêm thực tiễn,tại vì thuốc tây em cũng ko khuyến khích dùng
chúc a thành công
 
khi gà em mới bắt về e cho nó uống kháng sinh bằng thuốc tây này
Photo0196.jpg

Photo0195.jpg

gà đi phân ko dính đích khỏe manh,em dùng thấy rất tốt kinh nghiêm thực tiễn,tại vì thuốc tây em cũng ko khuyến khích dùng
chúc a thành công
Thật chẳng biết các vị nhà mình nghĩ gì khi dùng thuốc "vô tội vạ".
Tetracyclin thôi thì chấp nhận đc nhưng nếu gà què quặt, còi cọc và thậm chí có con thành "gà thuốc" do xương có màu vàng thì đừng thắc mắc nhé.
Lại còn cái thuốc Lopradium (loperamide 2mg) nữa, chẳng hiểu sao lại dùng cái thuốc này và mong muốn khi dùng thuốc này là để làm gì? Thực lòng mình chưa bao giờ nghĩ là sẽ kê một đơn thuốc có loại thuốc này cho gia cầm.
Một điều nữa là khi kết hợp Tetracycline và Lopradium kéo dài có thể gây tiêu chảy nặng rất khó xử lý, điều này đã đc khuyến cáo trong Y khoa rồi.
Tóm lại, mình không thích lạm dụng thuốc nhân y cho gà, đặc biệt là những loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh như trên và mình mong muốn cũng như kêu gọi các bạn đừng qúa lạm dụng thuốc và đừng dùng thuốc cho Thú Y mà lại theo chỉ định của các Nhà thuốc Nhân y nếu không muốn hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Đó là ý kiến của mình, mong các bạn cho ý kiến.
 
Người đồng cảnh

Xem ra tình hình có vẻ căng thẳn nhỉ!
Mình thì không thường xuyên online lắm vì có ít time nên lúc nào cần hoặc rỗi mới mở máy. Hôm nay tình cờ đọc bài của bạn mình thấy có vài ý kiến nhỏ mong rằng không làm phiền lòng các bạn.
Nếu đặt mình vào trường hợp của bạn Gà Nhà Nông thì hiện tại mình sẽ không biết nên làm gì cả vì: 400 con gà 2 ngày tuổi mỗi ngày chưa uống hết 2 lít nước trong khi đó có rất nhiều thuốc được các bạn giới thiệu (vì muốn giúp bạn ấy) thì làm sao bạn đó biết nên cho uống thứ gì và uống như thế nào? Trong khi đó ở từng vùng khác nhau nhất là ở những tỉnh lẻ như Bình Định, Phú Yên chẳng hạn thì một số loại thuốc mặc dù rất hiệu quả nhưng ở đó tìm không ra. Vậy thì bạn Gà Nhà Nông (gnn) cứ phải ôm cái máy tính, chạy xe lòng vòng mà tìm thuốc trong khi lòng dạ thì rối hơn tô mì tôm (Nếu gnn mà rối như tô mì tôm thì chỉ cần cho nước sôi vào thì có thể kéo thẳng lại được!!!)
Vậy nên theo mình thì chúng ta nên làm thế này:
1 gnn liệt kê thuốc mà bạn đang dùng và đang có ra để xem nên dùng cái nào, cái nào chưa cần thiết.
2 gnn nên cho vài bức ảnh minh hoạ (dùng điện thoại cũng được).
3 các anh em tư vấn nên chỉ những thuốc thông dụng hơn nhất là nên ghi rõ thành phần hoạt chất.
4 Thống nhất quan điểm giải quyết vấn đề tránh trường hợp quá dàn trãi sẽ làm người tiếp nhận thông tin rối hơn.
5 Cần nhanh, gọn, chính xác và kinh tế.
Trường hợp của gnn tôi xin đưa vài ý kiến sau:
1 con giống của bạn chưa thật sự tốt. Để khắc phục lần sau bạn nên yêu cầu họ về chất lượng con giống hoặc tìm những địa chỉ khác tin cậy hơn.
2 Cách úm chưa đạt. Vậy đâu là cách úm đạt? Tôi đưa ra yêu cầu tối thiểu để úm gà đạt, từ đó bạn xem bạn đã và đang làm được những gì. Cái nào chưa làm được thì làm thêm:
1.1 Chuồng trại phải thông thoáng, khô ráo. Với gà úm thì nhiệt độ và kín gió là điều kiện tiên quyết. Ở gà 2 ngày tuổi bạn chỉ nên mở màng chắn gió phần phía trên (từ 60cm trở lên tính từ nền) Phần phía dưới không được mở. Chỉ mở khi trời đã tan sương (9h sáng đến khoảng 3 - 4 h chiều. Nếu có gió mạnh (mặt dù trời nắng nóng) thì phải đóng lại ngay.
1.2 Nhiệt độ luôn duy trì ở mức 31- 320C trong thời điểm 5 ngày đầu. Sau đó hạ dần xuống. Nếu thấy gà con có hiện tượng hả mỏ thở; nằm dài cổ ra thì nên giảm nhiệt bằng cách che phủ phía trên chuồng hay làm "la phong" cho nó. Không nên dùng nước tưới lên trên mái vì như thế làm tăng độ ẩm không khí. Trong bối cảnh nhiệt độ cao + độ ẩm không khí cao thì bạn chuẩn bị thuốc tiếp theo nữa là vừa. Có thể tận dụng màng phủ nông nghiệp che lên trên mái ( phần bạc lên trên, phần đen xuống dưới. Nếu làm ngược lại tương tự với việc bạn đem gà vào lò sấy)

1.3 Thức ăn trong 5 ngày đầu nên dùng cám gạo + bột bắp ( chung hoặc riêng đều được cả). Hạn chế dùng thực phẩm công nghiệp trong giai đoạn này. Trong thành phần của thực phẩm công nghiệp có một lượng đạm động vật. Cái này chưa phù hợp với hệ tiêu hoá của con rà dưới 5 ngày tuổi. Thậm chí khi bạn không cho gà ăn trong giai đoạn này con gà vẫn không bị chết đói vì nó còn phần noãn bám ở phần sau con gà.
1.4 Pha một lượng nước rất ít 400 con trong 3 ngày đầu nên pha 0.5l/ lần Hết thì pha tiếp nhưng với lượng nước như vậy thôi. Chia đều ra ít nhất là 3 bồn nước, nhiều cũng không quá 5 bồn.
Nên dùng Tracolivet cái này chứa nhiêù loại vitamine cần thiết đồng thời có 2 hoạt chất hỗ trợ tốt hệ tiêu hoá. Trường hợp gà của gnn thì nên dùng thêm TTS (loại màu đỏ của Đất Việt) (trên thị trường cũng có một lại TTS nữa nhưng màu trắng hình như là của thú y Cần Thơ thì phải) Nếu không có TTS thì dùng Bio Anti CRD. Hai loại này thành phần giống nhau nên dùng được.
1.5 Chăm sóc: Thường xuyên làm tản gà ra khắp chuồng tránh để gà co cụm nhau thành đống rất dễ đè nhau. Quan sát kỹ diễn biến của con gà để có biện pháp xử lý kịp thời.
Những con bị phân bịt kín hậu môn nếu bạn không can thiệp rất dễ tử vong vì không thể ỉa được. Gà ỉa phân dính thì phải dùng thuốc để trị như trình bày trên. Những con bị dính thì chịu khó gỡ ra cho nó. Đây là cách duy nhất.

Cuối cùng chúc toàn thể bà con có những con gà khoẻ mạnh để bà con chăn nuôi được mạnh khoẻ theo. Chúc thành công!
Thân ái!
 
đọc bài của bạn ngaytrovellcd rất bổ ích cho anh em mới nuôi gà gặp phải. mình chỉ có đính chính phần nhỏ thế này, trong lúc giải pháp tình thế để chống nóng khi không có dây leo, rơm hay phụ phẩm nông nghiệp phủ lên mái, làm “la phông” như bạn nói cũng rất tốn kém có những chuồng chưa kiên cố làm la phông cũng rất khó, việc tưới nước yêu cầu là tưới trên mái chức không phải trong mái chuồng nuôi nên việc này không làm tăng độ ẩm chuồng nuôi như bạn nghĩ, nó có tác dụng giảm nhiệt của mái xuống chuồng nuôi và đây cũng chỉ là giải pháp tình thế tạm thời.
chúc các bạn luôn vững tin, bình tĩnh và đưa ra các giải pháp tối ưu.
 
cảm ơn tất cả các anh đã chỉ bảo. em sẽ ghi nhớ, hiện tại gà vẫn đang ổn nhưng ko biết ngày mai thế nào hic. thông tin ý kiến của các anh rất bổ ích cho em và tất cả mọi người. chúc các anh gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
 


Back
Top