Câu chuyện về cây chuối

Hoá ra lâu nay hằng ngày tôi vẫn ăn chuối và thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy một bụi chuối mà không hề hay biết cây chuối tượng trưng cho một hình ảnh đẹp về sự hy sinh.

Hình ảnh cây chuối mang một quày chuối nặng trĩu không xa lạ đối với người dân Việt Nam; nhưng có bao nhiêu người nghĩ rằng cây chuối chính là hình ảnh của người mẹ hiền. Ta chỉ nhìn những quày chuối to béo, nõn nà mà quên đi những thân chuối xác xơ, héo tàn. Có khi ta dành gần cả cuộc đời để đi tìm cái đẹp tận đẩu tận đâu mà quên những cái đẹp tuyệt vời ở gần bên ta.

Tôi là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở thành phố nên không biết nhiều về cây chuối. Có một lần nhìn thấy một cây chuối có buồng, tôi hỏi bố tôi:

“Bố, trong cuộc đời của một cây chuối nó sinh ra được bao nhiều buồng?”

“Chỉ một buồng duy nhất thôi con ạ.” - bố tôi trả lời.

Tôi ngạc nhiên về câu trả lời của bố. Tôi cứ đinh ninh trong cuộc đời của mình một cây chuối ít nhất cũng phải cho vài buồng quả.

“Khi buồng chuối chín cũng là lúc cây chuối mẹ chết đi.” - bố tôi nói thêm.

Về sau, tôi có dịp được nhìn một cây chuối mang một buồng quả chín. Lá của cây chuối mẹ héo rũ, xác xơ và thân của nó oằn xuống như sắp gãy vì nó phải mang trên mình một buồng chuối nặng trĩu. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, khi buồng chuối chín hoàn toàn, cây chuối mẹ sẽ gục hẳn xuống.

Trong quá trình nuôi buồng chuối, cây chuối mẹ đã hy sinh những phần tinh tuý nhất của mình - chất dinh dưỡng trong gốc, thân và lá - để dồn cho những quả chuối được chín, để dâng cho đời những trái chuối ngon ngọt.

Hoá ra lâu nay hằng ngày tôi vẫn ăn chuối và thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy một bụi chuối mà không hề hay biết cây chuối tượng trưng cho một hình ảnh đẹp về sự hy sinh.

Và bạn biết không, dưới gốc cây chuối mẹ sắp chết đi, tôi nhìn thấy chồi non của một cây chuối mới. Một cuộc sống mới, một sự hy sinh mới lại bắt đầu…


Nguồn: Sưu tầm
 


Chuối hột khi trổ buồn còn quằn quại thốt ra những âm thanh lạ như đang đau đẻ, ở miền quê thường trồng chuối hột sát đầu song nhà, nếu ai đã từng nghe thì biết việc này.
Cũng nghe máy cụ sống lâu năm hơn mình nói như vậy. nhưng thật ra chưa nghe thấy tận mắt, tận tai cây chuối hột rên la khi đau đẻ bao giờ. Đây cũng là chuyện ly kỳ, sinh ra nhiều lý do lắm. Dựa vào đây cũng có nhiều chuyện lạ lắm, không thể nói ra vì chưa có chững minh....Cái chuyện cây chuối hột đau đẻ, người ta chờ lúc bắp chuối chui ra, hứng lấy phần nước chảy ra ... Để làm chuyện ... Không hay ho gì....... Cũng như chuyện chim quốc ( cuốc) Tìm được 1 con chim quốc rủ ( chết) cô đơn. Đem về làm ... chuyện tình yêu ... quái đản .... Lấy xác con chim quốc đó về ủ với ... ( tùm lum, chuyện tầm phào) rồi mới làm được chuyện tầm phào.
Con chim quốc là loài chim chung tình, nếu nó bị ai đánh bắt, hay tai nạn mà mất đi 1 con, con còn lại kêu la, rên rĩ, quên ăn, quên uống vì nhớ nhau, cho đến chết. Xác con chim quốc này được gọi là con quốc rủ.
 
Last edited by a moderator:
Chuối hột khi trổ buồn còn quằn quại thốt ra những âm thanh lạ như đang đau đẻ, ở miền quê thường trồng chuối hột sát đầu song nhà, nếu ai đã từng nghe thì biết việc này.

Khi xưa còn nhỏ, vẫn nge cụ già nhất xóm nhắc nhở: “ Trồng chuối hột đừng trồng gần nhà, giấc ngủ sẽ không bị quấy phá vì bụi chuối hột có... "ma”

Cuối vườn tôi, bao chục năm qua vẫn luôn duy trì mấy bụi chuối hột. để lấy bắp, lõi cây, làm gỏi..để lấy lá gói bánh..để lấy trái ngâm rượu, để lấy củ “nấu ám”, và thân thì bằm ra…làm phân bón

Cây chuối hột lớn rất nhanh phát thành bụi cũng rất nhanh, mà không cần phân bón…khi các cây chuối xứ..chuối tiêu..v.v èo uột vì đất thiếu phì nhiêu..thì cây chuối hột vẫn to lớn vươn cao xanh tốt

Các cây chuối hột cao to lớn và san sát nhau..thân bóng loáng…lá to và nhiều mỗi khi gió thổi tàng lá bọc gió làm cây lung lay, các thân cây san sát, cọ xát nhau phát ra âm thanh..”kì dị” như tiếng kêu….ngèn... ngẹn….

Ban đêm gió nhiều ..cây cọ xát nhiều, âm thanh này nge…rất ma quái , rởn tóc gáy

Bắp chuối hột rất to..mọc ra rất nhanh trên ngọn..cái bắp chuối ấy khi đâm ra phải “trượt” khỏi cái ngọn đang túm lại, nó phải đẩy vỡ cái ngọn
Sự cọ xát và phá vỡ này tạo ra âm thanh cũng rất kì dị,ma quái nge rõ ràng trong đêm vắng
Tôi đã khám phá ra : Tất cả lời đồn đại là do …thế thôi
Cây chuối hột dùng được toàn diện…từ củ, tới lá… từ lõi tới trái, tất cả đều là thực phẩm ngon và …dược phẩm tốt ( sạn thận)
 
Last edited by a moderator:
Đúng là cây chuối hột khi có quài phát ra tiếng kêu là do vật lý đúng như bác Mục - Tử nói, không có chuyện ly kỳ hay ma quái gì cả; còn chuyện như bác Xuan vu nói hứng lấy nước gì từ cây chuối hột để làm chuyện không hay gì đó thì chỉ nghe các cụ cao niên kể thôi chứ chẳng có ai làm bao giờ nên không biết.
Còn bắp chuối (hoa); thân chuối non thì trộn gỏi gà (gà thả vườn) và nhăm nhi với rượu chuối hột là hết ý!. Trái chuối hột còn xanh lấy làm thấu bò ăn một lần là nhớ mãi; hoặc sắc miếng kho sào bần ăn rất bùi (ở quê mỗi khi có đám tiệc, phần thức ăn thừa sau khi tiệc tàng được dồn chung lại thành món kho). Khi trái chuối hột chín đem ép ra, nướng vàng ngâm rượu để giành nhăm nhi.
Cây chuối hột có rất nhiều công dụng nhưng phải biết cách mới có thể cho nó có trái no tròn và sử dụng được. Nếu đất tốt quá trái chuối cũng bị lép, không sử dụng được. Để khắc phục hiện tượng này khi cây chuối quá tốt người ta chặt ngang thân (diễn nhiên là cây khi cây chuối còn tơ, chưa chuẩn bị có buồn) thì cây chuối mới ra quài, kết trái ngon lành.
 
Bác muốn chứng minh thì kiếm một cây chuối hột về trồng, đợi nó sắp ra buồn thì nằm canh,
Hihihihihi !
(Nói cho vui thôi đừng giận nhá bác Xuan vu)
 

Tiếng rít( kêu la, rên rĩ...) đó chẳng có gì ly kỳ đâu mấy bác à!
Lúc trước em học ở Huế, ở nhờ nhà bác em....sau nhà có bụi chuối hột rất lớn và nhiều cây, đường kính thân của nó củng tầm 30-40cm....Khi trời có gió mấy thân chuối bắt chéo nhau cọ sát vào nhau nên nghe những tiếng rít đó rất khó chịu....ko những chuối hột mà chuối gì củng vậy, nếu trồng dày hoặc bụi đẻ chồi dày củng sẻ nghe những tiếng như vậy....
 


Back
Top